1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiết 21-12CB

3 231 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 42 KB

Nội dung

CHƯƠNG II: VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945 Tiết 21- BÀI 14. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1935 Ngày soạn: 22-10-2010 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu: - Những nét cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 → tác động đến PT đấu tranh của nhân dân Việt Nam. - Phong trào CM 1930 – 1931, là phong trào CM do Đảng CSVN lãnh đạo. 2. Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng xác định kiến thức cơ bản để nắm vững bào. - Có hiểu biết về phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử. 3. Về thái độ: - Bồi dưỡng cho học sinh niềm tự hào về sự nghiệp đấu tranh vẻ vang của Đảng. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC - SGK 12, SGV, bản đồ, tranh ảnh, tư liệu văn học liên quan. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: + Cho biết sự ra đời của Việt Nam Quốc dân đảng? + Qúa trình thành lập Đảng cộng sản Việt Nam? 3. Giới thiệu bài mới: 4. Tiến trình dạy- học trên lớp. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM I. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1929 – 1933 1. Tình hình kinh tế - Từ 1930, kinh tế VN bước vào thời kỳ suy thoái: + Nông nghiệp: Giá lúa, giá nông phẩm hạ, ruộng đất bỏ hoang nhiều. + Công nghiệp: Các nghành suy giảm. Ruộng đất bỏ hoang nhiều. + Thương nghiệp: Xuất- nhập khẩu đình đốn → hàng hóa khan hiếm → giá cả đắt đỏ. 2. Tình hình xã hội + Công nhân thất nghiệp, những người có việc làm thì tiền lương ít ỏi. + Nông dân mất đất, phải chịu cảnh sưu cao thuế nặng, → Bị bần cùng hoá cao độ. + Tiểu tư sản, tư sản dân tộc gặp nhiều khó khăn. → Mâu thuẫn XH ngày càng sâu sắc nhất là mâu thuẫn giữa toàn DTVN với ĐQPháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ PK gay gắt. + Mặt khác, TDP tiến hành khủng bố dã man những người yêu nước, nhất là sau khi 1 cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại. II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1931 VỚI ĐỈNH CAO XÔ VIẾT NGHỆ- TĨNH 1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 - Phong trào trên cả nước: + Từ tháng 2 đến tháng 4– 1930, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra → Đòi cải thiện đời sống, đòi tăng lương, giảm giờ làm, giảm sưu thuế . + Tháng 5 trên cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1 – 5 → Đòi quyền lợi cho ND lao động trong nước và thể hiện tinh thần đoàn kết CM với ND lao động Thế giới. + Tháng 6,7,8-1930, liên tục nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác trên phạm vị cả nước. - Ở Nghệ An- Hà Tĩnh: + Phong trào phát triển mạnh, quyết liệt nhất, với những cuộc biểu tình của nông dân (9-1930) kéo đến huyện lị, tỉnh lị, đòi giảm sưu thuế, được công nhân Vinh- Bến Thủy hưởng ứng. + Tiêu biểu là cuộc biểu tình của khoảng 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) vào 12-9-1930, phá nhà lao, đốt huyện đường, vây đồn lính khố Xanh. + Hệ thống chính quyền địch bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã. 2. Xô viết Nghệ - Tĩnh - Tại Nghệ An, Xô viết ra đời ngay sau khi các cuộc biểu tình 9-1930 ở các huyện thắng lợi. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành cuối năm 1930- đầu 1931. Các Xô viết thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội, với chức năng một chính quyền cách mạng. - Chính sách của Xô viết: + Về chính trị: Thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Thành lập các đội tự vệ mà nòng cốt là tự vệ đỏ, lập tòa án nhân dân . + Về kinh tế: Tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ . + Về văn hóa – xã hội: Xóa bỏ các tệ nạn mê tín, dị đoan, xây dựng nếp sống mới . 2 - Ý nghĩa: Đem lại lợi ích cho nhân dân, chứng tỏ bản chất ưu việt (của dân, do dân, vì dân .) 5/ Củng cố và giao nhiệm vụ học tập cho HS: - Củng cố bài: Nắm 2 mục lớn: + Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế TG từ 1929- 1933 → tác động đến PT đấu tranh của nhân dân Việt Nam. + Phong trào CM 1930 – 1931, là phong trào CM do Đảng CSVN lãnh đạo. - Dặn dò: + Làm bài tập SGK. + Chuẩn bị phần còn lại của bài 14. 3 . CHƯƠNG II: VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945 Tiết 21- BÀI 14. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1935 Ngày soạn: 22-10-2010 I. MỤC

Ngày đăng: 31/10/2013, 01:11

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Những nét cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 →  tác động đến PT đấu tranh của nhân dân Việt Nam - Tiết 21-12CB
h ững nét cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 → tác động đến PT đấu tranh của nhân dân Việt Nam (Trang 1)
w