- Rèn HS năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo ,năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực gia[r]
(1)Ngày soạn: Tiết 59 Ngày giảng:
ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU I Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:
Giúp HS :
- Nắm được các kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống - Biết phối hợp sử dụng dấu câu hợp lí tạo hiệu quả cho văn bản 2.Kỹ năng
:
- Rèn kĩ năng sử dụng và sửa các lỗi về dấu câu
- vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc –hiểu văn bản - KNS: nhận thức được vai trò của dấu câu; vận dụng trong giao tiếp và tạo lập văn bản; biết lắng nghe/ phản hồi + KN tư duy sáng tạo: phân tích, đối chiếu công dụng các loại dấu câu + Kĩ năng ra quyết định về việc lựa chọn các dấu câu phù hợp với ngữ cảnh 3.Thái
độ :
4.Phát triển năng lực
- Giáo dục HS có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu
- GD đạo đức: giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc giản dị trong việc sử dụng từ ngữ, biết sử dụng các loại câu, dấu câu trong tình huống phù hợp => giáo dục về các giá trị: TRÁCH NHIỆM, YÊU THƯƠNG, GIẢN DỊ
- Rèn HS năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo ,năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học
II Chuẩn bị
- GV:Giáo án, bảng thống kê về dấu câu,bảng phụ
- HS: lập sơ đồ tư duy các dấu câu đã học, tập thuyết trình sơ đồ III.Phương pháp
- Phương pháp đàm thoại, thảo luận, thực hành có hướng dẫn, KT động não IV Tiến trình giờ dạy và giáo dục
1- Ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (1’): Kiểm tra bảng thống kê về dấu câu của HS. 3- Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động (1’) - Mục tiêu: Đặt vấn đề tiếp cận bài học.
- Hình thức: Hoạt động cá nhân. - Kĩ thuật, PP: Thuyết trình
(2)Hoạt động 2 – 11’
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh hệ thống các dấu câu đã học
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, dạy học nhóm, trực quan
- Hình thức: Hoạt động cá nhân, nhóm.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, giao nhiệm vụ.
Gv chia lớp thành 3 nhóm giao nhiệm vụ
+ Nhóm 1 :Tổng kết dấu câu học ở lớp 6
+ Nhóm 2 : Tổng kết dấu câu học ở lớp 7
+ Nhóm 3 : Tổng kết dấu câu học ở lớp 8
- 3 nhóm treo sản phẩm, thuyết trình tgian 1’,nhận xét bổ sung - GV nhận xét – khái quát
- GV tổ chức chơi trò chơi đặt câu với công dụng của các dấu câu đã học( thời gian 5’)
I Tổng kết về dấu câu 1 Lớp 6
a Dấu chấm : kết thúc câu trần thuật b Dấu hỏi chấm : kết thúc câu nghi vấn
c Dấu chấm than : kết thúc câu cầu khiến hoặc cảm thán
d
Dấu phẩy
- phân cách thành phần phụ- TP chính - ngăn cánh các từ cùng chức vụ ngữ pháp - Ngăn cách từ ngữ với bộ phận chú thích - Ngăn cách các vế trong một câu ghép 2 Lớp 7
a Dấu chấm lửng:
- Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết
- Biểu thị lời nói ngập ngừng, đứt quãng, bỏ dở
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, biểu thị ý hài hước, dí dỏm
b Dấu chấm phẩy:
- Đánh dấu (nối các vế câu ghép có cấu tạo phức tạp
- Đạm dấu các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp
c Dấu gạch ngang :
- Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích - Đánh dấu lời nói trực tiếp
- Biểu thị sự liệt kê
- Nối các từ trong một liên danh 3 Lớp 8
a Dấu ngoặc đơn : đánh dấu phần chú thích b Dấu hai chấm:
- Báo trước phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho phần trước đó
- Báo trước lời dẫn trực tiếp, lời đối thoại c Dấu ngoặc kép“ ”:
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn được dẫn trực tiếp
(3)hoặc mỉa mai
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo Hđ3 :Các lỗi thường gặp (12’)
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh hệ thống các lỗi thường gặp về dấu câu. - Phương pháp:Vấn đáp, thuyết trình, dạy học nhóm, trực quan
- Hình thức: Hoạt động cá nhân, nhóm.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm. * HS đọc ví dụ
- GV treo bảng phụ và cùng HS sửa lỗi về dấu câu
Hoạt động 4 nhóm – thảo luận – trình bày – nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, khái quát
?) Ví dụ trên thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào? Nên dùng dấu gì ở đó? - Sau từ “xúc động” -> Dấu chấm -> Viết hoa chữ “Trong”
* HS đọc VD 2
?) Dùng dấu câu như trên sai ở chỗ nào? Vì sao? Nên dùng dấu gì?
- Sai vì nhiều câu chưa kết thúc, nên dùng dấu phẩy để tách trạng ngữ với nòng cốt
*HS quan sát VD 3
?)Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu?
?) Ở bộ phận đồng chức nên dùng dấu gì?
- 2 HS trả lời
* HS quan sát VD 4
?) Câu trên dùng sai dấu ở chỗ nào? Vì sao? Nên dùng dấu gì?
?) Qua các VD trên, hãy rút ra các lỗi thường gặp về dấu câu?
- 2 HS -> GV chốt -> 1 HS đọc ghi nhớ
Hđ4 :
II Các lỗi thường gặp về dấu câu
1 Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc a VD: sgk(151)
b Nhận xét: - Thiếu dấu chấm
2 Dùng ngắt câu khi câu chưa kết thúc a VD:
b Nhận xét: - Câu chưa kết thúc đã dùng dấu chấm
3 Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết
a VD:
b Nhận xét: - Thiếu dấu phẩy để tách các bộ phận đồng chức
4 Lẫn lộn công dụng của các dấu câu a VD:
b Nhận xét: - Câu 1: Dấu chấm - Câu 2: Dấu chấm hỏi
5 Ghi nhớ: sgk(151)
(4)Luyện tập (15’)
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, dạy học nhóm, trực quan.
- Hình thức: Hoạt động cá nhân, nhóm.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, giao nhiệm vụ.
- GV treo đoạn văn thiếu dấu câu – một HS lên bảng điền
BT 1:HS dưới lớp điền vào vở - GV gọi 1 HS điền vào bảng ghi sẵn đoạn văn
- HS nhận xét
BT2: Hs đọc yêu cầu, 3 HS lên bảng làm – nhận xét
GV giao nhiệm vụ 2 nhóm
Nhóm 1: Viết đoạn văn thuyết minh về tác hại của sử dụng bao bì nilong ( tác hại của hút thuốc lá), trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn dấu ngoặc kép, dấu hai chấm.
Nhóm 2 : Dựa vào nội dung Bài toán dân số, hãy viết đoạn văn bàn về sự cần thiết phải hạn chế gia tăng dân số, trong đoạn văn có sử dụng : dấu ba chấm, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang.
Tgian: 5’ – HS trình bày,nhận xét GV bổ sung, cho điểm BT4:
- HS nêu yêu cầu, làm bt cá nhân - GV nhận xét, chốt
? PT tác dụng của dấu chấm và dấu
BT 1 (152)
BT 2 (152)
a) mới về? Mẹ dặn là anh chiều nay b) sản xuất, có câu tục ngữ “Lá lành ” c) năm tháng, nhưng
BT 3 (137): viết đoạn văn
Bài tập 4:
- Thể hiện cảm xúc nghẹn ngào, xúc động của tác giả khi viết về thời khắc Bác Hồ đi tìm đường cứu nước
(5)ba chấm được ngắt trong những câu thơ sau:
Đất nước đẹp vô cùng Nhưng Bác phải ra đi
(Người đi tìm hình của nước) Bác về Im lặng Con chim hót Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ ( Tố Hữu)
Giờ cháu đã đi xa Có ngọn khói trăm tàu
( Bếp lửa – Bằng Việt
về nước sau 30 năm xa cách
Thể hiện cảm xúc nghẹn ngào, xúc động của người cháu nhớ đến bà, khi đang ở phương xa
4 Củng cố: 2’
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.
- Phương pháp: Phát vấn - Kĩ thuật: Động não. ? Em hãy khái quát những kiến thức về dấu câu đã học HS xung phong trình bày, nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, khái quát về công dụng của ba dấu câu 5 Hướng dẫn về nhà (2p)
- Học, thuyết trình SĐTD dấu câu
- Chuẩn bị bài: Thuyết minh về một thể loại văn học +Sưu tầm các bài thơ viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú. + Giới thiệu đặc điểm của thể thơ
+ Vai trò của thể thơ trong nền văn học dân tộc V Rút kinh nghiệm