1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề + ĐA HKI Văn 12NC (10-11)

6 376 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 87,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG THPT CHUYÊN SƠN LA Tổ: Văn ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I. Năm học 2010- 2011 Môn:Văn -Khối 12-Chương trình nâng cao Thời gian 90 phút. (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm): Hãy trình bày những đề tài cơ bản của văn chương Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám ? Câu 2 (3,0 điểm): “Vào đại học có phải là con đường lập thân duy nhất ?” Hãy thể hiện quan niệm riêng của anh (chị) về vấn đề này bằng một bài văn ngắn khoảng 200 từ. Câu 3 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về 3 khổ thơ sau: không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng đường chỉ tay đã đứt dòng sông rộng vô cùng Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc chàng ném lá bùa cô gái Di – gan vào xoáy nước chàng ném trái tim mình vào lặng im bất chợt li - la li - la li – la . . . (Đàn ghi ta của Lorca – Thanh Thảo) ( SGK Ngữ văn12 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 133) --------------------------o0o--------------------------- TRƯỜNG THPT CHUYÊN SƠN LA Tổ: Văn ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I. Năm học: 2010-2011 Môn:Văn - Khối 12- Chương trình nâng cao I. Hướng dẫn chung: - Nắm vững yêu cầu hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng môn Ngữ Văn nên cần chủ động linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết sáng tạo, có cảm xúc. - Sau khi cộng điểm toàn bài làm tròn đến 0,5 (điểm lẻ 0,25 làm tròn lên 0,5 điểm ; 0,5 làm tròn thành 1,0 điểm). - Chỉ cho điểm tối đa đối với những bài làm đạt được yêu cầu về cả kĩ năng và kiến thức. II. Đáp án và thang điểm CÂU YÊU CẦU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 a. Yêu cầu kĩ năng: Biết cách trình bày một vấn đề văn học sử, ngắn gọn và khoa học. b. Yêu cầu kiến thức: 2 điểm * Trình bày được ba đề tài chính như sau: - Đề tài về chủ nghĩa xê dịch + Bản chất: viết về những chuyến đi, đi để thay đổi, để tìm cảm giác mới. + Ý nghĩa: Khám phá và bày tỏ tấm lòng tha thiết với cảnh sắc và phong vị văn hóa của quê hương đất nước. + Tác phẩm tiêu biểu: Tùy bút “Một chuyến đi”, “Thiếu quê hương” 0.5 điểm - Vẻ đẹp “vang bóng một thời”: + Bản chất: Đi tìm cái đẹp của quá khứ, thời kì phong kiến, nay chỉ còn là những dư âm, dư ảnh. Đó là vẻ đẹp của những phong tục, những thú tiêu dao hưởng lạc tao nhã. Đó còn là vẻ đẹp của một lớp người - những nhà nho tài hoa bất đắc chí. + Ý nghĩa: Thể hiện tình yêu, niềm thiết tha với những giá trị văn hóa cổ truyền, và một tấm lòng yêu nước thầm kín của con người trong thời kì mất nước. + Tác phẩm tiêu biểu: Tập truyện “Vang bóng một thời” 0.5 điểm - Đề tài về đời sống trụy lạc: + Bản chất: Là sự thể hiện của một cái tôi hoang mang bế tắc, tìm cách thoát li trong đàn hát, rượu và thuốc phiện. + Ý nghĩa: Tuy nhiên, ở những sáng tác viết về đề tài này đôi khi người ta thấy vút lên niềm khát khao một thế giới tinh khiết, thanh cao được nâng đỡ trên đôi cánh của nghệ thuật. + Tác phẩm tiêu biểu: Tùy bút “Chiếc lư đồng mắt cua” 0.5 điểm *Đánh giá: - Đây đều là những đề tài độc đáo, đặc sắc của Nguyễn Tuân. - Nguyên nhân: Những đề tài này đều bắt nguồn từ một tâm trạng chán ngán không gian sống quen cũ, bất mãn trước thời cuộc. 0.5 điểm Câu 2 a. Yêu cầu kĩ năng: - H/s biết cách làm một bài NLXH. - Biết phối hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận; lập luận chặt chẽ, thuyết phục, hành văn mạch lạc, có sáng tạo. b. Yêu cầu kiến thức: 3 điểm * Sự cần thiết của việc lựa chọn con đường lập thân: + Thanh niên phải biết tìm kiếm cho mình con đường lập thân đúng đắn. Đó là trách nhiệm và cũng là một quan niệm sống tích cực có từ thời phong kiến. + Lập thân là xác định cho mình một chỗ đứng trong xã hội, khẳng định bản thân với xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân trong cuộc đời. 0.5 điểm * Vào đại học là một trong những con đường lập thân phổ biến, có được nhiều thuận lợi nhất. - Từ thời phong kiến, người ta đã quan niệm học hành thi cử là con đường lập thân của thanh niên nói chung, của đấng nam nhi nói riêng. Xã hội hiện đại, thi đại học cũng là con đường lập thân phổ biến của thanh niên. - Nguyên nhân: + Do vào đại học sẽ được trang bị một nền tảng tri thức, kĩ năng chắc chắn, sâu sắc và hệ thống. + Vào đại học được đào tạo, tiếp cận sớm hơn với nghề nghiệp tương lai. + Trong xã hội trọng bằng cấp, thời đại kinh tế tri thức thì tấm bằng đại học là một điều kiện tốt để có được công việc, chỗ đứng vững vàng trong xã hội ở tương lai. 1 điểm * Song vào đại học không phải là con đường lập thân duy nhất: - Có nhiều cách để lập thân cũng như có nhiều cách để tiếp thu tri thức, kĩ năng để chuẩn bị cho công việc, nghề nghiệp tương lai. Có thể tự học, hoặc học tập qua quá trình lao động thực tế để trang bị cho mình nền tảng tri thức, kĩ năng sống thiết thực. (Dẫn chứng) - Hiện nay, hiện tượng chạy theo bằng cấp rất phổ biến, nhiều hiện tượng tiêu cực nhưng đều dẫn đến kết quả là tốn thời gian, tiền bạc, hoặc tốt nghiệp đại học song không đủ năng lực làm việc. - Mặt khác, trong hoàn cảnh xã hội “thừa thầy thiếu thợ” nên vào đại học chưa chắc đã đảm bảo tương lai, thực tế có nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng không xin được việc. 1 điểm *. Để có được sự lựa chọn con đường lập thân đúng đắn, cần: - Thay đổi nhận thức cực đoan cho rằng vào đại học là con đường lập thân duy nhất. - Mỗi người nên xác định năng lực thực tế của bản thân, căn cứ vào yêu cầu cụ thể của xã hội để tìm cho mình một con đường lập thân đúng đắn, phù hợp. - Học đại học, học cao đẳng, học nghề… đều là con đường lập thân đúng đắn nếu con đường đó giúp ta tạo dựng được cuộc sống tốt 0.5 điểm đẹp cho bản thân và có được những đóng góp hữu ích cho đời sống xã hội. Câu3 . a. Yêu cầu kĩ năng: - H/s biết cách làm một bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. - Biết sử dụng kết hợp các thao tác nghị luận như phân tích, so sánh, chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề; Lập luận chặt chẽ, sáng tỏ, diễn đạt lưu loát. b. Yêu cầu kiến thức: 5 điểm * Khái quát: - Nêu được hoàn cảnh, xuất xứ của bài thơ - Giới thiệu được vị trí của ba khổ thơ: + Đây là ba khổ thơ cuối trong tác phẩm “Đàn ghi ta của Lorca”. + Ba khổ thơ hướng tới khẳng định tâm hồn bất diệt của Lorca và sức sống của những sáng tạo nghệ thuật mà Lorca dâng tặng cho cuộc đời nói riêng và sự trường tồn vĩnh cửu của nghệ thuật chân chính nói chung. 1 điểm * Cảm nhận được những vẻ đẹp của ba khổ thơ: - Lấy cảm hứng trực tiếp từ những giây phút bi tráng trong cuộc đời người nghệ sĩ Tây Ban Nha tài hoa, có nhân cách thanh cao Thanh Thảo muốn phục sinh, bất tử hóa Lorca và những sáng tạo nghệ thuật của ông qua những chi tiết những hình ảnh độc đáo, gợi suy tư đa chiều: + “Không ai chôn cất tiếng đàn”: Nhắc lại hình ảnh tiếng đàn gắn liền với di chúc sớm của Lorca, Thanh Thảo nhằm bất tử hóa tiếng đàn của Lorca đồng thời bày tỏ sự đồng cảm với khát vọng cách tân của người người nghệ sĩ chân chính. + Hình ảnh so sánh: “Tiếng đàn như cỏ mọc hoang”: Đây là một so sánh vừa thể hiện thái độ ngợi ca, bất tử hóa tiếng đàn của Lorca: Cái đẹp không thể bị hủy diệt mà có sức sống mãnh liệt, kiên cường như cỏ. Đồng thời lời thơ cũng thể hiện nỗi xót xa, tiếc nuối trước sự dang dở của khát vọng tự do, khát vọng cách tân nghệ thuật của người nghệ sĩ. + H/ảnh “giọt nước mắt vầng trăng”: Tác giả vừa kín đáo tố cáo tội ác của bọn thống trị đã thủ tiêu vứt xác Lorca xuống giếng vừa thể hiện niềm xót thương. 2 điểm - Suy tư về cuộc giã từ của Lorca với cuộc đời để bước sang cõi bất tử thông qua việc tạo dựng những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng. + H/ảnh “đường chỉ tay”: Ẩn dụ cho số phận, định mệnh nghiệt ngã. + Cặp hình ảnh: Dòng sông - chiếc ghita màu bạc: gợi liên tưởng 2 điểm đến hình ảnh Lorca đang vượt qua cái chết để sang một bến bờ khác bằng con thuyền thơ – ghi ta của mình. Đó là sự siêu thoát, hóa thân, ra đi vĩnh viễn. Hình ảnh thơ đồng thời khẳng định ý nghĩa của một cuộc đời vĩ đại đã dâng hiến trọn vẹn cho nghệ thuật. + Tư thế giã từ của Lorca được miêu tả rất chủ động. (Chú ý phân tích cấu trúc câu: “Chàng ném lá bùa”, “Chàng ném trái tim mình” để thấy được sự mạnh mẽ, dứt khoát của Lorca. Lorca giã từ cuộc đời bước sang cõi chết mà như một sự lựa chọn bình thản, làm chủ định mệnh, chiến thắng thế lực phát xít bạo tàn. + Điệp khúc li-la li-la li-la: Tạo dư âm của một khúc ca tưởng niệm. Sơn La ngày 5/12/2010 Người ra đề Phùng Bích Hạnh TRƯỜNG THPT CHUYÊN SƠN LA Tổ: Văn ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I. Năm học 2010- 2011 Môn:Văn -Khối 12-Chương trình nâng cao Thời gian: 90 phút. II. MA TRẬN (BẢNG HAI CHIỀU) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp Cao Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận Trình bày những đề tài cơ bản của sáng tác Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám. Câu 1 1 Viết bài văn nghị luận xã hội Câu 2 Câu 2 1 Viết bài văn nghị luận văn học Câu 3 Câu 3 1 Tổng số câu Tổng số điểm Câu 1: 2 Câu 2: 3 Câu 3: 5 3 10 Mức độ Nội dung . một vấn đề văn học sử, ngắn gọn và khoa học. b. Yêu cầu kiến thức: 2 điểm * Trình bày được ba đề tài chính như sau: - Đề tài về chủ nghĩa xê dịch + Bản chất:. SƠN LA Tổ: Văn ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I. Năm học 2010- 2011 Môn :Văn -Khối 12-Chương trình nâng cao Thời gian 90 phút. (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0

Ngày đăng: 10/11/2013, 07:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

+ “Không ai chôn cất tiếng đàn”: Nhắc lại hình ảnh tiếng đàn gắn liền với di chúc sớm của Lorca, Thanh Thảo nhằm  bất tử hóa tiếng  đàn của Lorca đồng thời bày tỏ sự đồng cảm với khát vọng cách tân  của người người nghệ sĩ chân chính. - Đề + ĐA HKI Văn 12NC (10-11)
h ông ai chôn cất tiếng đàn”: Nhắc lại hình ảnh tiếng đàn gắn liền với di chúc sớm của Lorca, Thanh Thảo nhằm bất tử hóa tiếng đàn của Lorca đồng thời bày tỏ sự đồng cảm với khát vọng cách tân của người người nghệ sĩ chân chính (Trang 4)
II. MA TRẬN (BẢNG HAI CHIỀU) - Đề + ĐA HKI Văn 12NC (10-11)
II. MA TRẬN (BẢNG HAI CHIỀU) (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w