Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
44,98 KB
Nội dung
CƠSỞLÝLUẬNVỀQUYTRÌNHKIỂMTOÁNCHUTRÌNHMUAHÀNGVÀTHANHTOÁNTRONGKIỂMTOÁNBÁOCÁOTÀICHÍNH 1. Nghiệp vụ muahàngvàthanhtoán với vấn đề kiểmtoán 1.1. Ý nghĩa của chutrìnhmuahàngvàthanhtoán đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quá trình kinh doanh là quá trìnhtái sản xuất và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào đặc điểm và loại hình doanh nghiệp mà quá trình kinh doanh của doanh nghiệp có thể chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Đối với đơn vị sản xuất thì quá trình kinh doanh gồm 3 giai đoạn chính: giai đoạn cung ứng, giai đoạn sản xuất, giai đoạn tiêu thụ. Còn đối với đơn vị kinh doanh thương mại thì quá trình kinh doanh gồm 2 giai đoạn là mua vào và bán ra. Xét cho cùng thì dù doanh nghiệp là đơn vị sản xuất hay kinh doanh thương mại thì quá trìnhmua vào vàthanhtoán cho hàng hoá và dịch vụ của nhà cung cấp (gọi tắt là chutrìnhmuahàngvàthanh toán) không thể thiếu. Nó là giai đoạn khởi đầu cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ đó mà mọi yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được cung ứng đầy đủ. Chúng ta biết rằng, quá trình kinh doanh là quá trình diễn ra liên tục, các giai đoạn tiến hành kế tiếp nhau phản ánh sự tuần hoàn vốn trong doanh nghiệp. Các giai đoạn của quá trình kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đầu ra của giai đoạn trước là đầu vào của giai đoạn sau đó. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào đều phải thiết kế cho mình một kế hoạch sản xuất kinh doanh, từ đó xây dựng dự toán chi phí cho các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Chutrìnhmuahàngvàthanhtoán mà thực hiện tốt thì kế hoạch sản xuất, kinh doanh mới hoàn thànhvà tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ và kết quả tiêu thụ lại định hướng cho kế hoạch sản xuất vàchutrìnhmuahàngvàthanhtoán tiếp theo. Do đó, chutrìnhmuahàngvàthanhtoán đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Không những thế kiểmtoánchutrìnhmuahàngvàthanhtoán là một bộ phận không thể thiếu trongkiểmtoánBáocáotài chính. 1.2. Bản chất và chức năng của chutrìnhmuahàngvàthanhtoán 1.2.1. Bản chất của chutrìnhmuahàngvàthanhtoánChutrìnhmua vào vàthanhtoán gồm các quyết định và các quá trình cần thiết để cóhàng hoá, dịch vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chutrình thường được bắt đầu bằng việc lập một đơn đặt mua của người có trách nhiệm tại bộ phận cần hàng hoá hay dịch vụ và kết thúc bằng việc thanhtoán cho nhà cung cấp vềhàng hoá hay dịch vụ nhận được. Quá trìnhmua vào của hàng hoá hay dịch vụ bao gồm những khoản mục như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, vật tư, điện nước, sửa chữa vàbảo trì, nghiên cứu và phát triển… Chutrình này không bao gồm quá trìnhmuavàthanhtoán các dịch vụ lao động hoặc những sự chuyển nhượng và phân bổ của chi phí ở bên trong tổ chức. 1.2.2. Chức năng của chutrìnhmuahàngvàthanhtoánChutrìnhmua vào vàthanhtoán thường bao gồm 4 chức năng cơ bản sau: Xử lý các đơn đặt hàng hoá hay dịch vụ Nhận hàng hoá hay dịch vụ Ghi nhận các khoản nợ người bán Xử lývà ghi sổ các khoản thanhtoán cho người bán 1.2.2.1. Xử lý các đơn đặt hàng hoá và dịch vụ Khi có nhu cầu sử dụng hàng hoá hay dịch vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì bộ phận có nhu cầu phải lập phiếu yêu cầu vềhàng hoá và dịch vụ được sự phê duyệt của trưởng bộ phận. Sau đó phiếu yêu cầu này lại được chuyển lên cấp phê duyệt cao hơn là Phòng kế hoạch để xem xét. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh đã được lập, trưởng Phòng kế hoạch sẽ quyết định phê duyệt chấp nhận hay không phiếu yêu cầu này. Khi đã được phê duyệt thì việc tiếp theo là lựa chọn nhà cung cấp và lập đơn đặt hàng (yêu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ) và gửi cho nhà cung cấp đã lựa chọn. Đơn đặt hàng là một chứng từ hợp pháp và được xem như một đề nghị để muahàng hoá và dịch vụ. Ở đó ghi rõ mặt hàng cụ thể ở một mức giá nhất định. Trong một số trường hợp khác, nếu người muavà người bán mới có quan hệ giao dịch hoặc thực hiện những giao dịch lớn và phức tạp thì đòi hỏi phải ký kết hợp đồng cung ứng hàng hoá và dịch vụ nhằm đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Sự phê chuẩn đúng đắn nghiệp vụ muahàng là phần chính của chức năng này vì nó bảo đảm hàng hoá và dịch vụ được mua theo các mục đích đã được phê chuẩn của công ty và tránh cho việc mua quá nhiều hoặc mua các mặt hàng không cần thiết. Mỗi một công ty cóquy định khác nhau về việc phê duyệt nghiệp vụ mua hàng. Do đó, để đánh giá việc muahàngcó hợp lý hay không phải căn cứ vào các quy định nội bộ về thẩm quyền phê duyệt đối với nghiệp vụ muahàng áp dụng trong doanh nghiệp. 1.2.2.2. Nhận hàng hoá hay dịch vụ Việc nhận hàng hoá từ người bán là một điểm quyết định trongchutrìnhmuahàngvàthanhtoán vì đây là thời điểm mà tại đó bên mua thừa nhận khoản nợ liên quan đối với bên bán trên sổ sách của họ. Bộ phận muahàng của công ty sẽ căn cứ vào đơn đặt hàng tiến hành quá trìnhkiểm soát thích hợp về mẫu mã, số lượng, thời gian đến và các điều kiện khác. Sau đó sẽ ký nhận trên phiếu giao hàng của người bán, đồng thời bộ phận này cũng lập báocáo nhận hàng như một bằng chứng của sự nhận hàngvà sự kiểm tra hàng hoá. Một bản sao thường được gửi cho thủ kho để thủ kho làm căn cứ nhận hàng ghi vào phiếu nhập kho và theo dõi trên thẻ kho và một bản khác gửi cho kế toán các khoản phải trả để thông báo. Để ngăn ngừa sự mất mát và sự lạm dụng thì điều quan trọng là hàng hoá phải được kiểm soát một cách chặt chẽ từ lúc nhận chúng cho đến khi chúng được chuyển đi. Nhân viên trong phòng tiếp nhận phải được độc lập với thủ kho và phòng kế toán. Cuối cùng, sổ sách kế toán (kế toán vật tư và kế toán chi phí) sẽ phản ánh việc chuyển giao trách nhiệm đối với hàng hoá khi hàng hoá được chuyển từ phòng tiếp nhận qua kho và từ kho vào quá trình sản xuất hay đưa đi tiêu thụ. 1.2.2.3. Ghi nhận các khoản nợ người bán Việc ghi nhận đúng đắn khoản nợ người bán vềhàng hoá hay dịch vụ nhận được là rất quan trọng nên đòi hỏi việc ghi sổchính xác và nhanh chóng. Do đó, kế toán các khoản phải trả thường có trách nhiệm kiểm tra tính đúng đắn của các lần mua vào và ghi chúng vào sổ nhật ký vàsổ hạch toán chi tiết các khoản phải trả. Khi kế toán các khoản phải trả nhận được hoá đơn của người bán thì phải so sánh mẫu mã, giá, số lượng, phương thức và chi phí vận chuyển ghi trên hóa đơn với thông tin trên đơn đặt mua (hoặc hợp đồng) vàbáocáo nhận hàng (nếu hàng đã về). Mặt khác, kế toán các khoản phải trả cần tính toán lại các phép nhân và phép cộng tổng và được ghi vào hoá đơn. Sau đó, số tiền được chuyển vào sổ hạch toán chi tiết các khoản phải trả. 1.2.2.4. Xử lývà ghi sổ các khoản thanhtoán cho người bán Đối với hầu hết các công ty, các hoá đơn do kế toán các khoản nợ phải trả lưu giữ cho đến khi thanh toán. Thanhtoán thường được thực hiện bằng uỷ nhiệm chi, séc hoặc phiếu chi làm thành nhiều bản. Một bản được gửi cho người được thanh toán, một bản sao được lưu lại trong hồ sơ theo người được thanh toán. Các chức năng và dòng vận động của nghiệp vụ muahàngvàthanhtoán được thể hiện trongsơ đồ 1. 1.3. Kế toánchutrìnhmuahàngvàthanhtoán 1.3.1. Chứng từ, sổ sách, các tài khoản liên quan đến chutrìnhmuahàngvàthanhtoánTrongchutrìnhmuahàngvàthanh toán, hầu hết các doanh nghiệp sử dụng các loại chứng từ, sổ sách và các tài khoản sau: Chứng từ: Yêu cầu mua: là tài liệu được lập bởi bộ phận sử dụng (như bộ phận sản xuất) để đề nghị muahàng hoá và dịch vụ. Trong một số trường hợp, các bộ phận trong kinh doanh có thể trực tiếp lập đơn đặt hàng, trình phê duyệt và gửi cho nhà cung cấp. Đơn đặt hàng: Đơn đặt hàng lặp lại các chi tiết cótrong đề nghị mua, được gửi cho nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ. Phiếu giao hàng (biên bản giao nhận hàng hoá hoặc nghiệm thu dịch vụ): là tài liệu được chuẩn bị bởi nhà cung cấp. Phiếu giao nhận phải được ký nhận bởi khách hàng để chứng minh sự chuyển giao hàng hoá (hay dịch vụ) thực tế. - Báocáo nhận hàng: được bộ phận nhận hàng lập như một bằng chứng của việc nhận hàngvà sự kiểm tra hàng hoá (dấu hiệu của một thủ tục kiểm soát). Hoá đơn của người bán: là chứng từ nhận được từ người cung cấp hàng, đề nghị thanhtoán cho các hàng hoá dịch vụ đã được chuyển giao. Một hoá đơn thường bao gồm các chi tiết sau: Tên bên bán và bên mua, mã số thuế Chủng loại hàng hoá hay dịch vụ Số lượng Giá đơn vị Thành tiền Thuế VAT và các loại thuế khác Ngày lập hoá đơn, chữ ký và đóng dấu Sổ sách: Nhật ký mua hàng: đây là những ghi chép đầu tiên trong hệ thống kế toán để ghi lại các khoản mua. Nhật ký phải liệt kê danh sách các hoá đơn (từng cái một), cùng với việc chỉ ra tên người cung cấp hàng, ngày của hoá đơn và khoản tiền của các hoá đơn đó. Sổ hạch toán chi tiết nợ phải trả nhà cung cấp: danh sách các khoản tiền phải trả cho mỗi người cung cấp hàng. Tổng số của tài khoản người cung cấp hàngtrongsổ hạch toán chi tiết phải bằng khoản tiền ghi trên khoản mục phải trả người bán. Bảng đối chiếu của nhà cung cấp (Bảng đối chiếu công nợ): báocáo nhận được của nhà cung cấp hàng (thường là hàng tháng) chỉ ra các hoá đơn chưa thanhtoán vào một ngày đối chiếu nhất định. Tài khoản liên quan Thông qua hệ thống tài khoản kế toán, thông tin, số liệu vận động từ các chứng từ vào sổ sách kế toán. Đối với chutrìnhmua vào vàthanh toán, có rất nhiều tài khoản được sử dụng nhưng chủ yếu là các tài khoản sau: Vốn bằng tiền: TK 111, TK 112, TK 113,… Hàng tồn kho: TK 151, TK 152, TK 153, TK 156… Các khoản phải trả: TK 331, TK 338… Các tài khoản khác: TK 133, TK 515, TK 611, TK 311,… 1.3.2. Quytrình hạch toán kế toán đối với chutrình nghiệp vụ mua vào vàthanhtoánQuytrình hạch toán kế toán đối với chutrình nghiệp vụ mua vào vàthanhtoán được thể hiện qua sơ đồ 2: Sơ đồ 2: Quytrình hạch toán nghiệp vụ thanhtoán với nhà cung cấp Mua chịu vật tư, công cụ, dịch vụ kể cả nhận vật tư, công cụ theo phương thức ứng trước tiền h ngà Thuế GTGT được khấu trừ phải thanhtoánSố tiền phải trả cho người nhận thầu XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ Lỗ về tỷ giá hối đoái (nợ gốc ngoại tệ) TK 133 TK 241 TK 635 1.4. Mục tiêu kiểmtoánchutrìnhmuahàngvàthanhtoánChutrìnhmuahàngvàthanhtoán là một chutrình rất quan trọng, tạo đầy đủ các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Không những thế chutrình này còn liên quan đến nhiều tài khoản, cần nhiều thời gian kiểm tra chi tiết trong một cuộc kiểm toán. Chính vì vậy kiểmtoánchutrìnhmua vào vàthanhtoán là một bộ phận không thể tách rời trongkiểmtoánBáocáotài chính. Theo Chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam (VSA) số 200 thì: <Mục tiêu của kiểmtoánbáocáotàichính là giúp cho kiểmtoán viên và công ty kiểmtoán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báocáotàichínhcó được lập trên cơsở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan vàcó phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Mục tiêu của kiểmtoánbáocáotàichính còn giúp cho đơn vị được kiểmtoán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng tàichính của đơn vị mình>. TK 152,153,611 TK 111,112,311 TK 331 Lãi về tỷ giá hối đoái (nợ có gốc ngoại tệ) TK 515 Chiết khấu thương mại, giảm giá h ngà mua, trả lại h ng bán trà ừ v o nà ợ phải trả người bán TK 152,153,611 Chiết khấu thanhtoán được hưởng trừ v o nà ợ phải trả TK 515 Thanhtoán tiền cho người bán, người nhận thầu kể cả số tiền ứng trước TK152,153,156,611 Do vậy mục đích chung của kiểmtoánchutrìnhmua vào vàthanhtoán là đánh giá xem liệu các số dư tài khoản có liên quan có được trình bày trung thực và phù hợp với các nguyên tắc kế toán hiện hành hoặc được thừa nhận hay không. Từ mục đích chung của kiểmtoáncó thể cụ thể hoá thành các mục tiêu đối với chu trình. Mục tiêu kiểmtoán đối với chutrình (chung cho cả nghiệp vụ muahàngvàthanh toán) bao gồm các mục tiêu sau: Thứ nhất là: Tính có thực của hàng hoá hay dịch vụ mua vào cũng như các khoản nợ người bán với ý nghĩa các thông tin phản ánh tài sản hoặc công nợ phải trả được bảo đảm bằng sự tồn tại của các tài sản cũng như công nợ đó. Thứ hai là: Tính trọn vẹn của việc ghi nhận các hàng hoá và dịch vụ mua vào và các khoản phải trả người bán với ý nghĩa thông tin phản ánh trên sổ sách, tài khoản kế toán không bị bỏ sót trong quá trình xử lý. Thứ ba là: Tính đúng đắn của việc tính giá vốn thực tế hàng nhập kho được tính theo chi phí thực tế thực hiện nghiệp vụ, việc tính toán các khoản phải trả người bán phù hợp với hợp đồng mua bán, phù hợp với hoá đơn người bán và biên bản giao nhận hàng hoá hay dịch vụ. Thứ tư là: Tính đúng đắn trong việc phân loại vàtrình bày các tài sản mua vào cũng như các khoản phải trả người bán với ý nghĩa tuân thủ các quy định trong việc phân loại các tài sản và công nợ cùng việc thể hiện chúng qua hệ thống tài khoản tổng hợp và chi tiết. Thứ năm là: Tính đúng đắn trong việc phản ánh quyền và nghĩa vụ với ý nghĩa tài sản mua vào phản ánh trên báocáotàichính phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị và nợ phải trả người bán thể hiện đúng nghĩa vụ của đơn vị này. Thứ sáu là: Tính chính xác vềcơ học trong việc tính toán, cộng dồn, chuyển sổ đối với các nghiệp vụ muahàngvàthanh toán. Các mục tiêu kiểmtoán nêu trên chính là khung tham chiếu cho việc xác định các thủ tục kiểmtoánchutrìnhmuahàngvàthanhtoán để thu thập bằng chứng kiểm toán. Căn cứ vào các mục tiêu đó, kiểmtoán viên phải thiết kế các thử nghiệm tuân thủ để nhận diện được cơ cấu, các quá trìnhkiểm soát hiện cóvà các nhược điểm theo từng mục tiêu. Từ đó đánh giá lại rủi ro kiểm soát theo từng mục tiêu và xây dựng các thủ tục kiểm tra chi tiết các số dư và nghiệp vụ một cách tương ứng. 2. Quytrình thực hiện kiểmtoánchutrìnhmuahàngvàthanhtoán Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế, tính hiệu lực của cuộc kiểmtoán cũng như để thu thập bằng chứng kiểmtoán đầy đủ vàcó giá trị làm căn cứ cho kết luận của kiểmtoán viên về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên báocáotài chính, cuộc kiểmtoán thường được tiến hành theo quytrình gồm ba giai đoạn như sau: lập kế hoạch và thiết kế các phương pháp kiểm toán, thực hiện kế hoạch kiểm toán, hoàn thành cuộc kiểmtoánvà công bố báocáokiểm toán. Cũng như các chutrìnhkiểmtoán khác, chutrìnhkiểmtoánmuahàngvàthanhtoán cũng được tiến hành theo quytrình chung của một cuộc kiểmtoánbao gồm 3 bước như sau: 2.1. Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểmtoán 2.1.1. Lập kế hoạch kiểmtoán Theo Chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam (VSA) số 300- Lập kế hoạch kiểm toán, quy định thì kiểmtoán viên và công ty kiểmtoán phải lập kế hoạch kiểmtoán để đảm bảo cuộc kiểmtoán được tiến hành một cách có hiệu quả. Kế hoạch kiểmtoán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểmtoán được thiết lập một cách thích hợp nhằm đảm bảobao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán, phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn và đảm bảo cuộc kiểmtoán được hoàn thành đúng thời hạn. Kế hoạch kiểmtoán trợ giúp kiểmtoán viên phân công công việc cho trợ lýkiểmtoánvà phối hợp với kiểmtoán viên và chuyên gia khác về công việc kiểm toán. Chính vì tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kiểmtoán mà nó phải tuân theo các bước cơ bản sau: 2.1.1.1.Chuẩn bị cho kế hoạch kiểmtoán Việc tiếp nhận một khách hàngkiểmtoán là điểm khởi đầu của quytrìnhkiểm toán. Nó ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro của hoạt động kiểmtoánvà uy tín của công ty. Do đó Ban Giám đốc công ty phải hết sức cân nhắc khi có quyết định tiếp nhận khách hàng này. Bởi khi đó kiểmtoán viên và công ty kiểmtoán phải chịu trách nhiệm pháp lývềbáocáotàichínhvàbáocáokiểmtoán do công ty đưa ra. Trên cơsở đã xác định được đối tượng khách hàngcó thể phục vụ trong tương lai, công ty kiểmtoán sẽ tiến hành công việc cần thiết để chuẩn bị lập kế hoạch kiểmtoánbao gồm: Đáng giá khả năng chấp nhận kiểmtoán Để làm được điều đó, kiểmtoán viên phải tiến hành các công việc như sau: Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng của đơn vị khách hàng Tính liêm chính của Ban Giám đốc công ty khách hàng Liên lạc với kiểmtoán viên tiền nhiệm đã thực hiện kiểmtoántại đơn vị khách hàng những năm trước Nhận diện các lý do kiểmtoán của công ty khách hàng Nhận diện các lý do kiểmtoán của công ty khách hàng là việc xác định người sử dụng Báocáotàichínhvà mục đích sử dụng của họ. Để biết được điều đó, kiểmtoán viên có thể phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đốc khách hàng hoặc dựa vào kinh nghiệm của cuộc kiểmtoán đã được thực hiện trước đó. Vàtrong suốt quá trình thực hiện kiểmtoán sau này, kiểmtoán viên sẽ thu thập thêm thông tin để hiểu biết thêm vềlý do kiểmtoán của công ty khách hàng. Như vậy thông qua việc nhận diện lý do kiểmtoán của khách hàng, công ty kiểmtoán cần ước lượng quy mô phức tạp của cuộc kiểm toán, từ đó lựa chọn đội ngũ nhân viên thích hợp để thực hiện cuộc kiểm toán. Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểmtoán Theo Chuẩn mực kiểmtoán chung đầu tiên nêu rõ “quá trìnhkiểmtoán phải được thực hiện bởi một hoặc nhiều người đã được đào tạo đầy đủ thành thạo như một kiểmtoán viên”. [...]... hưởng đến kết luận của kiểmtoán viên trên báocáokiểmtoán Do đó để ý kiến của kiểmtoán viên trên báocáokiểmtoán phản ánh trung thực và hợp lý các thông tin vềchutrìnhmuahàngvàthanhtoán thì kiểmtoán viên cần xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán đối với chu trìnhmuahàngvàthanhtoánKiểmtoán viên cần tiến hành chọn mẫu kiểm tra những nghiệp vụ muahàng được ghi... trọngtrong phương pháp luận ở chutrìnhmuahàngvàthanhtoán là nhằm vào việc xác định các thủ tục kiểm toán, quy mô mẫu, các khoản mục được chọn và thời gian thích hợp 2.3 Kết thúc kiểmtoán Kết thúc kiểm toánchutrìnhmuahàngvàthanhtoán là việc tổng hợp các thông tin đã thu được để đi đến một kết luận chung về sự trình bày các khoản mục có liên quan đến chutrìnhmuahàngvàthanhtoán trên báo. .. DR Trong đó: Qua nghiên cứu vềquytrìnhmuahàngvàthanhtoán của khách hàng cũng như kết quả kiểmtoán năm trước đối với chu trình, kiểmtoán viên có thể đánh giá IR cho chutrìnhmuahàngvàthanhtoán Còn rủi ro kiểm soát được đánh giá qua việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với chutrìnhmuahàngvàthanhtoán (nếu có) Hai loại rủi ro này là cố hữu, kiểm toán. .. như cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các phòng ban trong đó có bộ phận muahàng Các Báocáotài chính, báocáokiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước: Các báocáotàichính cung cấp các dữ liệu về tình hình tàichínhvà kết quả kinh doanh của đơn vị nói chung đồng thời cũng giúp kiểmtoán viên đánh giá các thông tin liên quan đến chutrìnhmuahàngvàthanh toán, ... sử dụng và thu thập Cũng như các chương trìnhkiểmtoán khác, chương trình kiểmtoánchutrìnhmuahàngvàthanhtoán được thiết kế thành 2 phần: thử nghiệm tuân thủ và thử nghiệm cơ bản 2.1.2.1 Thiết kế các thử nghiệm tuân thủ trongkiểmtoánchutrìnhmuahàngvàthanhtoán Thử nghiệm tuân thủ (hay thử nghiệm kiểm soát) được kiểmtoán viên sử dụng để đánh giá mức rủi ro kiểm soát của chutrình Thực... lập và thực hiện nhằm đạt mục tiêu quản lý cụ thể Các thủ tục kiểm soát đơn vị khách hàng áp dụng trong kiểm toánchutrìnhmuahàngvàthanhtoán bao gồm: Lập, kiểm tra, so sánh và phê duyệt các số liệu, tài liệu liên quan đến chutrìnhmuahàngvàthanh toán; Kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán đối với việc ghi nhận giá trị hàngmuavà các khoản phải trả người bán; Kiểm tra chương trình. .. của hệ thống kế toánvàkiểm soát nội bộ được xem là không đủ thì kiểmtoán viên thường đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát đối với chutrìnhmuahàngvàthanhtoán là cao c Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với chutrìnhmuahàngvàthanhtoán Mục đích của thử nghiệm này là thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của các quy chế và thủ tục kiểm soát đối với chutrìnhmuahàngvàthanhtoán để giảm bớt... quytrình nghiệp vụ, quytrình hạch toán, chứng từ, sổ sách có liên quan… Liệt kê các sai phạm phát hiện được khi thực hiện kiểm toánchutrìnhmuahàngvàthanhtoán Đề xuất của kiểmtoán viên và các bút toán điều chỉnh đối với sai phạm nêu trên Biên bản kiểmtoán được kiểmtoán viên và đơn vị khách hàng thống nhất sau đó kiểmtoán viên lập báocáokiểmtoánchính thức và phát hành cho khách hàng. .. thống kiểm soát nội bộ đối với chutrìnhmuahàngvàthanhtoán của đơn vị khách hàngvà mô tả chi tiết hệ thống kiểm soát nội trên giấy làm việc Ở bước công việc này kiểmtoán viên cần thu thập các thông tin về sự thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chutrìnhmuahàngvàthanhtoán theo từng yếu tố cấu thành: Môi trường kiểm soát: Môi trường kiểm soát đối với chutrìnhmuahàng và. .. trongcơ cấu tổ chức có tồn tại bộ phận (phòng) kiểmtoán nội bộ thì việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ là việc làm hết sức hữu ích Thông qua việc đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chutrìnhmuahàngvàthanhtoán mà kiểmtoán viên thực hiện kiểmtoánchutrình này có thể giảm bớt các thủ tục kiểmtoáncơ bản đối với chutrình nếu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chutrìnhmuahàng . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1. Nghiệp vụ mua hàng và thanh toán với. trình mua hàng và thanh toán 1.3.1. Chứng từ, sổ sách, các tài khoản liên quan đến chu trình mua hàng và thanh toán Trong chu trình mua hàng và thanh toán,