1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ

45 150 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 235,83 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI I-Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh : 1-Lịch sử hình thành phát triển Công ty Cơ Khí Hà Nội : Công ty Cơ Khí Hà Nội, tên giao dịch quốc tế HAMECO ( Hà Nội –Mechanic- Company), đăng ký kinh doanh số 108898, trụ sở đặt tại số 24 đường Nguyễn Trãi quận Thanh Xuân, Hà Nội, là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp ( MIE), Bộ Công nghiệp . Ngày 12 / 4 / 1958 , sau ba năm xây dựng, Nhà Máy Cơ Khí đầu tiên của Việt Nam ra đời với quy mô ban đầu: gồm có 6 phân xưởng Mộc, Đúc, Rèn, Cơ Khí, Lắp ráp,Dụng cụ và 9 phòng ban ( phòng kỹ thuật, phòng kiểm tra, phòng cơ điện, phòng kế hoạch, phòng tài vụ, phòng cung cấp, phòng cán bộ và lao vụ, phòng bảo vệ , phòng hành chính quản trị ). Nhà máy Cơ Khí Hà nội ra đời đánh dấu sự kiện trọng đại của nền cơ khí nước nhà . Bốn mươi bốn (1958-2002) xây dựng và phát triển, công ty có một bề dày lịch sử với đầy gian truân, thử thách nhưng cũng rất đáng tự hào . Trước năm 1975, đất nước ta trong điều kiện chiến tranh, nhà máy phải kết hợp vừa sản xuất vừa chiến đấu . Trong thời gian ban đầu , nhà máy chỉ lắp ráp máy công cụ dụng cụ và sản xuất thí nghiệm. Cùng với tinh thần không ngừng học hỏi , vượt qua khó khăn và được sự giúp đỡ của anh em Liên Xô, nhà máy đã lắp ráp những loại máy phức tạp như khoan K525, máy tiện T18A, .phục vụ sự phát triển của miền bắc và chiến đấu ở miền nam. Sau năm 1975, nhà máy có thay đổi lớn: thị trường được mở rộng trong cả nước, đội ngũ cán bộ chủ chốt bị điều động vào trong nam, nhà máy vẫn liên tục thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần một (1957-1980), 5 năm lần hai (1980-1985) cũng như tham gia xây dựng nhiều công trình lớn: công trình phân lũ sông Đáy, công trình xây dựng lăng Bác, …Đến năm 1980, nhà máy được đổi tên thành nhà máy Chế Tạo Công Cụ số một . Chỉ trong vòng ba năm , năng suất lao động của nhà máy tăng 8.26%, giá trị tổng sản lượng tăng bình quân 11.08%. Năm 1986, nền kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước. Cũng như các doanh nghiệp nhà nước khác, nhà máy gặp rất nhiều khó khăn: Đội ngũ quản lý ưa thích nghi dược đòi hỏi của cơ chế thị trường; Thiếu vốn hoạt động; Thiếu mặt hàng định hướng; Sản phẩm làm ra bị ứ đọng, nhà nước phải bù lỗ, lao động phải nghỉ việc do không có việc làm, . . Chấp nhận cạnh tranh, khắc phục khó khăn, nhà máy Chế tạo Công Cụ số một đã chủ động sắp xếp lại sản xuất, sắp xếp lại bộ máy quản lý cho phù hợp, đề ra những biện pháp sử dụng vốn hợp lý, … . Năm 1994, lần đầu tiên sản phẩm của nhà máy đã xuất khẩu ra nước ngoài. Tiếp tục áp dụng các mô hình sản xuất kinh doanh tiên tiến, đổi mới cơ cấu sản phẩm phù hợp thị trường , đặc biệt liên doanh với các công ty nước ngoài ( liên doanh với hãng SHIROKY của Nhật Bản về chế tạo khuôn mẫu), đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển, thúc đấy nội lực, công nhà máy đã đặt những viên gạch vững chắc chắn cho sự phát triên sau này. Năm 1995, để phù hợp với vận hội và thời cơ mới, ngày 30/ 10/ 1995, bộ trưởng công nghiệp nặng đã ký quyết định đổi tên nhà máy thành Công ty Cơ Khí Hà Nội, tên quốc tế là HAMECO. Hiện nay, Công ty có đội ngũ công nhân lành nghề, sở hữu một hệ thống quản lý được cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO - 1992. Sản phẩm của công ty ngày càng dược đánh giá cao trên thị trường. Giá trị tổng sản lượng bình quân tăng 10-20 %, thu nhập bình quân công nhân viên tăng 15-20 %. Hơn thế nữa, công ty đang được nhà nước đầu tư nâng cao năng lực sản xuất với tổng số vốn 150 tỷ. Sau đây là kết quả sản xuất cảu công ty trong năm 2000, 2001: Chỉ tiêu Năm báo cáo So sánh 2000 2001 N2001/N2000 số TĐ % 1.Tổng GT sản lượng 45.908 47.422 10.488 111,7 2.Tổng doanh thu -DT SXCN 49.908 46.405 58.388 52 .282 8480 116 5877 112,6 3.Tổng chi phí 43.196 49.285 6089 114 4.Tổng lợi nhuận 391 436,764 45,764 110.47 6.Đâu tư XDCB 23.500 23.570 70 100,3 Trải qua 43 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã đạt được rất nhiều thành tích đáng tự hào, xứng đáng là con chim đầu đàn của ngành cơ khí Việt Nam. Thành quả và kinh nghiệm hơn 40 năm qua , đặc biệt trong 10 năm đổi mới, sẽ là điểm tựa vững chắc để Công ty Cơ Khí Hà Nội tiếp tục vươn lên mạnh mẽ . 2-Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty: Hiện nay, sản phẩm của công ty có hai luồng chế tạo. Đó là chế tạo trong kế hoạch và chế tạo theo hợp đồng. Đối với sản phẩm nằm trong kế hoạch thì các máy, thiết bị, công cụ dụng cụ được phòng kế hoạch lên dự kiến hàng năm để tiến hành sản xuất. Phòng kỹ thuật sẽ thiết kế và các phân xưởng sẽ sản xuất theo các bước sản xuất của bản thiết kế . Còn đối với sản phẩm theo hợp đồng, hợp đồng sẽ được chuyển qua phòng kỹ thuật xem xét và đưa ra các bước sản xuất để lên kế hoạch về nguyên vật liệu, giờ công và thời gian thực hiện. Sản phẩm của của công ty có quy trình phức tạp, được tạo thành do lắp giáp cơ học các chi tiết, các bộ phận yêu cầu kỹ thuật cao, mỗi chi tiết có thể khái quát qua một số bước thực hiện theo sơ đồ sau: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM 3-Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty Cơ Khí Hà Nội : 3.1-Tổ chức bộ máy quản lý trong công ty: Tổ chức một bộ máy hiệu quả đóng vai trò rất lớn trong sự thành công của bất cứ một công ty nào. Tổ chức một bộ máy sản xuất tốt thì công ty mới có thể sản xuất Tiêu thụ sản phẩm Nhập kho thành phẩm Lắp ráp KCS- kiểm tra Đúc Phôi mẫu Gia công lắp ráp Gia công cơ khí chi tiết Nhập kho bán thành phẩm ra những sản phẩm đại chất lượng cao. Đánh giá tầm quan trọng của việc tổ chức bộ máy, công ty luôn tự hoàn thiện cơ cấu tổ chức cuả mình. Do đặc điểm của quy trình sản xuất , để quả lý có hiệu quả, Công ty Cơ Khí Hà Nội áp dụng mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng, dựa trên chế độ tập trung dân chủ . Hình thức tổ chức này mang đặc tính của sản xuất công nghiệp chuyên môn hoá qua các giai đoạn Vì vậy ở mỗi cấp quản lý các quyết định về chức năng đều tập trung cho lãnh đạo trực tuyến , các lĩnh vực chuyên môn của thể trong từng bộ phận cụ thể đều do lãnh đạo chức quản lý. Để đảm bảo chuyên môn hoá cao, bộ máy máy quản lý của công ty được tổ chức thành bốn cấp quản lý chính là giám đốc , phó giám đốc, các trưởng phòng, các xưởng trưởng. Cụ thể là: Đứng đầu bộ máy quản lý là giám đốc, giám đối là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhà nước về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để giúp việc cho giám đốc có phó giám đốc thường trực. Phó giám đốc thường trực thực hiện các công việc điều hành chung hàng ngày của công ty dưới sự uỷ quyền của giám đốc; Xây dựng chiến lược phát triển của công ty , xây dựng các dự án hợp tác và liên doanh liên kết trong và ngoài công ty Ngoài ra còn các phó giám đốc phụ trách từng phần hành :  PGĐ- phụ trách MCC  PGĐ- phụ trách sản xuất  PGĐ- phụ trách kỹ thuật  PGĐ-kế hoách kinh doanh thương mại và quan hệ quốc tế  PGD-nội chính  Trợ lý giám đôc Các phó giám đốc này quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi được giao, và chịu trách nhiệm trước giám đốc và phó giám đốc thường trực. Theo Quyết định 922-929 /QĐ-TC ký ngày 2/10/2001, Quyết định 1078/QQĐ-TC ngày 26/11/2001, Thông báo 615/2001-CKHN/TC ký ngày 11/6/2001, bộ máy tổ chức của công ty có kết câu như sau : Các nhiệm vụ chính của các phòng ban chính trong công ty: P- Kế toán, thống kê , tài chính: có chức năng chỉ đạo tổ chức, thực hiện các công tác hạch toán kế toán theo chế độ kế toán nhà nước và quy định của công ty, cung cấp các thông tin tài chính phục vụ cho việc ra quyết định của ban giám đốc, đồng thời thực hiện nhiệm vụ thống kê, quản lý về kho tàng, vốn, tài sản và lập dự toán, kiểm tra việc thực hiện sự toán , định mức chi tiều sử dụng vật tư, tài sản , vốn và kinh phí. P- tổ chức nhân sự : có chức năng tuyển dụng, quản lý lao động tiền lương theo đúng chế độ chính sách của nhà nước về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong công ty đúng với pháp luận và quy chế công ty. Ban- dự án và trung học chuyên nghiệp chế tạo máy : có chức năng nghiên cứu vạch ra các dự án, các kế hoạch, dự án cho công ty, chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc. Trường trung học chuyên nghiệp chế tạo máy hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của giám đốc, có chức năng đào tạo nhũng công nhân chế tạo máy có tay nghề cho công ty. TT- điều độ sản xuất: có chức năng cân đối khả năng thực tế về bật tư, lập kế hoạch thực hiện tiến độ sản xuất, có nhiệm vụ điều phối hoạt động với cả phòng kỹ thuật đề ra kế hoạch sản xuất. TT- tự động hoá nghiên cứu tự động hoá, tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, đưa thiết bị máy móc tự động, bán tự động vào trong sản xuất. P-giao dịch thương mại: có chức năng giao dịch với các đối tác trong và ngoài nước, thiết lập thực hiện các hợp đồng kinh tế , nghiên cứu thị trường để có định hướng cho công ty. 3.2-Tổ chức sản xuất trong công ty: Do đặc điểm của quy trình công nghệ, công ty tổ chức thành hai cấp sản xuất. Trong đó bộ phận sản xuất chính tạo ra và lăp ráp các bộ phận chính máy, các bộ phận sản xuất phụ gia công, sản xuất các chi tiết phục vụ cho bộ phận sản xuất chính. Bao gồm bộ phận sản xuất của công ty Xưởng máy công cụ là xưởng sản xuất chính với nhiệm vụ là sản xuất các loại máy công cụ như máy tiện, máy khoan. Xưởngnày được chia thành các phân xưởng nhỏ như: phân xưởng đúc gang, phân xưởng đức thép. Xưởng đúc: là một bộ phận sản xuất chính có nhiệm vụ tạo phôi, thép, gang đúc, đúc các chi tiết máy, các phụ tùng cơ khí phục vụ cho các xưởng khác. Xưởng gia công áp lực và nhiệt luyện là một bộ phận sản xuất phụ có chức năng gia công cacá chi tiết phục vụ cho các phân xưởng cơ khí như trục máy tiện,vỏ bao che các thiết bị, . Xưởng cơ điện là nhiệm vụ quản lý, điều phối cung cấp điện cho toàn công ty, sửa chữa lớn các thiết bị. Xưởng cán thép làm chức năng cán các loại thép xây dựng. Xưởng bánh răng chuyên cung cấp bánh răng, trục răng và các mân cặp cho xưởng máy công cụ và cho các đơn đặt hàng. 4-Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty Cơ Khí Hà Nội : 4.1-Tổ chức bộ máy kế toán Phòng kế toán thống kế tài chính có quy mô là 14 người , có trình độ đại học, nghiệp vụ chuyên môn cao, có kinh nhiệm, mỗi người đảm nhiệm một công việc nhất định và dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng. Kế toán tổng hợpKế toán tài sản cố địnhKế toán tiêu thụKế toán chi phí và giá thành sản phẩm Kế toán vật tư- công cụ dụng cụ Kế toán tiền lương Thủ quỹ Kế toán tiền gửi ngân hàng Kế toán tiền mặt Kế toán trưởng Bộ máy kế toán được phân công lao động như sau: Kế toán trưởng chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác kế toán tại công ty, giúp giám đốc công ty tính toán hợp đồng kinh tế để đưa ra quyết định ký duyệt và kiểm tra tài sản cố định. Thủ quỹ làm nhiệm vụ cấp phát tiền và cân đối quỹ đồng thời theo dõi tình hình thanh toán với ngưòi bán, và lập sổ quỹ. Kế toán tiền mặt phụ trách toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài khoản 111” tiền mặt “, viết phiếu thu, phiếu chi và hạch toán đúng theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Kế toán tiền gửi ngân hàng theo dõi tiền gửi ngân hàng về tinh hình thu, chi hàng ngày qua báo cáo uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, theo dõi khoản vayngân hạn, dài hạn qua ngân hàng, tính toán tiền lãi phải trả . Kế toán tiền gửi phụ trách theo dõi TK 112 “ tiền gửi ngân hàng”, TK 311 “nợ ngán hạn “ TK 341” nợ dài hạn”, TK 315 ”nợ dài hạn đến hạn trả “ Phần hành kế toán vật tư do ba người phụ trách theo dõi tình hình xuất nhập vật tư hàng ngày. Hàng tháng thực hiện phân bổ vật tư,. Kế toán vật tư phụ trách TK 152 -nguyên vật liệu, TK 153- công cụ dụng cụ , TK 154- bán thành phẩm Kế toán tiền lương mở sổ theo dõi quỹ lương và thực hiện việc trích lập các quỹ theo chế độ lao động tiền lương.Hàng tháng, kế toán tính và phân bổ quỹ lương, theo dõi việc thanh toán lương cho công nhân viên chức . Kế toán tiền lương phụ trách TK 334 “ phải trả công nhân viên “, TK 338 ”phải trả khác “ ( 3382,,3383,3384) Kế toán tài sản cố định theo dõi tình hình biến động tài sản trong công ty, phụ trách việc tình và phân bổ khấu hao. Ngoài ra còn theo dõi nguồn vốn cố định của công ty. Phần hành kế toán tiêu thụ gồm hai người làm nhiệm vụ theo dõi tình hình tiêu thụ của công ty, theo dõi nợ phải thu cũng như tính toán thuế GTGT đầu ra. Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm gồm bốn người theo dõi chi phí sản xuất và tính giá thành phân xưởng cho từng sản phẩm. Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp tất cả các số liệu về tiền lương, chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tài sản cố định, lập bảng biểu kế toán, lập bảng kê tổng hợp số 4. Để thực hiện tốt chức năng của mình, phòng kế toán được còn được trang bị phần hành kế toán Acpro với một hệ thống mạng nội bộ gồm 4 máy tính có thế liên kết với nhau được. Hệ thống kế toán máy đã giúp công việc hạch toán được thuận tiện hơn và chính xác hơn. 4.2-Tổ chức công tác kế toánTổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán: Toàn bộ nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty đều được phản ánh qua các chừng từ kế tóan pháp lý, chứng từ mệnh lệnh, . cũng như các chứng từ kế toán dùng ghi sổ. Các chứng từ gốc là cơ sở để kế toán phần hành tiến hành nhập sổ liệu vào máy, lên sổ chi tiết, bảng kê, nhật ký – chứng từ. Để hệ thống hoá thông tin, công ty tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản tổng hợp theo đúng quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT từ năm 1995 và các thông tư bổ sung từ đó đến nay. Ngoài ra , để phù hợp đặc thù công ty , phòng kế toán còn xây dựng thêm một số tài khoản chi tiết như tài khoản 621” chi phí nguyên vật liệu trực tiếp “ được chi tiết thành tiểu khoản TK 621.1” Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp “ TK 621.2” Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp ”, 621.3” chi phí nhiên liệu trực tiếp “ 621.4 “ Chi phí phế liệu trực tiếp “  Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán Do đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất lớn ,tính chất và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ phát sinh, và có trình độ kế toán khá cao và có điều kiện phân công lao động kế toán nên công ty áp dụng hình thức hạch toán kế toán NHẬT KÝ CHỨNG TỪ. Theo hình thức này, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán viên tính toán và tập hợp vào bảng phân bổ hoặc ghi trực tiếp vào các sổ chi tiết , bảng kê, nhật ký chứng từ. Một số bảng kê chỉ được ghi vào cuối thàng dựa vào bảng phân bổ , số chỉ tiết,. Cuối tháng, kế toán tiến hành khoá sổ, cộng sổ số liệu trên các nhật ký chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng trên các Nhật ký – chứng từ để ghi vào Sổ cái. Sau mỗi quý, kế toán trưởng thường tập hợp số liệu trên sổ cái tài khoản và một số chỉ tiêu chi tiết trong các Nhật ký chứng từ, bảng kê và bảng tổng hợp chi tiết để lập Báo cáo tải chính. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức sổ Nhật ký – chứng từ tại Công ty Cơ Khí Hà Nội được khải quát theo sơ đồ sau: Bảng kê Nhật ký- chứng từ Sổ kế toán chi tiết Chứng từ gôc và các bảng phân bổ Báo cáo kế toán Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái II- Thực trạng tổ chức kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Cơ Khí Hà Nội: 1-Nhận xét chung về đặc điểm vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Cơ Khí Hà Nội: Công ty Cơ Khí Hà Nội là công ty chuyên sản xuất những sản phẩm có kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao như máy công cụ, máy nông nghiệp, và thiết bị điện, kết cấu thép cho ngành cầu, cảng, dầu khí, …Đặc điểm của các sản phẩm này là cấu thành từ rất nhiều chi tiết khác nhau nên công ty phải sử dụng một khối lượng chủng loại vật tư, công cụ dụng cụ tương đối lớn. như sắt thép các loại, đồng chì, nhôm, kẽm, vòng bi, tôn các loại, dao tiện, mũi khoan, đồng hồ, cầu chì, … Cũng chính vì thế, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm của Công ty Cơ Khí Hà Nội ( 70-80 % ). Chỉ một biến động nhỏ trong nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sẽ ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. Do đó, công tác quản lý, hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được công ty đánh giá là một khâu rất quan trọng. Bên cạnh đấy, do đặc thù nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của doanh nghiệp cơ khí phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao của công nghệ sản xuất nên có nhiều loại doanh nghiệp phải tự sản xuất hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó , chi phí thu mua của doanh nghiệp chủ yếu là chi phí nhiên liệu, chi phí nhân công của công nhân chạy thử máy, …. Và dẫn đến chi phí thu mua chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong giá gốc mua hàng. Những đặc điểm trên là những xuất phát điểm quan trọng cho kế toán vật tư, công cụ dụng cụ xác định phương pháp tính giá thành cũng như chọn hình thức hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp một cách phù hợp nhất. Thông qua đấy, kế toán mới có thể là công cụ đặc lực cho hoạt động quản lý. 2-Phân loại vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Cơ Khí Hà Nội: Với một lượng lớn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ như vậy, công ty không thể quản lý và phản ánh chính xác tình hình biến động liên tục của vật liệu, công cụ dụng cụ nếu không phân loại nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ hợp lý. Trong thực tế, thông thường các doanh nghiệp phân loại vật liệu, công cụ dụng cụ theo vai trò và tác dụng của vật liệu-công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhưng do đặc thù của dây chuyền công nghệ sản xuất của công ty, công ty còn phân loại vật liệu, công cụ dụng cụ theo nguồn hình thành. Phân loại theo nguồn hình thành : Theo đặc trưng này, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của công ty dược hình thành từ hai nguồn chính là thu mua và tự chế biến.  Đối với nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ mua ngoài: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có thể được mua ở trong nước hoặc qua hình thức nhập khẩu. Các vật liệu, công cụ dụng cụ nhập khẩu chủ yếu là những vật liệu-công cụ dụng cụ đòi hỏi thông số kỹ thuật và chất lượng cao như thép, nam châm kính, đồng hồ, … Các vật liệu-công cụ dụng cụ này có giá thành khá cao và thường được nhập từ Hàn Quốc, Trung quốc, …  Các nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ tự chế chủ yếu là các phôi, gá lắp, máy tiện, máy bào, … .Phải tuỳ vào yêu cầu của khách hàng để thiết kế quy mô sản phẩm , hay những sản phẩm truyền thống của công ty. Phân loại theo vai trò của vật liệu ,công cụ dụng cụ : Do đặc điểm của dây chuyền sản xuất của công ty, nguyên vật liệu của công ty được chia thành :  Nguyên vật liệu chính: ( bao gồm cả bán thành phẩm ) Là đối tượng lao động chủ yếu hình thành nên sản phẩm mới bao gồm: sắt thép chế tạo ( phần lớn nguồn này được nhập từ nước ngoài, sắt thép trong nước không đảm bảo yêu cầu chất lượng ), các loại động cơ lắp máy công cụ, các loại vòng bi, phụ tùng điện …Hiện nay, nguồn nhập khẩu chủ yếu của công ty là từ các nước Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, …  Vật liệu phụ : Là đối tượng lao động không cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng vật liệu phụ có tác dụng nhất định và cần thiết trong quá trình sản xuất sản phẩm , bao gồm: nước làm nguội, dầu mỡ, gỗ, mẫu đất, mẫu cắt, sơn, …  Nhiên liệu: là loại vật liệu khi sử dụng nó có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh như xăng, dầu, than đá, khí hàn,  Phụ tùng thay thế: bao gồm các loại phụ tùng chi tiết để thay thế sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải như : săm lốp, pit tông và các chi tiết sửa chữa tài sản cố định.  Phế liệu thu hồi: là nhứng vật liệu được loại ra trong quá trình sản xuất và được thu hồi để sử dụng hoặc đem bán: sắt thép vụn, tôn vôn phoi sắt thép. [...]... vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Cơ Khí Hà Nội: Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là dùng tiền tệ biểu hiện giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Công ty Cơ Khí Hà Nội đã áp dụng đúng nguyên tắc hạch toán nhập–xuất–tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Theo chuẩn mực kế toán hiện hành, vật liệucông cụ dụng cụ phải được phản anh theo giá thực tế 4.1- Tính giá nguyên vật liệu- công. .. nhân làm hỏng vật liệu phải xuất lại vật liệu thì thủ kho xuất vật liệu như trường hợp thông thường Kế toán cũng hạch toán chi tiết như trường hợp xuất thông thường ( em xin có kiến nghị ở phần sau ) b- Hạch toán chi tiết công cụ dụng cụ tại Công ty Cơ Khí Hà Nội : Công tác hạch toán chi tiết công cụ dụng cụ tại công ty Cơ Khí Hà Nội tương tự như công tác hạch toán chi tiết vật liệu tại Công ty Cơ Khí... yêu cầu của công tác quản lý nguyên vật liệu là là phải theo dõi chật chẽ tình hình nhập, xuất, tồn theo từng danh điểm nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ Bất cứ một loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nào thiếu cũng có thể dẫn đến ngừng sản xuất Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của công ty biến động liên tục và diễn ra ở nhiều chủng loại nên khối lượng hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ rất lớn... sử dụng nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ có hiệu quả, làm cơ sở nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty IV -Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Cơ Khí Hà Nội : Như đã trình bày, do đặc thù kỹ thuật của công ty nên mọi nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua về đều được kiểm tra và cân đong đo đếm trước khi nhập nên công ty áp dụng hình thức hạch toán tổng hợp kê khai... Kế toán trưởng ( ký, họ tên) 1.330.200 tháng năm thủ trưởng ( ký, họ tên) Trên đây là toàn bộ hoạt động hạch toán chi tiết vật liệu- công cụ dụng cụ tại Công ty Cơ Khí Hà Nội Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là cơ sở cấu thành chủ yếu hình thái vật chất của sản phẩm nên hạch toán chính xác nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là yếu tố cương quyết để tính giá thành sản phẩm một cách chính xác Công tác hạch. .. liệu- công cụ dụng cụ nhập kho: Vật liệu- công cụ dụng cụ của công ty được hình thành từ hai nguồn khác nhau  Đối với nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ mua ngoài: Do công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ nên phần thuế GTGT không tính vào giá thực tế của vật liệu, công cụ dụng cụ Giá mua ghi trên hoá đơn là giá không có thuế GTGT - Đối với vật liệu mua trong nước: Giá nguyên vật liệu. .. hoạt động sản xuất, hoạt động kinh doanh doanh nghiệp Để hạch toán nghiệp vụ xuất , kế toán vật tư căn cứ vào bảng kê xuất vật liệu- công cụ dụng cụ để lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ được lập cho từng phân xưởng và cho toàn bộ công ty BẢNG PHÂN BỔ VẬT LIỆU THÁNG 02-2002 Xưởng máy công cụ Tháng 2/ 2002 Stt Tên sản phẩm được phân bổ 1- 621.1 2-... thực tế của phòng điều độ sản xuất  3.2- Tính giá vật liệu- công cụ dụng cụ xuất kho: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho được tính giá theo giá trị thực tế bình quân liên hoàn Mặc dù, số lượng vật liệu, công cụ dụng cụ của công ty rất đa dạng nhưng do số lần nhập ít, phòng kế toán có sự hỗ trợ của máy tính nên việc lựa chọn phương pháp này là hoàn toàn hợp lý Sau mỗi lần nhập vật liệu- công cụ. ..Trong khi đấy, công cụ dụng cụ của công ty chỉ bao gồm các loại công cụ dụng cụ dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh Các loại công cụ dụng cụ khác như đồ dùng cho thuê hay bao bì luân chuyển thì không tồn tại 3- Hệ thống danh điểm vật liệu, công cụ dụng cụ : Để đảm bảo tránh lầm lẫn cho việc quản lý hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ về mặt số lượng cũng như giá trị , công ty Cơ Khí Hà... 1.3 - Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu 1.3.1- Trình tự ghi sổ nghiệp vụ nhập kho Do nhu cầu thị trường ngày càng lớn về mọi mặt, cơ chế thị trường cạnh tranh cao nên công ty có nhu cầu loại vật liệu công cụ dụng cụ nào là khách hàng đáp ứng ngay và chuyên chở đến tận công ty nên công ty không có trường hợp hoá đơn về mà hàng chưa về Do đó, hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của công . vật liệu và công cụ dụng cụ phải được phản anh theo giá thực tế. 4.1- Tính giá nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ nhập kho: Vật liệu- công cụ dụng cụ của công. nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sẽ ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. Do đó, công tác quản lý, hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được công ty

Ngày đăng: 02/11/2013, 04:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức than toán: séc MS 01 0010017 41 STTTên dịch vụ  - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ
Hình th ức than toán: séc MS 01 0010017 41 STTTên dịch vụ (Trang 16)
phòng kế toán, một liên giao cho thủ kho. (bảng 1 ). - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ
ph òng kế toán, một liên giao cho thủ kho. (bảng 1 ) (Trang 17)
Dựa vào thẻ kế toán chi tiết, máy tính sẽ tự lên “bảng kê nhập “. - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ
a vào thẻ kế toán chi tiết, máy tính sẽ tự lên “bảng kê nhập “ (Trang 21)
BẢNG KÊ NHẬP Mã vật tư: B 01 004 - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ
v ật tư: B 01 004 (Trang 21)
BẢNG TỔNG HỢP NHẬP KHO BÁN THÀNH PHẨM X Đúc - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ
c (Trang 22)
BẢNG KÊ XUẤT - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ
BẢNG KÊ XUẤT (Trang 23)
Đối với nghiệp vụ này, máy tính sẽ tự tính đơn giá xuất, thành tiền và lên bảng kê xuất - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ
i với nghiệp vụ này, máy tính sẽ tự tính đơn giá xuất, thành tiền và lên bảng kê xuất (Trang 23)
Cuối tháng, dựa vào số liệu nhập, xuất, tồn kho của thủ kho lập bảng “ báo cáo tồn kho công cụ dụng cụ “ - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ
u ối tháng, dựa vào số liệu nhập, xuất, tồn kho của thủ kho lập bảng “ báo cáo tồn kho công cụ dụng cụ “ (Trang 26)
02 Stt Chứng từ Diến giải Ngày   Số lượng Kế toán Ký  - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ
02 Stt Chứng từ Diến giải Ngày Số lượng Kế toán Ký (Trang 26)
BẢNG KÊ PHÁT SINH NHẬP Mã vật tư: K 01 034 - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ
v ật tư: K 01 034 (Trang 27)
PHIẾU NHẬP KHO TRONG MÁY - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ
PHIẾU NHẬP KHO TRONG MÁY (Trang 27)
BẢNG KÊ PHÁT SINH XUẤT Mã vật tư:   K 01 034 - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ
v ật tư: K 01 034 (Trang 28)
Nguồn hình thành vật liệu,công cụ dụng cụ thứ hai của công ty là tự sản xuất. Sản phẩm truyền thống của công ty Cơ Khí Hà Nội là sản xuất máy công cụ  - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ
gu ồn hình thành vật liệu,công cụ dụng cụ thứ hai của công ty là tự sản xuất. Sản phẩm truyền thống của công ty Cơ Khí Hà Nội là sản xuất máy công cụ (Trang 33)
BẢNG TỔNG HỢP NHẬP KHO BÁN THÀNH PHẨM Tháng 2/ 2002 - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ
h áng 2/ 2002 (Trang 34)
BẢNG PHÂN BỔ VẬT LIỆU THÁNG 02-2002 Xưởng máy công cụ - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ
02 2002 Xưởng máy công cụ (Trang 35)
BẢNG PHÂN BỔ VẬT LIỆU THÁNG 02-2002 - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ
02 2002 (Trang 36)
Ngoài ra, kế toán vật liệu còn lập bảng phân bổ vật liệu toàn công ty để đối chiếu  với kế toán tổng hợp và  giúp kế  toán giá thành xác định tổng chi phí nguyên   vật liệu trong kỳ. - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ
go ài ra, kế toán vật liệu còn lập bảng phân bổ vật liệu toàn công ty để đối chiếu với kế toán tổng hợp và giúp kế toán giá thành xác định tổng chi phí nguyên vật liệu trong kỳ (Trang 36)
BẢNG KÊ SỐ 4 - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ
4 (Trang 37)
Kế toán giá thành của phân xưởng nào dựa vào bảng phân bổ vật liệu,công cụ dụng cụ và ( do kế toán bán thành phẩm làm-  ) để tính chi phí  nguyên vật liệu, công  cụ dụng cụ cho phân xưởng mình, và lên bảng kê số 4 ( tập hợp chi phí sản xuất )  bảng kê số  - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ
to án giá thành của phân xưởng nào dựa vào bảng phân bổ vật liệu,công cụ dụng cụ và ( do kế toán bán thành phẩm làm- ) để tính chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho phân xưởng mình, và lên bảng kê số 4 ( tập hợp chi phí sản xuất ) bảng kê số (Trang 37)
1.4 -Hạch toán kết quả kiểm kê tại công ty Cơ Khí Hà Nội: - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ
1.4 Hạch toán kết quả kiểm kê tại công ty Cơ Khí Hà Nội: (Trang 38)
Từ bảng phân bổ và bảng kê số 4, số 5, kế toán chi phí giá thành lập NKCT số 7. - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ
b ảng phân bổ và bảng kê số 4, số 5, kế toán chi phí giá thành lập NKCT số 7 (Trang 38)
Số phát sinh nợ được lấy từ NKCT số 1, 2, 5, 10 và các bảng kê chi tiết khác. Só phát sinh có đượcláy từ NKCT  số 7 - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ
ph át sinh nợ được lấy từ NKCT số 1, 2, 5, 10 và các bảng kê chi tiết khác. Só phát sinh có đượcláy từ NKCT số 7 (Trang 39)
V- phân tích tình hình quản lý, sử dụng vật liệu,công cụ dụng cụ tại Công ty Cơ Khí Hà Nội với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động : - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ
ph ân tích tình hình quản lý, sử dụng vật liệu,công cụ dụng cụ tại Công ty Cơ Khí Hà Nội với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động : (Trang 40)
1.2-Tình hình dự trữ nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ tại công ty - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ
1.2 Tình hình dự trữ nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ tại công ty (Trang 42)
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU-CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU-CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI (Trang 43)
2-Phân tích tình hình cung cấp dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động  tại công ty Cơ Khí Hà Nội: - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU CÔNG CỤ
2 Phân tích tình hình cung cấp dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cơ Khí Hà Nội: (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w