1. Trang chủ
  2. » Hoá học lớp 12

Download Đề cương ôn tập Sinh học 9

8 23 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 15,8 KB

Nội dung

- Hạt của các cây được chọn đem gieo riêng rẽ theo từng dòng với nhau rồi so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng để chọn dòng tốt nhất.. -Dể làm ít tốn kém và có thể ứng dụng r[r]

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I- MÔN SINH 9

A Mục tiêu :

- Nhằm hệ thống hoá kiến thức cơ bản 1 cách logic nhất để giúp cho HS nắm bài nhanh nhất và có hiệu cao

- Giúp cho HS nắm được các phương pháp cơ bản để giải bài tập

- Qua đó rèn tính tự giác và giúp đỡ nhau trong học tập để hoàn thành tốt nội dung ôn tập.Nhằm đạt kết quả cao trong kỳ thi học kỳ

B NỘI DUNG

CHƯƠNG I : CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN

I Nội dung cơ bản :

- Nắm được nội dung cơ bản của di tryuền học và ý nghĩa của môn học này trong sản xuất đời sống

- Nội dung cơ bản của phương pháp nghiên cứu di truyền của Men Đen

-Nội dung và ý nghĩa của các quy luật Men Đen

-Phương pháp giải các bài tập về các quy luật của Men Đen

1 Nội dung các quy luật :

1 Quy luật

phân ly

Trong quá trình phát sinh giao tử , mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P

Thông thường tính trạng trội là tính trạng tốt Mục tiêu chọn giống là tập trung nhiều tính trội

2 Quy luật

phân ly độc lập Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền

độc lập với nhau cho F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó

- Tăng tính đa dạng củ sinh vật vì xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp

- Làm nguyên liệu cho chọn giống

3 Điều kiện

nghiệm đúng

của quy luật

phân ly

1/ P phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai 2/ Tính trạng trội phải trội hoàn toàn

3/ Một gen quy định 1 tính trạng 4/ Số lượng F2 tương đối lớn để tỉ lệ 3 trội 1 lặn mới gần đúng

4 Điều kiện

nghiệm đúng

của quy luật

phân ly độc lập

1/ P phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai 2/ Tính trạng trội phải trội hoàn toàn

3/ Một gen quy định 1 tính trạng 4/ Số lượng F2 tương đối lớn để tỉ lệ 3 trội 1 lặn mới gần đúng 5/ Các gen đang xét phải nằm trên những cặp NST đồng dạng khác nhau

2 Sự giống và khác nhau giữa trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn

a Giống nhau :

- Đều có hiện tượng gen trội lấn át gen lặn

- Đều phân ly tạo giao tử -> Tái tổ hợp -> Thụ tinh tạo hợp tử

- Nếu P thuần chủng về 1 cặp tính trạng tương phản thì F1 dều đồng tính và F2 đều có sự phân ly tính trạng

- F1 đều mang kiểu gen dị hợp

- F2 đều có tỉ lệ kiểu gen 1 đồng hợp trội : 2 dị hợp : 1 đồng hợp lặn

b Khác nhau :

- Gen trội lấn át hoàn toàn gen lặn

- F1 đồng tính trội

- F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 trội : 1 lặn

- Gen trội lấn át không hoàn toàn gen lặn

- F1 đồng tính trung gian -F2 có tỉ lệ kiểu hình :1 trội : 2 trung gian : 1 lặn

3 Sự giống và khác nhau giữa quy luật phân ly và phân ly độc lập

a Giống nhau :

Trang 2

- Bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng đem lai

- Tính trạng trội phải trội hoàn toàn

- Số lượng cá thể F2 phải đủ lớn

- 1 gen quy định 1 tính trạng ( Phải phân ly độc lập )

b Khác nhau :

-Phản ánh sự di truyền của 1 cặp tính trạng

- F1 dị hợp 1 cặp gen (Aa) tạo ra 2 loại giao tử

-F2 có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3trội:1 lặn

- F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp

-F2 có 4 tổ hợp với 3 kiểu gen

-Phản ánh sự di truyền của 2 cặp tính trạng

- F1 dị hợp 2 cặp gen (AaBb) tạo ra 4 loại g/tử -F2 có 4 loại kiểu hình với tỉ le ä 9:3:3:1

- F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp

-F2 có 16 tổ hợp với 9 kiểu gen

4 Mục đích của lai phân tích :Tìm kiểu gen cần tìm ( trội) là thuần chủng hay không thuần chủng

(Nhằm kiểm tra kiểu gen là đồng hợp trội hay dị hợp)

-Phương pháp : Là phép lai giữa các cá thể mang tính trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn tương ứng

+ Nếu kết quả phép lai :-> Đồng tính => Kiểu gen cần xác định là đồng hợp trội ( AA)

+ Nếu kết quả phép lai :-> Phân tính => Kiểu gen cần xác định là dị hợp ( Aa)

II DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1/ Trắc nghiệm :

2/ Tự luận :

Câu 1: Trình bày thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng và 2 cặp tính trạng , cơ sở tế bào học , điều kiện nghiệm

đúng và nội dung 2 quy luật

Câu 2 : So sánh quy luật phân ly và phân ly độc lập

Câu 3 : So sánh trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn

Câu 4 : Hãy nêu khái niệm và ví dụ về biến dị tổ hợp ? Vì sao biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu quan

trọng đối với chọn giống và tiến hoá

3/ Bài tập :

Bài tập 1 : Ở 1 loài thực vật cho biết hạt tròn là tính trạng trội so với hạt dài Khi cho cây hạt tròn giao

phấn với cây hạt dài ta thu được F1.Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau ta thu được F2

a/ Viết sơ đồ lai từ P -> F2

b/ Xác định kiểu gen , kiểu hình ở F1 và F2

Bài tập 2 : Từ 1 phép lai giữa 2 cây Người ta thu được ở F1 là 92 cây cho quả ngọt và 31 cây cho quả chua Hãy biện luận , tìm kiểu gen và kiểu hình của P , Lập sơ đồ lai minh hoạ

Bài tập 3 :Cho giao phấn giữa 2 cây P Thu được F1 có kết quả như sau

- 150 cây lúa thân cao- hạt dài

- 145 cây lúa thân cao- hạt tròn

- 153 cây lúa thân thấp- hạt dài

- 149 cây lúa thân thấp- hạt tròn

Biết rằng hai cặp tính trạng về chiều cao của thân và hình dạng của hạt di truyền độc lập với nhau ( Thân cao hạt dài là tính trạng trội ) Hãy tìm kiểu gen và kiểu hình của P

Bài tập 4 : Cho biết gen R : quả đỏ r : Quả vàng

Gen D : Lá dài d : Lá ngắn

Các cặp gen nằm trên 2 NST khác nhau , Cho P tự thụ phấn với nhau ta thu được F1 kết quả như sau

- 360 cây quả đỏ – lá dài

- 120 cây quả đỏ – lá ngắn

- 119 cây quả vàng – lá dài

- 40 cây quả vàng – lá ngắn

Hãy biện luận và lập sơ đồ lai , tìm kiểu gen và kiểu hình của P

CHƯƠNG II : NHIỄM SẮC THỂ

I Nội dung cơ bản

1/ Nhiễm sắc thể là gì ? : NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào , dạng sợi mảnh dể bắt màu khi

nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm

2/ Phân biệt NST kép và NST tương đồng

Trang 3

NST kép NST tương đồng

- NST kép được tạo ra từ sự nhân đôi NST , gồm 2

Crômatit giống hệt nhau và đính nhau ở tâm

động , mang tính chất cùng 1 nguồn gốc ( Của bố

hoặc mẹ )

+ Chỉ là 1 chiếc NST gồm 2 Crômatit giống nhau ,

đính nhau ở tâm động

+ Mang tính chất 1 nguồn gốc : Hoặc có nguồn

gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ

+ 2 crômatit hoạt động như 1 thể thống nhất

- Cặp NST tương đồng là cặp gồm 2 NST độc lập với nhau , mang tính chất 2 nguồn gốc : 1 chiếc có nguồn gốc từ bố và 1 có nguồn gốc từ mẹ

+ Gồm 2 NST độc lập , giống nhau về hình dạng

và kích thước + Mang tính chất 2 nguồn gốc : 1 chiếc có nguồn gốc từ bố và 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ

+ 2 NST của cặp tương đồng hoạt động độc lập nhau

3/ So sánh biến đổi và hoạt động của NST trong nguyên phân và trong giảm phân

a/ Giống nhau :Trong nguyên phân và trong giảm phân NST có những biến đổi và hoạt động giống

nhau như

+ Nhân đôi tạo NST kép

+ Đóng xoắn và tháo xoắn

+ Xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc

+ Phân ly về các cực của tế bào

b/ Khác nhau

Hoạt động NST trong nguyên phân Hoạt động NST trong giảm phân

- Kỳ đầu : Không xảy ra sự tiếp hợp và bắt cheo

NST

- Kỳ giữa : Các NST kép tập trung thành 1 hàng

trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

- Kỳ sau : Các NST kép tách ở tâm động thành các

NST đơn và phân ly về các cực tế bào

- NST xảy ra 1 lần tập trung tr6en mặt phẳng xích

đạo của thoi vô sắc và 1 lần phân ly

-Kỳ đầu I : Xày ra sự tiếp hợp và có thể bắt cheo NST

- Kỳ giữa I : Các NST kép tập trung 2 hàng trên mpxđ của thoi vô sắc

- Kỳ sau I : Các NST kép phân ly về các cực tế bào nhưng không tách tân động

- NST xày ra 2 lần tập trung trên mpxđ của thoi vô sắc và có 2 lần phân ly

4/ So sánh NST thường và NST giới tính về cấu tạo và chức năng

a/ Giống nhau

* Về cấu tạo:

- Đều được cấu tạo từ 2 thành phần là phân tử AND với 1 loại Prôtêin là histôn

- Đều có tính đặc trưng theo loài

- Các cặp NST thường và cặp NST giới tính XX đều là cặp tương đồng gồm 2 chiếc giống nhau

* Về chức năng

- Đều có chứa gen quy định tính trạng cơ thể

- Đều có những hoạt động giống nhau trong phân bào như nhân đôi , đóng xoắn , tháo xoắn , xếp trên mpxđ của thoi vô sắc và phân ly về các cực tế bào

b/ Khác nhau

Về cấu tạo - Có nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội (2n)

- Luôn sắp xếp thành các cặp tương đồng

- Giống nhau giữa cá thể đực và cá thể cái trong loài

- Chỉ có 1 cặp trong tề bào lưỡng bội (2n )

- Cặp XY là cặp không tương đồng

- Khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái trong loài

Về chức năng - Không quy định giới tính của cơ thể

- Chứa gen quy định tính trạng thường , không liên quan đến giới tính

- Có quy định giới tính

- Chứa gen quy định tính trạng thường

có liên quan yếu tố giới tính

5/ Sơ đồ minh hoạ cơ chế sinh con trai con gái

P : ( Mẹ) 44 A + XX X ( Bố ) 44A + XY

GP : 22A + X ; 22A + X ; 22A + Y

F1 44A + XX ; 44A + XY

( Con gái ) ( Con trai )

6/ So sánh quy luật phân ly độc lập và hiện tượng di truyền liên kết

a/ Giống nhau

Trang 4

-Đều là các quy luật và hiện tượng phản ánh sự di truyền của 2 cặp tính trạng

- Đều có hiện tượng gen trội át hoàn toàn gen lặn

- Về cơ chế di truyền đều dựa trên NST trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp gen từ các giao tử trong thụ tinh

-P thuần chủng về 2 cặp tính trạng tương phản , F1đều mang kiểu hình với 2 tính trạng trội

b/ Khác nhau :

- Mỗi gen nằm trên 1 NST ( Hay hai cặp gen nằm

trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau )

- 2 cặp tính trạng di truyền độc lập và không phụ

thuộc vào nhau

- Các gen phân ly độc lập trong giảm phân tạo

giao tử

-làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp

- 2 cặp gen nằm trên 1 NST ( Hay 2 cặp gen cùng nằm trên 1 NST tương đồng )

- 2 cặp tính trạng di truyền không độc lập và phụ thuộc vào nhau

- Các gen phân ly cùng với nhau trong giảm phân tạo giao tử

- Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp

II DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1 Trắc nghiệm

2 Tự luận

Câu 1: NST là gì ? Cấu tạo , chức năng NST ? Vì sao nói NST có tính đặc trưng

Câu 2: So sánh bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội

Câu 3 : Những diễn biến của NST trong quá trình nguyên phân và giảm phân

Câu 4 : Phân biệt sự khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân

Câu 5 : Nêu cơ chế sinh con trai và con gái ? Giải thích tỉ lệ 1 : 1 ? Thụ tinh là gì ?

Câu 6 : So sánh NST thường và NST giới tính

Câu 7 : Trình bày thí nghiệm của Mooc Gan ? Giải thích thí nghiệm ? so sánh di truyền độc lập và di truyền liên kết

* Bài tập : Ruồi giấm có 2n = 8 , có 4 hợp tử ruồi giấm đều nguyên phân 5 lần bằng nhau Xác định

a/ Số tế bào con đã được tạo ra

b/ Số NST có trong các tế bào con

c/ Số NST môi trường đã cung cấp cho qua 1trình nguyên phân

CHƯƠNG III : ADN VÀ GEN

I/ Nội dung cơ bản

1: So sánh ADN với ARN về mặt cấu tạo và chức năng :

a: Giống nhau :

* Về mặt cấu tạo

- Đều là những đại phân tử có cấu trúc đa phân

- Đều dược cấu tạo từ các nguyên tố hoá học là C<H<O<N<P

- Đơn phân là Nuclêotit , có 3 loại giống nhau ( A, G,X )

- Giữa các đơn phân có các liên kết hoá học nối lại tạo thành mạch

* Về chức năng : Đều có chức năng trong quá trình tổng hợp Prôtêin để truyền đạt thông tin di truyền

b : Khác nhau

ADN ARN

Cấu tạo

- Có cấu trúc 2 mạch xoắn lại

- Có nu loại T mà không có nu loại U

- Có khối lượng và kích thước lớn hơn ARN

- Có cấu trúc 1 mạch -Có nu loại U mà không có nu T -Có khối lượng và kích thước nhỏ hơn ADN

Chức năng Chứa gen mang thông tin quy định cấu

tạo phân tử Prôtêin

Trực tiếp tổng hợp Prôtêin

2/ So sánh quá trình tổng hợp ARN và quá trình nhân đôi AND

a/ Giống nhau

- Đ ều được tổng hợp từ khuôn mẫu trên ADN dưới tác dụng của enzim

- Đều xảy ra chủ yếu trong nhân tế bào , tại các NST ở kỳ trung gian , lúc NST chưa xoắn

- Đều có hiện tượng tách 2 mạch đơn trên ADN

- Đều có hiện tượng liên kết giữa các nu của môi trường nội bào với các nu trên mạch của ADN

Trang 5

b/ Khác nhau

- Xảy ra trên 1 đoạn mạch của ADN tương ứng

với 1 gen nào đó

- Chỉ có 1 mạch của gen trên ADN làm mạch

khuôn

- Mạch ARN sau khi được tổng hợp rời ADN ra tế

bào chất

- Xảy ra trên toàn bộ các gen của phân tử ADN

- Cả 2 mạch của ADN làm khuôn

- Một mạch của ADN mẹ liên kết với mạch mới tổng hợp tạo thành phân tử ADN

3/ Phân biệt cấ tạo và chức năng của ADN , ARN, Prôtêin

Cấu tạo

- Luôn có cấu tạo 2 mạch

song song và xoắn lại

-Chỉ có cấu tạo 1 mạch -Có cấu tạo 1 hay nhiều

chuỗi axitamin -Đơn phân là các Nuclêotit -Đơn phân là các Nuclêotit -Đơn phân là các aa -Các nguyên tố cấu tạo là

C,H,O,N,P -Các nguyên tố cấu tạo là C,H,O,N,P -Các nguyên tố cấu tạo chủ yếu C,H,O,N -Có kích thước và khối lượng

lớn hơn ARN và Prô têin -Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN nhưng lớn hơn

Prôtêin

-Có kích thước nhỏ nhất (

So với ADN và ARN)

Chức

năng -Chứa gen mang thông tin quy định cấu tạo Prô têin -Được tạo từ gen trên ADN và trực tiếp thực hiện tổng hợp

Prôtêin

Prôtêin được tạo ra trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể

4/ Nắm được mối quan hệ

Gen ( 1 đoạn ADN ) —> mARN — > Prôtêin — > Tính trạng

II/ DẠNG CÂU HỎI

1/ Trắc nghiệm

2/ Tự luận

Câu 1 : Trình bày cấu tạo hoá học của phân tử ADN và cấu trúc không gian của phân tử ADN Câu 2/ : ADN nhân đôi theo những nguyên tắc nào ? Chức năng của ADN ? Chức năng của gen Câu 3/ : Cấu tạo hoá học của ADN? ARN tổng hợp theo nguyên tắc nào ?

Câu 4/: Nêu cấu trúc và chức năng của Prô têin

Câu 5/: Nêu bản chất của mối quan hệ

Gen ( 1 đoạn ADN ) —> mARN — > Prôtêin — > Tính trạng

Bài tập

1/ Cho 1 mạch của đoạn gen như sau

- T – G – X – A – A – T – G -

Viết các nu trên mạch còn lại

2/ Cho đoạn gen sau

- A – T – G –G – T – A – X – X - ( 1)

- T – A – X – X – A – T – G – G - ( 2)

Hãy viết trình tự các nu trên ARN được tổng hợp từ mạch ( 2)

3/ Cho trình tự các nu trên ARN

- A – U – U – G – G – A – X – X -

Hãy cho biết đoạn gen tổng hợp nên ARN trên

4/ gen thứ nhất có ciều dài 3060 A o Gen thứ 2 nặng hơn gen thứ nhất là 36000ĐVC Xác định số lượng nu của mổi gen

5/ Một mạch của đoạn phân tử ADN có 2700 nu Xác định chiều dài và khối lượng của đoạn ADN trên

6/ Một đoạn ADN dài 4080A o có số nu loại G = 480 Tính số lượng các nu còn lại

CHƯƠNG IV : BIẾN DỊ

I/ Nôi dung cơ bản

1/ Đột biến là gì ?

Là những biến đổi cấu trúc của gen có liên quan đến 1 hoặc 1 số nu nào đó , xảy ra ở 1 hay 1 số vị trí nào đó trên phân tử ADN

Trang 6

2/ Đột biến NST : Gồm đột về số lượng và đột biến về cấu trúc

3/ So sánh đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST

a/ Giống nhau

- Đều là những biến đổi xảy ra trên NST

- Đều là phát sinh từ các tác nhân lý hoá của môi trường ngoài hoặc do rối loạn TĐC trong tế bào

và cơ thể

- Đều di truyền cho thế hệ sau

- Đều tạo ra các kiểu hình không bình thường và thường gây hại chobản thân sinh vật

- Các dạng đột biế trên thực vật có thể ứng dụng vào trồng trọt

b/ Khác nhau :

- Làm thay đổi cấu trúc NST

- Gồm có các dạng

+ Mất đoạn

+ Lặp đoạn

+ Đảo đoạn

+ Chuyển đoạn NST

- Thể đột biến tìm gặp ở thực vật và động vật , kể

cả con người

- Làm thay đổi số lượng NST trong tế bào

- Gồm 2 dạng + Tạo dị bội + Tạo đa bội

- Thể đa bội không tìm thấy ở người và động vật bậc cao ( Do chết ngay sau khi phát sinh )

4/So sánh đột biến gen và đột biến NST

a/ Giống nhau

- Đều là những biến đổi xảy ra trên cấu trúc vật chất di truyền trong tế bào ( AND hoặc NST)

- Đều phát sinh từ các tác động của môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể

- Đều di truyền cho thế hệ sau

- Phần kớn gây hại cho bản thân sinh vật

b/ Khác nhau

- Làm biến đổi cấu trúc của gen

- Gồm các dạng : Mất , thêm , thay thế cặp nu

- Làm biến đổi cấu trúc NST _ gồm các dạng : Mất , lặp , đảo đoạn và chuyển đoạn NST

5/ So sánh giữa thường biến và đột biến

a/ Giống nhau

- Đều dẫn đến làm biến đổi kiểu hình của cơ thể

- Đều có liên quan đến tác động của môi trường sống

b/ Khác nhau

- Chỉ làm biến đổi kiểu hình , không làm thay đổi

vật chất di truyền ( NST và AND)

- Do tác động trực tiếp của môi trường sống

- Không di truyền cho thế hệ sau

- Giúp cho cá thể thích nghi với sự thay đổi của

môi trường sống không phải là nguyên liệu của

chon giống

- Làm biến đổi vật chất di truyền (NST và AND)

từ đó dẫn tới thay đổi kiểu hình

- Do tác động của môi trường ngoài hay rối trao đổi chất nội bào

- Di truyền cho thế hệ sau

- Phần lớn gây hại cho bản thân sinh vật , Là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống

II DẠNG CÂU HỎI

1/ Trắc nghiệm

2/ Tự luận

Câu 1/ : Đột biến là gì? Đột biến gen ? Đột biến NST ? Nguyên nhân ? Hậu quả ?

Câu 2/: So sánh đột biến gen và đột biến NST ? So sánh thường biến và đột biến

Câu 3/ : Nêu cơ chế phát sinh thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm ? thể dị bội và thể đa bội

Câu 3/: Mối quan hệ giữa kiểu gen , môi trường và kiểu hình

Trang 7

CHƯƠNG V : DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

I/ : Nội dung

1/ Phương pháp nghiên cứu phả hệ :

2/ Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh : + Cùng trứng : Cùng kiểu gen , cùng giới

+ Khác trứng : Khác kiểu gen , cùng giới hoặc khác giới 3/ Các bệnh tật di truyền : + Bệh đao

+ Bệnh tơcnơ

+ Bệnh bạch tạng

4/ Thế nào là kết hôn gần : Là hôn nhân giữa những người có quan hệ huyết thống

Ví dụ : P : Aa ( trội) X Aa ( trội)

F1 : 1AA ; 2Aa ; 1aa ( Tính lặn xấu )

5/ Vì sao nam chỉ lấy 1 vợ ;nữ lấy 1 chồng và người phụ nữ không nên sinh quá sớm hoặc quá muộn

- Trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam : nữ nói chung xấp xỉ 1: 1 và nếu xét riêng ở khoảng tuổi trưởng thành

có thể kết hôn với nhau theo quy định của pháp luật cũng xấp xỉ tỉ lệ 1:1

II DẠNG CÂU HỎI

Câu 1/ phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì ? Ng/c trẻ đồng sinh nhằm mục đích gì ?

Câu 2/ Sự giống và khác nhau giữa bệnh đao , tocnơ,bạch tạng

Câu 3/ Giải thích cơ sở khoa học của quy định nam lấy 1 vợ ; nữ lấy 1 chồng ? Vì sao không nên sinh con quá sớm hoặc quá muộn

Câu 4/ Thế nào là kết hôn gần ? Hậu quả

CHƯƠNG VI : ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

I, Nội dung

1/ Nắm được các khái niệm , các giai đoạn của : * Công nghệ tế bào : + Tách

+ Nuôi cấy

+ Dùng hooc môn

* Kỹ thuật gen : + Giai đoạn 1

+ Giai đoạn 2

+ Giai đoạn 3

2/ Công nghệ sinh học là gì ? Các lĩnh vực

-Là 1 nghành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người

- Các lĩng vực : + Công nghệ lên men

+ Công nghệ tế bào thực vật và động vật

+ Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi

+ Công nghệ sinh học xử lý môi trường

+ Công nghệ en zim Prôtêin

+ Công nghệ gen

3/ Thoái hoá do giao phối gần ? ưu thế lai ? Lai kinh tế

4/ Chọn lọc hàng loạt khác với chọn lọc cá thể như thế nào ?

- Chọn rất nhiều cây con từ giống khởi đầu

rồi trộn lẫn hạt của chúng với nhau

- Chọn 1 số cây con tốt nhất rồi để riêng ra

-Hạt của những cây được chọn mang gieo

chung ở vụ sau , rồi so sánh với giống khởi

đầu và giống đối chứng để giữ lại

- Hạt của các cây được chọn đem gieo riêng

rẽ theo từng dòng với nhau rồi so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng để chọn dòng tốt nhất

-Dể làm ít tốn kém và có thể ứng dụng rộng

rãi -Đòi hỏi theo dõi công phu và chặt chẽ nên khó áp dụng rộng rãi -Dựa vào kiểu hình -> nên kết quả không ổn

định và dể nhầm với thường biến

- Có kết quả đánh giá kiểu hình với kiểm tra kiểu gen -> Nên kết quả ổn định độ tin cậy cao

II.DẠNG CÂU HỎI

Câu 1: Công nghệ tế bào , kỹ thuật gen , công nghệ sinh học là gì?Nêu các giai đoạn và lĩnh vực ứng

Trang 8

dụng sinh học vào công nghệ sinh học ? Nêu các phương pháp đột biến nhân tạo trong chọn giống Câu 2: Thành tựu và triển vọng của phương pháp nhân bản vô tính ở động vật

Ngày đăng: 17/02/2021, 11:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w