1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ

8 688 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 39,68 KB

Nội dung

Phân tích tình hình tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHCT-CT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ có tiền thân là ngân hàng khu vực tỉnh Cần Thơ, trụ sở ban đầu tại số 39-41 Ngô Quyền Tỉnh Cần thơ. Đến 01/07/1988, Ngân hàng Công thương Tỉnh Cần Thơ chính thức được thành lập theo Nghị Định 53 của Chính phủ và có trụ sở chính tại số 09 Phan Đình Phùng Tỉnh Cần Thơ thuộc Thành phố Cần Thơ hiện nay. Ngân hàng được giao nhiệm vụ huy động nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn tại chỗ để đầu tư cho nền kinh tế địa phương, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của thành phố Cần Thơ. Đến nay Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ đã đi qua hơn 16 năm hoạt động. Chặng đường đi qua tuy gặp không ít khó khăn nhưng Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ đã cố gắng vượt qua thử thách và tìm mọi cách để phát triển mở rộng kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Để tạo điều kiện thuận lợi và đưa vốn đến tận người có nhu cầu vốn Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ có hệ thống chi nhánh và các phòng giao dịch như: phòng giao dịch Ninh Kiều, phòng giao dịch Cái Tắc, phòng giao dịch Phong Điền, điểm giao dịch Xuân Khánh, đồng thời cải cách hoạt động ngân hàng với các lĩnh vực: tiền tệ, tín dụng, thanh toán, xây dựng tác phong làm việc mới, đào tạo cán bộ nghiệp vụ có chuyên môn sâu và đầu tư xây dựng mạng lưới thanh toán điện tử trong toàn hệ thống, hệ thống rút tiền tự động ATM, tham gia mạng lưới thanh toán quốc tế qua mạng Swiff, giúp luân chuyển nhanh vốn trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thực hiện chiến lược xây dựng, định vị và phát triển thương hiệu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 15.4.2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức giới thiệu hệ thống nhận diện thương hiệu mới “VietinBank” thay thế tên thương hiệu cũ “Incombank”. 1 1 GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Nguyễn Hữu Nhân Phân tích tình hình tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHCT-CT Logo thương hiệu VietinBank bao gồm 2 phần chính: Các chữ cái VietinBank và biểu tượng trái đất bao trùm đồng tiền cổ. Logo VietinBank thể hiện sự gắn kết hòa hợp, sự vận động và tiếp nối giao hòa giữa Trời và Đất, Âm và Dương. Mẫu biểu tượng thể hiện hình ảnh một ban mai tươi sáng với vầng dương đang lên và quỹ đạo chuyển mới được thể hiện bằng hai sắc màu xanh và đỏ tươi sáng làm màu chủ đạo, phản ánh sự tin cậy, vững vàng, kế thừa từ màu thương hiệu truyền thống của Ngân hàng . Bên cạnh đó, để trình bày và thể hiện thông điệp một cách nhất quán, VietinBank đã lựa chọn Optima - một kiểu chữ không chân rõ ràng, đơn giản và hiện đại làm kiểu chữ thương hiệu để sử dụng cho tất cả các tài liệu truyền thông của Ngân hàng . Do đó, tất cả những yếu tố này giúp thể hiện một cách đầy đủ nét tính cách thương hiệu VietinBank: Hiệu quả, tin cậy, hiện đại. Hiệu quả: Hàm ý chỉ tính hiệu quả trong hoạt động và dịch vụ Ngân hàng nhằm cung cấp tiện ích, lợi ích tối ưu cho các khách hàng của VietinBank. Tin cậy: Hàm ý chỉ sự nhất quán, sự vững vàng về tài chính và độ tin cậy cao. Hiện đại: Hàm ý chỉ suy nghĩ luôn hướng về phía trước của Ngân hàng . Hệ thống nhận diện thương hiệu mới được xây dựng dựa trên các giá trị thương hiệu của VietinBank, thể hiện bản sắc và tinh thần riêng của các dịch vụ và sản phẩm mà VietinBank cung cấp, góp phần định vị Vietinbank khác biệt với các Ngân hàng khác trên thị trường. Để hình ảnh mới của VietinBank gần gũi và thân thiện hơn với khách hàng, VietinBank đã định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mới là xây dựng Ngân hàng thành một tập đoàn tài chính đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, giữ vững vị trí hàng đầu tại Việt Nam, trở thành một Ngân hàng lớn tại khu vực châu Á. Bên cạnh đó, hệ thống nhận diện thương hiệu mới sẽ có tác động tích cực đến toàn thể cán bộ công nhân viên VietinBank, góp phần xây dựng nét văn hóa VietinBank, hướng đến duy trì và phát triển các giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. VietinBank là tên thương hiệu trừu tượng song mang ý nghĩa gắn liền với nét tính cách Tin cậy và chữ Tín - một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu 2 2 GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Nguyễn Hữu Nhân Phân tích tình hình tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHCT-CT trong ngành tài chính ngân hàng. Hệ thống nhận diện thương hiệu mới truyền tải ý nghĩa và giá trị mà VietinBank đem đến cho khách hàng: “Nâng giá trị cuộc sống”. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ gồm: - Ban Giám Đốc : gồm 01 giám đốc và 02 phó giám đốc. - Các phòng ban: gồm 09 phòng ban tại hội sở chính -Các phòng giao dịch: gồm 03 phòng giao dịch và 01 điểm giao dịch + Giám Đốc: có nhiệm vụ điều hành hoạt động của ngân hàng theo chức năng, nhiệm vụ ,phạm vi của đơn vị. + Phó Giám Đốc: giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh mà giám đốc giao phó. 3 3 GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Nguyễn Hữu Nhân Ban Giám ĐốcCN NHCT TPCT Các phòng giao dịch Các phòng ban PGD Ninh Kiều PGD Phong Điền PGD CáiTắcPhòng Kế toánPhòng Tổ chức Hành chínhPhòng Khách hàng Doanh nghiệpPhòng Khách hàng cá nhânPhòng Kiểm soát nội bộPhòngQuản lý rủi roPhòng Thanh toán xuất nhập khẩuPhòng Ngân quỹ Quỹ tiết kiệm số 1Quỹ tiết kiệm số 2Quỹ tiết kiệm số 3 ĐGD Xuân Khánh Phòng thông tin điện toán Phân tích tình hình tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHCT-CT Sơ đồ tổ chức Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Công thương Cần Thơ 4 4 GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Nguyễn Hữu Nhân Phân tích tình hình tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHCT-CT Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban: + Phòng Khách hàng doanh nghiệp: thực hiện các khoản cho vay đối với khách hàng, thực hiện kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, báo cáo thống kê, xây dựng các kế hoạch vốn cho toàn chi nhánh, vạch ra kế hoạch hoạt động tín dụng. + Phòng kế toán: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán như: thu tiền theo yêu cầu khách hàng (uỷ nhiệm chi), mở tài khoản cho khách hàng, kết toán các khoản thu chi trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của ngân hàng, dùng bút toán chuyển khoản giữa ngân hàngngân hàng trung ương, mua bán các loại sec cho khách hàng có nhu cầu . + Phòng tổ chức hành chính: sắp xếp , bố trí cán bộ vào các công việc phù hợp, quản lý toàn bộ các hoạt động có liên quan đến cán bộ công nhân viên, hoạt động của ngân hàng, an ninh, an toàn cho hoạt động đó. + Phòng kiểm soát nội bộ: có trách nhiệm kiểm tra mọi hoạt động của ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo việc thực hiện các nguyên tắc, chế độ một cách đúng đắn, ngăn ngừa những vi phạm có thể xảy ra. + Phòng quản lý rủi ro: là phòng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro cho chi nhánh. Quản lý giám sát việc thực hiện danh mục cho vay đầu tư, đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng, dự án, phương án, đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện các chức năng quản lý, đánh giá rủi ro trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng. + Phòng thông tin điện toán: thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống điện toán tại chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng thông suốt hoạt động cho hệ thống máy tính của chi nhánh. + Phòng khách hàng cá nhân: thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp, kỳ phiếu. + Phòng ngân quỹ: là nơi các khoản thu chi tiền mặt được thực hiện khi có nhu cầu về tiền mặt với sự xác nhận của phòng kế toán, khách hàng sẽ đến nhận tại phòng ngân quỹ, ngược lại phòng ngân quỹ sẽ kiểm tra số tiền của đơn vị nộp vào tài khoản của ngân hàng. 5 5 GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Nguyễn Hữu Nhân Phân tích tình hình tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHCT-CT + Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: kinh doanh ngoại tệ, thực hiện các khoản cho vay bằng ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế. + Các phòng giao dịch: cũng thực hiện các nhiệm vụ giống như tại hội sở chính như nghiệp vụ tín dụng, huy động vốn, thanh toán… 3.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG Bảng 3: TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠI NHCT-CT 2005-2007 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Số tiền % Số tiền % 1. Vốn huy động 552.252 558.916 511.369 6.664 1,21 -47.547 -8,51 2. Doanh số cho vay 3.227.016 2.753.994 2.954.140 -473.022 -14,66 200.146 7,27 3. Doanh số thu nợ 3.524.208 3.336.538 3.029.388 -187.670 -5,33 -307.150 -9,21 4. Tổng dư nợ 1.293.970 711.386 636.138 -582.584 -45,02 -75.248 -10,58 5. Nợ quá hạn 14.286 17.262 6.921 2.976 20,83 -10.341 -59,91 (Nguồn: Phòng KHDN NHCT-CT) Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên trước hết một tổ chức nào muốn hoạt động đạt hiệu quả cao thì yếu tố trước mắt là vốn phải dồi dào. Khi một thành phần kinh tế thiếu vốn hoạt động, họ thường đến các ngân hàng đề làm thủ tục xin vay vốn. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều cần thiết đầu tiên là ngân hàng phải có một nguồn vốn đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng cần phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các hình thức huy động để thu hút tiền nhàn rỗi của dân cư hay các doanh nghiệp nhằm để phân phối lại cho các khu vực cần vốn kinh doanh. Nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư. Nhìn chung trong 3 năm gần đây, nguồn vốn huy động của Ngân hàng không ổn định có xu hướng giảm tương đối. Cụ thể, trong năm 2006 vốn huy động của Ngân hàng tăng về số tuyệt đối là 6.664 (tr đồng) tương đương với 1.21% so với năm 2005. 6 6 GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Nguyễn Hữu Nhân Phân tích tình hình tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHCT-CT Sang năm 2007, công tác huy động vốn có sự sụt giảm, cụ thể là về số tuyệt đối giảm so với năm 2006 là 47.547 (tr đồng) tương đương với 8,51%. Nhưng nhìn chung, trong 3 năm gần đây, công tác huy động vốn của NHCT-CT ở năm 2006 là hiệu quả nhất, cụ thể trong năm 2006 huy động được 558.916 (tr đồng) từ các thành phần kinh tế. Xu hướng huy động vốn giảm tương đối trong 3 năm gần đây có thể được lý giải là do: - Tình hình thiên tai bệnh dịch: cụ thể là dịch bệnh ở gia cầm và gia súc, thiên tai trong những năm gần đây,… - Người dân ngày càng có nhiều kênh sử dụng đồng tiền nhàn rỗi của mình hơn là gửi Ngân hàng: như kinh doanh chứng khoán, mua vàng,… - Do khả năng huy động vốn của các cán bộ tín dụng và do lãi suất của ngân hàng không thật sự hấp dẫn đối với khách hàng nên đã làm cho vốn huy động của ngân hàng biến động qua các năm. - Do sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn Cần Thơ. Chúng ta đã biết ngân hàng là một trong những lĩnh vực đầu tư có lợi nhuận cao nhất trong khối ngành kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính vì thế đây cũng là nguyên nhân dẫn đến huy động vốn của ngân hàng giảm qua các năm. - Do nền kinh tế trên địa bàn Cần Thơ chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể, dịch vụ nhỏ, các khu giải trí có quy mô nhỏ, mức sống của người dân chưa tăng cao nên việc huy động vốn nhàn rỗi là chính. Chính vì thế mà vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn. Dù có nhiều cố gắng trong công tác huy động vốn. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của chi nhánh vẫn không đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư cho các thành phần kinh tế trên địa bàn. Do đó nguồn vốn họat động chủ yếu phải là vốn điều chuyển. Điển hình doanh số cho vay luôn ổn định ở mức hơn 2000 tỷ đồng, nhìn chung gấp 5 lần doanh số vốn huy động hằng năm. Doanh số cho vay của Ngân hàng năm 2006 là 2.753.994 (tr đồng) giảm 14,66% so với năm 2005; đến năm 2007 doanh số cho vay đạt 2.954.140 (tr đồng) tăng 7,26% so với năm 2006. Tuy nhiên, trong năm 2007 tổng dư nợ của chi nhánh là 636.138 (tr đồng), chứng tỏ trong năm 2007 Ngân hàng đẩy mạnh công tác thu nợ, giảm tỷ lệ nợ xấu chuẩn bị cho tiến trình cổ phần hóa sắp tới. Cụ thể, nợ quá hạn trong năm 2007 là 7 7 GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Nguyễn Hữu Nhân Phân tích tình hình tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHCT-CT 6.921 (tr đồng) giảm so với năm 2006 về số tương đối là 59,90%. Như vậy mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng ta có thể đánh giá rằng chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày một tốt hơn vì Ngân hàng đang cố gắng khắc phục nợ quá hạn và đẩy mạnh công tác thu nợ. Ngân hàng cũng như một doanh nghiệp, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ do đó mục tiêu mà Ngân hàng hướng tới cũng là tối đa hóa lợi nhuận với một mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thể hiện qua các số liệu tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận. Bảng 4: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 144059 108774 121577 -35285 -24.49 12803 11.77 Tổng chi phí 121360 97520 82981 -23840 -19.64 -14539 -14.91 Lợi nhuận 22699 11254 38596 -11445 -50.42 27342 242.95 (Nguồn: Phòng kế toán NHCT-CT) Nhìn chung tình hình kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm gần đây có vẻ khả quan, lợi nhuận của Ngân hàng hằng năm có xu hướng tăng tương đối, chỉ có năm 2006 là lợi nhuận của Ngân hàng giảm. Xét từng năm thì cá biệt năm 2006 thu nhập của Ngân hàng có giảm so với năm 2005, điển hình về số tuyệt đối là 35.285 (tr đồng) về số tương đối là giảm 24,49% so với năm 2005, Sang năm 2007, thu nhập của Ngân hàng tăng so với năm 2006 về số tuyệt đối là 12.803 (tr đồng) và về số tương đối là 11,77%. Đồng thời, Ngân hàng cũng đã tiết kiệm được chi phí. Biểu đồ 1: Thu nhập, chi phí, lợi nhuận của NHCT-CT qua 3 năm 2005/2007 8 8 GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Nguyễn Hữu Nhân . THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ có tiền thân là ngân hàng khu vực tỉnh Cần Thơ, trụ sở ban. Phân tích tình hình tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHCT-CT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1. GIỚI

Ngày đăng: 02/11/2013, 09:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3: TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠI NHCT-CT 2005-2007 - TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ
Bảng 3 TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠI NHCT-CT 2005-2007 (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w