1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KE HOACH GIAO DUC

6 451 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 87,5 KB

Nội dung

A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG 1. Địa phương: - Thuận lợi: Phần lớn nhân dân trong xã đã quan tâm tới việc cho con em đi học; Đảng bộ, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể . đã có sự quan tâm tới sự nghiệp giáo dục; Đã xây dựng xong cơ sở vật chất chuẩn bị cho trường chuẩn quốc gia năm học 2009-2010. - Khó khăn: Hòa Định Tây là một xã thuần nông, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, do đó thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Chính vì vậy, việc tích lũy kinh tế còn ít, việc đầu tư cho con em đi học còn hạn chế. Ngân sách dành cho giáo dục còn khó khăn. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận quần chúng nhân dân chưa nhận thức rõ vai trò của giáo dục, thiếu sự quan tâm tới học hành của con cái, còn có tư tưởng trông chờ, ỉ lại nhà trường và thầy cô. Cá biệt có một số chiều con cái, chây ì trong các khoản đóng góp. 2. Nhà trường: - Thuận lợi: Trường lớp khang trang, cơ sỏ vật chất tương đối đầy đủ, đang phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia . Đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm, có năng lực chuyên môn vững vàng, luôn giúp đỡ lẫn nhau và phối hợp tốt để giảng dạy, giáo dục học sinh. Nhà trường đã tích cực làm công tác bồi dưỡng giáo viên, tích cực chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lý nhà trường có kỉ cương, nề nếp; nhà trường đã làm tốt công tác kế hoạch tham mưu và công tác xã hội hóa giáo dục, tạo mọi điều kiện cho công tác dạy và học. - Khó khăn: Thư viện nhà trường còn nghèo nàn, đồ dùng dạy học còn thiếu và chất lượng chưa cao, kinh phí nhà trường còn hạn hẹp, các phương tiện máy móc hỗ trợ đổi mới giảng dạy như máy tính, máy chiếu hầu như chưa đáp ứng. 3. Học sinh: • Trình độ kiến thức bộ môn: Nhìn chung, kiến thức bộ môn Hoá học của học sinh còn nhiều hạn chế. Qua bài khảo sát cho thấy nhiều em chưa nắm vững các kiến thức cơ bản … • Trình độ kĩ năng: Nhìn chung các kĩ năng bộ môn như làm thí nghiệm, chuẩn bị, thao tác thực hành… còn nhiều hạn chế, chưa thuần thục. Nhiều học sinh lóng ngóng, đọc kém, chữ xấu, tiếp thu bài chậm, khi thực hành không tuân thủ các yêu cầu và nội quy phòng thí nghiệm. Việc phát biểu ý kiến trước tập thể còn thụ động, chưa lưu loát, khả năng diễn đạt, đưa ra ý kiến trước nhóm, tập thể chưa khoa học. • Tinh thần, thái độ học tập: + Ưu điểm: Nhìn chung, các em học sinh ngoan, có ý thức học tập, trong lớp chú ý nghe giảng và phát biểu xây dựng bài. + Nhược điểm: Còn một số học sinh lười học, học yếu , đến lớp không chuẩn bị bài, trong lớp chưa chú ý nghe giảng. Nề nếp học ở nhà còn chưa tốt. • Phương pháp học tập: Phương pháp học tập hiện nay là tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức, tự đào sâu, suy nghĩ, tự tư duy, sáng tạo giải quyết mọi tình huống. Học sinh đã được làm quen với phương pháp học tập này nhưng chưa tạo thành thói quen. Đa số học sinh còn lười sưu tầm tài liệu, tự học ở nhà. Nhiều em còn thụ động, trông chờ vào việc cung cấp kiến thức của thầy cô. 4. Phụ huynh: Nhà trường đã lập hội phụ huynh học sinh ở các lớp và hội phu huynh của nhà trường. Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường được tiến hành chặt chẽ, bài bản. Phần lớn cha mẹ học sinh quan tâm tới việc học tập của con cái, đây là điều kiện tốt cho việc dạy và học. Tuy nhiên một số phụ huynh vẫn phó thác con cái cho nhà trường. B. CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN I. Yêu cầu nhiệm vụ nội dung 1. Về thái độ và tình cảm + Gây hứng thú , ham thích học môn hóa học. + Niềm tin về sự biến đổi và sự tồn tại của vật chất , về khả năng nhận thức của con người, về vai trò của hóa học đối với chất lượng cuộc sống của nhân loại. + Ý thức tuyên truyền và vận dụng những tiến bộ khoa học nói chung và hóa học nói riêng vào đời sống , sản xuất của gia đình và xã hội . + Rèn luyện những phẩn chất, thái độ cẩn thận, kiên trì , trung thực , tỉ mỉ, chính xác , tinh thần trách nhiệm và hợp tác. 2. Nội dung kiến thức a. Lớp 9: Cấu trúc chương trình gồm 5 chương: • Chương1: Các loại hợp chất vô cơ. • Chương2: Kim loại. • Chương3: Phi kim. Sơ lược về về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. • Chương4: Hiđrocacbon. Nhiên liệu. • Chương5 : Dẫn xuất của hiđrocacbon. Polime. Sau khi học xong chương trình hóa học 9 học sinh phải nắm được các nội dung kiến thức sau: + Biết được những tính chất hóa học chung của mỗi hợp chất vô cơ : oxit, axit, bazơ, muối và của đơn chất kim loại, phi kim. + Biết tính chất , ứng dụng, điều chế của những: - Hợp chất vô cơ cụ thể: CaO, SO 2 , HCl, H 2 SO 4 , NaOH, Ca(OH) 2 , NaCl, KNO 3 , CO, CO 2 , H 2 CO 3 , Na 2 CO 3 , NaHCO 3 , SiO 2 … - Hợp chất hữu cơ cụ thể: CH 4 , C 2 H 4 , C 2 H 6 , C 6 H 6 , C 2 H 5 OH, CH 3 COOH , chất béo, glucozơ, saccarozơ, tinh bột , xenlulozơ, protein, polime + Hiểu được mối quan hệ về tính chất hóa học giữa đơn chất và hợp chất giữa các hợp chất với nhau và viết được PTHH để thể hiện mối quan hệ đó + Hiểu được mối quan hệ giữa thành phần và cấu tạo phân tử với tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ và viết được PTHH + Biết vận dụng “ Dãy hoạt động hóa học của kim loại ” để đoán biết phản ứng của mỗi kim loại trong dãy HĐHH với nước, dung dịch axit , dung dịch muối. + Biết vận dụng “ Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ” để suy ra cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố , so sánh tính chất của nguyên tố với các nguyên tố lân cận . + Biết vận dụng “ Thuyết cấu tạo hóa học” để viết công thức cấu tạo của một hợp chất hữu cơ đơn giản. + Biết vận dụng các biện pháp bảo vệ các đồ dùng bằng kim loại không bị ăn mòn. + Biết các chất hóa học gây ra sự ô nhiễm môi trường không khí , nước, đất và biện pháp bảo vệ môi trường. b. Lớp 8: Cấu trúc chương trình gồm 5 chương: • Chương1: Chất. Nguyên tử. Phân tử • Chương2: Phản ưgs hóa học • Chương3: Mol và tính toán hóa học • Chương4: Õi. Không khí • Chương5 : Hiđro. Nước • Chương 6: Dung dịch 3. Kỹ năng + Biết tiến hành những thí nghiệm đơn giản, quan sát hiện tượng, nhận xét, kết luận về tính chất của chất cần nghiên cứu + Biết vận dụng những kiến thức đã học đã biết để giải thích một hiện tượng hóa học nào đó xảy ra trong thí nghiêm hóa học, trong đời sống, trong sản xuất … + Biết viết CTHHcủa một chất khi biết tên chất đó và ngược lại , biết gọi tên chất khi biết công thức hóa học của chất + Biết cách giải quyết một số bài tập: Nhận biết một số chất, mối quan hệ giữa các chất hóa học, các nồng độ dung dịch và pha chế dung dịch , xác định công thức hóa học của chất , tìm khối lượng và lượng chất của một phản ứng hóa học , tìm thể tích chất khí ở đktc và điều kiện phòng , mhững bài tập nội dung khảo sát ,tra cứu. II. Các biện pháp chính 1. Thực hiện chương trình: Có kế hoạch bộ môn , thực hiện nghiêm túc phân phối chương trình của sở, bộ, hoàn thành chương trình đúng thời gian qui định. 2. Soạn bài: Giáo án soạn đầy đủ, theo đúng các bước theo hướng cải tiến, bài soạn trước một tuần. Các bước hoạt động của giáo viên và học sinh tương ứng từng mục. Nội dung ghi chép đầy đủ, khoa học ngắn gọn, với xu hướng học theo SGK. Soạn bài kiểm tra phải có đáp án, biểu điểm chi tiết, có đề chẵn, lẻ. 3. Lên lớp - Ra vào lớp đúng giờ, đạt hiệu quả cao, tận dụng triệt để 45' trên lớp. - Phân phối thời gian cho từng phần trong tiết khoa học, có trọng tâm. - Đối với phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh. các tiết luyện tập đi sâu vào rèn luyện kỹ năng. Mỗi tiết giành ra từ 10 đến 15 phút để luyện tập, thực hành. - Hướng dẫn về nhà kỹ, gợi ý những bài tập khó, chuẩn bị cho tiết sau. 4. Kiểm tra cho điểm - Đảm bảo đúng chế độ kiểm tra, cho điểm, kiểm tra đúng giờ bằng nhiều hình thức khác nhau. chấm, trả bài theo quy định, chấm kỹ có nhận xét chi tiết, lời phê phù hợp với điểm đã cho. - Trả bài đúng hạn, chữa lỗi cho học sinh 5. Xây dựng cơ sở vật chất cho môn học - Đảm bảo 100% học sinh có đủ SGK, hướng dẫn học sinh cách sử dụng và học theo SGK. - Mỗi học sinh có đủ dụng cụ học tập: bút, thước, vở nháp, giấy trong, bút viết giấy trong và những đồ dùng cần thiết - Vở ghi của học sinh: Vở ghi lý thuyết, vở bài tập đúng do GV bộ môn qui định. 6. Chỉ đạo việc học tập cho học sinh và phụ đạo bồi dưỡng học sinh - Hướng dẫn học sinh học tập đúng phương pháp đặc trưng của bộ môn, tăng cường kiểm tra đôn đốc việc học bài của học sinh. Có kỷ luật cụ thể đối với học sinh không thuộc bài, không làm bài tập. - Tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi - Có sự kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh để trao đổi, đôn đốc và nhắc nhở học sinh tích cực học tập ở trường ở nhà. Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn và chất lượng chung. 7. Học tập đúc rút kinh nghiệm - Nghiên cứu kỹ chương trình, SGK, tài liệu tham khảo. - Tăng cường dự giờ thăm lớp, tham gia tốt các đợt hội giảng, chuyên đề do tổ chuyên môn, trường, phòng tổ chức. Đặc biệt là cải tiến phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh. - Đăng ký viết và áp dụng SKKN giảng dạy bộ môn. III. Chỉ tiêu phấn đấu 1. Giáo viên - Luôn đảm bảo kiến thức chuẩn, chuẩn bị giáo án đầy đủ. Đồ dùng học tập tốt, đúng, đủ. - Phấn đấu đảm bảo giờ dạy đạt loại giỏi - Học sinh giỏi cấp huyện: 1- 2 HS 2. Học sinh - Nề nếp học ở nhà: 100%. - Kết quả học tập: 95% đạt yêu cầu - Chất lượng chuyên môn: Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % C. CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP I. MỤC TIÊU - Thực hiện tốt việc dạy cá thể - Duy trì nề nếp , kỉ cương – Đẩy mạnh phong trào rèn chữ giữ vở. - Lập kế hoạch phụ đạo học sinh yếu – Bồi dưỡng học sinh giỏi - Nâng cao chất lượng dạy học - Giáo dục học sinh biết kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô, biết chia sẽ giúp đỡ bạn bè có hoàn cảnh khó khăn. - Nói lời hay làm việc tốt - Giáo dục học sinh sống có trách nhiệm với bản,gia đình và xã hội - Thực hiện tốt nếp sống văn minh đô thị II. TÌNH HÌNH CHUNG 1. Thuận lợi - BGH quan tâm và hỗ trợ tốt nhất cho các hoạt động dạy và học - Môi trường thoáng mát, khang trang, sạch đẹp. - Phụ huynh quan tâm đến học sinh, tập vở đồ dùng sách vở đầy đủ. - Ban cán sự lớp nhiệt tình gương mẫu trong mọi công tác - Đa số học sinh biết vâng lời thầy cô giáo , có ý thức xây dựng tập thể 2. Khó khăn - Lớp có nhiều học sinh nhà ở xa trường đi lại khó khăn. Đa số học sinh thuộc gia đình lao động, khó khăn cho việc duy trì sĩ số công tác chủ nhiệm. - Còn nhiều học sinh yếu và trung bình- yếu - Một số phụ huynh không biết chữ, chưa quan tâm đến việc học của con em, khoán trắng cho GVCN. III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM + Giúp học sinh biết chủ động trong học tập, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội. + Đẩy mạnh viêc thực hiện Thiếu nhi thành phố, nói lời hay, làm việc tốt. + Hoàn thiện việc thực hiện đổi mới, đánh giá xếp loại kết quả học tập của HS, tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa. + Nâng cao chất lượng giảng dạy phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi. + Nâng cao hiệu quả một cách tích cực giờ sinh hoạt chủ nhiệm. + Giáo dục học sinh có ý thức về an toàn giao thông, hiểu biết về các điều luật về quyền trẻ em, quan tâm đến vấn đề môi trường . IV. NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ GIẢI PHÁP 1. Giáo dục đạo đức toàn diện: - Nâng cao hiệu quả một cách tích cực giờ sinh hoạt chủ nhiệm trên tinh thần sống có trách nhiệm. - Giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh. - Mỗi học sinh có lòng tự hào, yêu mến quê hương, dân tộc, bác Hồ, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy co giúp bè khó khăn. - Học sinh có kiến thức và kỹ năng thực hiện nếp sống văn minh trong cuộc sống hằng ngày: Biết giữ gìn vệ sinh, bảo vệ của công , chấp hành luật giao thông. - Giáo dục cho học sinh bioeét vâng lời, lễ phép và tôn trọng thầy cô giáo và người lớn tuổi - Có tác phong gọn gàng đúng qui định của nhà trường - Giaó dục học sinh biết tiếp thu chọn lọc, luôn luôn học hỏi và biết sửa sau khi vi phạm - Hình thành nếp sống văn minh hiện dại - Thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra * Chỉ tiêu phấn đấu - 78,8 % Học sinh Tốt - 21,2% Học sinh Khá *Các biện pháp thực hiện: - Qua tiết đạo đức, giờ sinh hoạt dưới cờ và tiết sinh hoạt chủ nhiệm, giáo dục đạo đức cho các em cũng như cách ứng xử, giao tiếp hàng ngày, xây dựng nề nếp học tập và sinh hoạt trong nhà trường và nội quy lớp học một cách cụ thể và phù hợp. - Các tổ thi đua về nề nếp, giữ gìn vệ sinh, học tập. Giáo viên tổng kết hàng tuần. - Thông qua những tấm gương sáng trong cuộc sống để HS noi theo. - Liên hệ với phụ huynh học sinh để có hướng giải quyết kịp thời. - Phối hợp với tổng phụ trách tuyên truyền, cổ động, khuyến khích học sinh tham gia phong trào toàn đội phát động. 2. Nâng cao chất lượng học sinh: - 21,2% Học sinh giỏi - 30,3% Học sinh khá - 49,5% Học sinh TB - 100 % Học sinh lên lớp * Giải pháp thực hiện: - Giáo dục học sinh có ý thức học tập, tự học là chính, tự tìm tòi các thông tin có liên quan đến nội dung bài học. - Giáo viên và học sinh xây dựng môi trường thân thiện gắn liền với chủ đề tháng và nội dung bài học của các môn học. - Thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh. - Tích cực trong công tác phụ đạo HS trung bình, yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi. - Xây dựng đôi bạn học tập. - Động viên khen thưởng đối với học sinh có tiến bộ. . tích cực giờ sinh hoạt chủ nhiệm. + Giáo dục học sinh có ý thức về an toàn giao thông, hiểu biết về các điều luật về quyền trẻ em, quan tâm đến vấn đề. cuộc sống hằng ngày: Biết giữ gìn vệ sinh, bảo vệ của công , chấp hành luật giao thông. - Giáo dục cho học sinh bioeét vâng lời, lễ phép và tôn trọng thầy

Ngày đăng: 31/10/2013, 23:11

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w