Đề cương luyện thi TN môn Văn

7 286 0
Đề cương luyện thi TN môn Văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP - LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT. KHỐI 12 - NĂM HỌC 2009- 2010. MÔN VĂN. I) PHẦN LÝ LUẬN VĂN HỌC: BÀI 1: QUÁ TRÌNH VĂN HỌC VÀ PHONG CÁCH VĂN HỌC *Những kiến thức cơ bản về Lý luận văn học: 1) Sự vận động của văn học phụ thuộc vào những nhân tố: - Vận động của văn học gắn với sự vận động của lịch sử xã hội. - Quy luật vận động nội tại ( vận động nội tại ) của văn học. 2) Các cách khảo sát lịch sử phát triển của văn học: - Lấy nhà văn, tác phẩm và thời kì văn học để khảo sát. - Lấy phương pháp loại hình để khảo sát: Các khái niệm xu hướng, trào lưu, kiểu sáng tác, phong cách nhà văn, thể loại văn học. Lưu ý: Các khái niệm Trào lưu văn học và thời kì văn học. * HS nắm được sự tiến bộ trong văn học : * Lưu ý tìm hiểu vì sao một tác phẩm văn học trong quá khứ vẫn còn là niềm say mê đối với người đọc qua các thế hệ? BÀI 2: CÁC GIÁ TRỊ VĂN HỌC VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC. 1) Các giá trị văn học: - Giá trị về nhận thức. - giá trị về tư tưởng - tình cảm. - Giá trị về thẩm mĩ. * HS cần tìm hiểu những nội dung cơ bản và những tiêu chuẩn đánh giá mỗi giá trị của tác phẩm văn học. Lưu ý đến tính chất đặc biệt về giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học. 2- Thế nào là tiếp nhận văn học? Mối quan hệ giữa tác phẩm và công chúng; tác giả và người đọc? Lấy ví dụ các tác phẩm văn học trong chương trình phổ thông để giải thích và chứng minh. 3- Phân biệt các cách cảm thụ văn học ( chú ý bốn cách cảm thụ ). Hàng ngày anh(chị) thường đọc sách văn học theo kiểu nào? II) PHẦN VĂN HỌC VIỆT NAM: A/ Nhóm các tác gia văn học: 1- Tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1890-1969) : *Những kiến thức cơ bản cần chú ý: - Sơ lược về tiểu sử. - Các quan điểm sáng tác ( 3 quan điểm cơ bản ). - Sự nghiệp văn học: 3 thể loại chính: Văn chính luận, Truyện và ký, Thơ ca ( nêu tên các tác phẩm tiêu biểu của mỗi thể loại ). - Những nét nổi bậc về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. -1- 2- Tác gia Tố Hữu (1920-2002): *Những kiến thức cơ bản cần chú ý: - Nêu những nét chính về tiểu sử, những nhân tố có ảnh hưởng sâu rộng đến đời thơ Tố Hữu. - Quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng tư tưởng thẩm mĩ trong các sáng tác của Tố Hữu. - Tóm tắt những chặng đường thơ Tố Hữu từ năm 1937 đến năm 1977 qua 5 tập thơ: Từ ấy->Việt Bắc->Gió lộng->Ra trận->Máu và Hoa. - Nắm vững và biết cách giải thích những nét chính trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu- Phong cách thơ trữ tình-chính trị. 3- Tác gia Nguyễn Tuân (1910-1987): *Những kiến thức cơ bản cần chú ý: - Những nét chính về cuộc đời, đặc điểm con người và bản chất tư tưởng của Nguyễn Tuân. - Sơ lược về hai quá trình sáng tác (trước và sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945), các đề tài chính và các phẩm tiêu biểu cho mỗi đề tài. - Những đặc điểm về phong cách nghệ thuật văn chương Nguyễn Tuân B/ Bài khái quát văn học Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến 1975: *Kiến thức cơ bản cần chú ý: - Những tiền đề cơ bản cho sự phát triển của văn học (3 tiền đề). - Sơ lược những thành tựu của văn học qua 3 chặng đường phát triển: chống Pháp (1946-1954), xây dựng hoà bình-CNXH (1955-1964), chống Mỹ cứu nước (1965-1975). - Nêu và giải thích ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam 1945- 1975 ( 3 đặc điểm chính ). C/ Nhóm các tác phẩm văn học được học trong chương trình 12: a-Về thể loại văn chính luận: Tác phẩm “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” * Kiến thức cơ bản: - Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác của bản tuyên ngôn. - Kết cấu 3 phần của bản tuyên ngôn. - Phân tích những tiền đề được xác lập cho bản tuyên ngôn: cơ sở pháp lý chính nghĩa, cơ sở thực tế cụ thể và sự khẳng định quyền độc lập, bảo vệ quyền độc lập của dân tộc qua bản tuyên ngôn. * Luyện tập: Vì sao nói “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh là một áng văn chính luận mẫu mực? b- Về thể loại Thơ ca: *Những kiến thức cơ bản cần chú ý: b1. Thơ ca kháng chiến chống Pháp(1946-1954): + Cảm húng chủ đạo: Thơ ca kháng chiến chống Pháp thể hiện sâu sắc tình cảm yêu nước và lòng căm thù giặc ngoại xâm. Thơ ca tập trung miêu tả hình ảnh đất nước đau thương trong chiến tranh nhưng vô cùng anh dũng, ngợi ca vẻ đẹp của nhân dân anh hùng trong kháng chiến, tô đậm vẻ đẹp của người lính, nhũng bà mẹ anh hùng, nhũng chị phụ nữ, những em bé . đặc biệt là những tình cảm sâu sắc đối với lãnh tụ kính yêu của dân tộc. + Các tác phẩm tiêu biểu: Tây Tiến (Quang Dũng), Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm), Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Việt Bắc (Tố Hữu) . -2- TÂYTIẾN (Quang Dũng ) A-Kiến thức cơ bản cần nắm: *Hoàn cảnh sáng tác bài thơ. *Nộidung: Nắm bắt được cảm hứng bi tráng và lãng mạng thể hiện ở: - Đoàn bình “ Tây Tiến” trên con đường hành quân gian khổ. - Khúc ca bi tráng về người lính trang K/c chống Pháp. + Thiếu thốn, bệnh tật, ốm yếu ( bi nhưng không lụy ) + Nhưng vẫn toát ra vẻ oai phong lẫm liệt.  “ Tây Tiến” thể hiện được tâm tình của người thanh niên trí thức yêu nước trong giai đoạn đầu của kháng chiến. Nguyện dấn thân vào cuộc kháng chiến với tất cả nỗi đam mê, ý thức trách nhiệm công dân, nhưng vẫn hào hoa lãng mãng. * Nghệ thuật: ( Chú ý ) - Thanh điệu vẫn trắc bằng được sử dụng trong nhiều câu thơ. - Chất thơ, chất nhạc, chất hoạ sử dụng trong bài B- Luyện tập: 1) Biết cách phân tích được trọn vẹn tác phẩm bài thơ “ Tây Tiến” 2) Phân tích từng đoạn thơ trong bài thơ “ Tây Tiến”. ĐẤT NƯỚC ( Nguyễn Đình Thi ) * Kiến thức cơ bản cần nắm: 1- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: (Từ 1948 đến 1955). 2- Nội dung và nghệ thuật: -3- * Nội dung: - Từ mùa thu hiện tại, nhà thơ gợi nhớ về mùa thu Hà Nội (cảnh sắc, hương vị của mùa thu và hình ảnh người ra đi kháng chiến .) - Mùa thu kháng chiến trên Việt Bắc, niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ với tư cách là chủ nhân của đất nước. - Hình ảnh đất nước đau thương và anh dũng trong kháng chiến, vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng mang đậm chất sử thi. * Nghệ thuật: - Những hình ảnh thơ giàu chất suy tưởng, giàu tính khái quát. - Sử dụng điệp từ, điệp ngữ -> thể hiện niềm say mê, tự hào. VIỆT BẮC ( Trích ) - Tố Hữu. *Kiến thức cơ bản cần nắm: 1) Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? 2) Nội dung - Nghệ thuật: - Kết cấu bài thơ theo lối hát đáp ( có người hỏi, người trả lời ) - Cách xưng hô “mình” “ ta” quen thuộc trong ca dao. 2a) 20 câu đầu lời trao gởi thắm thiết của ngưòi Việt Bắc đối với cán bộ về xuôi. 2b) Đoạn sau là lời đáp thiết tha ân tình của cán bộ cách mạng trước lúc chia tay với những tái hiện cảnh- người Việt Bắc với những nét tiêu biểu nhất. 2c) Tính dân tộc thể hiện đậm đà qua bài thơ: - Nội dung: Viết về cảnh và người rất đặc trưng của Việt Bắc nói riêng của nhân Việt Nam nói chung. - Nghệ thuật: Sử dụng thể thơ lục bát, giọng điệu ca dao, hình thức đối đáp, cách xưng hô “ mình” - “ ta” giọng ngọt ngào. b 2. Thơ ca về đề tài xây dựng hoà bình - CNXH ( 1955-1964 ): TIẾNG HÁT CON TÀU ( Chế Lan Viên ) *Kiến thức cơ bản cần nắm: - Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ bài thơ. - Cảm xúc chủ đạo của bài thơ: Bài thơ là lời cổ vũ động viên mọi người lên xây dựng cuộc sống mới Tây Bắc. Tây Bắc choán ngợp tâm hồn nhà thơ. Tây Bắc là cuộc sống, là những kỉ niệm ân tình đối với nhà thơ, là ngọn nguồn của thơ ca và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật . - Những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: Hình ảnh “con tàu” và địa danh “Tây Bắc”. Khát vọng trở về và được hoà nhập với cuộc sống lớn của đất nước và tình nghĩa nhân dân qua quá trình diễn biến của cảm xúc trữ tình nhà thơ theo kết cấu: 2 khổ thơ đầu - 9 khổ thơ giữa - 4 khổ thơ cuối. b3. Thơ ca kháng chiến chống Mỹ cứu nước ( 1965-1975 ): SÓNG ( Xuân Quỳnh ) * Kiến thức cơ bản cần nắm: - Vài nét về tác giả và thơ Xuân Quỳnh. - Hình tượng “ Sóng ” và “ Em ” --> Sự hoá thân trong tình yêu XQ. - Các sắc thái tình yêu qua sự thể hiện và cảm nhận của Xuân Quỳnh. c- Về thể loại Văn xuôi: Truyện ngắn và Tuỳ bút. c1. Thể tuỳ bút: NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ ( Nguyễn Tuân ) * Kiến thức cơ bản cần nắm: - Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân là một công trình khảo cứu công phu về dòng sông Đà. - Đặc điểm và tính cách sông Đà qua nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân: Sông Đà hung bạo và Sông Đà trữ tình. - Hình ảnh ông lái đò hiện ra như một dũng tướng và như một nghệ sĩ tài ba trên sông nước ( vượt qua 3 trùng vây thạch trận của sông Đà ), đồng thời trở lại với con người của đời thường sau khi chiến thắng dòng nước dữ. - Tâm hồn của nhà văn qua cái nhìn về thiên nhiên và con người lao động. c2. Về thể loại Truyện ngắn : -5- CÁC TÁC PHẨM: VỢ CHỒNG APHỦ (Tô Hoài),VỢ NHẶT(Kim Lân) *Kiến thức cơ bản HS cần chú ý: *Nét chung: - Đề cập đến số phận của những con người bất hạnh và sự vươn lên để tìm cuộc sống, khát vọng tình yêu và hạnh phúc. Vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân đạo trong thời đại mới. - HS biết cách tóm tắt các tác phẩm và nắm chủ đề từng tác phẩm. * Nét riêng : - Đoạn trích “ Vợ chồng APhủ ” ( Mỵ và APhủ ở Hồng Ngài ): + Tác phẩm đầu tiên viết về đề tài miền núi, sự đổi đời của người dân miền núi nhờ cách mạng. + Phân tích được số phận và tính cách của 2 nhân vật Mỵ và APhủ ( chú ý nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật Mỵ qua từng quá trình biến đổi ): . Mỵ - trước khi trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lý Pá Tra. . Mỵ - sau khi trở thành con dâu nhà thống lý Pá Tra . Mỵ trong cảnh đêm tình mùa xuân về. . Mỵ trong quá trình cứu APhủ và bỏ trốn theo APhủ. + Những đặc sắc về nghệ thuật qua đoạn trích: Nghệ thuật tả cảnh miền núi cao Tây Bắc, khung cảnh sinh hoạt và phong tục tập quán của người dân Tây Bắc, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong những hoàn cảnh điển hình với các chi tiết điển hình . - Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân: + Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của tác phẩm. + Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm và nêu chủ đề của truyện. + Ý nghĩa nhan đề và tình huống của truyện (bối cảnh nhặt được vợ của nhân vật Tràng). + Tính cách và số phận của các nhân vật trong truyện: nhân vật Tràng, người vợ nhặt, Bà cụ Tứ. + Tư tưởng nhân đạo và cái nhìn nhân hậu của nhà văn qua số phận con người. + Những đặc sắc trong nghệ thuật dựng truyện của nhà văn: tạo tình huông độc đáo: “nhặt” được vợ, dựng không khí chân thựcvề cái đói - cái chết trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. CÁC TÁC PHẨM: RỪNG XÀ NU (Nguyễn Trung Thành) và Những kiến thức cơ bản cần chú ý: *Nét chung: Cả hai tác phẩm cùng viết về đề tài kháng chiến chống Mỹ, ngợi ca vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, mang cảm hứng sử thi kết hợp với lãng mạn hùngca. *Nét riêng: 1- Truyện ngắn “RỪNG XÀ NU” của Nguyễn Trung Thành: * Những kiến thức cơ bản cần chú ý: Những nét chính về sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Trung Thành và hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn “Rừng xà nu”. • Tóm tắt tác phẩm và nêu chủ đề của truyện. Phân tích được hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu qua giá trị tạo hình và ý nghĩa tượng trưng làm nổi bậc: sức sống bất diệt của dân làng Xô man. Nắm được đặc điểm về số phận và tính cách các nhân vật: Tnú, cụ Mết, cô Dít, bé Heng (chú trọng nhân vật Tnú). Sự vùng dậy đấu tranh vũ trang của dân làng Xô Man(dưới sự chỉ huy của cụ Mết) tiêu diệt bọn thằng Dục ác ôn trong đêm Tnú bị bắt, bị đốt cháy 10 đầu ngón tay. Những đặc sắc về nghệ thuật của truyện: Nhân vật được thể hiện với những nét chấm phá lung linh sinh động; Tính quyết liệt đột ngột của tình huống truyện; cách kể chuyện đan cài giữa quá khứ với hiện tại vừa làm nổi bậc bi kịch cá nhân, vừa tạo chất bi hùng của cộng đồng. Giọng điêu tái tạo không khí trang trọng hùng ca. 2- Truyện ngắn PHẦN III: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI. *Những kiến thức cơ bản HS cần chú ý: 2) Nhà văn Lỗ Tấn và Truyện ngắn “ Thuốc ” : - Về tác giả: Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Lỗ Tấn (kể tên một vài tác phẩm tiêu biểu của nhà văn). - Về truyện ngắn “ Thuốc ” : + Nắm được các lớp nghĩa của nhan đề “Thuốc”. + Ý nghĩa của hình ảnh nghĩa địa trong tác phẩm. + Hình tượng người chiến sĩ cách mạng Hạ Du và thái độ của nhà văn.  Ý nghĩa tư tưởng của nhà văn về sức mạnh của văn chương. - . 5) Nhà văn Ơ. Hê minguê và tiểu thuyết “Ông già và biển cả” : * Những kiến thức cơ bản cần chú ý: - Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hêminguê. - Nhà văn đề xướng nguyên lý “Tảng băng trôi”(nắm được ý nghĩa của ng. lý). - Về tiểu thuyết “Ông già và biển cả”: -8- + Tóm tắt được tác phẩm và giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. + Về đoạn trích “Đương đầu với đàn cá dữ”: HS nắm được vị trí đoạn trích, nghệ thuật tương phản và ý nghĩa của những lời độc thoại - đối thoại của ông lão qua đó thấy được nghệ thuật “Tảng băng trôi” của Hêminguê. - Đoạn trích là một thiên anh hùng ca về “CON NGƯỜI” lao động trên biển cả. 6) Nhà văn Mikhail Sôlôkhốp và truyện ngắn “Số phận con người” : * Những kiến thức cơ bản cần chú ý: - Cuộc đời và sự nghiệp văn học của M. Sôlôkhốp-Nêu tên một vài tác phẩm tiêu biểu. - Về truyện ngắn “Số phận con người” : + Tóm tắt tác phẩm và nêu chủ đề của truyện. + Vị trí và đại ý của đoạn trích được học trong chương trình. + Phân tích được vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của nhân vật Xôcôlốp - Một vẻ đẹp tiêu biểu của “Tính cách Nga”.  Tư tưởng của nhà văn: “Qua hình tượng nhân vật Xôcôlốp và truyện ngắn Số phận con người, nhà văn muốn nhắc nhở và kêu gọi sự quan tâm của toàn xã hội đối với mỗi cá nhân con người - đặc biệt là những con người có số phận bất hạnh trước, trong và sau chiến tranh”. PHẦN IV: PHẦN LÀM VĂN: • HS cần chú ý kiểu bài Làm văn sau : KIỂU BÀI PHÂN TÍCH: 1) Về kiến thức : - Kiểu bài phân tích một đoạn thơ hoặc một bài thơ hoàn chỉnh. - Kiểu bài phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự( Truyện ngắn, Tiểu thuyết .). - Kiểu bài phân tích một khía cạnh về nội dung hoặc nghệ thuật của một tác phẩm. - Kiểu bài phân tích toàn diện về một tác phẩm văn học. 2) Về kĩ năng : - Phân tích Thơ cần nắm được các chi tiết, hình ảnh thơ, mạch cảm xúc trữ tình của nhà thơ, các biện pháp nghệ thuật, nội dung và giá trị tư tưởng của tác giả . - Phân tích tác phẩm tự sự(Truyện ngắn, Tiểu thuyết .) cần chú ý các nhân vật: ngọai hình, nội tâm, diễn biến tâm lý, số phận và tính cách nhân vật được biểu hiện qua các chi tiết miêu tả của nhà văn, giá trị nội dung và tư tưởng, những đặc sắc nghệ thuật của nhà văn được thể hiện trong tác phẩm . - Biết vận dụng kĩ năng “Thuật-Trích-Bình” trong quá trình làm bài văn nghị luận. - Chú ý cách diễn đạt chính xác, trong sáng ; Tránh sai sót về kiến thức, hành văn, lỗi chính tả, cách trình bày bố cục trong một bài văn . 3) Ví dụ về các dạng đề cơ bản: - Đề 1 : Phân tích bài thơ “MỘ” ( Chiều tối ) của Hồ Chí Minh. -9- - Đề 2: Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng: “ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Sông Mã gầm lên khúc độc hành ” ( Tây Tiến - Quang Dũng ) - Đề 3 : Phân tích vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu. - Đề 4 : Phân tích nghệ thuật châm biếm sâu sắc, tài tình trong truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc. -Đề 5: Phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. =========================HẾT========================== . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP - LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT. KHỐI 12 - NĂM HỌC 2009- 2010. MÔN VĂN. I) PHẦN LÝ LUẬN VĂN HỌC: BÀI 1: QUÁ TRÌNH VĂN HỌC VÀ PHONG CÁCH VĂN. tác, phong cách nhà văn, thể loại văn học. Lưu ý: Các khái niệm Trào lưu văn học và thời kì văn học. * HS nắm được sự tiến bộ trong văn học : * Lưu ý tìm

Ngày đăng: 01/11/2013, 06:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan