1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

nitơ-photpho_cơ bản

23 209 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 444 KB

Nội dung

Chương NITƠ-PHOTPHO September 1, 2010 Chương 2 NITƠ – PHOTPHO Bài 7 NITƠ  -  -  A. CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức Học sinh biết:  Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ.  Cấu tạo phân tử, tính chất vật lý (trạng thái, màu, mùi, tỉ khối, tính tan), ứng dụng chính, trạng thái tự nhiên, điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Hiểu được:  Phân tử nitơ rất bền do có lien kết ba, nên nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao.  Tính chất hóa học đặc trưng của nitơ: tính oxi hóa (tác dụng với kim loại mạnh, với hiđro), ngoài ra nitơ có tính khử (tác dụng với oxi). 2. Kỹ năng  Dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hóa học của nitơ.  Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học.  Tính thể tích khí N 2 ở đktc trong phản ứng hóa học; tính % thể tích khí N 2 trong hỗn hợp khí. B. TRỌNG TÂM  Cấu tạo phân tử của nitơ.  Tính oxi hóa và tính khử của nitơ. C. PHƯƠNG PHÁP  Đàm thoại, thảo luận, nêu vấn đề. D. CHUẨN BỊ  Giáo án, mô hình điều chế N 2 trong công nghiệp. E. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp (5’) 2. Dạy bài mới (40’) Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung bài học HĐ 1: GV: y/c HS viết cấu hình electron của N (Z = 7) & cho biết vị trí của N trong BHTTH? GV : Cung cấp « 3e ở phân lớp 2p có thể tạo ra 3 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử khác ». GV: hai nguyên tử N trong phân tử liên kết với nhau như thế nào? HS viết công thức electron và công thức cấu tạo I. VỊ TRÍ & CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ Cấu hình electron : 1s 2 2s 2 2p 3 N ở ô thứ 7, nhóm VA, chu kì 2. Công thức phân tử : N 2 Công thức electron: N N 17 Tuần: ………… Chương NITƠ-PHOTPHO September 1, 2010 của N 2 GV cung cấp hình ảnh N 2 trong không gian. Công thức cấu tạo N ≡ N HĐ 2: GV Yêu cầu HS tham khảo SGK cung cấp tính chất vật lý của nitơ. GV bổ sung II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ Nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí. Hóa lỏng ở -196 o C Hóa rắn ở -210 o C Tan rất ít trong nước (ở 20 o C 1 lít nước hòa tan được 0,015 lít khí nitơ). Nitơ không duy trì sự cháy và sự hô hấp. HĐ 3: GV: HS tính số oxi hóa của N 2 ; NH 3 ; NO; NO 2 ; Li 3 N; Mg 3 N 2 GV: Xét xem trong các trường hợp N thể hiện tính khử hay tính oxi hóa? HS tự kết luận về tính chất hóa học của nitơ III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1. Tính oxi hóa a) Tác dụng với hiđro: N 2 + 3H 2 t o , p xt 2NH 3 b) Tác dụng với kim loại: Ở nhiệt độ thường nitơ chỉ tác dụng với kim loại Li N 2 + 6 Li → 2 Li 3 N Ở nhiệt độ cao nitơ tác dụng được với một số kim loại như: Ca, Mg, Al … N 2 + 3Mg t o Mg 3 N 2 0 -3 2. Tính khử Tác dụng với oxi: Ở nhiệt độ 3000 o C (hồ quang điện) nitơ kết hợp trực tiếp với oxi tạo ra nitơ monooxit N 2 + O 2 t o 2NO 0 +2 NO kết hợp với oxi trong không khí tạo ra khí nitơ đioxit màu nâu đỏ 2NO + O 2 2NO 2 +2 +4 Các oxit khác của nitơ như N 2 O N 2 O 3 N 2 O 5 không điều chế được từ phản ứng trực tiếp giữa nitơ và oxi. HĐ 4: GV: Nitơ có ứng dụng gì? HS: cho biết thêm một số ứng dụng của nitơ không đươc đề cập trong SGK IV. ỨNG DỤNG Nguyên tố nitơ là thành phần dinh dưỡng chính của thực vật. Trong công nghiệp phần lớn lượng nitơ sản xuất ra được dùng để tổng hợp amoniac, từ đó sản xuất phân đạm, HNO 3 . 18 Chương NITƠ-PHOTPHO September 1, 2010 Nhiều ngành công nghiệp dùng N 2 làm môi trường trơ như luyện kim, thực phẩm, điện tử … HĐ 5: GV cung cấp kiến thức cho HS V. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN Trong thiên nhiên nitơ tồn tại dạng tự do và hợp chất Dạng đơn chất: N 2 chiếm khoảng 80 % thể tích không khí Nitơ thiên nhiên là hỗn hợp hai đồng vị: 14 15 7 7 99,63% 0,37%N N Dạng hợp chất: trong khoáng vật NaNO 3 (diêm tiêu); trong thành phần của protein, axit nucleic và nhiều hợp chất hữu cơ khác. HĐ 6: Dùng slide chiếu mô phỏng quá trình sản xuất nitơ trong công nghiệp VI. ĐIỀU CHẾ a) Trong công nghiệp Chưng cất phân đoạn không khí lỏng Sau khi loại CO 2 và hơi nước, không khí được hóa lỏng dưới áp suất cao và nhiệt độ thấp Nâng nhiệt độ đến -196 o C thì N 2 sôi lên và tách ra b) Trong phòng thí nghiệm Đun nóng dung dịch bão hòa amoni nitrit hoặc dung dịch hỗn hợp NaNO 2 và NH 4 Cl NH 4 NO 2 N 2 + 2H 2 O t o NH 4 Cl + NaNO 2 t o N 2 + 2H 2 O + NaCl  Củng cố: Làm bài tập 3 tại lớp theo nhóm  Dặn dò: Về nhà bài tập 4, 5. Xem trước bài Amoniac và muối Amoni  Rút kinh nghiệm: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2 NITƠ - PHOTPHO Bài 8 19 Tuần: ………… Chương NITƠ-PHOTPHO September 1, 2010 AMONIAC & MUỐI AMONI  -  -  A. CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức Học sinh biết:  Cấu tạo phân tử, tính chất vật lý (tính tan, tỉ khối, màu, mùi), ứng dụng chính, cách điều chế ammoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Hiểu được:  Tính chất hóa học của ammoniac: Tính bazơ yếu (tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi, clo). 2. Kỹ năng  Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của amoniac.  Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh,…rút ra được nhận xét và tính chất vật lí và hóa học của ammoniac.  Viết được các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn.  Phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hóa học.  Tính % về khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp. B. TRỌNG TÂM  Cấu tạo phân tử của amoniac.  Amoniac là một bazơ yếu có đầy đủ tính chất của một bazơ ngoài ra còn có tính khử.  Muối amoni có phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân.  Phân biệt được amoniac với một số khí khác, muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hóa học. C. PHƯƠNG PHÁP  Đàm thoại, thảo luận, nêu vấn đề. D. CHUẨN BỊ  GV: Điều chế khí amoniac, hình về thí nghiệm dùng NH 3 khử CuO, thiết bị tổng hợp NH 3 trong CN. E. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp (5’) 2. Kiểm tra bài cũ (10’) 3. Dạy bài mới (75’) Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung bài học A – AMONIAC HĐ 1: HS nghiên cứu SGK sau đó trình bày: - Sự hình thành phân tử NH 3 - Công thức electron, công thức I. CẤU TẠO PHÂN TỬ Công thức phân tử: NH 3 Phân tử NH 3 có cấu tạo hình tháp đáy tam giác. Góc liên kết 107 o , phân tử phân cực 20 Chương NITƠ-PHOTPHO September 1, 2010 cấu tạo của NH 3 . Trong công thức phân tử NH 3 nguyên tử N còn 1 cặp electron chưa tham gia liên kết. Công thức electron: N H H H Công thức cấu tạo: H H H N HĐ 2: HS tính tỉ khối hơi HS quan sát NH 3 GV làm thí nghiệm về khả năng hòa tan trong nước của NH 3 HS quan sát và nhận xét II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ Amoniac là chất khí không màu, mùi khai và xốc nhẹ hơn không khí. Tan nhiều trong nước (ở 20 o C 1 lít nước hòa tan được 800 lít NH 3 ). Dung dịch amoniac có tính bazơ. HĐ 3: HS dựa vào thuyết Bronsted đã học để giải thích tính bazơ của NH 3 III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1- Tính bazơ yếu a) Tác dụng với nước NH 3 + H 2 O NH 4 + + OH - b) Tác dụng với axit 2NH 3 + H 2 SO 4 → (NH 4 ) 2 SO 4 Amoni sunfat NH 3 + HCl → NH 4 Cl Amoni clorua hiện tượng thấy có “khói” trắng là tinh thể muối.  có thể nhận biết NH 3 bằng phản ứng này c) Tác dụng với dung dịch một số muối Al 3+ + 3 NH 3 + 3 H 2 O → Al(OH) 3 ↓ + 3NH 4 + Fe 2+ + 2 NH 3 + 2 H 2 O → Fe(OH) 2 ↓ + 2NH 4 + HĐ 4: HS dựa vào số oxi hóa của N trong NH 3 dự đoán khả năng thay đổi số oxi hóa của N trong NH 3 HS tính số oxi hóa của N 2 , NO, CuO để khẳng định NH 3 chỉ có tính khử vì có số oxi hóa của N là – 3. 2- Tính khử a) Tác dụng với oxi Amoniac cháy với ngọn lửa màu lục nhạt 4NH 3 + 3O 2 2N 2 + 6H 2 O t o -3 0 Khi có xúc tác là hợp kim Pt và Ir ở 850-900 o C, sản phẩm là NO và nước. 4NH 3 + 5O 2 4NO + 6H 2 O t o = 850 - 900 o C -3 +2 Pt, Ir b) Tác dụng với clo 2NH 3 + 3Cl 2 → N 2 + 6 HCl Có sự tạo thành “khói” trắng do HCl kết hợp với NH 3 HĐ 5: IV. ỨNG DỤNG Amoniac thường được sử dụng để sản xuất HNO 3 ; phân đạm (NH 4 NO 3 ; (NH 4 ) 2 SO 4 ; ure; điều chế hidrazin làm chất đốt cho tên lửa. 21 Chương NITƠ-PHOTPHO September 1, 2010 Amoniac lỏng được dùng làm chất gây lạnh trong máy lạnh. HĐ 6: HS nghiên cứu SGK và cho biết các cách có thể dùng để điều chế NH 3 Áp dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng hóa học để dự đoán điều kiện tối ưu cho phản ứng tổng hợp NH 3 VI. ĐIỀU CHẾ 1- Trong phòng thí nghiệm Cho muối amoni tác dụng với kiềm, đun nhẹ 2 NH 4 Cl + Ca(OH) 2 → 2NH 3 ↑ + CaCl 2 + 2H 2 O 2- Trong công nghiệp Tổng hợp từ H 2 và N 2 N 2 + 3H 2 t o , p xt 2NH 3 Điều kiện tiến hành: nhiệt độ 450 – 500 o C, áp suất 300-1000 atm, xúc tác là sắt kim loại được hoạt hóa bằng hỗn hợp Al 2 O 3 và K 2 O (hiệu suất 20-25%). B. MUỐI AMONI HĐ 7: HS nghiên cứu SGK và cho biết tính chất vật lý của muối amoni. GV cho muối amoni hòa tan vào nước để HS nhận xét về độ tan và màu sắc của dung dịch. I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ Muối amoni là những hợp chất tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni NH 4 + và anion gốc axit. Dễ tan trong nước tạo dung dịch không màu. HĐ 8: GV làm thí nghiệm. HS quan sát. HS viết phương trình phản ứng dạng phân tử, phương trình ion thu gọn. II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1- Phản ứng trao đổi ion * Tác dụng với dung dịch kiềm (NH 4 ) 2 SO 4 + 2 NaOH o t → NH 3 ↑ + Na 2 SO 4 + 2 H 2 O NH 4 + + OH - → NH 3 ↑ + H 2 O * Tác dụng với dung dịch muối NH 4 Cl + AgNO 3 → AgCl ↓ + NH 4 NO 3 * Tác dụng với dung dịch axit (NH 4 ) 2 CO 3 + HCl → NH 4 Cl + H 2 O + CO 2 ↑ 2- Phản ứng nhiệt phân a) Muối amoni tạo bởi axit không có oxi NH 4 Cl (r) o t → NH 3 (k) + HCl (k) (NH 4 ) 2 CO 3 → NH 3 + NH 4 HCO 3 NH 4 HCO 3 → NH 3 + CO 2 + H 2 O  NH 4 HCO 3 dùng làm bột nở bánh b) Muối amoni tạo bởi axit có tính oxi hóa NH 4 NO 2 o t → N 2 + 2 H 2 O NH 4 NO 3 o t → N 2 O + 2 H 2 O • Củng cố: Làm bài tập 2,4 tại lớp theo nhóm 22 Chương NITƠ-PHOTPHO September 1, 2010 • Dặn dò: Về nhà bài 5, 6, 7, 8. Xem trước bài Axit nitric và muối nitrat. • Rút kinh nghiệm: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Bài 9 AXIT NITRIC & MUỐI NITRAT  -  -  A. CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG  AXIT NITRIC 1. Kiến thức Học sinh biết:  Cấu tạo phân tử, tính chất vật lý (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan), ứng dụng, cách điều chế HNO 3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (từ ammoniac). Hiểu được:  HNO 3 là một axit mạnh nhất.  HNO 3 là một chất oxi hóa rất mạnh: oxi hóa hầu hết kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ. 2. Kỹ năng  Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và rút ra kết luận.  Quan sát thí nghiệm, hình ảnh,…rút ra được nhận xét về tính chất của HNO 3 .  Viết các phương trình hóa học dạng phân tử, ion rút gọn minh họa tính chất hóa học của HNO 3 đặc và loãng.  Tính thành phần % khối lượng của hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO 3 .  MUỐI NITRAT 1. Kiến thức Học sinh biết:  Phản ứng đặc trưng của ion NO 3 - với Cu trong môi trường axit.  Cách nhận biết ion NO 3 - bằng phương pháp hóa học.  Chu trình của nitơ trong tự nhiên. 2. Kỹ năng  Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối nitrat.  Viết được các PTHH dạng phân tử và ion rút gọn minh họa cho tính chất hóa học.  Tính thành phần % khối lượng muối nitrat trong hỗn hợp; nồng độ hoặc thể tích dung dịch muối nitrat tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. B. TRỌNG TÂM  HNO 3 có đầy đủ tính chất hóa học của một axit mạnh và là chất oxi hóa rất mạnh: oxi hóa hầu hết các kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ. 23 Tuần: ………… Chương NITƠ-PHOTPHO September 1, 2010  Áp dụng để giải các bài toán tính thành phần % khối lượng hốn hợp kim loại tác dụng với HNO 3 .  Muối nitrat đều dễ tan trong nước và là chất điện li mạnh, kém bền với nhiệt và bị phân hủy bởi nhiệt tạo khí O 2 . Phản ứng đặc trưng của ion NO 3 - với Cu trong môi trường axit dung để nhận biết ion nitrat. C. PHƯƠNG PHÁP  Đàm thoại, thảo luận, nêu vấn đề. D. CHUẨN BỊ  GV: Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, giá ống nghiệm  Hóa chất: NaNO 3 (r) Cu(NO 3 (r); Cu; S; dung dịch HNO 3 đặc và loãng; dung dịch H 2 SO 4 loãng; BaCl 2 ; NaNO 3 . E. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp (5’) 2. Kiểm tra bài cũ (10’) 3. Dạy bài mới (75’) Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung bài học A – AXIT NITRIC HĐ 1: HS viết công thức phân tử và công thức cấu tạo, xác định số oxi hóa của N. I. CẤU TẠO PHÂN TỬ Công thức cấu tạo: N O H O O Trong phân tử HNO 3 nitơ có hóa trị IV và số oxi hóa +5 HĐ 2: HS quan sát và nêu tính chất vật lý của HNO 3 đặc. Dung dịch HNO 3 để lâu ngày có màu vàng do NO 2 phân hủy ra tan trong axit nên phải bảo quản trong lọ sẫm màu hoặc bọc bằng giấy đen, bảo quản nơi khô mát. II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ - HNO 3 tinh khiết là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm. - Khối lượng riêng 1,53g/cm 3 - t s = 86 o C - Không bền lắm: 4HNO 3 → 4 NO 2 + O 2 + 2 H 2 O - Tan trong nước theo bất kỳ tỉ lệ nào. HĐ 3: HS lấy ví dụ về tính axit và viết các phương trình phản ứng minh họa. III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1- Tính axit Làm quỳ tím đổi màu đỏ. Tác dụng oxit bazơ và bazơ tạo thành muối và nước. CuO + 2HNO 3  Cu(NO 3 ) 2 + H 2 O Ba(OH) 2 + 2HNO 3  Ba(NO 3 ) 2 + 2H 2 O Tác dụng với muối tạo thành muối mới và axit mới. CaCO 3 + 2HNO 3  Ca(NO 3 ) 2 + CO 2 + H 2 O 24 Chương NITƠ-PHOTPHO September 1, 2010 HĐ 4: GV: vì sao HNO 3 có tính oxi hóa? HS dựa vào số oxi hóa của N trong HNO 3 để giải thích. GV cho HS thảo luận nhóm → rút ra nhận xét. 2- Tính oxi hóa • HNO 3 là một trong những axit có tính oxi hóa mạnh nhất. a) Tác dụng với kim loại • HNO 3 oxi hóa được hầu hết các kim loại trừ vàng và bạch kim. Phản ứng không giải phóng hiđro. • Tác dụng với kim loại yếu như Cu, Ag HNO 3 đậm đặc bị khử đến NO 2 còn HNO 3 loãng bị khử đến NO. Cu + 4HNO 3 → Cu(NO 3 ) 2 + 2NO 2 + 2 H 2 O 3Cu + 8HNO 3 → 3Cu(NO 3 ) 2 + NO + 4 H 2 O • Tác dụng với kim loại có tính khử mạnh hơn như Mg, Zn, Al HNO 3 bị khử đến N 2 O hoặc N 2 ; HNO 3 rất loãng bị khử đến NH 3 (NH 4 NO 3 ). 8Al+ 30HNO 3 → 8Al (NO 3 ) 3 + 3N 2 O + 15H 2 O 5Mg + 12HNO 3 → 5Mg (NO 3 ) 2 + N 2 + 6 H 2 O 4Zn+ 10HNO 3 → 4Zn (NO 3 ) 2 +NH 4 NO 3 + 3H 2 O • Fe, Al dễ tan trong dung dịch HNO 3 loãng nhưng bị thụ động hóa trong dung dịch HNO 3 đậm đặc nguội, vì tạo một lớp oxit bền trên bề mặt kim loại. b) Tác dụng với phi kim: C, S, P… • Phi kim bị oxi hóa đến mức cao nhất, phi kim bị khử đến NO 2 hoặc NO tùy theo nồng độ của axit. C + 4 HNO 3 → CO 2 + 4 NO 2 + 2H 2 O S + 6 HNO 3 → H 2 SO 4 + 6 NO 2 + 2 H 2 O c) Tác dụng với hợp chất: H 2 S, HI, SO 2 , FeO, muối sắt (II) • Nguyên tố bị oxi hóa lên mức cao hơn 3 FeO + 10 HNO 3 → 3 Fe(NO 3 ) 3 + NO + 5 H 2 O 3 H 2 S + 2 HNO 3 → 3 S + 2 NO + 4 H 2 O HĐ 5: HS tìm những ứng dụng của HNO 3 IV. ỨNG DỤNG Điều chế phân bón NH 4 NO 3 Sản xuất thuốc nổ TNT, thuốc nổ, thuốc nhuộm. HĐ 6: HS tìm hiểu SGK và cho biết trong phòng thí nghiệm HNO 3 được điều chế như thế nào GV: Nên đun nóng nhẹ vì HNO 3 dễ bị phân huỷ. HS tóm tắt sơ đồ quá trình sản xuất HNO 3 VI. ĐIỀU CHẾ 1- Trong phòng thí nghiệm Cho kali nitrat hoặc natri nitrat tác dụng với H 2 SO 4 đậm đặc đun nóng NaNO 3 (r) + H 2 SO 4 → HNO 3 + NaHSO 4 2- Trong công nghiệp 25 Chương NITƠ-PHOTPHO September 1, 2010 trong công nghiệp. GV: thông thường nồng độ HNO 3 thu đuợc là 60-62 % để thu được axit có nồng độ cao hơn người ta chưng cất với H 2 SO 4 đậm đặc. HNO 3 được sản xuất từ amoniac Quá trình sản xuất qua ba giai đoạn * Oxi hóa amoniac bằng oxi không khí, t o = 850-900 o C; xúc tác là hợp kim Pt và Ir 4 NH 3 + 5O 2 → 4NO + 6 H 2 O DH = -907 kJ * Oxi hóa NO thành NO 2 2 NO + O 2 → 2 NO 2 * Chuyển hóa NO 2 thành HNO 3 4 NO 2 + O 2 + 2 H 2 O → 4 HNO 3 B. MUỐI NITRAT HĐ 7: HS nghiên cứu SGK và cho biết tính tan của muối nitrat. GV làm thí nghiệm phản ứng nhiệt phân HS nhận xét và viết các phương trình phản ứng GV làm thí nghiệm HS nhận xét và viết phương trình phân tử, phương trình ion rút gọn. I. TÍNH CHẤT CỦA MUỐI NITRAT 1- Tính chất vật lý Muối nitrat tan tốt trong nước và là chất điện li mạnh. Ion NO 3 - không màu. Một số muối nitrat dễ bị chảy rữa như: NaNO 3 ; NH 4 NO 3 . 2- Tính chất hóa học Muối nitrat kém bền với nhiệt. * Muối nitrat của kim loại hoạt động mạnh phân huỷ thành muối nitrit. 2 KNO 3 → 2 KNO 2 + O 2 * Muối nitrat của kim loại hoạt động mạnh kém hơn phân huỷ thành oxit kim loại 2 Cu(NO 3 ) 2 → 2CuO + 4NO 2 + O 2 * Muối nitrat của kim loại hoạt động kém phân huỷ thành kim loại 2 AgNO 3 → 2Ag + 2NO 2 + O 2 3- Nhận biết ion nitrat Cho dung dịch tác dụng với đồng và H 2 SO 4 3Cu + 8NaNO 3 + 4 H 2 SO 4 → 3Cu(NO 3 ) 2 + NO↑ + 4 H 2 O + 4 Na 2 SO 4 2NO + O 2 → 2NO 2 (nâu đỏ) 3 Cu + 8H + + 2 NO 3 - → 3 Cu 2+ +2 NO↑ + 4 H 2 O HĐ 8: HS tìm những ứng dụng của muối nitrat. II. ỨNG DỤNG Làm phân bón hóa học (phân đạm) Điều chế thuốc nổ đen (75%KNO 3 ; 10% S và 15%C). HĐ 9: HS tìm hiểu trước và trình bày dưới dạng thuyết trình. C. CHU TRÌNH CỦA NITƠ TRONG TỰ NHIÊN 1- Cây xanh đồng hóa nitơ biến thành protein thực vật, động vật đồng hóa protein 26 . hóa hầu hết các kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ. 23 Tuần: ………… Chương NITƠ-PHOTPHO September 1, 2010  Áp dụng để giải các bài toán. chất hoá học cơ bản của photpho là tính oxi hoá (tác dụng với kim loại Na, Ca .) và tính khử (tác dụng với O 2 , Cl 2 ). 27 Tuần: ………… Chương NITƠ-PHOTPHO

Ngày đăng: 31/10/2013, 04:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

GV cung cấp hình ảnh N2 trong khơng gian. - nitơ-photpho_cơ bản
cung cấp hình ảnh N2 trong khơng gian (Trang 2)
 Quan sát thí nghiệm, hình ảnh .., rút ra được nhận xét về tính chất của photpho. - nitơ-photpho_cơ bản
uan sát thí nghiệm, hình ảnh .., rút ra được nhận xét về tính chất của photpho (Trang 12)
- Hs lên bảng viết phương trình phản ứng. - nitơ-photpho_cơ bản
s lên bảng viết phương trình phản ứng (Trang 13)
 GV: Chuẩn bị sẵn các bảng so sánh. - nitơ-photpho_cơ bản
hu ẩn bị sẵn các bảng so sánh (Trang 20)
- Từng học sinh lên bảng hồn thành phương trình phản ứng. - nitơ-photpho_cơ bản
ng học sinh lên bảng hồn thành phương trình phản ứng (Trang 22)
w