KIỂM TRA HỌCKÌI Môn: GDCD, Lớp 6 Thời gian:45 phút Đề ra: * Đề chẵn: Câu 1: (4 điểm). Vì sao phải tích cực, tự giác trong hoạt đọng tập thể và trong hoạt động xã hội ? Để trở thành người tích cực, tự giác phải rèn luyên như thế nào ? Câu 2: (3 điểm). Mục đích học tập của học sinh là gì ? Em hãy tìm một câu tục ngữ nói về việc học và giải thích câu tục ngữ đó? Câu 3: (3 điểm). Trong tư gửi các cháu học sinh nhân ngày khai trường năm 1945, Bác Hồ viết “ Non sông Việt Nam có trở nên vẽ vang hay không, dân tộc Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc nă châu hay không, phần lớn là nhờ vào công lao của các em „ Em có suy nghĩ gì về câu nói của Bác Hồ ? Em đã làm gì để thực hiện lời dạy của Bác? * Đề lẽ: Câu 1: (3,5 điểm). Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt đọng tập thể và trong hoạt động xã hội ? Để trở thành người tích cực, tự giác phải rèn luyên như thế nào ? Câu 2: (3,5 điểm). Thế nào là lịch sự tế nhị? Nêu hành vi thể hiện lịch sự tế nhị qua cách đi đứng, lời nói, ăn uống. Câu 3: (3 điểm). Trong tư gửi các cháu học sinh nhân ngày khai trường năm 1945, Bác Hồ viết “ Non sông Việt Nam có trở nên vẽ vang hay không, dân tộc Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc nă châu hay không, phần lớn là nhờ vào công lao của các em „ Em có suy nghĩ gì về câu nói của Bác Hồ ? Em đã làm gì để thực hiện lời dạy của Bác? ĐÁP ÁN: *Đề chẵn: Câu 1:(4 điểm) * Vì: - Tích cực, tự giác sẽ mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt. - Rèn luyện được kỉ năng cần thiết của bản thân. - Góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh, thân ái, được mọi người tôn trọng, quý mến. (1,5đ) * để trở thành người tích cực, tự giác cần: - Sống phải có ước mơ. - Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định. - Không ngại khó, lẫn tránh những việc chung. - Giúp đỡ bạn bè, những người gặp khó khăn. - Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, trường. (2,5đ) Câu 2: (3 điểm). - Học để trở thành con ngoan, trò giỏi. Trở thành công dân tốt, người lao động giỏi góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. - Tuỳ theo cách trình bày của từng HS để đánh giá. Câu 3: (3 điểm). - Bác tin vào thế hệ học sinh, sự phồn vinh, cường thịnh của một đất nước phụ thuộc phần lớn vào thế hệ mầm non tương lai (1,5đ) - Những việc cần làm: + Cố gắng học tập tốt. + Luôn xác định đúng đắn mục đích học tập. + Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy . (1,5đ) * Đề lẽ: Câu 1:(3,5 điểm) * Khái niệm: - Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện. - Tự giác là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không do áp lực bên ngoài. (1đ) * để trở thành người tích cực, tự giác cần: - Sống phải có ước mơ. - Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định. - Không ngại khó, lẫn tránh những việc chung. - Giúp đỡ bạn bè, những người gặp khó khăn. - Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, trường. (2,5đ) Câu 2: (3 điểm). - Học để trở thành con ngoan, trò giỏi. Trở thành công dân tốt, người lao động giỏi góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. - Tuỳ theo cách trình bày của từng HS để đánh giá. Câu 3: (2,5điểm) - Lịch sự: Là những cử chỉ, hành vi dựng trong giao tiếp ứng xử phự hợp với yêu cầu xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.(0,5đ) - Tế nhị: Là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử. (0,5đ) - Đi nhẹ nhàng, khoan thai . (0,5đ) - Nói dịu dàng, dễ nghe . (0,5đ) - Ăn uống ăn chậm, nhai kĩ, ăn trong nồi ngồi trông hướng . (0,5đ) GVDM Hoàng Thị Thi KIỂM TRA HỌCKÌI Môn:GDCD, Lớp 8 Thời gian: 45 phút Đề ra: * Đề chẵn: Câu 1 (3 điểm) Bằng kiến thức đó học, em hãy cho biết thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. Nêu 4 ví dụ về tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác Câu 2 (3 điểm) Pháp luật nước ta có quy định gì về quyền, nghĩa vụ của con, cháu đối với cha mẹ, ông bà? Hãy kể tóm tắt một gương sáng về việc thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ này . Em rút ra bài học gì từ tấm gương đó ? Câu 3 (4 điểm) Cho tình huống sau: Đó 23h, Hoà vẫn bật nhạc to. Bác Trung chạy sang bảo: Cháu nghe nhạc nhỏ thôi để hàng xúm còn ngủ. Theo em, Hoà có thể có các cách ứng xử như thế nào? Nếu là Hoà, em sẽ chọn cách nào? Vì sao? * Đề lẽ: Câu 1 (3 điểm) Bằng kiến thức đó học, em hãy chúng ta cần phải làm gì đễ tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. Nêu 4 ví dụ về tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. Câu 2 (4 điểm) Pháp luật nước ta có quy định gì về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà đối với con, cháu? Hãy kể tóm tắt một gương sáng về việc thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ này . Em rút ra bài học gì từ tấm gương đó ? Câu 3.( 3 điểm) Em hãy cho biết thế nào là tự lập ? Tính tự lập quan trọng như thế nào đối với chúng ta ? Nêu việc làm thể hiện tính tự lập trong học tập và trong cuộc sống. Đáp án: * Đề chẵn: Câu 1: - Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình. (1đ) - Lấy được 4 ví dụ đúng về tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.( mỗi ví dụ 0,5đ) * Ví dụ như: + Tìm hiểu lịch sử của dân tộc khác + Học ngoại ngữ + Tiếp thu kinh nghiệm sản xuất của một doanh nghiệp nước ngoài. + Du học nước ngoài + Không bình phẩm, chê bai trang phục dân tộc của nước khác. …. Câu 2: (3 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được: a. Pháp luật quy định : Con chau có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu. (0,5 điểm) b. Kể lại được tóm tắt một gương sáng về việc thực hiện tốt bổn phận này. - Có tấm gương cụ thể (0,5 điểm) - Kể đúng yêu cầu của đề (0,5 điểm) - Rút ra được bài học từ tấm gương đó (0,5 điểm) - Học sinh có thể có cách diễn đạt tốt (1 điểm) Câu 3: (4 điểm) Cần nêu được những ý cơ bản sau : - Nêu được 3 cách ứng xử cơ bản cú thể xảy ra: (1,5 điểm - mỗi cách ứng xử cho 0,5 điểm) Ví dụ: 1. Hòa vẫn tiếp tục nghe nhạc to như trước; 2. Hòa vặn nhỏ âm lượng đĩa nhạc; 3. Hòa tắt đĩa nhạc đi ngủ. - Nếu em là Hòa: sẽ chọn cách ứng xử thứ 3. (0,5 điểm - Vì làm như vậy, tuy không được tiếp tục nghe nhạc nhưng lại không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh và giữ gìn được sức khoẻ của bản thân. (1 điểm) Học sinh có thể có cách diễn đạt tốt (1 điểm) * Đề lẽ: Câu 1: (3 điểm) - Tích cực tìm hiểu, học tập dân tộc khác. - Tiếp thu có chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh .(1đ) - Lấy được 4 ví dụ đúng về tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.( mỗi ví dụ 0,5đ) * Ví dụ như: + Tìm hiểu lịch sử của dân tộc khác + Học ngoại ngữ + Tiếp thu kinh nghiệm sản xuất của một doanh nghiệp nước ngoài. + Du học nước ngoài + Không bình phẩm, chê bai trang phục dân tộc của nước khác. …. Câu 2: (4 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được: a. Pháp luật quy định : - Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con. Không được phân biệt đối xữ giữa các con, không được xúc phạm, ép buộc con làm những việc trái đạo đưc, trái pháp luật. (1 điểm) - Ông bà nội ngoại có quyên trong nom, chăm sóc, giáo dục cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật không ai nuôi dưỡng. (1 điểm) b. Kể lại được tóm tắt một gương sáng về việc thực hiện tốt bổn phận này. - Có tấm gương cụ thể (0,5 điểm) - Kể đúng yêu cầu của đề (0,5 điểm) - Rút ra được bài học từ tấm gương đó (0,5 điểm) - Học sinh có thể có cách diễn đạt tốt (1 điểm) Câu 3: (3 điểm) a. Khái niệm: - Tự lập là tự làm lấy. - Tự giải quyêt công việc công việc của mình. - Tự lo liệu tạo dựng cuộc sống , không trông chờ ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. (1điểm) b. Ý nghĩa : Tự lập có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển cá nhân, giúp con người đạt được thành công trong cuộc sống và được mọi người kính trọng.(1 điểm) * Nêu việc làm thể hiện tính tự lập. (1 điểm) ……………………………………………………………… GVDM Hoàng Thị Thi KIỂM TRA HỌCKÌI Môn: GDCD, Lớp 9 Thới giai: 45 phút ĐỀ RA: * Đề chẵn: Câu 1: (4 điểm) Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Dân tộc Việt Nam có những truyền thống tốt đẹp nào? Câu 2: (3 điểm) Em có suy nghĩ gì khi học xong bài “Lý tưởng sống của thanh niên”? Là học sinh lớp 9 em sẽ làm gì để có lí tưởng sống đúng đắn ? Câu 3: (3 điểm) Cuối học kì, Nam bàn với các bạn: “ Muốn ôn thi đỡ vất vả, cần chia ra mỗi người làm đáp án một môn rồi đem trao đổi cho nhau. Như vậy, ai củng có đủ đáp án”. Nghe vậy một số bạn khen đó là cách làm vừa có năng suất, vừa có chất lượng mà lại nhàn thân. Em có tán thành cách làm đó không ? Vì sao ? *Đề lẽ: Câu 1: (3 điểm) Cuối học kì, Nam bàn với các bạn: “ Muốn ôn thi đỡ vất vả, cần chia ra mỗi người làm đáp án một môn rồi đem trao đổi cho nhau. Như vậy, ai củng có đủ đáp án”. Nghe vậy một số bạn khen đó là cách làm vừa có năng suất, vừa có chất lượng mà lại nhàn thân. Em có tán thành cách làm đó không ? Vì sao ? Câu 2: (3 điểm) - Kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc có ý nghĩa như thế náo ? - Chúng ta có trách nhiệm như thế nào để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Câu 3: (4 điểm) Nêu ý nghĩa và trách nhiệm của làm việc năng suất chất lượng hiệu quả. Cho ví dụ minh họa? ĐÁP ÁN. Câu 1: (4 điểm) - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp .) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. (2đ) - Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống đáng tự hào như yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo .; các truyền thống về văn hoá (các tập quán tốt đẹp và cách ứng xử mang bản sắc văn hoá Việt nam), về nghệ thuật (nghệ thuật tuồng chèo, các làn điệu dân ca .). (2 đ) Câu 2: (3 điểm) - Suy nghĩ: + Là thanh niên trong thời đại ngày nay phải có lí tưởng sống đúng đắn. (0,75 đ) + Lí tưởng sống đúng đắn là động lực thúc đẩy con người tự hoàn thiện mình , sống tốt hơn và có đóng góp công sức mình cho quê hương đất nước. (0,75 đ) - Học sinh lớp 9 cần phải : + Ra sức học tập naamg cao trình độ văn hóa để có tri thức. (0,5 đ) + Tìm hiểu và xác định lí tưởng sống đúng đắn. (0,5 đ) + Tích cực rèn luyện sức khỏe, tu dưỡng đạo đức, tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, quan tâm đến tình hình địa phương và đất nước …(0,5 đ) Câu 3: (3 điểm) - Không tán thành ý kiến đó. (0,5 đ) - Vì: + Việc làm của Nam tưởng như tiết kiệm được thời gian, làm việc có năng suất chất lượng, nhưng thực ra không phải như vậy. (0.5đ) + Mỗi người chỉ làm một đáp án của một môn nên đây không phải là việc làm có năng suất (0.5đ) + Đây là việc làm đối phó, dối trả đối với thầy cô giáo (0.5đ) + Mục đích của cô giáo yêu cầu mỗi người tự học, tự ôn tập đầy đủ các môn nhằm để người học tự nghiên cứu, tự học và tự làm đáp án, qua đó người làm đáp án sẽ thuộc bài và hiểu bài hơn. (1đ) * Đề lẽ: Câu 1: (3 điểm) - Không tán thành ý kiến đó. (0,5 điểm) - Vì: + Việc làm của Nam tưởng như tiết kiệm được thời gian, làm việc có năng suất chất lượng, nhưng thực ra không phải như vậy. (0.5đ) + Mỗi người chỉ làm một đáp án của một môn nên đây không phải là việc làm có năng suất (0.5đ) + Đây là việc làm đối phó, dối trả đối với thầy cô giáo (0.5đ) + Mục đích của cô giáo yêu cầu mỗi người tự học, tự ôn tập đầy đủ các môn nhằm để người học tự nghiên cứu, tự học và tự làm đáp án, qua đó người làm đáp án sẽ thuộc bài và hiểu bài hơn. (1đ) Câu 2: (3 điểm) a. Ý nghĩa : Cần phải kế thừa, phát huy truyền thống ttốt đẹp của dân tộc vì đó là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc.(1đ) b. Trách nhiệm : - Bảo vệ, giữ gìn để truyền thống tốt đẹp của dân tộc, không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngày càng phát triển phong phú hơn, sâu đậm hơn. (1đ) - Tự hào truyền thống của dân tộc, phê phán ngăn chặn tư tưởng việc làm sai trái, phá hoại đến truyền thống của dân tộc.(1đ) Câu 3: (3 điểm) a. Ý nghĩa của làm việc năng suất chất lượng hiệu quả: - Là yêu cầu cần thiết của người lao động trong sự nghiệp CNH – HĐH. - Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mổi cá nhân gia đình và xã hội.(1đ) b. Trách nhiệm: - Tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khoẻ lao động một cách tự giác, có kỉ luật và luôn năng động, sáng tạo . - Có lối sống lành mạnh vượt qua mọi khó khăn, tránh xa tệ nạn xã hội. (1đ) c. HS nêu ví dụ : (2đ) …………………………………………………… GVDM Hoàng Thị Thi KIỂM TRA HỌCKÌI Môn: GDCD, Lớp 10 Thời gian: 45 phút *ĐỀ RA: Đề chẵn: Câu 1: (5 điểm) Giới tự nhiên là gì ? Hãy chứng minh quan điểm: Con người và xã hội loài người là sản phẩm của giới tự nhiên ? Câu 2: (3 điểm) Thực tiễn là gì ? Nêu vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức ? Qua đó rút ra bài học cho bản thân ? Câu 3: (2 điểm) Vẽ sơ đồ và bảng hệ thống hóa kiến thức của phương thức sản xuất. Đề lẽ: Câu 1: (3 điểm) Vấn đề cơ bản của Triết học là gì ? Cơ sở để phân biệt các hệ thống thế giới quan trong triết học ? Câu 2: (5 điểm) Thế nào là nhận thức ? Phân tích hai giai đoạn của quá trình nhận thức. Câu 3: (3 điểm) Vẽ sơ đồ và bảng hệ thống hóa kiến thức của phương thức sản xuất. ĐÁP ÁN. Đề chẵn: Câu 1: (5 điểm) * ý 1: Nêu đúng khái niệm về giới tự nhiên. (1 điểm) * ý 2: Phân tích và chứng minh được: Con người là sản phẩm của giới tự nhiên. (2,0 điểm) * ý 2: Phân tích và chứng minh được: Xã hội loài người cũng là sản phẩm của giới tự nhiên. (2,0 điểm) Câu 2: (3 điểm) * ý 1: Nêu đúng khái niệm thực tiễn là gì. (1,0 điểm) * ý 2: Nêu đúng các vai trò của thực tiễn. (4 vai trò- mỗi vai trò đúng 0,25 điểm = 1,0 điểm) * ý 3: Rút ra được bài học về quan điểm về thực tiễn. (1,0 điểm) Câu 3: (3 điểm) Đề lẽ: Câu 1: (3 điểm) * ý 1: Nêu đúng 2 mặt của Vấn đề cơ bản của Triết học. (1,0 điểm). * ý 2: - Nêu được cơ sở để phân biệt các hệ thống thế giới quan. (1,0 điểm) - Nêu được nội dung quan điểm của TGQDV và TGQDT. (1,0 điểm) Câu 2: (5 điểm) * ý 1: Nêu đúng quan điểm về nhận thức theo quan điểm triết học M-LN.(1,0 điểm) * ý 2: Phân tích được hai giai đoạn của quá trình nhận thức - Nhận thức cảm tính (có ví dụ- đặc điểm- ưu điểm- nhược điểm).(1,5 điểm) - Nhận thức lý tính (có ví dụ- đặc điểm – ưu điểm- nhược điểm). (1,5 điểm) - Kết luận về mối quan hệ giữa hai giai đoạn nhận thức. (1,0 điểm Câu 3: (3 điểm) GVBM Hoàng ThịThi Phương thức sản xuất Phương thức sản xuất Lực lượng sản xuất Quan hệ sản xuất Người lao động Tư liệu sản xuất Công cụ lao động Đối tượng lao động Quan hệ sở hữu tư liệu sx Quan hệ quản lí sx Quan hệ phân phối sản phẩm Lực lượng sản xuất Quan hệ sản xuất Người lao động Tư liệu sản xuất Công cụ lao động Đối tượng lao động Quan hệ sở hữu tư liệu sx Quan hệ quản lí sx Quan hệ phân phối sản phẩm . KÌ I Môn: GDCD, Lớp 10 Th i gian: 45 phút *ĐỀ RA: Đề chẵn: Câu 1: (5 i m) Gi i tự nhiên là gì ? Hãy chứng minh quan i m: Con ngư i và xã h i lo i ngư i. Con ngư i là sản phẩm của gi i tự nhiên. (2,0 i m) * ý 2: Phân tích và chứng minh được: Xã h i lo i ngư i cũng là sản phẩm của gi i tự nhiên. (2,0 i m)