1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận Văn Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển Cát Bà

125 48 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

phát triển cùng với việc đề xuất các biện pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch sinh thái hợp lý, song song với công tác bảo tồn và lợi ích của cộng đồng địa phương là rất cần thiết.. K

Trang 1

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

1.1 Quan điểm về du lịch sinh thái

1.1.1 Du lịch bền vững

1.1.2 Du lịch sinh thái

1.1.2.1.Khái niệm về DLST 1.1.2.2 Đặc trưng cơ bản của DLST 1.1.2.3 Những yêu cầu cơ bản đối với tổ chức phát triển DLST 1.1.2.5.Nội dung phát triển DLST

1.1.2.5 Tài nguyên DLST 1.1.3 Mối quan hệ giữa phát triển DLST và bảo tồn tự nhiên

1.2 Bài học kinh nghiệm về phát triển DLST trên thế giới và tại Việt Nam

1.4.2.1.Đảo Galaparos - Ecuado

1.4.2.2.Khu dự trữ tự nhiên Tangkoko Dua Saudara - Indonesia 1.4.3.Tại Việt Nam :

1.3 DLST ở các VQG và Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ):

Trang 3

1.3.1.Khái quát tiềm năng DLST ở các VQG:

1.3.2 Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ):

1.3.2.1 Khái niệm

1.3.2.2 Chức năng khu DTSQ

1.3.2.3 Cấu trúc và tổ chức một khu DTSQ

1.3.2.4 Công tác quản lý khu DTSQ

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DLST TẠI KHU DTSQ CÁT BÀ

2.1.Tổng quan về khu DTSQ Cát Bà

2.1.1.Đặc điểm chung

2.1.2 Phân khu Khu DTSQ Cát Bà

2.2 Đặc điểm tài nguyên DLST của khu DTSQ Cát Bà :

2.2.2 Một số giá trị tài nguyên DLST khác :

2.2.2 1 Hóa thạch tê giác :

2.2.2.2 Hệ thống hang động trên đảo

Trang 4

2.3.2 Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại Cát Bà

2.3.2.1.Về công tác giáo dục môi trường và đảm bảo an toàn cho khách

2.3.2.2 Về số lượng khách và doanh thu từ hoạt động du lịch

2.3.2.3 Về thời gian lưu trú trung bình của khách

2.3.2.4 Về các chương trình du lịch phục vụ khách

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DTSQ CÁT BÀ

3.1 Định hướng phát triển chung của Cát Bà

3.1.1 Tuân thủ các mục tiêu và quan điểm phát triển DLST tại Việt Nam 3.1.2 Theo định hướng phát triển kinh tế của huyện đảo Cát Hải

3.1.3 Các mục tiêu của khu DTSQ Cát Bà

3.2 Một số giải pháp phát triển DLST tại Khu DTSQ Cát Bà

3.2.1.Giải pháp về việc phân vùng không gian tổ chức hoạt động DLST

3.2.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

3.2.2.1 Cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch

3.2.2.2 Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch VQG

3.2.3 Giải pháp về công tác giáo dục môi trường

3.2.4 Giải pháp về phát triển sản phẩm

3.2.4.1 Các chương trình du lịch phục vụ khách

3.2.4.2 Nâng cao chất lượng các dịch vụ khác

3.2.5 Giải pháp về tiếp thị (marketing) du lịch sinh thái

Trang 5

3.3.3 Với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Phòng:

3.3.4 Đối với Sở Du lịch Hải Phòng:

3.3.5 Đối với Ban Quản lý VQG Cát Bà:

Trang 6

Danh mục viết tắt

Du lịch sinh thái: DLST

Vườn Quốc gia: VQG

Khu bảo tồn thiên nhiên: Khu BTTN

Khu Dự trữ Sinh quyển: Khu DTSQ

Hệ sinh thái: HST

Ủy ban Nhân dân: UBND

Trang 7

Danh mục bảng biểu

1 Biểu đồ 2.1 Biến trình nhiệt ở một số trạm vùng Quảng Ninh -

Hải Phòng

2 Biểu đồ 2.2 Biến trình mưa vùng Quảng Ninh - Hải Phòng

3 Bảng 2.1: Độ khoáng và tính chất chính của hệ thống suối ngầm

của Cát Bà và một số địa phương khác

4 Bảng 2.2: Sơ đồ Ban quản lý Vườn Quốc gia Cát Bà

5 Bảng 2.3: Tống số khách và doanh thu từ năm 2001-2006 của

Cát Bà

6 Bảng 2.4: Khách tham quan Vườn Quốc gia Cát Bà 6 tháng đầu

năm 2007

7 Bảng 2.5: Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch tại 1 số

Vườn Quốc gia

Trang 8

Danh mục hình

1 Hình 2.1 Rừng trên núi đá vôi tại Cát Bà

2 Hình 2.2.Khách tham quan tại Rừng ngập nước trên núi

3 Hình 2.3 Rừng ngập mặn tại Cát Bà

4 Hình 2.4 Voọc đầu vàng tại Cát Bà

5 Hình 2.5 : Khỉ vàng trên đảo Cát Dứa

6 Hình 2.6: Tàu cao tốc Hoàng Long vận chuyển khách từ Đình Vũ

ra đảo Cát Hải

7 Hình 2.7: Hệ thống nhà hàng nổi tại Bến Bèo

8 Hình 2.8: Áo phông có hình voọc Cát Bà được bày bán tại Vườn

Quốc Gia Cát Bà

9 Hình 2.9: Trung tâm du khách tại VQG Cát Bà

10 Hình 2.10: Một số biển chỉ dẫn tại Vườn Quốc gia Cát Bà

11 Hình 2.11: Đá tai mèo tại Đảo Cát Dứa và mũi tên hướng dẫn lối

đi cho du khách

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Du lịch ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn cầu và đã trở thành một trong những hoạt động kinh tế hàng đầu của thế giới Du lịch sinh thái với bản chất là rất nhạy cảm với các tác động và có trách nhiệm với môi trường, hiện nay đang là xu thế phát triển với tốc độ nhanh chóng và là một lĩnh vực được quan tâm nghiên cứu

Ở Việt nam, du lịch đang được phát triển rộng rãi và du lịch sinh thái cũng được chú trọng nhất định Tuy nhiên, hoạt động du lịch sinh thái tại Việt Nam chưa nhận được sự quan tâm đầu tư thích đáng và vẫn đang trong quá trình phát triển

Trong số các tiềm năng hấp dẫn khách du lịch sinh thái của Việt Nam, vai trò của các Vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên ngày càng nổi bật và thu hút nhiều khách du lịch Số lượng các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên ngày càng tăng Ngoài việc phục vụ công tác bảo tồn các giá trị tự nhiên, nghiên cứu khoa học, các Vườn quốc gia và các khu bảo tồn tự nhiên cũng là địa điểm để mọi người tham quan, nâng cao nhận thức về môi trường

VQG Cát Bà là một VQG còn giữ được tính chất nguyên sinh, đa dạng sinh học cao, thiên nhiên phong phú, Cát Bà đã và đang là một nơi thu hút các hoạt động tham quan, giải trí, học tập, nghiên cứu khoa học của du khách trong nước và quốc tế

Vài năm gần đây, số lượng khách du lịch đến thăm Cát Bà đã tăng lên đáng kể nhất là sau khi Cát Bà được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới Vấn đề đặt ra cho hoạt động du lịch sinh thái ở đây là nên phát triển theo hướng nào Vì vậy, việc đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái, hiện trạng

Trang 10

phát triển cùng với việc đề xuất các biện pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch sinh thái hợp lý, song song với công tác bảo tồn và lợi ích của cộng đồng địa phương là rất cần thiết

Xuất phát từ các cơ sở lý luận về du lịch sinh thái, từ thực tiễn và nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, tác giả đã chọn đề tài:"Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại Khu Dự trữ sinh quyển Cát bà" để thực hiện nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ

2.Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:

Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm ra một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch sinh thái tại Khu Dự trữ sinh quyển Cát Bà

Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về du lịch sinh thái và chỉ ra một

số ví dụ về phát triển du lịch sinh thái bền vững và không bền vững trên thế giới và Việt Nam

- Phân tích được thực trạng phát triển hoạt động du lịch sinh thái tại Cát

Bà và chỉ ra các nguyên nhân của việc phát triển du lịch sinh thái tại Cát Bà hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng

- Đề xuất được một số các giải pháp về nhân lực, marketing, định hướng quy hoạch v v và có các kiến nghị với các cơ quan hữu quan nhằm phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái tại Cát Bà trong thời gian tới

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận về du lịch sinh thái, kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở một số nước trên thế giới và Việt Nam, tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Cát Bà hiện nay cùng với hệ thống các yếu tố liên quan tới phát triển du lịch sinh thái ở Cát Bà

- Phạm vi nghiên cứu

Trang 11

Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động du lịch sinh thái tại Khu Dự trữ sinh quyển Cát Bà, trong đó đặc biệt là VQG Cát Bà, hạt nhân của Khu

Dự trữ sinh quyển và các yếu tố liên quan Bên cạnh đó, luận văn có sử dụng một số tư liệu và số liệu về hoạt động du lịch sinh thái tại một số địa phương trong cả nước, các công trình nghiên cứu được đăng tải trong các tạp chí, các hội thảo, các đề tài nghiên cứu khoa học về du lịch sinh thái

4.Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu:

Dựa trên quan điểm hệ thống, quan điểm tổng hợp lãnh thổ, quan điểm sinh thái bền vững; luận văn đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp cụ thể như; phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp và

so sánh, phương pháp điều tra thực địa

5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

- Ý nghĩa khoa học: Luận văn đã hệ thống lại những vấn đề lý luận cơ bản có liên quan tới du lịch sinh thái và những bài học kinh nghiệm từ thực tế phát triển du lịch sinh thái ở một số nước trên thế giới và Việt Nam

Phân tích tình trạng tổ chức hoạt động du lịch sinh thái tại Cát Bà hiện nay cùng các yếu tố liên quan đồng thời đánh giá về tình hình phát triển du lịch tại Cát Bà

- Ý nghĩa thực tiễn: Với việc nghiên cứu tình hình phát triển du lịch sinh thái tại Cát Bà, luận văn đã nêu ra thực trạng và đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch sinh thái tại Cát Bà trong thời gian sắp tới

6.Kết cấu luận văn:

Để thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Trang 12

- Chương 1:

- Chương 2:

- Chương 3:

Trang 13

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI

1.1 Quan điểm về du lịch sinh thái

1.1.1 Du lịch bền vững

Theo quan điểm của Tổ chức bảo tồn Thiên nhiên Thế giới ( IUCN ) thì

“phát triển bền vững phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn, đan xen nhau”

Có quan điểm cho rằng du lịch bền vững là hoạt động khai thác môi trường tự nhiên và văn hoá nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của khách

du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn, đồng thời tiếp tục duy trì các khoản đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương

Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới đưa ra tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hiệp Quốc tại Rio de Janeiro năm 1992,

du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm

mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người

Trang 14

Theo Luật Du lịch, du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu

về du lịch của tương lai

1.1.2 Du lịch sinh thái

1.1.2.1 Khái niệm về du lịch sinh thái:

Hiện nay có rất nhiều quan điểm về khái niệm du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái có thể được hiểu dưới những tên gọi khác nhau như:

Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về du lịch sinh thái lần đầu tiên được

Hector Ceballos- Lascurain đưa ra năm 1987: Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá

Định nghĩa của Nêpan : Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch

để tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực

mà ngành du lịch phụ thuộc vào

Định nghĩa của Ôxtrâylia: Du lịch sinh thái là du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên, được quản lý bền vững về mặt sinh thái

Trang 15

Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế: Du lịch sinh thái là việc đi lại

có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương

Buckley đã tổng quát : Chỉ có du lịch dựa vào tư nhiên, được quản lý bền vững, hỗ trợ bảo tồn và có giáo dục môi trường mới được xem là du lịch sinh thái

Khái niệm về du lịch sinh thái đã có những thay đổi trong cách nhìn nhận, từ việc đơn thuần coi hoạt động DLST là loại hình du lịch ít tác động tới môi trương sang cách nhìn nhận DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tính giáo dục và diễn giải cao về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

Hội thảo quốc gia về “ Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái

ở Vịêt Nam ” từ ngày 7-9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa lần đầu tiên về DLST ở Việt Nam “ Du lịch sinh thái là lọai hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” Theo định nghĩa này, vai trò của cộng đồng địa phương trong hoạt động sinh thái đã được khẳng định

Theo Luật Du lịch, du lịch sinh thái là " hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững"

Mặc dù khái niệm về DLST còn có những điểm chưa thống nhất và sẽ còn được hoàn thiện dần trong quá trình phát triển của nhận thức, song những đặc điểm cơ bản nhất của định nghĩa về DLST cũng đã được Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) tóm tắt lại như sau [19]:

Trang 16

- DLST bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên

mà ở đó mục đích chính của khách du lịch là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cũng như những giá trị văn hoá truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó

- DLST phải bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường

- Thông thường DLST được các tổ chức chuyên nghiệp và doanh nghiệp có quy mô nhỏ tổ chức cho các nhóm nhỏ du khách Các công ty lữ hành nước ngoài có quy mô khác nhau cũng có thể tổ chức, điều hành và/hoặc quảng cáo các tour DLST cho các nhóm du khách có số lượng hạn chế

- DLST hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự nhiên và văn hoá-xã hội

- DLST có sự hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn tự nhiên bằng cách :

Tạo ra những lợi ích về kinh tế cho địa phương, các tổ chức và chủ thể quản lý với mục đích bảo tồn các khu tự nhiên đó

Tạo ra các cơ hội về việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương

Tăng cường nhận thức của cả du khách và người dân địa phương về sự cần thiết phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá

1.1.2.2 Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái :

DLST là một loại hình du lịch, vì vậy DLST cũng bao gồm các đặc trưng của hoạt động du lịch nói chung, bao gồm :

- Tính đa ngành : Đối tượng được khai thác để phục vụ lọai hình du lịch sinh thái như sự hấp dẫn của cảnh quan, các giá trị văn hóa lịch sử Sản phẩm du lịch là tổng hợp của nhiều sản phẩm các nganh kinh tế khác

Trang 17

- Tính đa thành phần : Các đối tượng tham gia vào họat động du lịch nói chung rất đa dạng Khách du lịch, các nhà cung ứng du lịch, cộng đồng địa phương

-Tính đa mục tiêu : Hoạt động du lịch nói chung mang lại nhiều lợi ích

đa dạng như đáp ứng nhu cầu tham quan của khách, mang lại lợi ích về bảo tồn cảnh quan, nâng cao mức sống cho cộng đồng dân cư địa phương

- Tính liên vùng : Hoạt động du lịch không đơn thuần diễn ra ở một địa phương, một quốc gia mà thường liên kết các điểm du lịch, các tuyến du lịch liêng vùng, liên quốc gia

- Tính mùa vụ : Tuỳ vào loại hình du lịch mà hoạt động du lịch sẽ có tính mùa vụ rõ ràng hoặc không rõ ràng Tính mùa vụ trong du lịch thể hiện ở việc thời gian tập trong hoạt động du lịch với cường độ cao trong năm

- Tính chi phí : Biểu hiện ở chỗ mục đích chuyến đi du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ không nhằm mục đích kiếm tiền

- Tính xã hội hoá : Mọi thành phần trong xã hội có thể gián tiếp hoặc trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch

- Tính giáo dục cao về môi trường : DLST hướng con người tiếp cận gần hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn có giá trị cao về đa dạng sinh học và nhạy cảm về mặt môi trường Hoạt động DLST luôn lồng ghép nội dung giáo dục về môi trường, bảo vệ môi trường cho du khách và được coi là cầu nối nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường

-Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học: Từ vịêc giáo dục du khách về nội dung bảo vệ môi trường, hoạt động DLST sẽ dần dần giúp du khách hình thành ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững

Trang 18

- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương : các khái niệm về du lịch sinh thái hầu hết đều nhấn mạnh vai trò của cộng đồng địa phương Cộng đồng địa phương là chủ nhân các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho

du lịch Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động DLST sẽ có tác dụng trong việc giáo dục du khách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời nâng cao nhận thức và thu nhâp cho cộng đồng

Cochrane đã tổng kết các nguyên tắc của du lịch sinh thái [26]:

* Sử dụng thận trọng các nguồn tài nguyên môi trường, khuyến khích hoạt động bảo tồn và giảm thiểu các nguồn tiêu dùng gây rác rưởi

* Phát triển ở mức độ hợp lý và lồng ghép với các ngành kinh tế khác hoặc với các chiến lược sử dụng lãnh thổ

* Tạo nên những lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng đồng địa phương, những người có quyền được làm chủ trong hoạch định phát triển

*Các hoạt động xúc tiến thị trường cần chú trọng tới vấn đề môi trường, hạn chế tác động của du lịch đến các giá trị văn hóa truyền thống và

sự phát triển xã hội địa phương

*Có khả năng hấp dẫn số lượng du khách ngày càng tăng và thường xuyên đáp ứng cho du khách những trải nghiệm du lịch lý thú

* Khách du lịch cần được cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về khu vực đến thăm, đảm bảo tính giáo dục cao

Để đảm bảo cho việc thực hiện được các mục tiêu và đặc trưng của DLST đã nêu, trong quá trình trong quá trình phát triển của mình, DLST phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản [19]:

* Giáo dục nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường tự nhiên, qua đó tạo ý thức tham gia của khách du lịch vào các nỗ lực bảo tồn

Trang 19

Đây là một trong những nguyên tắc chính của DLST tạo sự khác biệt

cơ bản giữa DLST với các loại hình du lịch tự nhiên khác Với những hiểu biết mà du khách có được nhờ tham gia vào hoạt động DLST, thái độ cư xử của du khách được thay đổi và sẽ thể hiện bằng những nỗ lực hành động tích cực trong việc bảo tồn và phát triển những giá trị của môi trường tự nhiên và văn hoá bản địa ở khu vực mà du khách đặt chân đến

* Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái

tự nhiên

Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái bởi đó

là mục tiêu của hoạt động DLST và đảm bảo cho sự tồn tại của DLST

* Góp phần bảo vệ và phát huy văn hoá bản địa

Là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động DLST bởi các giá trị về văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường tự nhiên đối với một hệ sinh thái cụ thể Sự thay đổi hoặc xuống cấp tập tục sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có và

sẽ làm thay đổi hệ sinh thái đó Hậu quả của quá trình này sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động DLST

* Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST Nếu như các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và phần lớn lợi nhuận từ các hoạt động du lịch đều thuộc về các công ty thì ngược lại DLST sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình đóng góp cải thiện môi trường, nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương

Trang 20

Ngoài ra, DLST với sự tham gia của cộng đồng luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động của mình Cộng đồng người dân địa phương có thể tham gia các hoạt động dịch

vụ DLST như làm vai trò hướng dẫn viên (guider), đảm nhiệm chỗ nghỉ cho khách (homestay), cung ứng các nhu cầu về thực phẩm (food supply), về hàng lưu niệm cho khách (souvenir supply) Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc giảm sức ép của cộng động sống trong và ở vùng đệm các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên lên môi trường và đa dạng sinh học

Thông qua việc tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, nỗ lực bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực sẽ được phát huy bởi người dân địa phương sẽ nhận thức được sự gắn kết hữu cơ giữa việc bảo tồn và cuộc sống của họ, và chính họ sẽ là những người chủ thực sự, ngừơi bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa nơi diễn ra hoạt động DLST

1.1.2.3.Những yêu cầu cơ bản đối với tổ chức phát triển DLST:

Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được du lịch sinh thái là sự tồn tại

của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao

Điều này giải thích tại sao hoạt động du lịch sinh thái thường chỉ phát

triển ở các khu bảo tồn tự nhiên (natural reserve), đặc biệt ở các vườn quốc gia (natural park), nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinh học

cao và cuộc sống hoang dã Tuy nhiên điều này không phủ nhận sự tồn tại của một số hình thức du lịch sinh thái phát triển ở những vùng nông thôn (rural

tourism) hoặc các trang trại (farm tourism) điển hình

Yêu cầu thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của du lịch

sinh thái ở 2 điểm:

Trang 21

- Để đảm bảo khả năng giáo dục, nâng cao hiểu biết cho du khách , người hướng dẫn viên ngoài trình độ ngoại ngữ tốt cần phải có kiến thức về các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng

- Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi ở người điều hành sự tôn trọng nguyên tắc, có sự cộng tác chặt chẽ với các nhà quản lý các khu bảo tồn tự nhiên và cộng đồng địa phương nhằm góp phần tích cực vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, tạo việc làm và cải thiện cuộc sống cộng đồng địa phương

Yêu cầu thứ ba nhằm hạn chế tác động động tiêu cực của hoạt động du

lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường, theo đó du lịch sinh thái phải được

tổ chức có sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về ''sức chứa'' Sức chứa du lịch

theo tổ chức du lịch thế giới được hiểu là "mức độ sử dụng của khách tham quan mà một khu vực có thể cung cấp, đáp ứng ở mức độ cao cho du khách

và để lại rất ít tác động vào nguồn tài nguyên"

Khái niệm ''sức chứa'' được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học,

tâm lý học và xã hội [19]

Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du

khách mà khu vực có thể tiếp nhận

Về khía cạnh sinh học, sức chứa sinh thái/tự nhiên là lượng khách đến

vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt động của bản thân du khách và do tiện nghi mà họ sử dụng gây

ra

Về khía cạnh tâm lý, sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà

nếu vượt quá du khách cảm thấy hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác hay nói một cách khác mức độ thoả mãn của du khách

bị giảm xuống dưới mức bình thường do tình trạng quá tải

Trang 22

Về khía cạnh xã hội, sức chứa văn hoá xã hội là giới hạn mà tại đó bắt

đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động khác du lịch đến đời sống văn hoá - xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực

Do đó cần tổ chức để lượng khách chủ yếu tập trung chủ yếu trong khu chức năng dịch vụ không gây tác động lớn đến nguồn tài nguyên và môi trường, đa dạng sinh học ở lãnh thổ được tổ chức phát triển DLST

- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương: Để làm giảm sức ép của cộng đồng địa phương lên khu bảo tồn cần khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái Lợi ích từ hoạt động du lịch sinh thái phải được chia sẻ cho đa số dân cư Ngoài ra, mục tiêu của DLST là sử dụng nhiều nhất các nguồn lực địa phương, trong đó cộng đồng địa phương - người hiểu rõ nhất về tài nguyên – đóng vai trò quan trọng Do đó việc hoạch định các dự án, quy hoạch cần được sự tham gia góp ý của cộng đồng

1.1.2.5.Nội dung phát triển du lịch sinh thái :

Phát triển du lịch sinh thái là khai thác có hiệu quả những giá trị tiềm năng của DLST kèm theo các điều kiện về cơ sở hạ tầng, về cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh

và đáp ứng nhu cầu của du khách, đem lại lợi ích cho xã hội

Nội dung phát triển DLST cụ thể bao gồm [29]:

- Tăng cường hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học : Yếu tố cơ bản cho hoạt động của DLST chính là đa dạng sinh học Hoạt động phát triển du lịch sinh thái phải đi đôi với việc tăng cường đầu tư cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học nhằm đảo bảo được nguồn tài nguyên sinh thái bền vững

Nội dung của việc tăng cường hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học thể hiện ở các góc độ : nghiên cứu đánh giá thực trạng đa dạng sinh học, duy trì bảo vệ các nguồn gien, xây dựng các khu bảo tồn và tăng cường công tác bảo

vệ môi trường, hỗ trợ phát triển cộng đồng địa phương

Trang 23

- Phát triển các tuyến, điểm DLST : Đây là một nội dung quan trọng của hoạt động phát triển DLST Đa dạng hóa các điểm du lịch, tuyến du lịch sinh thái phục vụ khách đồng thời với việc đảm bảo phát triển bền vững

-.Đa dạng hóa sản phẩm du lịch sinh thái: Đa dạng hình thức tổ chức các hoạt động DLST, các loại hình dịch vụ ăn nghỉ, vui chơi giải trí cho khách tại các điểm, tuyến du lịch sinh thái Sự gia tăng về số lượng và chủng loại sản phẩm DLST phản ánh về mức độ hấp dẫn của điểm đến cũng như khả năng thu hút khách du lịch

- Nâng cao chất lượng sản phẩm DLST: Đi đôi với việc đa dạng hóa sản phẩm DLST là công tác đảm bảo và tăng cường chất lượng của sản phẩm DLST nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch

Vấn đề nâng cao chất lượng của sản phẩm DLST cần có sự kết hợp của nhiều thành phần tham gia vào hoạt động này như các doanh nghiệp, các nhà quản lý, cộng đồng địa phương

- Phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch: Phát triển các tiện nghi vật chất và phương tiện kỹ thuật tham gia vào việc cung ứng các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách như các cơ sở lưu trú, các nhà hàng phục vụ ăn uống Việc phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật du lịch phải phù hợp với quy hoạch, kiến trúc, quy mô và đặc trưng của điểm DLST

Phát triển cơ sở hạ tầng địa phương nơi có hoạt động du lịch sinh thái

sẽ giúp cho việc khai thác các tài nguyên du lịch sinh thái được dễ dàng hơn, khách du lịch sẽ tiếp cận dễ hơn với điểm, tuyến DLST và cộng đồng dân cư địa phương sẽ được hưởng lợi từ hoạt động DLST

- Phát triển nguồn nhân lực du lịch : Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực lao động quyết định đến chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng Do

đó, để phát triển hoạt động DLST cần nâng cao trình độ quản lý, kỹ nâng

Trang 24

nghiệp vụ chuyên môn, nhận thức và hiểu biết về môi trường của nguồn nhân lực du lịch Đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên, những người trực tiếp giao tiếp và cung cấp thông tin tới khách

- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý phát triển du lịch sinh thái:

Cơ chế và chính sách của Nhà nước cần được hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện cho hoạt động du lịch sinh thái Các chính sách cụ thể như chính sách về thuế, tín dụng, đào tạo, ưu đãi đầu tư, v.v cần được thống nhất và đồng bộ hóa nhằm tạo môi trường tốt hơn cho sự phát triển của các hoạt động du lịch sinh thái

- Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và quảng bá xúc tiến du lịch sinh thái : phát triển DLST phải gắn liền với việc tăng cường nghiên cứu, xác định rõ thị trường mục tiêu Việc quảng bá, xúc tiến phải đẩm bảo nội dung đầy đủ các thông tin cần thiết; lựa chọn phương tiện, thời điểm thích hợp đến từng phân đoạn thị trường nhằm giới thiệu các sản phẩm DLST cũng như làm tăng nhu cầu du khách

1.1.2.6 Tài nguyên du lịch sinh thái :

Khái niệm về tài nguyên du lịch đã được đưa ra trong Luật Du lịch, theo đó tài nguyên du lịch là " cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử- văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố

cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch"

Tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên

du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó Tuy nhiên không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là tài nguyên DLST, mà chỉ có các thành phần tự nhiên và các giá trị

Trang 25

văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác để tạo ra sản phẩm DLST, phục vụ cho hoạt động DLST mới được coi là tài nguyên DLST

Đặc điểm của tài nguyên DLST [19]:

- Tài nguyên DLST phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc có sức hấp dẫn lớn: Các tài nguyên DLST chủ yếu được hình thành từ

tự nhiên do đó tài nguyên DLST rất đa dạng Có nhiều hệ sinh thái đặc biệt, nơi sinh trưởng, tồn tại và phát triển của nhiều loài sinh vật đặc hữu quý hiếm tất cả đều được coi là nhưng tài nguyên DLST đặc sắc, có sức hấp dẫn lớn với khách du lịch

- Tài nguyên DLST thường rất nhạy cảm với các tác động : So với các tài nguyên du lịch khác, tài nguyên DLST rất nhạy cảm với các tác động của con người Sự thay đổi tính chất của bất kì thành phần cấu thành nào cũng dẫn tới sự thay đổi thậm chí biến mất của cả hệ sinh thái và khiến cho tài nguyên DLST bị ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau

- Tài nguyên DLST có thời gian khai thác khác nhau : Tài nguyên DLST có loại có thể khai thác quanh năm, cũng có loại chỉ được khai thác vào một thời điểm nhất định trong năm Điều này phụ thuộc vào quy luật diễn biến tự nhiên cuả các hệ sinh thái Như vậy để khai thác có hiệu quả tài nguyên DLST, các nhà quản lý, tổ chức điều hành cần nghiên cứu cụ thể và nắm bắt được quy luật của các hệ sinh thái cũng như các tài nguyên DLST khác

- Tài nguyên DLST thường nằm xa các khu dân cư và được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch: các tài nguyên DLST thường nằm xa các khu dân cư vì đặc tính nhạy cảm với tác động của con người Cũng giống như các tài nguyên du lịch khác, tài nguyên DLST thường được khai thác tại chỗ để phục vụ nhu cầu của du khách Do đó, để hoạt động DLST có hiệu

Trang 26

quả, cần đầu tư cơ sở vật chất kỹ thụât, hạ tầng để du khách có thể tiếp cận dễ dàng với các khu vực tiềm năng

- Tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài : DLST là loại hình du lịch chủ yếu dựa vào các tài nguyên tự nhiên Tài nguyên tự nhiên có khả năng tự phục hồi, tái tạo tương đối lớn Tuy nhiên việc khai thác DLST không đi đôi với công tác bảo tồn sẽ dẫn đến việc biến mất các tài nguyên DLST như các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm

Các lọai tài nguyên DLST cơ bản :

Các hệ sinh thái điển hình và đa dạng sinh học : Các HST này đa số tập trung tại các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên và được bảo vệ nghiêm ngặt

- HST rừng nhiệt đới (rừng thường xanh, rừng rụng lá theo mùa, v.v.)

- HST núi cao

- HST đất ngập nước

- HST biển đảo, trong đó hệ sinh thái san hô có giá trị đặc biệt

- HST nông nghiệp

Các tài nguyên du lịch sinh thái đặc thù:

- Miệt vườn : Một dạng đặc biệt của HST nông nghiệp Miệt vườn là các khu chuyên canh trồng cây quả, cây cảnh Cảnh quan thiên nhiên và tính cách sinh hoạt của người dân nơi đây đã trở thành một nét độc đáo thu hút khách du lịch

- Sân chim: Là một hệ sinh thái đặc biệt ở những khu vực đất rộng từ vài đến vài trăm hécta, hệ thực vật phát triển, có khí hậu và địa hình phù hợp với điều kiện sống và di cư của một số loài chim Loại tài nguyên DLST này có sức hấp dẫn lớn với các khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài

- Cảnh quan tự nhiên: Là sự kết hợp tổng thể các thành phần tự nhiên bao gồm địa hình, thực vật…

- Văn hoá bản địa : cùng với các tài nguyên thiên nhiên, nét độc đáo

Trang 27

trong văn hoá bản địa của cộng đồng địa phương cũng là điểm hấp dẫn du khách Các giá trị văn hoá bản địa giúp du khách có cái nhìn rõ hơn về nếp sống, phong tục tập quan địa phương nơi đang tham quan Các giá trị văn hoá thường được khai thác phục vụ DLST bao gồm : đặc điểm sinh hoạt của cộng đồng với các lễ hội truyền thống; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các di tích lịch sử văn hoá, khảo cổ gắn với đặc điểm tự nhiên ở các lãnh thổ địa lý khác nhau; v.v.

1.1.3.Mối quan hệ giữa phát triển DLST và bảo tồn tự nhiên :

- Quan hệ cùng tồn tại : quan hệ này xảy ra khi có rất ít mối quan hệ

giữa hoạt động bảo tồn tự nhiên và hoạt động du lịch hoặc 2 hoạt động này tồn tại một cách độc lâp Trên thực tế quan hệ này rất ít khi xảy ra vì hoạt động du lịch sinh thái chủ yếu là dựa trên các tài nguyên tự nhiên, tuy nhiên cũng như những loại hình du lịch khác, tác động của hoạt động du lịch sinh thái tới việc bảo tồn tự nhiên là không thể tránh khỏi, mặc dù ở mức độ thấp hơn nhiều Thường thì trong giai đọan đầu của hoạt động phát triển du lịch, mức độ sử dụng tài nguyên còn thấp, mối quan hệ thường được thể hiện ở quan hệ cùng tồn tại Lúc này hoạt động du lịch và bảo tồn tự nhiên ít có ảnh hưởng tới nhau và song song tồn tại Tuy nhiên dạng quan hệ này rất khó duy trì lâu dài, đặc biệt khi hoạt động du lịch phát triển hơn với mức độ sử dụng tài nguyên cao hơn và những tác động đến môi trường, đa dạng sinh học và các giá trị tự nhiên cũng rõ rệt

- Quan hệ cộng sinh : là mối quan hệ mà trong đó cả du lịch nói chung,

DLST nói riêng, và bảo tồn tự nhiên đều nhận được những lợi ích từ mối quan

hệ này và có sự hỗ trợ lẫn nhau Mối quan hệ này thường xuất hiện khi du lịch

đã phát triển ở mức độ nhất định và hoạt động du lịch được quản lý theo quy hoạch phù hợp với các quy luật tự nhiên, có lợi cho bảo tồn và DLST Trong

Trang 28

đó, những giá trị của tự nhiên vẫn được bảo tồn và chất lượng sản phẩm DLST được đảm bảo, lợi ích của ngành du lịch và khu vực được tăng cường

- Quan hệ mâu thuẫn: sự hiện diện của du lịch, đặc biệt là du lịch đại

chúng (mass tourism) sẽ có những tác động ở những mức độ khác nhau làm tổn hại đến nỗ lực bảo tồn tự nhiên Mối quan hệ này sẽ nảy sinh trong quá trình phát triển du lịch nói chung, DLST nói riêng, mà không quan tâm thích đáng tới công tác bảo tồn, có những tác động tiêu cực tới môi trường Trên thực tế khi hoạt động du lịch phát triển đơn thuần vì các lợi ích kinh tế thì tất yếu sẽ dẫn đến quan hệ mâu thuẫn giữa du lịch, bao gồm cả DLST, và bảo tồn thiên nhiên

1.4 Bài học kinh nghiệm về phát triển DLST trên thế giới và tại Việt Nam

1.4.1.Trên thế giới :

1.4.1.1 Sự thành công của một dự án DLST ở quy mô nhỏ và phát triển cộng

đồng (quốc gia Tanzania)

Công ty Oliver’s Camp, thuộc quốc gia Tanzania, được thành lập vào năm 1992 Đây là một doanh nghiệp kinh doanh du lịch thương mại tự bỏ vốn

đã thúc đẩy công tác bảo tồn dựa vào cộng đồng Công ty có dự án với mục tiêu phát triển một sản phẩm du lịch thương mại hiệu quả trong khi vẫn đem lại những kết quả bảo tồn tích cực và lợi ích kinh tế cụ thể từ du lịch cho người dân Maasai ở các làng Loboir Soit và Emboreet dọc theo khu vực hoang dã rải rác ở phía đông vườn quốc gia Tarangire Do vậy Công ty đã đưa ra đề xuất với hai làng trên và Cục bảo vệ động vật hoang dã của Tanzania, để thành lập và một khu vực thiên nhiên rộng khoảng 320 km2

bao gồm hai làng Emboreet và Loboir Soit, trong đó khu vực hạt nhân bảo vệ động vật hoang dã rộng 20km2

thuộc phần đất của làng Emboreet Người ta

dự kiến thu lệ phí bảo vệ động vật hoang dã là 12 US$ đối với mỗi du khách,

Trang 29

số lệ phí này sẽ được chia sẻ cho hai làng Con số này là hợp lý và đã được các dân làng ủng hộ Tuy nhiên, Công ty Oliver’s Camp đưa ra những yêu cầu sau đối với người dân hai làng, đó là:

- Không được thả gia súc ra khu vực hạt nhân bảo vệ động vật hoang

Dự án này được nhìn nhận là một kế hoạch sử dụng không phá huỷ đời sống hoang dã Một hợp đồng ngắn hạn ban đầu là 6 tháng cho phép công ty bắt đầu các hoạt động du lịch sinh thái, và sau đó là một hợp đồng cho thuê đất dài hạn hơn (99 năm) với các làng Công ty đã sử dụng nhiều thời gian và tiền bạc để tiến hành giáo dục dân làng địa phương về bản thân các hoạt động DLST, về lợi ích kinh tế tiềm tàng đối với cộng đồng, và về lợi ích bảo tồn lâu dài đối với đất đai thuộc quyền sở hữu của cộng đồng Giữa năm 1993 và

1997, đã có trên 40.000 US$ được tạo ra từ các hoạt động du lịch và được thanh toán trực tiếp cho hai làng theo đúng hợp đồng cho thuê Từ những ngày đó, số tiền thu được từ các hoạt động du lịch được dùng để bảo hành giếng và máy bơm nước của làng, mở rộng trường học của làng, mua lương thực thực phẩm cho dân làng trong thời kỳ hạn hán, ngoài ra số tiền đó còn được chi cho các dự án khác của làng và các nhu cầu do dân làng đề xuất Đây là một ví dụ về sự thành công của dự án du lịch mang lại lợi ích cho sự phát triển cộng đồng địa phương

1.4.1.2 Dự án khu Bảo tồn tự nhiên Annapurna, Nepal

Trang 30

Được bao quanh bởi một số ngọn núi cao nhất trên thế giới và bị chia cắt bởi những thung lũng sâu, vùng Annapurna ở Nepal là một vùng đất khắc nghiệt Có hơn 40.000 người thuộc các dân tộc và tôn giáo khác nhau sống ở đây từ nhiều thế kỷ nay Do điều kiện thời tiết thay đổi rất đa dạng, từ tiểu nhiệt đới đến ôn đới và khô cằn, vùng Annapurna được phú cho một môi trường thiên nhiên tuyệt vời với các loại động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng, ví dụ như loài báo tuyết đang có nguy cơ tuyệt chủng, loại cừu xanh , hơn 100 loại phong lan và một vài khu rừng đỗ quyên lớn nhất trên thế giới Hầu hết cư dân ở đây là nông dân, họ sống nhờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú trong vùng và họ tự phát triển kiểu quản lý truyền thống của riêng họ

Du lịch đi bộ (trekking tourism) đã phát triển từ hai thập kỷ nay ở vùng này, và nó làm xáo trộn sự cân bằng sinh thái giữa đất đai và cuộc sống ở Himalaya Những nhu cầu quá đáng của du khách, cộng với sự phát triển dân

số trong vùng đã làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt và vùng đất đang gần trong tình trạng khủng hoảng

- Mỗi năm có 36.000 du khách đi cùng 36.000 người khuân vác đến thăm vùng Annapurna nơi sinh sống của khoảng 40.000 người dân địa phương mà hầu hết là nông dân

- Khoảng 60% du khách tập trung đến vùng này vào bốn tháng trong năm là các tháng I, II, XI, XII Họ chỉ tập trung thăm quan một số địa điểm, kết quả là đã gây ra những tác động xấu lên cả những giá trị văn hoá địa phương và cả môi trường tự nhiên

- Do hiện 86% nguồn năng lượng của Nepal lấy từ rừng, do đó việc phát triển du lịch với nhu cầu củi đốt tăng đã làm cho các khu rừng ở khu vực này ngày càng trở nên cạn kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tồn tại của các

hệ sinh thái tự nhiên ở những nơi du lịch phát triển như vùng Annapurna

Trang 31

Kết hợp với Trung tâm đào tạo và du lịch quản lý khách sạn, Ban giám đốc quản lý dự án khu bảo tồn Annapurna (ACAP) đã đưa ra chương trình giảng dạy hợp nhất về các vấn đề chuẩn bị thức ăn, cải thiện điều kiện vệ sinh, giá cả thực đơn, chi phí thấp, các thiết bị tiết kiệm nhiên liệu phù hợp, chú trọng sự an toàn và an ninh của du khách Một khoá đào tạo dài ngày được cung cấp cho người dân ở nhiều khu vực của vùng Annapurna Sau khoá học, một Uỷ ban quản lý lều du lịch được thành lập Hiện nay, các khách sạn

ở Chhomrong và tất cả các khu nhà trọ du lịch trong vùng bảo tồn đã an toàn

và sạch sẽ hơn và đã thiết lập các thiết bị công nghệ tiết kiệm nhiên liệu, như các loại bếp sử dụng năng lượng mặt trời…

b) Kiểm soát ô nhiễm và rác thải

Hầu hết các nhà trọ du lịch ở Annapurna đều không có phòng vệ sinh,

ngay cả ở khu nhà trọ du lịch lớn nhất Annapurna Các loại rác thải như các loại chai rỗng và vỏ hộp cũng bị vứt bừa bãi, và có thể gây ra các vấn đề xấu

Để giải quyết vấn đề này, Đầu tiên, ACAP lập quỹ cho các chủ lều trọ du lịch vay tiền để xây dựng phòng vệ sinh Hiện nay, tất cả các nhà trọ đều đã xây dựng phòng vệ sinh và hầm chứa chất thải

Trang 32

ACAP bắt đầu một chiến dịch về vấn đề vệ sinh, môi trường tuyên truyền cho dân địa phương, học sinh, sinh viên ở các trường học địa phương

và các nhân viên của ACAP Chiến dịch này rất có hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho người dân địa phương

ACAP cũng đưa ra bộ luật về giảm thiểu tác động môi trường và sách hướng dẫn phân phát cho tất cả các du khách tới vùng Annapurna Việc làm này cung cấp những thông tin cơ bản cho du khách để họ có sự chuẩn bị trước Thêm vào đó, ACAP còn lập ra các trung tâm thông tin cho du khách ở nhiều địa điểm khác nhau nơi có đầy đủ các thông tin cần thiết bao gồm cả việc chiếu các băng video cho du khách

Sau khi hoạt động được hơn 5 năm, có rất nhiều vấn đề được cải thiện trong bảo vệ môi trường tự nhiên và văn hoá ở Annapurna như:

- Các khu nhà trọ sạch sẽ và thoải mái hơn

- Người ta sử dụng lượng củi ít hơn, họ chuyển sang sử dụng các loại phương tiện dùng năng lượng mặt trời

- Vấn đề chuẩn bị thức ăn cho du khách cũng được cải thiện

- Việc săn bắn bị cấm hoàn toàn

- Người dân địa phương được cung cấp các công việc tạo thu nhập như nuôi gia cầm, dệt thảm, trồng rau…Điều này có nghĩa dân địa phương ngày càng có nhiều thu nhập

1.4.2 Ví dụ về phát triển DLST không bền vững

1.4.2.1.Đảo Galaparos - Ecuado

Ngày nay, quần đảo Galapagos trở thành một điểm du lịch dựa vào thiên nhiên nổi tiếng nhất trên thế giới Du khách tới đây để được quan sát loài rùa biển Galapagos độc nhất trên thế giới, loài nhông biển và nhông đất, thằn lằn, loài chim cốc không bay được, chim cánh cụt, chim hải âu lớn, chim

Trang 33

sẻ Galapagos và các loài động vật bản xứ khác Số lượng loài đặc hữu lớn ở vùng đảo này đã khiến Galapagos trở thành một môi trường lý tưởng và độc nhất để bảo tồn, tìm hiểu và tiến hành các nghiên cứu về môi trường sinh thái

có giá trị Tuy nhiên do lịch sử địa chất, lượng mưa thấp và số lượng loài đặc hữu lớn đã khiến quần đảo này trở thành một môi trường sinh thái nhạy cảm

Vào năm 1959, Ecuador quyết định thành lập vườn quốc gia từ 97% trong số 8.000 km2 tổng diện tích quần đảo (tất cả các hòn đảo trừ những khu vực có dân cư) Năm 1969, hoạt động du lịch đầu tiên bắt đầu khi Metropolitan Touring - Công ty du lịch lớn nhất Ecuador sử dụng máy bay quân đội đưa du khách đến quần đảo Năm 1971, vườn quốc gia Galapagos đặt ra các qui tắc bảo tồn cho vườn và yêu cầu tất cả các nhóm du khách phải

có hướng dẫn viên được đào tạo cẩn thận Tuy nhiên điểm nhấn mạnh của các qui tắc này là phải cố gắng giữ không để du khách lên đảo nếu có thể Các thuyền du lịch được thiết kế để có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu của du khách như cắm trại, ăn uống, phòng nghỉ… ý tưởng giữ chân du khách trên thuyền giúp giảm thiểu những tác động xấu của du khách lên môi trường và dân đảo

Vườn quốc gia được phân vùng để cho phép các mức sử dụng khác nhau, bao gồm một khu vực cho phép 90 du khách từ một chiếc thuyền du lịch lớn lên đảo và khu vực khác cho phép khoảng trên 80 du khách từ 6 chiếc thuyền nhỏ - mỗi thuyền 12 du khách - lên đảo Số lượng du khách tăng gấp

ba lần trong vòng 10 năm gần đây Lượng khách quốc tế tăng 91% và lượng khách nội địa tăng 245% Nhu cầu du lịch vượt trội hơn nhiều mức hạn chế về

số lượng du khách do Ban quản lý quần đảo qui định Sự bùng nổ du lịch đã dẫn tới sự tăng lên nhanh chóng về lượng người và cơ sở hạ tầng Số lượng du khách gia tăng đã dẫn tới một số tác động tiêu cực về môi trường Có hiện tượng xói mòn các con đường - hầu hết là đường cát, các loài thực vật và

Trang 34

động vật bị ảnh hưởng vì các hướng dẫn viên cho phép du khách đứng vây xung quanh các loài động vật hoặc rời khỏi các con đường để chụp ảnh Kết quả là chất lượng của các chuyến du lịch bị suy giảm và các du khách mất cảm giác khám phá

Sự kiểm soát lượng du khách hầu như không được chú trọng, điều đó dẫn tới hiện tượng quá tải vốn là hiện tượng thường chỉ xảy ra trong các hoạt động du lịch tập thể chứ không phải trong hoạt động DLST Bên ngoài vườn quốc gia xảy ra hiện tượng bùng nổ dân số không thể tin được trên diện tích 3% đất đảo Người dân từ đất liền đổ xô đến Galapagos để tìm cơ hội việc làm từ ngành du lịch Dân số đảo tăng từ vài trăm người vào những năm 40, lên đến 6.000 người vào đầu thập kỷ 80, 9.000 người vào đầu thập kỷ 90, và 12.000 người năm 1994 40% số lao động có việc làm liên quan trực tiếp đến

du lịch như làm trong các khách sạn nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch và các việc làm khác

Mức phí vào cửa vườn quốc gia Galapagos chia ra làm hai cấp Năm

1992, phí vào cửa vườn quốc gia Galapagos là 12.000 sucres (khoảng 10 USD) cho du khách trong nước, và 80 USD cho du khách nước ngoài Cho tới tận gần đây, số tiền thu được từ các vườn quốc gia, bao gồm cả Galapagos, được gửi vào Ngân hàng trung tâm ở Ecuador Từ năm 1988 trở lại đây, khoảng 20% trên tổng số phí thu được từ du khách được phân phối lại cho Ban dịch vụ vườn quốc gia Galapagos Năm 1980, ngân sách của vườn quốc gia Galapagos là 4.000.000 sucres, và tăng lên 190.000.000 sucres (khoảng 190.000 USD) vào năm 1991 Tuy nhiên ngân sách vào năm 1991 không đủ chi cho công việc tuần tra bảo vệ, duy trì các trang thiết bị và khắc phục những vấn đề do hoạt động du lịch gây ra

Gần đây, những hoạt động như đánh bắt tôm hùm, cá mập, và hải sâm

để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đã dẫn tới các cuộc xung đột thực sự ở

Trang 35

Galapagos Cho dù thực tế là du lịch mang lại cho Galapagos nguồn thu nhập đáng kể, nhưng chính quyền vẫn kiên quyết ban hành một số chính sách để kìm hãm sự phát triển và tăng trưởng du lịch ở Galapagos, để hạn chế, thậm chí ngừng việc đánh bắt trái phép các nguồn tài nguyên biển có giá trị gắn liền với các giá trị đa dạng sinh học của VQG Rõ ràng rằng, những người dân nhập cư gần đây ở quần đảo Galapagos - mặc dù tỷ lệ việc làm phụ thuộc vào ngành du lịch rất cao- không một chút quan tâm đến sự tồn tại lâu dài củaVQG hoặc các nguồn tài nguyên thiên nhiên hoang dã Thật đáng tiếc, Galapagos - vốn là một ví dụ điển hình về doanh thu kỷ lục từ DLST - lại là một ví dụ rõ ràng về các cuộc xung đột xung quanh quyền sử dụng biển và đất

1.4.2.2.Khu dự trữ tự nhiên Tangkoko Dua Saudara - Indonesia

Khu dự trữ tự nhiên Tangkoko DuaSaudara nằm ở phía Bắc tỉnh Sulawesi và có tổng diện tích là 88.000ha Khu dự trữ có sự đa dạng sinh học

và số lượng loài đặc hữu thuộc mức cao trên thế giới Khu dự trữ đáp ứng được một số tiêu chí có thể giúp cho loại hình DLST thành công Đặc biệt khu

dự trữ nằm rất gần trung tâm tỉnh Sulawesi và có thuận lợi là có thể quan sát các loài động vật hoang dã một cách dễ dàng Du khách nước ngoài đến khu

dự trữ gia tăng từ 50 người/ năm vào cuối những năm 70 lên đến 634 du khách năm 1990, 1.515 du khách năm 1993 Số lượng du khách trong nước là xấp xỉ 300 người/năm Theo báo cáo điều tra các du khách thì du khách rất hài lòng về hoạt động du lịch quan sát các loài động vật hoang dã; tuy nhiên

họ bầy tỏ sự không hài lòng với Ban quản lý khu dự trữ do không ngăn chặn được các vấn đề săn bắn bừa bãi, cháy rừng, rác thải và thiếu sự quản lý đối với du khách Du khách cũng mong muốn nhận được những thông tin có giá trị hơn và được những Hướng dẫn viên được đào tạo tốt hơn hướng dẫn

Trang 36

Sự thiếu tổ chức của du lịch của khu dự trữ Tangkodo đã dẫn đến nhiều tác động tiêu cực lên các động vật hoang dã Cộng đồng địa phương Macaque

đã bị ảnh hưởng xấu do du lịch và họ bị giảm thời gian chăn nuôi gia súc Có

3 nhà trọ nằm trong một làng, tất cả đều do các nhân viên bảo vệ khu bảo tồn

sở hữu và chúng cung cấp nguồn lợi thực sự cho bất kỳ làng nào nằm xung quanh khu dự trữ Các nhân viên bảo vệ khu dự trữ làm việc như các hướng dẫn viên Những người dân địa phương cũng làm việc như những hướng dẫn viên nếu nơi đó không có nhân viên bảo vệ ở đó Vì vậy những người dân địa phương duy nhất nhận được các lợi ích thường xuyên từ du lịch chính là những nhân viên bảo vệ khu dự trữ Mặc dù các nhân viên bảo vệ kiếm được thêm tiền từ dịch vụ hướng dẫn viên, nhưng đó cũng không phải là động cơ tích cực để họ tăng cường kiểm soát việc săn bắn Thực ra, thời gian các nhân viên bảo vệ làm hướng dẫn viên cho du khách chính là thời gian họ bỏ nhiệm

vụ bảo vệ khu dự trữ của mình

Khu dự trữ hầu như không hề giữ lại một chút gì trong phần lợi nhuận

từ du lịch 2% số tiền trong tổng doanh thu du lịch được Ban quản lý khu bảo tồn thu lại và số tiền này sau đó lại được chuyển lại cho chính quyền phía Bắc Sulawesi Số quỹ này không đủ để kiểm soát các hoạt động săn bắn bất hợp pháp Các hoạt động săn bắt này làm giảm số lượng của các loài khỉ đuôi ngắn sống trong khu dự trữ xuống còn 75% trong 15 năm qua

Hiện nay ở khu dự trữ Tangkoko DuaSaudara không hề có sự phát triển nào trong các kế hoạch quản lý để kiểm soát, quản lý hoặc thu lợi ích từ du lịch Người ta kết luận rằng “ mặc dầu các hoạt động du lịch đang được mở rộng nhanh chóng, nhưng người ta vẫn không nhận thức được đầy đủ những lợi ích địa phương do du lịch mang lại; khu dự trữ không tạo ra đủ số tiền để thực hiện việc quản lý và các động vật hoang dã đang bị ảnh hưởng xấu”

1.4.3.Tại Việt Nam :

Trang 37

Vườn quốc gia Cúc Phương là một trong những khu bảo tồn quan trọng

và đẹp nhất ở Việt Nam Chỉ với 2,5 giờ từ Hà Nội và 1,5 giờ từ Ninh Bình bằng ô tô hoặc xe máy là khách tham quan đã đến được Cúc Phương

Cúc Phương đã xây dựng được nhiều tuyến đi bộ trong rừng, với nội dung và thời gian khác nhau, du khách có thể lựa chọn cho mình những tuyến phù hợp Một số tuyến chính hiện đang được thực hiện: khám phá bí ẩn thiên nhiên Cúc Phương; tìm hiểu các giá trị khảo cổ Cúc Phương; tìm hiểu văn hoá bản địa Cúc Phương; tìm hiểu thiên nhiên, văn hoá và lịch sử Cúc Phương

Quan sát động vật hoang dã :tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, vườn

quốc gia có thể tổ chức tour xem động vật hoang dã ở trong rừng vào buổi tối Thực hiện tuyến này du khách sẽ có cơ hội được nhìn thấy một số loài động vật hoang dã ở Cúc Phương như: Sóc đen, Sóc bay, Hoẵng, Culi và một số loài thú ăn thịt nhỏ

Quan sát chim : Cúc Phương là một trong những điểm đa dạng nhất về

chim ở miền Bắc Việt Nam Với 307 loài đã phát hiện và thống kê được, trong đó có nhiều loài quý hiếm như: Gõ kiến đầu đỏ, Gà lôi trắng, Niệc nâu…, đặc biệt có nhiều là loài đặc hữu của Việt Nam và Đông Dương Vì vậy Cúc Phương đã trở thành một địa điểm không thể bỏ qua đối với các nhà khoa học và các nhà quan sát nghiên cứu chim

Đạp xe trong rừng : một trong những hình thức khám phá bí ẩn của

thiên nhiên Cúc Phương đó là đạp xe đạp xuyên qua rừng Đạp xe trong rừng

sẽ mang lại cho du khách không chỉ những cảm giác yên tĩnh, cảm nhận thực

sự về thiên nhiên mà còn giúp cho du khách có được những cơ hội để khám phá những loài chim, động vật bí ẩn ở Cúc Phương (du khách có thể thuê xe đạp địa hình tại phòng lễ tân)

Quan sát các loài bò sát, lưỡng cư và côn trùng : Cúc Phương cũng là

điểm rất đa dạng về bò sát, lưỡng cư và côn trùng, nhiều loài là đặc hữu của

Trang 38

Cúc Phương và Việt Nam Một số loài dễ bắt gặp và có hình dạng kỳ lạ như: Rắn lục, Ếch xanh hay các loài bọ que…

Thăm các điểm đa dạng sinh học : Hiện tại Cúc Phương đã thống kê

được 43 điểm đa dạng sinh học, đây là kết quả từ sự hợp tác nghiên cứu giữa vườn quốc gia Cúc Phương và nhóm hợp tác nghiên cứu đa dạng sinh học quốc tế (ICBG) Thăm các điểm đa dạng sinh học này du khách sẽ có nhiều

cơ hội để học tập và tìm hiểu các loài thực vật nhiệt đới

Đến với Cúc Phương ngoài việc chiêm ngưỡng những vẻ đẹp của thiên nhiên nguyên sơ, du khách còn được thăm các công trình khoa học, các trong tâm bảo tồn đã và đang được thực hiện trong VQG

Trung tâm du khách : Trung tâm du khách được xây dựng với mục đích

cung cấp các thông tin về giá trị của tài nguyên thiên nhiên, môi trường Cúc Phương và nâng cao nhận thức bảo tồn đối với khách du lịch cũng như cộng đồng địa phương đang sinh sống xung quanh VQG

Vườn thực vật : vườn thực vật Cúc Phương được xây dựng năm 1975

nhằm mục đích gây trồng và bảo tồn nguồn gen các loài thực vật quý hiếm của Cúc Phương, Việt Nam và một số loài trên thế giới Đây cũng là nơi nuôi bán hoang dã một số loài động vật như: Voọc, Vượn, Hươu, Nai Vườn thực vật là nơi có không gian yên tĩnh, không khí trong lành, vì vậy đây là địa điểm hấp dẫn và phù hợp cho việc đi bộ Đặc biệt vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, tại đây du khách có thể bắt gặp một số loài chim quý hiếm, may mắn hơn có thể bắt gặp các loài vượn, voọc đang chuyền cành

Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng (EPRC) : được thành lập năm 1993,

Trung tâm hiện đã và đang cứu hộ 130 cá thể Vượn, Voọc và Culi, thuộc 15 loài và phân loài, trong đó có một số loài là loài đặc hữu của Việt Nam Đặc biệt hơn Trung tâm đã rất thành công trong chương trình cho động vật hoang

dã sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt và thả lại môi trường bán hoang dã, tạo

Trang 39

điều kiện cho việc thả động vật trở lại tự nhiên trong tương lai Trung tâm là một trong những điểm tham quan nổi bật ở Cúc Phương

Để thăm trung tâm, du khách bắt buộc phải có hướng dẫn viên của vườn quốc gia đi cùng và tuân thủ mọi nội quy của trung tâm đề ra

Chương trình bảo tồn thú ăn thịt nhỏ : Trong 10 năm qua Cúc Phương

cũng đã thực hiện chương trình bảo tồn đối với loài thú ăn thịt nhỏ Khởi đầu

là Chương trình bảo tồn và cho sinh sản đối với loài Cầy vằn, hiện chương trình đang được mở rộng lên tầm cỡ quốc gia, tập trung bảo tồn một số loài như: Cầy, Chồn, Rái cá, Tê tê Ngoài công tác bảo tồn các loài thú, Chương trình cũng đã và đang thực hiện công tác nghiên cứu ngoài thực địa, tập huấn cho lực lượng kiểm lâm và nâng cao nhận thức bảo tồn đối với khách du lịch Cầy vằn là loài thú ăn thịt nhỏ rất nhạy cảm và chủ yếu hoạt động vào ban đêm vì thế đây là điểm không dành cho khách tham quan

Trung tâm bảo tồn rùa (TCC) : Trung tâm bảo tồn rùa được thành lập

nhằm cứu hộ các loài rùa được tịch thu từ các vụ buôn bán trái phép Hiện tại Trung tâm đang cứu hộ với tổng số 16 loài rùa nước ngọt và rùa trên cạn, nhiều loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do môi trường sống bị phá huỷ hoặc bị săn bắt làm dược liệu, thực phẩm Trung tâm cũng đã và đang tập trung vào việc cho sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt đối với 5 loài rùa khác nhau và thực hiện công tác nâng cao nhận thức bảo tồn cũng như tổ chức nghiên cứu khoa học

Những biện pháp đã được Ban quản lý VQG áp dụng để vừa hấp dẫn

du khách vừa đảm bảo cho công tác bảo tồn:

- Tăng cường việc giới thiệu thông tin, phổ biến nội quy của VQG thông qua hệ thống các sơ đồ, biển báo và qua nội dung thông tin mà hướng dẫn viên cung cấp cho du khách

Trang 40

-Có nhân viên thu gom rác, vệ sinh thường xuyên các khu đón khách, trên các tuyến điểm thăm quan sau những ngày đông khách

- Đặt các thùng rác, biển báo nhắc nhở tại những điểm tham quan chính nhằm tác động tới ý thức của khách tham quan

Sau quá trình thực hiện các dự án và tổ chức hoạt động DLST cho du

khách tuân theo các nguyên tắc của du lịch sinh thái, hiện nay tại Cúc Phương hoạt động DLST phát triển đồng thời với các hoạt động bảo tồn, đem lại lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương Các du khách trước khi vào tham quan đều được giáo dục môi trường và cung cấp thông tin về những biện pháp bảo

vệ môi trường trong quá trình tham quan tại trung tâm du khách ngay khi cổng VQG Mô hình này cần được nhân rộng ra khắp các VQG và KhuBTTN trong cả nước

Các bài học rút ra từ kinh nghiệm các nước và có thể áp dụng tại Việt Nam:

(i) Quán triệt tinh thần phát triển DLST và bền vững trong các hoạt động DLST nói riêng và hoạt động du lịch nói chung

(ii) Quy hoạch phát triển DLST theo hướng bền vững và gắn với phát triển cộng đồng Đảm bảo cân bằng giữa phát triển DLST với bảo tồn Quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường, chia sẻ lợi ích từ hoạt động DLST với cộng đồng địa phương

(iii)Tăng cường đầu tư phát triển DLST; có các biện pháp để các thành phần kinh tế tham gia tích cực đầu tư vào hoạt động DLST Sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng

(iv) Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm DLST, tạo ra các sản phẩm DLST mang tính đặc thù kết hợp với các loại hình du lịch khác nhằm khai thác hợp lý các tiềm năng, thế mạnh của các vùng

Ngày đăng: 08/02/2021, 20:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w