1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

D.an de thi HKI N.van9 (10-11) B.Phuoc

4 294 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 55 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học :2010-2011 MÔN: Ngữ văn lớp 9 Đề chính thức CÂU 1:Ý nghĩa của đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều"(trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) là: Thể hiện tấm lòng thương cảm, xót xa trước thực trạng con người bị chà đạp. Lên án hành vi, bản chất xấu xa của kẻ buôn người . CÂU 2 : Trong văn bản "Lặng lẽ Sapa", Nguyễn Thành Long đã xây dựng tình huống truyện rất tự nhiên. Đó là: - Cuộc gặp gỡ của anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ (khi xe của họ dừng lại nghỉ) tại trạm khí tượng trên núi cao. Tác giả tạo ra tình huống đó nhằm mục đích: Làm cho người đọc có thể cảm nhận được chủ đề tư tưởng của tác phẩm qua nhân vật. Nhân vật chính là anh thanh niên làm công tác khí tượng chỉ hiện ra trong chốc lát, đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một cách ấn tượng, một "kí họa chân dung" về anh rồi dường như anh lại khuất lấp trong cái lặng lẽ muôn thuở của núi rừng Sapa. CÂU 3: Chép đúng đoạn thơ (về số dòng, số câu, không sai chính tả). Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. -Từ :" miệng, chân, tay" được dùng theo nghĩa gốc. - Từ :" vai, đầu" được dùng theo nghĩa chuyển. - Từ "vai" theo phương thức hoán dụ, từ" đầu" theo phương thức ẩn dụ. CÂU 4 : Nghĩa của các thành ngữ: "Lúng búng như ngậm hột thị": cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch -> liên quan đến phương châm hội thọai cách thức. "Ông nói gà, bà nói vịt" : trong giao tiếp mỗi người nói một đằng, lạc đề, không khớp nhau, không hiểu nhau -> liên quan đến phương châm hội thọai quan hệ. CÂU 5: * Yêu cầu chung: a. Hình thức: Viết đúng thể loại văn tự sự. Nội dung kể dựa vào truyện có sẵn nhưng thay đổi ngôi kể. Cần tưởng tượng thêm chi tiết, kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm, biểu cảm và nghị luận để làm nổi bật nhân vật và chủ đề tác phẩm. b. Nội dung: Tập trung làm rõ thái độ, tâm trạng suy nghĩ tình cảm của nhân vật bé Thu để làm nổi bật: tình thương cha sâu sắc, mạnh mẽ nhưng cũng rất dứt khoát rạch ròi, cá tính cứng cỏi, ương ngạnh nhưng vẫn hồn nhiên ngây thơ của bé Thu. * Yêu cầu cụ thể: - Giới thiệu khái quát hoàn cảnh sống của bé Thu( sống với ai? Hoàn cảnh xã hội lúc đó như thế nào? Luôn nhớ ai?) - Sự bất ngờ khi gặp ba và nỗi sợ hãi khi thấy vết sẹo trên má của ba. - Trong 3 ngày ba ở nhà, khi má bắt phải gọi ông Sáu là ba, khi mời ba vô ăn 1,0 đ 0,5 đ 0,5 đ 1,0 đ 0,25 đ 0,25đ 0,5đ 0.,5 đ 0,5 đ 1,0 đ 1 cơm, khi cơm sôi, - Trong bữa cơm, có thái độ phản ứng quyết liệt khi ông Sáu gắp cho cái trứng cá và bị ông Sáu đánh vì ông quá giận. - Lúc bà ngoại cho biết sự thật về vết sẹo trên má của ba. - Trong cảnh chia tay với ba - Những kỉ niệm sâu sắc đó luôn làm cho bé Thu nhớ ba, yêu thương ba nhiều hơn, chính điều đó giáo dục bé Thu trở thành con người tốt (Học sinh làm bài đúng, đủ nội dung , sáng tạo, lời văn chuẩn mực, sâu sắc, đúng phương pháp, sử dụng tốt các yếu tố của đề yêu cầu, tránh sai chính tả) • Lưu ý: Trên đây là những gợi ý, giáo viên cần linh hoạt khi chấm,dựa vào bài làm của học sinh để chấm điểm cho phù hợp. .Hết . . 3,0 đ 1,0đ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2010-2011 Môn : ngữ văn lớp 9 ĐỀ DỰ BỊ CÂU 1: ý nghĩa của đoạn trích là: tác giả làm nổi bật giữa cái thiện và cái ác, qua đó thể hiện niềm tin của tác giả vào những điều bình dị mà tốt đẹp trong cuộc sống đời 1,0 đ 2 thường. CÂU 2: Truyện ngắn " Làng" của Kim Lân đã xây dựng một tình huống gay cấn, căng thẳng: chính ông Hai nghe được cái tin bất ngờ làng ông theo giặc từ miệng những người tản cư qua vùng ông. Tình huống đó làm bộc lộ sâu sắc diễn biến tâm trạng và tình yêu làng, yêu nước của ông- nhất là khi đặt tác phẩm vào thời kì đầu khó khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp. CÂU 3: a. " Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa ! " (Bếp lửa- Bằng Việt) b. Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh "bếp lửa" gợi liên tưởng đến cuộc đời vất vả, giàu đức hi sinh của người bà, đến tình yêu thương, niềm vui, lạc quan bà dành cho con cháu và mọi người. CÂU 4: Nghĩa của các thành ngữ: - Nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo -> Liên quan đến phương châm hội thoại lịch sự. - Dây cà ra dây muống : cách nói dài dòng, rườm rà -> Liên quan đến phương châm hội thoại cách thức. CÂU 5: *Yêu cầu chung: - Làm đúng thể loại văn tự sự. Kể theo tưởng tượng (trong giấc mơ), sử dụng ngôi kể thứ nhất, kết hợp linh hoạt các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận, biểu cảm. - Làm nổi bật tình cảm của bản thân khi gặp người thân lâu ngày, gợi lại những kỉ niệm khó quên, bồi hồi xúc động khi tỉnh giấc. *Yêu cầu cụ thể: - Nêu ấn tượng sâu sắc nhất : gặp lại người thân trong giấc mơ. - Hoàn cảnh diễn ra giấc mơ: + Giấc ngủ trong một hoàn cảnh cụ thể( những ngày hè, một đêm mưa, sau kì thi học kì .) + Gặp người thân. + Giới thiệu về người thân gặp trong mơ ( là ai? Có mối quan hệ như thế nào? Tình cảm trước kia ra sao?) - Kể về nhân vật: + Ngoại hình + cử chỉ, lời nói - Những chuyện giữa người kể và nhân vật( trọng tâm) + Bộc lộ tình cảm thương nhớ vì xa cách và khảng định nhân vật là hình ảnh không phai mờ. + Kể chuyện nhà, chuyện mình trong thời xa cách. + Gợi lại những kỉ niệm khó quên. + Tỉnh giấc: tiếc vì cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, mong ước của người kể. - Khẳng định tình cảm yêu mến, thương nhớ đối với nhân vât. ( Học sinh làm bài phải đúng, đủ nội dung, đúng phương pháp, sáng tạo, lời văn chẩn mực, cô động, sử dụng tốt các yêu tố mà đề yêu cầu.Tránh sai chính tả.) • Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cho bài tập làm văn, giáo viên khi chấm cần linh hoạt căn cứ vào bài làm của học sinh cho điểm phù hợp. Hết 0,5 đ 0,5 đ 1,0 đ 1,0 đ 0,5 đ 0,5 đ 1,0 đ 3,0 đ 1,0 đ 3 4 . kẻ bu n người . CÂU 2 : Trong v n b n "Lặng lẽ Sapa", Nguy n Thành Long đã xây d ng tình huống truy n rất tự nhi n. Đó là: - Cuộc gặp gỡ của anh. Truy n ng n " Làng" của Kim L n đã xây d ng một tình huống gay c n, căng thẳng: chính ông Hai nghe được cái tin b t ngờ làng ông theo giặc từ miệng

Ngày đăng: 01/11/2013, 07:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

a. Hình thức: Viết đúng thể loại văn tự sự. Nội dung kể dựa vào truyện có sẵn nhưng thay đổi ngôi kể - D.an de thi HKI N.van9 (10-11) B.Phuoc
a. Hình thức: Viết đúng thể loại văn tự sự. Nội dung kể dựa vào truyện có sẵn nhưng thay đổi ngôi kể (Trang 1)
b. Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh "bếp lửa" gợi liên tưởng đến cuộc đời vất vả, giàu đức hi sinh của người bà, đến tình yêu thương, niềm  vui, lạc quan bà dành cho con cháu và mọi người. - D.an de thi HKI N.van9 (10-11) B.Phuoc
b. Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh "bếp lửa" gợi liên tưởng đến cuộc đời vất vả, giàu đức hi sinh của người bà, đến tình yêu thương, niềm vui, lạc quan bà dành cho con cháu và mọi người (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w