Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
271,5 KB
Nội dung
PHẦN THỨ HAI MÔN LỊCH SỬ VỚI VIỆC GIÁO DỤC TƯTƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG I.Vai trò của trường học trong việc tuyên truyền TTHCM 1. Nhà trường đều nhằm tới mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có năng lực, có tri thức, được giáo dục theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh. 2. Nhà trường là môi trường tốt để truyền bá tưtưởng giáo dục thế hệ trẻ về tưtưởng Hồ Chí Minh. 3. Trong nhà trường, sách giáo khoa, báo chí là loại hình thông tin có ưu thế nhất. Tưtưởng Hồ Chí Minh cần được tích hợp trong môn học, sẽ đem đến cho học sinh một niềm tin, sự nhận thức đúng đắn, tránh được những biểu hiện sai lệch do những thông tin ngoài luồng do tác động của xã hội. 4. SGK Môn Lịch sử có nhiều sự kiện về HCM - Tiểu học, hình ảnh kính yêu, gần gũi của Bác Hồ đã in đậm dấu ấn trong các em. - Ở Trung học cơ sở (lớp 9): có những bài, những nội dung lịch sử gắn liền với quá trình hoạt động của NAQ - HCM như bài: + Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (1919- 1925); + NAQ với quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; + NAQ với việc thành lập Mặt trận Việt Minh và chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám; + Bác Hồ với Tuyên ngôn độc lập, thành lập nước VNDCCH - Ở lớp 12: hoạt động của Chủ tịch HCM được trình bày kỹ hơn và lồng với kiến thức LS dân tộc. II. Thực trạng hiểu biết tưtưởng Hồ Chí Minh của HSPT - 95% học sinh từ TH đến THPT đều có nhưng hiểu biết cơ bản về tưtưởng Hồ Chí Minh qua học tập các môn học KHXH, sinh hoạt Đoàn, Đội, tiếp nhận những thông tin đại chúng tiến hành các hoạt động công ích xã hội. - Ở mức độ nhất định, các em nhận thức được vai trò. công lao to lớn của Bác đối với dân tộc, nhân loại, đối với gia đình và bản thân mỗi em. - Khoảng 40% học sinh trung học phổ thông hiểu biết cuộc đời, hoạt động, TTHCM chưa sâu sắc, có một số nhầm lẫn, sai lầm về sự kiện. - Một phần rất nhỏ không nhiệt tình trong việc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, mà chỉ học thuộc để trả bài. Nguồn tư liệu và phương tiện để học sinh tiếp cận với TTHCM - Sử dụng sách giáo khoa có đề cập đến Hồ Chí Minh (100% học sinh) - Sách báo, ti vi, (có 40% học sinh thành phố, thị xã mới theo dõi thường xuyên, còn 60% không có điều kiện để theo dõi, hoặc không quan tâm. hay ít quan tâm) - Sách đọc thêm về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh (qua tranh. ảnh hay văn viết) được học sinh các lớp tiểu học và đầu cấp trung học cơ sở quan tâm nhiều hơn học sinh trung học phổ thông. - Bảo tàng, di tích lịch sử, nhà truyền thống, nói chuyện, dự thi tìm hiểu lịch sử được thực hiện ở nhiều trường, chủ yếu dưới hình thức tập thể Nhưng hiệu quả chưa cao vì: + Số ít học sinh chỉ xem hơn tìm hiểu trao đổi, chép bài của nhau để có thành tích là đơn vị tham gia đông đảo cuộc thi. + Sách báo đến các vùng sâu, vùng xa khó khăn hơn là sóng truyền hình và phát thanh; + Học sinh e ngại nhất là những quyển sách viết về lý luận cao xa, dài dòng, họ thích những lời diễn đạt đơn giản, sâu sắc, ngấm dần mà thấm thía. Nhận xét: - Sự hiểu biết về Bác Hồ và TTHCM ở phổ thông còn đơn giản, nặng về cảm tính, nên tác động của TTHCM đến suy nghĩ, hành động của các em chưa mạnh mẽ, chưa có hiệu quả cao. - Về mặt lý tưởng, tình cảm cách mạng, các em khẳng định và trong thực tế đã “sống, học tập, lao động theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nhưng chưa hiểu gì nhiều về tưtưởng của Bác. III. Tưtưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông - Hồ Chí Minh góp phần làm nên lịch sử VN và thế giới - Có những nhận thức đúng đắn về một số sự kiện, nhân vật lịch sử của quá khứ - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nghiên cứu sử dụng tri thức lịch sử để phục vụ cách mạng. - Hồ Chí Minh đã thể hiện sự thống nhất của tính khoa học và tính Đảng trong nghiên cứu về học tập lịch sử IV. MỤC ĐÍCH TÍCH HỢP GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH • Trang bị cho HS những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó, các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. • Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thành thói quen, nếp sống của học sinh. • Phát triển kỹ năng thực hành, kỹ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. • Góp phần giáo dục học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm đối với đất nước. • Tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. • Tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích. • Tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. • Tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người. • Tấm gương cần kiệm liêm chính, chí công, vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. V. CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH [...]...VI Yêu cầu, nguyên tắc của việc tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong học tập lịch sử 1 Cần xác định rõ rằng, đây là dạy học bộ môn lịch sử, không phải dạy về tiểu sử Hồ Chí Minh Không thể lấy việc kể chuyện về đạo đức cách mạng, về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh thay cho việc dạy học lịch sử Không thể lấy việc giảng giải nội dung bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh thay cho việc dạy học... dạy học lịch sử, mà là được tiến hành tích hợp nội dung bài học lịch sử với nội dung tưtưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng 2 Dựa theo “chuẩn kiến thức, kĩ năng và hướng thái độ” của các môn học ở trường phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành - Giáo viên xác định những vấn đề cơ bản, chủ yếu nhất trong tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phù hợp với những kiến thức cơ bản của bài học... Tuân thủ những nguyên lý giáo dục nói chung - Giáo dục thái độ, tình cảm, tư tưởng nói riêng là học đi đôi với hành, tự nguyện tự giác, tránh việc áp đặt, cưỡng bức, mệnh lệnh - Thực hiện nguyên tắc nói và làm; nêu gương những điều học sinh được tiếp nhận phải trở thành hiện thực, không thể dừng ở nhận thức lý luận, mang tính tư liệu - Tạo môi trường giáo dục, kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục... hoạt động thực tiễn về tiếp thu kiến thức mới 4 Bồi dưỡng kỹ năng, phát huy tính tích cực của học sinh - Làm cho học sinh tự nguyện, năng động, tự giác, tích cực học tập lịch sử, tích hợp với nội dung tư tưởng về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần khơi dậy ở các em nhận thức cần thiết phải học tập, giáo dục (tự học, tự giáo dục), say mê, hứng thú học tập - Bồi dưỡng năng lực, rèn luyện năng lực trong . của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. 2. Nhà trường là môi trường tốt để truyền bá tư tưởng giáo dục thế hệ trẻ về tư tưởng Hồ Chí Minh. 3. Trong. nội dung bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh thay cho việc dạy học lịch sử, mà là được tiến hành tích hợp nội dung bài học lịch sử với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh