NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG - Tổng quan về khu vực nghiên cứu: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Viêng Chăn; điều kiện về địa hình dòng chảy khu vực hạ du sông Nam Ngum - Điều tra khảo sát và
Trang 1-oOo -
KHÓA LUẬN CAO HỌC
ĐỀ TÀI:
QUẢN LÝ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC
VÙNG HẠ DU SÔNG NAM NGUM, HUYỆN KẸO U
ĐÔM TỈNH VIÊNG CHĂN, CHDCND LÀO
GVGD: PGS.TS LÊ VĂN KHOA HVTH: SOUPHAVANH KHOUNYOTHA MSHV: 11269001
LỚP: CH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2011
TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 09 NĂM 2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG-TPHCM
Thành phần Hội đồng đánh giá khóa luận thạc sĩ gồm:
1 PGS.TS Lê Văn Khoa
2 TS Đào Thanh Sơn
3 TS Hoàng Nguyễn Khánh Linh
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa
Trang 4NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ
1 TÊN ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÙNG HẠ DU SÔNG NAM NGUM, HUYỆN KẸO U ĐÔM TỈNH VIÊNG CHĂN, CHDCND LÀO
2 NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
- Tổng quan về khu vực nghiên cứu: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Viêng Chăn; điều kiện về địa hình dòng chảy khu vực hạ du sông Nam Ngum
- Điều tra khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường nước khu vực hạ lưu sông Nam Ngum: xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm, tính toán đánh giá tải lượng các chất ô nhiễm, đánh giá về công tác quản lý bảo vệ chất lượng nước tại khu vực
- Phân tích dự báo ô nhiễm nước trong khu vực nghiên cứu
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước lưu vực sông Nam Ngum
-
3 NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 24/02/2014
4 NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 23/05/2014
5 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS LÊ VĂN KHOA
Tp.HCM, ngày… tháng 09 năm 2014
Trang 5“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ người đào giếng”… Từ thuở ấu thơ cắp sách đến trường chúng ta đã được thầy cô dạy dỗ những điều đó, những bài học đạo đức đầu tiên đã giúp chúng ta nên người như hôm nay Và để có thể hoàn thành được khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự ủng hộ, giúp đỡ từ gia đình, thầy cô và các bạn
Lời cảm ơn chân thành nhất em xin gửi đến các Thầy, Cô khoa Môi Trường, trường ĐH Bách Khoa TP.HCM Người đã dìu dắt, trang bị những kiến thức cần thiết
về chuyên ngành học cũng như những bài học về cuộc sống
Em xin cảm ơn Thầy PGS.TS Lê Văn Khoa, giáo viên hướng dẫn khóa luận Cảm ơn thầy vì tất cả những sự chỉ bảo, góp ý chân thành, uốn nắn từng dấu câu, từ ngữ… để khóa luận được hoàn thiện hơn
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị trong Chi Cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài Nguyên Môi trường Lào đã tạo điều kiện thuận lợi, và cung cấp tài liệu có liên quan đến đề tài để em có thể thực hiện tốt khóa luận
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 27, tháng 05, năm 2014 HVTH: Souphavanh Khounyotha
Trang 6Tôi xin cam đoan những nội dung và kết quả được trình bày trong luận văn là công trình nghiên cứu của tôi Các trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi Kết quả được trình bày trong luận văn này hoàn toàn chính xác, trung thực và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu nào khác trước đây
Tp.HCM, ngày tháng 09 năm 2014
Souphavanh Khounyotha
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC HÌNH ii
DANH MỤC CÁC BẢNG iii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tổng quan – Tính cần thiết 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Nội dung nghiên cứu: 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 4
1.5 Phạm vi nghiên cứu: 4
1.6 Khu vực nghiên cứu 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC 9
2.1 Cơ sở lý thuyết về quản lý lưu vực sông 9
2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan 10
2.3 Cơ sở thực tế: 13
2.4 Cơ sở pháp lý: 15
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG & TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM LƯU VỰC SÔNG 16 PHÂN TÍCH DỰ BÁO Ô NHIỄM NƯỚC TRONG KHU VỰC NGHIÊN CỨU 16 3.1 Tính toán đánh giá tải lượng các chất ô nhiễm 16
3.1.1 Tính toán tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt 16
3.1.2 Tính toán tải lượng ô nhiễm do nước thải công nghiệp 26
3.1.3 Tính toán tải lượng ô nhiễm nước do nông nghiệp 31
3.1.4 Tổng hợp tải lượng ô nhiễm vùng nghiên cứu 36
3.1.5 Áp lực ô nhiễm vùng nghiên cứu 38
3.1.6 Kết luận chung 43
3.2 Đánh giá diễn biến chất lượng nước vùng nghiên cứu 43
3.2.1 Số liệu chất lượng nước sử dụng để đánh giá 44
3.2.2 Đánh giá chung về chất lượng nước vùng nghiên cứu 54
Trang 83.3 Phân tích dự báo ô nhiễm nước trong khu vực nghiên cứu 56
3.3.1 Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm các khu vực trong vùng nghiên cứu đến năm 2020 56
3.3.2 Phân tích xác định các vùng có nguy cơ cao đối với ô nhiễm nước 59
CHƯƠNG 4 61
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ 61
CHẤT LƯỢNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG NAM NGUM 61
4.1 Đánh giá về công tác quản lý bảo vệ chất lượng nước trong vùng nghiên cứu hiện nay 61
4.1.1 Hiện trạng và một số tồn tại 61
4.1.2 Đánh giá về thể chế chính sách liên quan đến quản lý bảo vệ chất lượng nước 63
4.1.3 Đánh giá về tổ chức quản lý bảo vệ chất lượng nước 66
4.1.4 Sự tham gia của cộng đồng 68
4.2 Đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ môi trường nước 69
4.2.1 Nhóm giải pháp chính sách 69
4.2.2 Nhóm giải pháp kỹ thuật công nghệ 69
4.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng 70
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
5.1 Các kết quả đã đạt được 72
5.2 Các tồn tại và kiến nghị 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Trang 9BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa
BVMT: Bảo vệ môi trường
BVMT: Bảo vệ môi trường
CHDCND: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
CLN: Chất lượng nước
Dels: Phòng nghiên cứu sự sống và trái đất
DO: Lượng oxy hòa tan
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Các nhánh sông của lưu vực sôngNamNgum 2
Hình 2: Bản đồ xác định vị trí các khu công nghiệp của vùng nghiên cứu 7
Hình 3: Hệ thống cơ quan của ủy ban lưu vực sông Nam Ngum [9] 15
Hình 4: Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt đô thị VNC 20
Hình 5: Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt nông thôn VNC 23
Hình 6: Tổng hợp tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng BOD5 do nước thải sinh hoạt vùng đồng bằng ven sông Nam ngum 25
Hình 7: Tổng hợp tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng N do nước thải sinh hoạt vùng đồng bằng ven sông Nam ngum 25
Hình 8: Tổng hợp tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng P do nước thải sinh hoạt vùng đồng bằng ven sông Nam ngum 26
Hình 9: Tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp vùng hạ du sông Nam Ngum 35
Hình 11: Tổng tải lượng chất ô nhiễm dinh dưỡng N, P trong vùng hạ du sông Nam Ngum 37
Hình 12: Biểu đồ áp lực ô nhiễm vật lý TSS do nước thải sinh hoạt VNC 39
Hình 13: Biểu đồ áp lực ô nhiễm hữu cơ BOD5 do nước thải sinh hoạt VNC 39
Hình 14: Biểu đồ áp lực ô nhiễm vật lý TSS do nước thải công nghiệp VNC 40
Hình 15: Biểu đồ áp lực ô nhiễm hữu cơ BOD5 do nước thải công nghiệp VNC 40
Hình 16: Biểu đồ áp lực chất ô nhiễm dinh dưỡng N,P do nước thải công nghiệp VNC 41
Hình 17: Biểu đồ áp lực tổng hợp chất ô nhiễm hữu cơ (BOD5) 42
Hình 18: Biểu đồ áp lực tổng hợp chất ô nhiễm dinh dưỡng (N,P) 42
Hình 19: Bản đồ vị trí các điểm khảo sát lấy mẫu lưu vực hạ du sông Nam Ngum 46
Hình 20: Biểu đồ diễn biến chất lượng nước của bộ thông số pH 48
Hình 21: Biểu đồ diễn biến chất lượng nước của bộ thông số DO 48
Hình 22: Biểu đồ diễn biến chất lượng nước của bộ thông số pH 49
Hình 23: Biểu đồ diễn biến chất lượng nước của bộ thông số DO 49
Hình 24: Biểu đồ diễn biến chất lượng nước của bộ thông số pH 50
Hình 25: Biểu đồ diễn biến chất lượng nước của bộ thông số DO 51
Hình 27: Biểu đồ diễn biến chất lượng nước của bộ thông số DO 52
Hình 28: Biểu đồ diễn biến chất lượng nước của bộ thông số pH 53
Hình 29: Biểu đồ diễn biến chất lượng nước của bộ thông số DO 53
Hình 30:Biểu đồ diễn biến chất lượng nước của bộ thông số pH 54
Hình 31: Biểu đồ diễn biến chất lượng nước của bộ thông số DO 54
Hình 32: Ước tính tổng tải lượng ô nhiễm vùng nghiên cứu đến năm 2020 59
Hình 33: Sơ đồ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Viêng Chăn 66
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Các khu công nghiệp tập trung VĐB ven sông Nam Ngum tỉnh Viêng Chăn 6Bảng 2: Hệ số phát sinh chất thải khi chưa xử lý 17Bảng 3: Hệ số phát sinh chất thải khi xử lý 17Bảng 4: Tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt khi chưa xử lý khu vực đô thị vùng nghiên cứu tỉnh Viêng Chăn 18Bảng 5: Tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt khi đã xử lý khu vực
đô thị vùng nghiên cứu tỉnh Viêng Chăn 19Bảng 6: Tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt đô thị vùng nghiên cứu tỉnh Viêng Chăn 20Bảng 7: Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt nông thôn khi chưa xử lý của VNC 21Bảng 8: Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt nông thôn khi đã
xử lý của VNC 22Bảng 9: Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt nông thôn ở VNC 23Bảng 10: Bảng tổng hợp tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt của vùng nghiên cứu 24Bảng 11: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp theo nhóm ngành nghề sản xuất 27Bảng 12: Lưu lượng nước thải của các KCN tập trung hiện tại vùng hạ du sông Nam Ngum tỉnh Viêng Chăn 29Bảng 13: Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải của các KCN tập trung hiện tại vùng hạ du sông Nam Ngum 29Bảng 14: Lưu lượng nước thải của các KCN tập trung tại vùng hạ du sông Nam Ngum tỉnh Viêng Chăn đến năm 2020 30Bảng 15: Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải của các KCN tập trung vùng hạ du sông Nam Ngum tỉnh Viêng Chăn 31Bảng 16: Tải lượng chất ô nhiễm do nước hồi quy sau tưới của vùng hạ du sông Nam Ngum tỉnh Viêng Chăn 32Bảng 17: Giá trị nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi 33Bảng 18: Lưu lượng nước thải chăn nuôi vùng hạ du sông Nam Ngum 34Bảng 19: Tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi của vùng hạ du sông Nam Ngum 34Bảng 20: Tổng hợp tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp vùng hạ du sông Nam Ngum 35Bảng 21: Tổng tải lượng các chất ô nhiễm vùng hạ du sông Nam Ngum tỉnh Viêng Chăn 36Bảng 22: Áp lực ô nhiễm của các nguồn ô nhiễm vùng hạ du sông Nam Ngum 38Bảng 23: Tổng hợp áp lực ô nhiễm toàn vùng nghiên cứu 41
Trang 12Bảng 24: Số liệu chất lượng nước tại các điểm đo đạc 45
Bảng 25: Tọa độ của các vị trí điểm lấy mẫu theo dõi chất lượng nước năm (2012) 45
Bảng 26: Kết quả quan trắc trong 9 đợt tại hồ chứa nước Nam Ngum 1 47
Bảng 27: Kết quả quan trắc trong 9 đợt tại cầu Nam Lik 48
Bảng 28: Kết quả quan trắc trong 3 đợt tại cầu Pakkanjung 50
Bảng 29: Kết quả quan trắc trong 3 đợt tại cầu Bankeun 51
Bảng 30: Kết quả quan trắc trong 3 đợt tại cầu Thangone 52
Bảng 31: Kết quả quan trắc trong 3 đợt tại cầu Banhai 53
Bảng 32: Bảng dự kiến dân số vùng ven sông đến năm 2020 56
Bảng 33: Ước tính tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt VĐB tỉnh Viêng Chăn đến năm 2020 57
Bảng 34: Tổng hợp ước tính tải lượng ô nhiễm do nước thải công nghiệp VNC đến năm 2020 57
Bảng 35: Tải lượng ô nhiễm do nông nghiệp vùng ven sông đến năm 2020 58
Bảng 36: Tổng hợp ước tính tải lượng ô nhiễm vùng nghiên cứu đến năm 2020 58
Trang 13CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tổng quan – Tính cần thiết
Quản lý lưu vực sông là một vấn đề đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới trong nửa cuối của thế kỷ 20 và phát triển rất mạnh trong vài thập kỷ gần đây nhằm đối phó với những thách thức về sự khan hiếm nước, sự gia tăng tình trạng ô nhiễm và suy thoái các nguồn tài nguyên và môi trường của các lưu vực sông Hiện nay trên thế giới
có hàng trăm các tổ chức quản lý lưu vực sông được thành lập để quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan khác trên lưu vực sông, tối
đa hoá lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng nhưng không làm tổn hại đến tính bền vững của hệ thống môi trường trọng yếu của lưu vực, duy trì các điều kiện môi trường sống lâu bền cho con người Kể từ sau Hội nghị Dublin và Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và phát triển của thế giới họp tại Rio de Janero (Brasin, 1992), phần lớn các nước trên thế giới đều trong tiến trình thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước (QLTHTNN) với việc lấy lưu vực sông làm đơn vị quản lý nước và được coi là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng nước, điều phối và giải quyết tốt các mâu thuẫn trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước giữa các vùng, các khu vực thượng hạ lưu của lưu vực sông
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là nguồn đất, rừng, nước và khoáng sản Nền kinh tế đặc trưng của Lào là nông nghiệp, do đó để đáp ứng mục tiêu phát triển chung cần đẩy mạnh phát triển toàn diện, trong đó cần đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực thủy lợi, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường nước
Sông Nam Ngum là một phụ lưu lớn của sông Mekong có diện tích là 16.906
km2, gồm 2 nhánh chính là Nam Ngum và Nam Lik bắt nguồn từ vùng núi với độ cao trên 1.000 m 2 nhánh sông này cùng chảy về phía đồng bằng Viêng Chăn, chúng gặp nhau tại bản Thalat tạo nên sông chính Nam Ngum.Trong vùng đồng bằng Viêng Chăn
có rất nhiều phụ lưu nhỏ đổ vào, phần lớn chúng bắt nguồn từ các dãy núi xung quanh
và có độ dài từ 3 km trở lên, trong vùng đồng bằng có tới 30 phụ lưu lớn nhỏ khác nhau
Lưu vực Nam Ngum có một nguồn tài nguyên nước lớn đóng góp khoảng 22 tỷ
m3 mỗi năm đến sông Mekong Có15 con sông chính và các nhánh của sông Nam Ngum được hiển thị trong hình 1.Hạdu Nam Ngum là một đoạn sông chảy qua 12 huyện: Naxaithong, Sikhottabong, Chanthabouly, Xaysetha, Hatxaiphong, Parkngum
và Xaythany,Keo Oudom, Phonhong, Viengkham và Thoulakhom thuộc vùng đồng bằng Viêng Chăn có tầm quan trọng chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng đối với nước CHDCND Lào, Viêng Chăn là đầu mối giao lưu đối ngoại, có cửa khẩu đường không, đường thuỷ, đường bộ, tương lai sẽ có đường sắt nối liền các nước láng giềng
Trang 14Hình 1: Các nhánh sông của lưu vực sôngNamNgum
Nguồn:Prepared under the Nam Ngum River Basin Development Sector Project
(June 2008)
Có thể thấy rằng trong tương lai, áp lực tăng dân số dẫn đến quy mô thị trấn, thị
xã phát triển thành các đô thị, áp lực chất thải ra tăng trong địa bàn tỉnh Viêng Chăn cũng như trong vùng ven sông.Áp lực do việc gia tăng phát triển công nghiệp với lượng nước thải công nghiệp sẽ tăng lên cũng là một yếu tố cần xem xét để đưa ra định hướng về kế hoạch quản lý bảo vệ môi trường trong toàn vùng.Do ở hạ lưu nên vùng ven sông tỉnh Viêng Chăn sẽ là vùng chịu áp lực ô nhiễm rất lớn Hệ sinh thái và môi trường cả vùng ven sông cũng rất nhạy cảm và rất dễ bị tác động nếu không có các biện pháp và kế hoạch kịp thời Một số đặc điểm cần thấy rõ liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường nước của vùng như là:
Trang 15- Nước thải sinh hoạt và công nghiệp ở vùng thượng lưu đều dồn xuống và tích tụ trong các khu đất trũng vùng ven sông làm suy giảm chất lượng nước, nước thải và chất thải tại chỗ tăng thêm trong thời gian tới cũng đóng góp thêm vào gia tăng tải lượng các chất ô nhiễm trong vùng
- Về mùa kiệt lượng nước trong sông lạch ít nhưng nhu cầu cấp nước cho tưới tiêu, nuôi trồng thuỷ sản cao nên tổng lượng nước càng giảm, khiến cho khả năng tự làm sạch nước sông trong các sông, lạch trong vùng sẽ bị suy giảm dẫn đến áp lực ô nhiễm sẽ càng gia tăng Điều này cho thấy mấu chốt của quản lý bảo vệ chất lượng nước của vùng trong tương lai vẫn là kiểm soát các chất gây ô nhiễm tại nguồn phát sinh, thêm vào đó là cần có kế hoạch kiểm soát bảo vệ chất lượng nước phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng
- Trong thời điểm hiện nay, nếu chưa đánh giá được chính xác những vấn đề và khu vực đặc biệt quan trọng bức xúc trong tương lai để có giải pháp kịp thời quản lý
và kiểm soát thì trong các thập kỷ tới khi ô nhiễm gia tăng và nghiêm trọng toàn vùng
đe doạ tất cả các nguồn nước cần cho phát triển kinh tế xã hội thì chúng ta sẽ phải trả giá lớn, đặc biệt là chi phí phục hồi chất lượng nước, phục hồi môi trường trong toàn vùng sẽ là vô cùng lớn
Để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển thì việc phát triển bền vững nguồn nước nói chung và khu vực hạ du sông Nam Ngum nói riêng là rất cần thiết Nhận thức rõ vai
trò và tầm quan trọng của vấn đề này, đề tài “Quản lý bảo vệ môi trường nước vùng
hạ du sông Nam Ngum, huyện Kẹo U Đôm tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào”được
thực hiện với mong muốn được điều tra khảo sát, nghiên cứu đề xuất giải pháp quản
lý, bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Nam Ngum, đồng thời kết quả của đề tài sẽ là nguồn cơ sở dữ liệu nền cho công tác quản lý quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Viêng Chăn cho các đơn vị có liên quan
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là xác định các nguồn ô nhiễm, đánh giá hiện trạng chất lượng nước và đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ môi trường nước vùng hạ du sông Nam Ngum
1.3 Nội dung nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, các nội dung sau cần được thực hiện:
- Tổng quan về khu vực nghiên cứu: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Viêng Chăn; điều kiện về địa hình dòng chảy khu vực hạ du sông Nam Ngum
- Điều tra khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường nước khu vực hạ lưu sông Nam Ngum: xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm, tính toán đánh giá tải lượng các chất ô nhiễm
- Đánh giá về công tác quản lý bảo vệ chất lượng nước tại khu vực
- Dự báo ô nhiễm nước trong khu vực nghiên cứu
- Đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước lưu vực sông Nam Ngum
Trang 161.4 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập thông tin ở các dạng như: các cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung và vấn đề nghiên cứu; Kết quả nghiên cứu ở một số đề tài liên quan trong và ngoài nước, tài liệu thống kê, số liệu…
b Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu, số liệu
Dựa trên các dạng thông tin thu thập được, nghiên cứu và tổng hợp tài liệu, số liệu nào có thể kế thừa/trích dẫn/sử dụng chính/tham khảo cho đề tài
c Phương pháp khảo sát thực tế
Phương pháp này nhằm thu thập những thông tin sơ cấp về hiện trạng môi trường nước, thể hiện qua các thông số ô nhiễm nước
d Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
Từ các sốliệu đã thu thập s ẽ tiến hành xử lý bằng Excel… và trình bày kết quả ở dạng bảng biểu , sơ đồ Các thông tin này sẽ giúp phân tích , tính toán dự báo ô nhiễm nước từ đó đề ra các giải pháp quản lý vào bảo vệ môi trường nước vùng hạ du sông Nam Ngum
e Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện, đề tài được góp ý và bổ sung ch ỉnh sửa nhiều lần thông qua giáo viên hướng dẫn và các chuyên gia môi trường khác
1.5 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp quản lý bảo vệ môi trường nước cho vùng hạ du sông Nam Ngum
1.6 Khu vực nghiên cứu
- Vị trí, điều kiện địa hình
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nằm sâu trong bán đảo Đông Dương, có tọa độ địa lý:
Trang 17Lưu vực Nam Ngum có một nguồn tài nguyên nước lớn đóng góp khoảng 22 tỷ
m3 mỗi năm đến sông Mekong Có15 con sông chính và các nhánh của sông Nam Ngum được hiển thị trong hình 1 Hạ du Nam Ngum là một đoạn sông chảy qua 12 huyện: Naxaithong, Sikhottabong, Chanthabouly, Xaysetha, Hatxaiphong, Parkngum
và Xaythany, Keo Oudom, Phonhong, Viengkham và Thoulakhom thuộc vùng đồng bằng Viêng Chăn có tầm quan trọng chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng đối với nước CHDCND Lào, Viêng Chăn là đầu mối giao lưu đối ngoại, có cửa khẩu đường không, đường thuỷ, đường bộ, tương lai sẽ có đường sắt nối liền các nước láng giềng
- Đặc điểm địa chất
Khu vực vùng núi Viêng Chăn được cấu tạo bởi các trầm tích Paleozoi nằm dưới, phủ lên trên là các trầm tích vụn thô lục địa Kainozoi Dựa vào đặc điểm thành phần thạch học, quan hệ địa tầng có thể chia ra các phần vi địa tầng như sau :
Hệ tầng Phu pha Nang: Phân bố thành những dải núi dạng Cuesta, thành phầnthạch học gồm cát kết màu xám xét bột kết, chiều dày hệ tầng khoảng 350
m
Hệ Champa: Lộ ra ở rìa bồn trũng nằm lót trầm tích chứa muối của hệtầngThangone Thành phần thạch học bao gồm cuội kết, đôi khi là dăm kết, sạn kết và các kết màu xám, chiều dày khoảng 400 m
Hệ tầng Viêng Chăn: Có diện phân bố khá rộng chủ yếu là bờ phải sông Nam Ngum và sông Tong, thành phần cuội kết, cát, sét.Chiều dày hệ tầng thay đổi từ 10 – 70 m
- Địa chất khoáng sản và tài nguyên
Theo tài liệu của Cục mỏ địa chất, trong phạm vi khu vực có những điểm chứa muối lớn, phạm vi phân bố tương đối rộng, những điểm chứa dưới dạng sa khoáng, như ở Caolia, dọc sông Nam Ngum, mỏ than bùn ở bản Maknao, mỏ cát thủy tinh ở bản Ilay, mỏ đất sét hầu hết các mỏ trên đang ở giai đoạn tìm kiếm chưa xác định được trữ lượng Triển vọng công nghiệp của các loại khoáng sản trên cần phải được tiếp tục nghiên cứu
- Đặc điểm thời tiết khí hậu
Khí hậu nước CHDCND Lào nói chung và khí hậu lưu vực sông Nam Ngum (thuộc vùng đồng bằng Viêng Chăn) nói riêng là khí hậu nhiệt đới, gió mùa, rất đa dạng, phong phú và ôn hòa Có 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa khô và mùa mưa
Khí hậu của lưu vực Nam Ngum phần lớn là nhiệt đới với một mùa ẩm rõ rệt từ tháng VI đến tháng X và mùa khô chủ yếu là phần tháng còn lại của năm Trong những tháng nóng nhất của năm là tháng IV, nhiệt độ trung bình khoảng từ 30 °C đến
38 °C, tùy thuộc vào vị trí và độ cao Lượng mưa trung bình trong lưu vực sông là
Trang 182.000 mm và khoảng từ hơn 3.500 mm gần Vang Vieng các lưu vực Nam Lik, xuống dưới 1.400 mm ở Phonsavan trong tỉnh Xieng Khouang
- Đặc điểm thủy văn và nguồn nước
Về cơ bản, nguồn nước trên hệ thống sông đều do mưa nên chế độ dòng chảy năm phụ thuộc vào chế độ mưa Tương ứng với mùa mưa và mùa khô là mùa lũ và mùa cạn Mùa lũ, nguồn nước chủ yếu trong sông là mưa, còn trong mùa cạn lượng mưa rất nhỏ, dòng chảy trong sông chủ yếu do lượng trữ nước trên lưu vực điều tiết Trong năm cường suất mực nước trên sông Nam Ngum tuỳ thuộc vào lượng mưa thượng nguồn mà tăng nhanh hay chậm Cũng như mực nước, lưu lượng trên các triền sông từ tháng V đã bắt đầu tăng dần và đạt đến đỉnh vào các tháng có mưa lớn như: tháng VII, VIII, hoặc tháng IX, sau đó giảm dần đến cực tiểu vào tháng III, IV có khi vào tháng V
- Điều kiện kinh tế xã hội
Bảng 1: Các khu công nghiệp tập trung VĐB ven sông Nam Ngum tỉnh Viêng
Chăn
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Viêng Chăn , 2012)
Trang 19Hình 2: Bản đồ xác định vị trí các khu công nghiệp của vùng nghiên cứu
(Nguồn: Sở Tài nghiên và Môi trường Tỉnh Viêng Chăn 2012)
Trang 20+ Nông nghiệp
Đây là vùng nông nghiệp phát triển lâu đời, dân cư trong vùng sống chủ yếu vẫn là nghề nông nghiệp truyền thống như trồng lúa, ngô, khoai, sắn, đậu tương Trong đó sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước vẫn là chủ yếu
Trang 21CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1 Cơ sở lý thuyết về quản lý lưu vực sông
Một số khái niệm
Quản lý lưu vực sông, bao gồm: điều tra cơ bản môi trường, tài nguyên nước lưu vực sông; quy hoạch lưu vực sông; bảo vệ môi trường nước lưu vực sông; điều hòa, phân bổ tài nguyên nước và chuyển nước đối với các lưu vực sông; hợp tác quốc tế và thực hiện các Điều ước quốc tế về lưu vực sông; tổ chức điều phối lưu vực sông; trách nhiệm quản lý lưuvực sông
“Lưu vực sông quốc tế” là lưu vực sông có một hay nhiều nguồn nước quốc tế
“Nhóm lưu vực sông” là tập hợp các lưu vực sông gần nhau về mặt địa lý
“Danh mục lưu vực sông” là tập hợp các lưu vực sông được phân loại dựa trên các tiêu chí về tầm quan trọng, quy mô diện tích lưu vực, chiều dài sông chính, đặc điểm về mặt hành chính - lãnh thổ và các căn cứ khác
“Danh bạ dữ liệu môi trường - tài nguyên nước lưu vực sông” là cơ sở dữ liệu tổng hợp các đặc trưng thống kê của một lưu vực sông, bao gồm: vị trí địa lý, diện tích, tổng lượng nước, chất lượng nước, tình trạng khai thác, sử dụng nước, xả nước thải, các đặc điểm về kinh tế - xã hội, các đặc trưng về môi trường
“Kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước
bị ô nhiễm”
là nội dung bao gồm các biện pháp quản lý, phương án đầu tư và tiến độ triển khai các hoạt động cụ thể nhằm bảo đảm mục tiêu chất lượng nước đã xác định trong quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước
“Kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước” là nội dung bao gồm các biện pháp quản lý, phương án đầu tư và tiến độ triển khai các hoạt động cụ thể nhằm bảo đảm điều hòa, phân bổ tài nguyên nước theo mức phân bổ, tỷ lệ đã xác định trong quy hoạch phân bổ tài nguyên nước để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối tượng sử dụng nước
"Dòng chảy tối thiểu" là dòng chảy ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì dòng sông hoặc đoạn sông, bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh và bảo đảm mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các đối tượng sử dụng nước theo thứ tự ưu tiên đã được xác định trong quy hoạch lưu vực sông
7 Nguyên tắc quản lý lưu vực sông[8]
- Tài nguyên nước trong lưu vực sông phải được quản lý thống nhất, không chia cắt giữa các cấp hành chính, giữa thượng nguồn và hạ nguồn; bảo đảm sự công bằng, hợp lý và bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa các tổ chức, cá nhân trong cùng lưu vực sông
- Các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân phải cùng chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường nước trong lưu vực sông theo quy định của
Trang 22pháp luật; chủ động hợp tác khai thác nguồn lợi do tài nguyên nước mang lại và bảo đảm lợi ích của cộng đồng dân cư trong lưu vực
- Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải trên lưu vực sông phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật
- Kết hợp chặt chẽ giữa khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước với việc bảo vệ môi trường, khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trong lưu vực sông
- Quản lý tổng hợp, thống nhất số lượng và chất lượng nước, nước mặt và nước dưới đất, nước nội địa và nước vùng cửa sông ven biển, bảo đảm tài nguyên nước được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đa mục tiêu
- Bảo đảm chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, công bằng, hợp lý, các bên cùng
có lợi trong bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra đối với các nguồn nước quốc tế trong lưu vực sông
- Phân công, phân cấp hợp lý công tác quản lý nhà nước về lưu vực sông; từng bước xã hội hóa công tác bảo vệ tài nguyên nước trong lưu vực sông, huy động sự đóng góp tài chính của mọi thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư và tranh thủ sự tài trợ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong quản lý, bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông
Quản lý lưu vực sông bền vững là lập kế hoạch và quản lý lưu vực sông nhằm
chia sẻ những cơ hội và lợi ích của việc phát triển tài nguyên nước bằng cách đảm bảo lượng nước và bảo vệ chất lượng nước, tài nguyên và môi trường nước; quản lý lũ lụt
và hạn hán; phối hợp các hoạt động của các cơ quan ngành nước trong lưu vực sông;
và cung cấp cho các nhà phát triển sự đảm bảotiếp cận nguồn nước đặc biệt là liên quan đến lượng nước và thời gian của dòng chảy, chất lượng nước và quy định xả nước thải[3]
2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan
- Đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế xã hội tới chất lượng nước sông Cầu bằng công cụ toán học”, Hoàng Thị Thu Trang, Trần Hồng Thái, Phạm Văn Hải, Lê Vũ Việt Phong báo cáo tại Hội thảo Khoa học lần thứ 10- Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường Việt Nam, 2007[5]
Trong đề tài này mối quan quan hệ nhân quả giữa các nguồn thải và chất lượng nước đã được đề cập và phân tích một cách định lượng bằng mô hình toán chất lượng nước Chất lượng nước sông giảm được xem như là hệ quả của gia tăng các nguồn thải
đổ ra sông tương ứng với sự phát triển kinh tế xã hội trong lưu vực Kết quả mô phỏng bằng mô hình MIKE 11 khá tốt, mở ra một hướng ứng dụng mới, hiệu quả và đáng tin cậy trong việc đánh giá hiện trạng chất lượng nước cũng như ứng dụng trong dự báo diễn biến chất lượng nước trong tương lai của các con sông Từ đó các nhà quản lí sẽ
có cơ sở khoa học, đưa ra những biện pháp quản lí chất lượng nước cũng như những điều chỉnh trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội để hướng tới phát triển bền vững
Trang 23- Đề tài: “Vấn đề ô nhiễm sông Thị Vải” ThS Trịnh Thị Long- Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, Việt Nam trình bày trong Hội thảo „‟ Góp ý xây dựng dự án khắc phục ô nhiễm môi trường sông Thị Vải‟‟ Bộ Tài Nguyên-Môi trường, 2009.[12]
Để phát huy khả năng làm sạch tự nhiên của sông và khôi phục trạng thái tự nhiên của sông, việc làm cấp bách đầu tiên là kiểm soát nguồn thải và giám sát việc xả thải của các cơ sở sản xuất để chất ô nhiễm không tiếp tục bơm ra sông
Viện KHTLMN đang tiếp tục nghiên cứu để đưa ra cơ sở khoa học về khả năng
tự làm sạch của sông, khả năng chịu tải của sông, quota xả thải đối với từng đoạn sông, từ đó sẽ đề xuất biện pháp khả thi phục hồi sông Thị Vải, xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững lưu vực sông Thị Vải và vùng phụ cận, đồng thời hỗ trợ các nhà quản lí, các nhà ra quyết định trong việc quản lí, phát triển bền vững, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
- Đề tài: “Quản lý tổng hợp lưu vực và sử dụng hợp lý Tài nguyên nước Hệ thống sông Đồng Nai” PGS.TS Đỗ Tiến Lanh, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Việt Nam, 2010.[4]
Đề tài đã đưa ra một bức tranh toàn diện về tiềm năng nguồn nước của lưu vực
Hệ thống sông Đồng Nai (nước mưa, nước mặt và nước dưới đất) Từ những nghiên cứu về sự phân bố nước trong không gian và theo thời gian, các yêu cầu sử dụng nước trên lưu vực (hiện tại, 2015 và 2020) đề tài đã đánh giá xu thế biến đổi về số lượng nước trên lưu vực và tính tóan cân bằng nước cho các tiểu lưu vực, toàn vùng nghiên cứu và cho một số vùng nghiên cứu điển hình, qua đó đánh giá khả năng đáp ứng nguồn nước phục vụ phát triển các ngành kinh tế xã hội vùng nghiên cứu
Từ các kết quả nghiên cứu trên tòan lưu vực, đề tài đã tập trung nghiên cứu cho những vùng nghiên cứu điển hình làm cơ sở chuyển giao ứng dụng trong thực tiễn (1) Cân bằng nước tỉnh Đak Nông; (2) Ứng dụng mô hình GMS để đánh giá trữ lượng và quản lý TNN dưới đất – áp dụng cho khu vực Tp HCM; (3) Phân tích tối ưu trong khai thác và sử dụng nguồn nước lưu vực sông Đồng Nai Đề xuất các kiến nghị cụ thể
về việc chuyển nước lưu vực (sông Bé sang sông Sài Gòn), các vấn đề cần giải quyết cho vùng hạ du công trình Phước Hòa (trên sông Bé), một số giải pháp hạn chế tranh chấp về sử dụng và phát triển nguồn nước giữa các công trình thủy lợi, thủy điện và các công trình phục vụ đa mục tiêu
Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm kiểm sóat ô nhiễm và sử dụng hợp lý TNN lưu vực HTS Đồng Nai: (1) Hiện trạng công tác quản lý chất lượng môi trường nước (việc ban hành chính sách, pháp luật liên quan, các tổ chức quản lý môi trường nước ở cấp quốc gia, cấp lưu vực, địa phương, công tác thanh tra, kiểm tra ); (2) đề xuất các giải pháp chung (xây dựng bổ sung, hòan thiện thể chế, chính sách pháp luật, công cụ thanh tra, kiểm tra, công cụ kinh tế, khoa học công nghệ, tăng cường nguồn nhân lực,
sự tham gia của cộng đồng ); (3) các giải pháp cụ thể như quy họach lưu vực sông, thực hiện thắng lợi Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai theo Quyết định 187/2007/ttg của Thủ tướng Chính phủ, kiểm sóat nguồn nước thải, xây dựng mạng
Trang 24quan trắc môi trường nước Hệ thống sông ĐN, các giải pháp hạn chế thiên tai, kiểm sóat lũ lụt
- Đề tài: “Chịu tải và tự làm sạch của các sông để bảo vệ môi trường sông Nhuệ, sông Đáy” GS.TS Trần Đình Hợi- Viện Khoa học Thủy Lợi Việt Nam, 2010.[11]
Hệ thống được cơ sở lý luận về khả năng chịu tải và tự làm sạch Đề xuất được phương pháp tính toán khả năng chịu tải và tự làm sạch của dòng sông (mô hình toán + công thức) Lập được công thức tính khả năng chịu tải có ý nghĩa đáng ghi nhận về khoa học và thực tiễn Xây dựng thành công mô hình thủy lực và mô hình chất lượng nước cho hệ thống với bộ thông số đáng tin cậy Tính toán được khả năng chịu tải của
hệ thống sông Nhuệ Đáy ứng với kịch bản phát triển khác nhau Đề cập đầy đủ các phương án quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên nước
- Carlos L Muñoz Brenes, Jonathan B Mazumdar thuộc đại học Tufts, Mĩ đã tiến hành nghiên cứu với đề tài phát triển và quản lí nước khu vực sông Mekong, 2009 Tóm tắt đề tài như sau:
Chức năng của Ủy ban sông Mekong (MRC) là thúc đẩy chính sách nhằm ngăn chặn các bên thành viên thực hiện nghiêm túc việc quản lý tài nguyên nước trong lưu vực sông Mekong (do bị hạn chế bởi các hoạt động địa phương) Sông Mekong chảy qua Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam Năm 1995, các nước vùng hạ lưu ký một thỏa thuận khu vực được tạo ra bởi Ủy ban sông Mekong để quản lý bền vững vùng lưu vực sông Các quy tắc nền tảng được cung cấp bởi MRC không phải luôn luôn được người dân ven sông thực hiện bởi việc sử dụng các nguồn tài nguyên đánh bắt trên lưu vực, vận chuyển, thủy lợi, thủy điện, và giải trí Phát triển thủy điện, là một trong những thách thức cấp bách nhất mà MRC đang phải đối mặt, là một chỉ số cần tăng cường giữa các thành viên MRC trong xu thế của một "chính sách mới phát triển bền vững " Xây dựng đập trên lưu vực sông đang ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và gây ra sự gián đoạn lớn trong sự năng động tự nhiên của các chức năng hệ sinh thái và các dịch vụ Chúng tôi thấy rằng bằng cách tăng cường các kết quả chế độ hiện hành giúp quản lý tốt hơn những thách thức cấp bách nhất và tạo ra tác động tích cực, lan rộng đến các nền kinh tế và môi trường với những kết quả bền vững hơn Hai dự án lớn được so sánh : đập Pak Mun , được xây dựng trước khi thỏa thuận được ký kết năm 1995, và đập Nam Theun 2 sắp hoàn thành So sánh này cung cấp bằng chứng về sự thay đổi tiến bộ hướng tới cải thiện việc quản lý nước , phát triển, và hoạt động mới của phát triển bền vững
- Hội đồng Khoa học và Công nghệ nước (WSTB); Phòng nghiên cứu sự sống và trái đất (dels); Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Mexico thực hiện nghiên cứu để hỗ trợ quản lí môi trường và quản lí môi trường nước vùng hạ du sông Mississippi,2013 [6] Tóm tắt nội dung nghiên cứu như sau:
Báo cáo này tập trung vào nghiên cứu chiến lược để hỗ trợ quản lý tài nguyên nước tổng hợp ở đồng bằng hạ du sông Mississippi, bao gồm đánh giá so sánh quốc tế, các khuyến nghị của thúc đẩy một cách tiếp cận hệ thống của con người và môi trường nghiên cứu khoa học hỗ trợ quản lý tài nguyên nước và môi trường tích hợp ở
Trang 25hạ du sông Mississippi, và cung cấp những ý tưởng liên quan đến đánh giá so sánh với các đánh giá khác, vùng châu thổ có liên quan trên toàn thế giới Báo cáo này cung cấp đầu vào cho nghiên cứu các vấn đề châu thổ chung , thách thức, xác định nghiên cứu chiến lược cho Viện nước của vùng Vịnh, và cho thấy cách mà tổ chức có thể sử dụng kiến thức thu được từ hạ du sông Mississippi và hệ thống đồng bằng trong việc phát triển một chương trình nghiên cứu để hỗ trợ quyết định quản lý nước ở vùng đồng bằng lớn khác
2.3 Cơ sở thực tế:
hệ thống quản lý lưu vực sông hiện nay[3]
Lào phân thành các cấp độ quản lí hành chính như sau:
• Chính phủ quốc gia;
• 16 tỉnh, Thành phố Viêng Chăn;
• 142 huyện và khoảng 11.400 làng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trước đây là Ủy ban Kế hoạch Nhà nước , SPC)chuẩn bị
kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn của quốc gia, phối hợp với các việc lập kế hoạch cộng đồng khác.Như những nơi khác, một số cơ quan chính phủ có liên quan đếnquản
lý tài nguyên nước theo cách này hay cách khác Vào đầu năm 2007 đó là:
• Ủy ban Mekong Quốc gia Lào(LNMC), có trách nhiệm phối hợpvới Ủy ban sông Mê Kông và giám sát quy hoạch vàquản lý lưu vực sông ở Lào phù hợp với Hiệp định Mekong và những kế hoạch và chiến lược của họ
• Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp (trồng trọt, thủy lợi, chăn nuôi, thủy sản,lâm nghiệp, quản lý lưu vực, khí tượng thủy văn );
• Bộ Giao thông Vận tải, Bưu điện và Xây dựng (cung cấp nước đô thị, đường thuỷ nội địa);
• Bộ Năng lượng và Khoáng sản (điện, thủy điện, khai thác khoáng sản);
• Bộ Y tế;
• Văn phòng Thủ tướng Chính phủ:
- Khoa học Công nghệ và Môi trường (STEA) ;
- Ủy banphối hợp Tài nguyên nước (WRCC) (nay sáp nhập vào WREA);
- Ban Thư kýỦy ban sông Mekong Quốc gia Lào (LNMCS) (lưu vực sông Mekong, các vấn đề và kết nối mạng giữa các cơ quan);
- Cơ quan Du lịch quốc gia
Giữa năm 2007, Ban thư ký và Ban Thư ký WRCC LNMC đã được sáp nhập vào Tổng cục Môi trườngvà Tài nguyên nước mới (WREA) trong đó bao gồm một Cục Thủy lợi mới
WREA mới cũng bao gồm SởKhí tượng Thủy văn (trước đây là dưới MAF) và trách nhiệm môi trường(trước đây là một phần của STEA) Ngày nay, LNMC được xem là cấp cao nhất, quan trọng nhất thực hiện công tác về tài nguyên nước quốc gia
Ủy ban lưu vực sông Nam Ngum lần đầu tiên được thành lập vào giữa năm 2001
theo WRCC Ủy ban có quyền hành nhỏ, không đủ nguồn lực và kết quả là chưa bao giờ đáp ứng được yêu cầu.Những lợi ích của Ủy ban lưu vực sông chức năng, phối hợp
Trang 26nhiều cơ quan và cấp độ quản lí hành chính làm nó trở nên rõ ràng trong việc chuẩn bị của các lưu vực sông Nam Ngum
Dự án phát triển ngành (2004-2010) Dự án này sau đó đã phát triển phương pháp tiếp cậnvà năng lực quản lý lưu vực sông bao gồm cả phát triển một cách toàn diệnkiến thức cơ bản, chuẩn bị một kế hoạch phát triển lưu vực, và tạo ra các kỹ năng con người vànăng lực trong quá trình này
Trong kế hoạch phát triển lưu vực Nam Ngum (WREA, 09 tháng 3), lần đầu tiên trong sáu kết quả quan trọngkhu vực (Kras) đã được „xây dựng năng lực để quản lý lưu vực sông Nam Ngum‟ Cácchiến lược liên quan làtăng cường tổ chức sắp xếp ở lưu vực sông Nam Ngum để cho phép lập kế hoạch tổng hợp và quản lý các nguồn tài nguyên liên quan đến nước của lưu vực và làm việc với cáccộng đồng và khu vực tư nhân
Các điểm kết quả quan trọng khác của kế hoạch lưu vực sông là [3]:
- Quản lý tài nguyên nước bền vững để đảm bảo lâu dài, đáng tin cậy vàcung ứng bền vững của chất lượng bề mặt và nước ngầm tốt cho kinh tế,mục đích môi trường và xã hội
- Tối ưu hóa kết quả tổng thể thông qua phối hợp quản lýngành thủy điện ở lưu vực sông Nam Ngum qua một diễn đàn củakhai thác thủy điện
- Phát triển tiềm năng thủy lợi bền vững của lưu vực
- Quản lý sông ưu tiên tiểu lưu vực (lưu vực sông) để cải thiệnđiều kiện sống, bảo vệ và chia sẻ tài nguyên nước giữa người sử dụng và môi trường
- Giảm thiểu rủi ro từ thiên tai liên quan đến nước đặc biệt liên quan đến lũ lụt,
an toàn đập và ô nhiễm từ các tai nạn hầm mỏ
Ủy ban lưu vực sông Nam Ngum (NNRBC) mới
Nghị định Thủ tướng Chính phủ trong đó cung cấp cho việc thành lập và hoạt động của Ủy ban lưu vựcsông tại Lào đã được thông qua vào tháng Sáu năm 2010.Sau này, Ủy ban lưu vực sông Nam Ngumvà Ban thư ký được thành lập Các NNRBC hoạt động theosự bảo trợ của Ủy ban Mekong quốc gia Lào (LNMC)để quản lý tài nguyên nước quốc gia cũng như chophù hợp với Hiệp định sông Mê Công, hợp tác với Ủy ban sông Mekong
Nghị định mô tả trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức vàhoạt động của Ủy ban lưu vựcsông trong hỗ trợ công tác quản lý tài nguyên nước hiệu quả Nguồn lực của chính phủ cho Ban thư ký được cung cấp qua Tổng cục Môi trường và Tài nguyên nước
Ủy ban lưu vực sông Nam Ngum
NNRBC đã được giao nhiệm vụ sau đây[3]:
- Để tư vấn cho Chính phủ về chính sách phát triển liên quan đến nước, chiến
lược,và kế hoạch;- Giám sát thực hiện kế hoạch;
- Phối hợp các dự án phát triển để giảm tác động tiêu cực đến tài nguyên nước;
Trang 27- Tư vấn cho Chính phủ về giải quyết tranh chấp liên quan đến nước trong lưu vực; vàphối hợp, nâng cao nhận thức và sự tham gia của tài nguyên nước.Liên kết thể chế của nó được thể hiện trong hình bên dưới
Hình 3: Hệ thống cơ quan của ủy ban lưu vực sông Nam Ngum [9]
2.4 Cơ sở pháp lý:
Luật pháp quản lý lưu vực sông tại Lào và tại vùng nghiên cứu[9]
Pháp luật về nước là rất quan trọng và là nền tảng cho các quy định quản lý tài nguyên nước ở Lào Sau đây là các quy định và Pháp luật liên quan đến nước
- 1995: Hiệp định sông Cửu Long
- 1996: Luật nước và tài nguyên nước, Luật lâm nghiệp
- 1997: Luật Điện lực, Luật Luật khai thác trên vùng đất
- 1998: Luật Nông nghiệp, Nghị định Thủ tướng về việc thành lập Ủy ban sông
Mê Lao quốc gia (cập nhật năm 2008)
- 1999:Luật Bảo vệ Môi trường,Nghị định về việc thành lập WRCC, Nghị định
về việc thành lập LNMC
- 2000: Quy định về Đánh giá môi trường
- 2001:Bộ năng lượng quốc tế (IEA) cho các dự án điện, Nghị định cho việc thực hiện Nghị định nước và Luật tài nguyên nước của Thủ tướngnêu rõ sự phối hợp giữa cơ quan chủ quản vàcơ quan chức năng địa phương trong việc xây dựng kế hoạch tài nguyên nước ở cấp lưu vực sông, Kế hoạch quản lý môi trường cho các dự án điện
Các tiểu ban lưu vực,chuyên đề các tiểu ban, thống đốc tỉnh
Trang 28CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG & TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM LƯU VỰC SÔNG PHÂN TÍCH DỰ BÁO Ô NHIỄM NƯỚC TRONG KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1 Tính toán đánh giá tải lượng các chất ô nhiễm
Trong phần này luận văn đi vào tính toán tải lượng các chất ô nhiễm cho vùng nghiên cứu Đặc biệt quan tâm tới thời gian tính toán là mùa kiệt vì khi đó tác động ô nhiễm là lớn nhất do nước trong hệ thống sông, kênh, lạch trong khi không tính chi tiết cho từng huyện, thị trấn, thị xã
Để tính toán tải lượng chất ô nhiễm luận văn sẽ lựa chọn các thông số chất lượng nước đặc trưng cho từng loại ô nhiễm như sau:
- Ô nhiễm vật lý: Lựa chọn thông số tổng chất rắn lơ lửng (TSS) làm thông số
đặc trưng để tính toán tải lượng
- Ô nhiễm hữu cơ: Lựa chọn thông số BOD5 làm thông số đặc trưng để tính toán
tải lượng
- Ô nhiễm vô cơ: Do vùng nghiên cứu chịu tác động của các chất dinh dưỡng vô
cơ có trong nước thải sinh hoạt và nước thải nông nghiệp nên chọn nhóm các chất dinh
dưỡng vô cơ là tổng N, tổng P, làm thông số đặc trưng để tính toán tải lượng
Trong điều kiện nghiên cứu của luận văn và do thời gian hạn chế nên chỉ lựa chọn các thông số đặc trưng trên
Việc tính toán tải lượng các chất ô nhiễm được tiến hành theo cách thức như sau:
Tính tải lượng chất ô nhiễm lần lượt cho từng chất ô nhiễm nói trên
Với mỗi chất ô nhiễm tính tải lượng sinh ra từ tất cả các nguồn thải khác nhau rồi cộng lại cho toàn vùng
Tổng hợp lại sẽ được tải lượng chất ô nhiễm cho vùng nghiên cứu
Tính áp lực ô nhiễm của từng chất ô nhiễm cho các khu vực (huyện) trong vùng nghiên cứu làm cơ sở để phân tích, nhận xét
Sau đây là kết quả tính toán, đánh giá các tải lượng ô nhiễm cho từng nguồn một:
3.1.1 Tính toán tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt
a Giới thiệu chung:
Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt của các khu đô thị
và nông thôn tính theo 3 loại thông số đặc trưng: TSS, BOD5, tổng N và P
b Phương pháp tính toán
Để tính tải lượng các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của khu vực, dựa vào
hệ số phát sinh chất thải trong hai trường hợp khi không xử lý và có xử lý theo công thức như sau:
TL = Số dân × HSPSCT (3.1)
Trang 29Trong đó:
TL: Tải lượng chất ô nhiễm (kg/ngày)
Số dân (người)
HSPSCT: Hệ số phát sinh chất thải (g/người/ngày)
HSPSCT được lấy trên cơ sở tính toán của tổ chức y tế thế giới (WHO) tính toán cho nhiều quốc gia đang phát triển thì khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (nếu không xử lý) sẽ như bảng: 2 và trường hợp xử lý như bảng 3
Bảng 2: Hệ số phát sinh chất thải khi chƣa xử lý
Nguồn: Rapid Environmental Assessment (WHO), 1995
Bảng 3: Hệ số phát sinh chất thải khi xử lý
nhiễm
Khối lượng (g/người/ngày)
Khối lượng trung bình(g/người/ngày)
Nguồn: Rapid Environmental Assessment (WHO), 1995
Khi đó, kết quả thu được tính theo bảng 2 là tải lượng các chất ô nhiễm tiềm
năng do HSPSCT khi chưa quan tâm đến các biện pháp xử lý sơ bộ (kể cả tự hoại) tại
Trang 30nguồn thải và kết quả tính theo số liệu bảng 3 là tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng
do HSPSCT khi đã qua biện pháp xử lý sơ bộ
c Tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt khu vực đô thị
Tính tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng theo hệ số phát sinh chất thải khi chưa xử
Bảng 4: Tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt khi chưa xử lý
khu vực đô thị vùng nghiên cứu tỉnh Viêng Chăn
thứ hai là huyện Keo Oudom (TSS= 908 kg/ngày; BOD5=418 kg/ngày), tiếp đến huyện Parkngum (TSS= 341 kg/ngày; BOD5=157 kg/ngày), huyện Naxaithong (TSS=
237 kg/ngày; BOD5=109 kg/ngày), huyện Phonhong (TSS= 77 kg/ngày; BOD5=36 kg/ngày) Tải lượng thấp nhất là huyện Thoulakhom (TSS= 70 kg/ngày; BOD5=32 kg/ngày) do là huyện có mật độ dân số ít
Tính tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng theo hệ số phát sinh chất thải khi đã
xử lý
Theo công thức (3.1) và số liệu bảng (3), dân số tập trung của từng huyện, tính toán được tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng khi đã xử lý như bảng (5)
Trang 31Bảng 5: Tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt khi đã xử lý
khu vực đô thị vùng nghiên cứu tỉnh Viêng Chăn
thứ hai là huyện Keo Oudom (TSS= 363 k/ngày; BOD5=167 kg/ngày), tiếp đến huyện Parkngum (TSS=136kg/ngày; BOD5=63 Kg/ngày), huyện Naxaithong (TSS= 95kg/ngày; BOD5=44 kg/ngày), huyện Phonhong (TSS= 31 kg/ngày; BOD5=14 kg/ngày) Tải lượng thấp nhất là huyện Thoulakhom (TSS= 28 kg/ngày; BOD5=13 kg/ngày) do là huyện có mật độ dân số ít
- Trong thực tế, hầu hết nước thải sinh hoạt đều được xử lý bằng bể tự hoại thông thường Hiện này các huyện của vùng ven sông của tỉnh Viêng Chăn 70% nước thải sinh hoạt đã được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại thông thường, còn các vùng nông thôn mới ở mức khoảng 30 % Vì vậy tải lượng tiềm năng các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt trong thực tế sẽ bao gồm hai phần: tải lượng phần nước thải chưa qua xử lý
và tải lượng phần nước thải đã qua xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại thông thường Kết quả tính toán được thể hiện trong bảng 6
Trang 32Bảng 6: Tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt đô thị vùng
nghiên cứu tỉnh Viêng Chăn
Tải lượng (kg/ngày)
Từ bảng tính tải lượng nước thải sinh hoạt đô thị vùng đồng bằng ven sông tỉnh
Viêng Chăn (bảng 6) ta có biểu đồ như sau:
Hình 4: Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt đô thị VNC
Phân tích nhận xét các kết quả tính toán
Về tải lượng chất ô nhiễm vùng đô thị: Huyện Xaythany có tải lượng chất ô
nhiễm vùng đô thị cao nhất (TSS= 10.148 kg/ngày; BOD5= 4.673kg/ngày), do có số
dân vùng đô thị lớn nhất, tiếp đến là huyện Keo Oudom (TSS= 527 kg/ngày; BOD5=
( kg/ngày)
Trang 33243kg/ngày), tiếp đến là huyện Parkngum, huyện Naxaithong, huyện Phonhong và thấp nhất là huyện Thoulakhom (TSS= 41 kg/ngày; BOD5= 19kg/ngày)
d Tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt vùng nông thôn
Tính tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng theo hệ số phát sinh chất thải
- Theo công thức (3.1) và số liệu bảng (2), dân số tập trung của từng huyện, tính toán được tải lương chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt khi chưa xử lý như bảng (7)
Bảng 7: Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt nông thôn
khi chưa xử lý của VNC
T
Dân số (người)
- Theo công thứ (3.1) và số liệu bảng ( 3), dân số tập trung của từng huyện và tỷ
lệ xử lý nước thải vùng nông thôn 30% tính được tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt khi đã xử lý như bảng 8
Trang 34Bảng 8: Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt nông thôn
4.134kg/ngày; BOD5=1.903kg/ngày), đứng thứ hai là huyện Phonhong (TSS= 3.027
kg/ngày; BOD5= 1.394 kg/ngày), tiếp đến là huyện Naxaithong (TSS = 2.814 kg/ngày; BOD5= 1.296 kg/ngày), huyện Parkngum (TSS = 1.789 kg/ngày; BOD5= 824 kg/ngày), huyện Keo Oudom (TSS = 462 kg/ngày; BOD5= 213 kg/ngày) Tải lượng thấp nhất là huyện Xaythany (TSS = 255 kg/ngày; BOD5= 117 kg/ngày) do là huyện
có dân số ở vùng nông thôn ít
Hiện nay khu vực nông thôn vùng đồng bằng ven sông tỉnh Viêng Chăn mới chỉ
có 30% nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại thông thường Vì vậy tải lượng tiềm năng các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt trong thực tế sẽ bao gồm 2 phần: tải lượng phần nước thải chưa xử lý và tải lượng phần nước thải đã qua xử lý sơ
bộ tự hoại thông thường Kết quả tính toán được thể hiện trong bảng 9
Trang 35Bảng 9: Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt nông thôn ở
Phân tích nhận xét các kết quả tính toán
Tải lượng chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt vùng nông thôn: Huyện
Thoulakhom có tải lượng chất ô nhiễm cao nhất (TSS = 8.474 kg/ngày; BOD5 =3.902
(kg/ngày)
Trang 36kg/ngày); đứng thứ hai là huyện Phonhong, tiếp đến là huyện Naxaithong, huyện Parkngum, huyện Keo Oudom và thấp nhất là huyện Xaythany (TSS = 522 kg/ngày; BOD5 = 241 kg/ngày)
e Tổng hợp và đánh giá tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt trong
vùng nghiên cứu
Tổng hợp tải lượng chất ô nhiễm
Từ các kết quả tính toán bảng 6 và bảng 9 có bảng tổng hợp chung về ô nhiễm
nước thải sinh hoạt vùng nghiên cứu như bảng sau:
Bảng 10: Bảng tổng hợp tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh
hoạt của vùng nghiên cứu
T
T Khu vực
Tổng tải lượng vùng đô thị (kg/ngày) Tổng tải lượng
vùng nông thôn (kg/ngày)
Tổng cộng tải lượng (kg/ngày) TSS BOD5 N P TSS BOD5 N P TSS BOD5 N P
Trang 37Hình 6: Tổng hợp tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng BOD 5 do nước thải sinh hoạt
vùng đồng bằng ven sông Nam ngum
Hình 7: Tổng hợp tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng N do nước thải sinh hoạt
vùng đồng bằng ven sông Nam ngum
(kg/ngày) (kg/ngày)
Trang 38Hình 8: Tổng hợp tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng P do nước thải sinh hoạt
vùng đồng bằng ven sông Nam ngum
Phân tích, nhận xét các kết quả tính toán
- Về tải lượng chất ô nhiễm vùng nghiên cứu: Huyện Xaythany có tải lượng chất
ô nhiễm do nước thải sinh hoạt cao nhất (TSS = 10.670 kg/ngày; BOD5= 4.913 kg/ngày); đứng thứ hai là huyện Thoulakhom (TS = 8.515 kg/ngày; BOD5= 3.921 kg/ngày), tiếp đến là huyện Phonhong (TSS= 6.249 kg/ngày; BOD5= 2.878 kg/ngày), huyện Naxaithong (TSS = 5.906 kg/ngày; BOD5= 2.719 kg/ngày), huyện Park ngum (TSS= 3.865 kg/ngày; BOD5= 1.780 kg/ngày) và thấp nhất là huyện Keo Oudom (TSS= 1.478 kg/ngày; BOD5= 1.116 kg/ngày) do có số dân ít nhất vùng
3.1.2 Tính toán tải lượng ô nhiễm do nước thải công nghiệp
a Nội dung tính toán
Trong phần này luận văn sẽ ước tính tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng (TSS, COD, BOD5 , tổng N và P) do hoạt đông công nghiệp theo các khu công nghiệp
b Phương pháp tính toán
Công thức dùng để tính toán tải lượng chất ô nhiễm do nước thải công nghiệp:
TL = Q Thải × C (3.2)
Trong đó:
TL : Tải lượng chất ô nhiễm (kg/ngày)
QThải : Lưu lượng nước thải công nghiệp (m3 /ngày)
C : nồng độ chất ô nhiễm theo nhóm ngành sản xuất (mg/l)
(kg/ngày)
Trang 39 Nếu C là nồng độ chất ô nhiễm phát sinh theo ngành sản xuất mà chưa
có biện pháp xử lý nước thải thì ta có tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng
Nếu C là nồng độ chất chất ô nhiễm của nước thải tại cửa xả đã có tác động của biện pháp xử lý nước thải thì ta có tải lượng thực tế
Trong phần này để tính được tải lượng chất ô nhiễm tiền năng ta cần phải xác định được QThải và C:
Nồng độ C theo nhóm ngành nghề được lấy theo “Giáo trình công nghệ
xử lý nước thải” của tác giảTrần Văn Nhân (Bảng 11)
Bảng 11: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp theo nhóm
Chế biến thực phẩm
Hoá chất
Cơ khí
Vật liệu xây dựng
Nguồn: Giáo trình công nghệ xử lý nước thải (2009)
Với các khu công nghiệp (KCN)
Đặc điểm chung của KCN : Phần lớn các KCN mới được xây dựng hoặc đang trong quá trình quy hoạch và kêu gọi đầu tư, một số ít các KCN được phủ kín còn lại đang trong quá trình hoàn thiện, các ngành nghề chưa rõ ràng Vì thế, khi tính toán tải lượng chất ô nhiễm do nước thải KCN, luận văn chỉ tính toán tải lượng ô nhiễm tiềm năng, tức là coi các KCN đã được xây dựng đầy đủ theo quy hoạch và chưa xem xét đến biện pháp xử lý nước thải
Ước tính lượng nước thải của các KCN theo công thức:
Q Thải =80% × Q Cấp (3.3)
Với
Q Cấp = M × F (3.4)
Trang 40
Trong đó:
QThải : Lưu lượng nước thải của KCN (m3/ngày)
QCấp : Lưu lượng nước sử dụng của KCN (m3/ngày/ha)
F : Diện tích KCN (ha)
M : Mức nước cấp cho từng KCN (m3 /ha/ngày)
Mức nước cấp cho từng KCN, CCN được lấy theo quy hoạch Nhà nước tuỳ theo KCN lớn hay nhỏ
Để tính được lưu lượng nước thải theo từng nhóm nhành nghề thì mỗi KCN cần phải xác định được các ngành nghề chính và tỷ lệ phần trăm diện tích theo từng ngành nghề, tỷ lệ này được lấy theo quy hoạch phát triển các KCN của tỉnh Viêng Chăn
c Tải lƣợng ô nhiễm từ khu công nghiệp
Để tính tải lượng ô nhiễm từ các khu công nghiệp, thì tính cho 2 trường hợp là tải lượng ô nhiễm hiện tại và dự kiến tải lượng ô nhiễm đến năm 2020
Hiện tại
Mức nước cấp cho từng khu công nghiệp, cụm công nghiệp được lấy theo quy hoạch của nhà nước tuỳ theo khu công nghiệp lớn hay nhỏ Từ tài liệu thu thập được vùng đồng bằng Viêng Chăn
Mức nước cấp được lấy cho các KCN như sau:
KCN loại 1 :45 m3 /ha/ngày
KCN loại 2: 40 m3 /ha/ngày
KCN lạo 3: 40 m3 /ha/ngày
Các KCN, cụm công nghiệp còn lại: 30 m3 /ha/ngày
Tính lưu lượng nước thải:
Khu công nghiệp trong vùng nghiên cứu thuộc loại nhỏ nên lấy theo quy hoạch của nhà nước, mực nước cấp M = 30 m3 /ha/ngày
Với diện tích quy hoạch của các KCN đã có, áp dụng công thức (3.3) và (3.4) tính được lưu lượng nước thải của các KCN và tổng hợp lại đối với từng huyện Kết quả bảng 12