MỘT SỐGIẢIPHÁP GÓP PHẦNTĂNGCƯỜNGSỰPHÁTTRIỂNCỦACÁCLÀNGNGHỀTRUYỀNTHỐNGỞCHƯƠNGMỸHÀ TÂY. I. Những chủ chương, biện pháp thúc đẩy Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp pháttriển tại địa bàn của Huyện. Những năm qua Huyện uỷ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đã có nhiều nghị quyết chuyên đề, chương trình hành động nhằm thúc đẩy công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phát triển. UBND huyện đã có kế hoạch triển khai cụ thể từng chủ trương của Huyện uỷ, thường xuyên kiểm tra sơ tổng kết rút ra kinh nghiệm. Lập quỹ khuyến công để mở lớp học nghề (huyện ChươngMỹ có từ năm 1996, tỉnh HàTây có từ năm 1999). Hàng năm huyện trích từ 30-50 triệu đồng kết hợp với nguồn kinh phí khuyến công của Tỉnh hỗ trợ các lớp học nghề cho các xã. Động viên các chủ doanh nghiệp đỡ đầu các lớp học nghề, trực tiếp tuyển chọn giáo viên dạy nghề, đồng thời tiêu thụ sản phẩm do các lớp sản xuất ra. Mục tiêu của Huyện năm 2004 và những năm tiếp theo: (theo báo cáo tóm tắt tình hình pháttriển CN-TTCN trên địa bàn Huyện) Căn cứ vào các chỉ tiêu do đại hội Đảng bộ huyện ChươngMỹ lần XX, cácchương trình hành động của Huyện uỷ – UBND huyện về việc thực hiện nghị quyết của Đảng, Nghị quyết củ HĐND huyện khoá 16 kỳ họp thứ 10. Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Huyện ChươngMỹphấn đấu: • Mục tiêu năm 2004: Tốc độ tăng trưởng kinh tế 10% trở lên. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – XDCB đạt: 788 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ. Trong đó: Giá trị sản xuất công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: 182 tỷ tăng 20% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu đạt 96 tỷ tăng 27% so với cùng kỳ. Cơ cấu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp xây dựng cơ bản đạt 214 tỷ chiếm 28%, tăng 17% so với năm 2003. Tiếp tục khảo sát đề nghị trên công ngận 5 làng nghề. • Mục tiêu năm 2005: Tôc độ tăng trưởng là 13% trở lên. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – XDCB đạt 945 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Trong đó: Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 215 tỷ tăng 18% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu 120 tỷ tăng 25% so với cùng kỳ. Cơ cấu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp xây dựng cơ bản đạt 257 tỷ chiếm 30%, tăng 20% so với năm 2004. Pháttriển nhân rộng ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, năm 2005 có 70% sốlàng trong Huyện có nghề, 20 làng được UBND tỉnh công nhận, 12.000 hộ sản xuất Tiểu thủ công nghiệp. II. Cácgiảiphápgópphầntăngcườngsựpháttriểncủacáclàngnghề trên địa bàn huyện Chương Mỹ-Hà tây. 1. Quy hoặch và giải quyết mặt bằng sản xuất cho cáclàngnghề cần được làm sớm. - Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh nói chung và làngnghề nói riêng là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Do vậy, pháttriểnlàngnghề phải gắn với quy hoạch kinh tế – xã hội, quy hoạch pháttriển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của Tỉnh, huyện, xã, thậm chí của từng vùng. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể làng nghề, cần xây dựng quy hoạch chi tiết cho từng làngnghề về khu dân cư, khu sản xuất, giao thông, điện nước … phòng Công nghiệp phố hợp với Sở công nghiệp phố hợp với các ngành xây dựng, Địa Chính, Giao thông, Thương mại, Du lịch … và các xã, vùng trong huyện để xây dựng công nghiệp theo hướng pháttriển ngành nghề, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp theo định hướng pháttriển kinh tế của huyện, mục tiêu của tỉnh, phòng công nghiệp phối hợp với các ban ngành có liên quan hướng dẫn cáclàngnghề xây dựng quy hoạch, xây dựng nông thôn mới, UBND Huyện kết hợp với Sở văn hoá-thông tín giúp cáclàngnghề xây dựng làng văn hoá, kết hợp với Sở Khoa học công nghệ môi trường giúp cáclàngnghề xây dựng phương án xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. - Từ năm 1999, các dự án pháttriểnlàngnghề từ UBND tỉnh được đưa vào kế hoạch pháttriển kinh tế xã hội hàng năm của địa phương và được các cấp, các ngành chỉ đạo, tạo điều kiện cho vay vốn, giúp tiêu thụ sản phẩm đầu ra. - Mặt bằng cho cáclàngnghề đang trở thành vấn đề bức xúc. Do tính chất quan trọng củalàngnghề hiện tại và những năm tới, cần có nhận thức đúng và đầy đủ vấn đề này. Nghĩa là giải quyết mặt bằng cho cáclàngnghề phải bình đẳng như giải quyết mặt bằng đối với doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH … 2. Về thị trường thiêu thụ sản phẩm. - Uỷ ban nhân dân huyện, tỉnh hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế nói chung và làngnghề nói riêng tiếp cận, tìm kiếm, khai thác, mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước, tạo cơ hội giao lưu thương mại thông thoáng, thành lập tổ chức xúc tiến thương mại, thành lập Hiệp hội ngành nghề từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Sở công nghiệp phối hợp với Sở thương mại, Hội đồng liên minh HTX, Ban dân vận Huyện, Tỉnh và các ngành có liên quan để nhằm hướng dẫn tổ chức cáclàng nghề, ngành nghề thành lập Hiệp hội ngành nghềgópphần làm tăng sức mạnh, tăng sức cạnh trang trên thị trường trong sản xuất kinh doanh cũng như ở khâu tiêu thụ sản phẩm. Nhất là ngành hàng thủ công mỹnghệ xuất khẩu, cũng có thể thành lập công ty cổ phầnở cấp tỉnh với sự tham gia của nhà nước (Công ty xuất nhập khẩu) và các tư nhân có tư cách pháp nhân, có vốn đang hoạt động trong việc bán hàng ra nước ngoài. Tổ chức này có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và là tổ chức đại diện cho lĩnh vực xuất khẩu trong toàn Huyện. Có như vậy mới tập hợp được sức mạnh về vốn, trí tuệ và kinh nghiệm. - Tổ chức hội chợ (trong nước và nước ngoài) hàng năm dành một khoản ngân sách của cấp tỉnh, huyện, xã cho lĩnh vực này. Các thị trấn dành vị trí thuận tiện để tổ chức các trung tâm, cửa hàng để giới thiệu sản phẩm. - Tổ chức tiếp thị, thông tin dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm, chống ép cấp, ép giá đối với sản phẩm làng nghề. Sở tài chính-Vật giá phối hợp với Sở thương mại, Sở công nghiệp để có bản tin hàng tháng về vấn đề này. Các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm làngnghề được tạo mọi điều kiện thuận lợi như đối với cơ sở sản xuất làng nghề. - Để thực hiện chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất củalàngnghề và lành mạnh hóa thị trường trong tỉnh, các ngành: Công An, Quản lý thị trường, Hải quan và các ngành khác có liên quan cần kiên quyết chống buôn lậu, làm hàng giả, gian lận trong thương mại. - Sở thương mại chỉ đạo Công ty xuất nhập khẩu tỉnh tìm thị trường và tập trung cho việc xuất khẩu hàng địa phương, nhất là hàng thủ công mỹnghệ và nông sản thực phẩm. 3. Về nguyên liệu cho quá trình sản xuất. - Xúc tiến quy hoạch và hình thành sớm các vùng nguyên liệu tập trung. Thực hiện có hiệu quả chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Trước mắt chú ý chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đảm bảo số lượng và chất lượng tốt nhất cho pháttriển công nghiệp chế biến nói chung và công nghiệp chế biến trong làngnghề nói riêng. - Căn cứ vào tình hình pháttriển kinh tế – xã hội của từng vùng, cần hình thành các tổ chức dịch vụ khai thác, cung cấp vật tư, nguyên liệu, đảm bảo ổn định cho sản xuất. Chi cục kiểm lâm nhân dân có kế hoạch xin chỉ tiêu gỗ hàng năm của Trung Ương và ưu tiên bán gỗ thu hồi từ vận chuyển trái phép cho các cơ sở sản xuất hàng mộc xuất khẩu. - Uỷ ban nhân dân tỉnh sớm có chủ trương bảo hiểm, trợ giá đối với mộtsố loại cây trồng, nguyên liệu, khuyến khích phát triển, cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến xuất khẩu. 4. Về nguồn vốn đầu tư. - Các nguồn vốn tín dụng đầu tư, quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, quỹ quốc gia xúc tiến việc làm, ngân hàng phục vụ người nghèo, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các tổ chức xã hội có vốn cho vay cần ưu tiên cho cáclàngnghề vay vốn với lãi suất thấp và thời hạn vay hợp lý. - Tổ chức cơ quan tư vấn giúp đỡ cơ sở sản xuất làngnghề xây dựng các dự án đầu tư chiều sâu, đầu tư pháttriển sản xuất khả thi, hiệu quả và tạo điều kiện để cơ sở được vay vốn thuận lợi. Trước mắt, Cục Đầu tư và pháttriển tỉnh phối hợp với Sở Kế hoạch-Đầu tư cần xem xét mộtsố hộ ởcáclàngnghề lập dự án cho vay vốn quỹ hỗ trợ quốc gia, vốn tín dụng ưu đãi. - Thành lập công ty cổ phần, HTX cổ phần, doanh nghiệp tư nhân ởcáclàng nghề; đây là điều kiện để thu hút vốn của nội bộ và đầu tư từ bên ngoài. - Các cơ sở sản xuất trong làngnghề đầu tư pháttriển ngành nghề mà Nhà nước và địa phương khuyến khích do Uỷ ban nhân dân quy định, thì được dùng tài sản hình thành từ vốn vay (nếu tài sản hiện có không đủ để thế chấp) để thế chấp vay vốn ngân hàng và được Uỷ ban nhân dân huyện tái bảo lãnh vốn, với mức bảo lãnh tối đa 120 triệu đồng trên một dự án. Nừu vốn vay thế chấp (nếu tài sản hiện có không đủ để thế chấp). Các ngành hàng thương mại và các quỹ đầu tư, tổ chức tín dụng nâng cao trách nhiệm trong việc tạo điều kiện cho sản xuất trong cáclàngnghề vay trên cơ sở thẩm định các dự án khả thi và hiệu quả. - Ởcác cấp, nhất là cơ sở cần hình thành các quỹ khuyến khích pháttriển nghề, nguồn vốn này ưu tiên cho vay với lãi suất thấp để đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ. - Trên cơ sởtăngcường kiểm tra may móc thiết bị củacác doanh nghiệp nhà nước, nếu xét thấy không cần dùng thì ưu tiên bán với giá hạ cho cáclàngnghề nếu có yêu cầu với phương thức trả chậm. 5. Đối mới công nghệ thiết bị và bảo vệ môi trường. - Uỷ ban nhân dân Tỉnh sớm ban hành quy định khuyến khích các cơ sở sản xuất trong cáclàngnghề đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ thiết bị theo phương châm: Kết hợp hợp lý công nghệ tiên tiến và công nghệ cổ truyền, lựa chọn công nghệ phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. - Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế, vốn vay đối với cáclàngnghề sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệu vay vốn đổi mới thiết bị công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ về tư vấn pháp lý dịch vụ, tư vấn quản lý kinh doanh, cung cấp thông tin chuyển giao công nghệ, kỹ thuật. Hàng năm có kế hoạch đầu tư nghiên cứu khoa học, công nghệ cho cácchương trình đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ vốn để trang bị kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng, thiết kế chế tạo, cải tiến mẫu mã sản xuất truyền thống; Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp củacác cơ sở sản xuất. Huyện phối hợp với Sở công nghiệp, phối hợp với Sở khoa học-công nghệ môi trường và các ngành có liên quan để hướng dẫn cáclàngnghề thực hiện có hiệu quả vấn đề trên. - Thường xuyên tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hỗ trợ về thông tin kỹ thuật để các cơ sở sản xuất có điều kiện xử lý, giảm gây ô nhiễm môi trường từ sản xuất. Mặt khác Nhà nước cần có sự hỗ trợ thông qua quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở huyện thị trấn, với hệ thống cơ sởhạtầng hoàn chỉnh dễ dàng cho việc kiểm tra soát ô nhiễm, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. Sở Khoa học-công nghệ-môi trường cần có cuộc điều tra mức ô nhiễm ởcáclàngnghề để có giảipháp xử lý kịp thời. 6. Về thuế. Về nguyên tắc cáclàngnghề cũng như các đối tượng khác phải thực hiện các luật thuế và quy định của Chính phủ. Nhưng để khuyến khích cáclàngnghề khôi phục và phát triển, cần thực hiện mộtsố chính sách ưu đãi sau đây: - Không thu thuế từ 2-3 năm đối với những cơ sở sản xuất mới thành lập, làngnghề mới được khôi phục, nghề mới, được pháttriển còn gặp nhiều khó khăn, chưa ổn định. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc diện được áp dụng chế độ khoán thuế, thì được ổn đinh mức thuế trong thời gian dài áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với các sản phẩm trong cáclàngnghề để tráng đống thuế trùng lặp trong sản xuất kinh doanh. - Cáclàngnghề sản xuất khó khăn được xét giảm, miến thuế. 7. Chăm lo đến đời sống tinh thần của người làm nghề. - Xác định làngnghề là một sản phẩm văn hoá của dân tộc do vậy cần chỉ đạo cáclàngnghề xây dựng các điểm sinh hoạt văn hoá liên quan đến nghề. Có chính sách cấp đất xây dựng nhà thờ tổ, câu lạc bộ làng nghề, nhà xưởng sản xuất, nhà văn phòng giao dịch … - Khuyến khích các hoạt động văn hoá bồi dưỡng lòng yêu nghề giữ gìn bản sắc văn hoá nghề nghiệp. - Tổ chức các cuộc thi tài nghệ, để nghị UBND Huyện có hình thức khen thưởng động viên các cơ sở sản xuất hiệu quả, cácnghệ nhân tài ba. - Tổ chức hoạt động giao lưu văn hoá giữa cáclàng nghề, trao đổi kinh nghiệm pháttriển nghề. - Trên cơ sở tiêu chí làng nghề, tổ chức phát động thi đua, và gửi đơn đến UBND Huyện đề nghị UBND Tỉnh xét công nhận làng nghề. Tổ chức đón nhận danh hiệu hình thành những thuần phong mỹ tục ởcáclàng nghề. 8. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghệ nhân, công nhân lành nghề.\ - Lao động làm việc trong cáclàngnghề hiện nay chủ yếu là cách truyềnnghề trực tiếp của bố mẹ, anh chị em và người lớn tuổi, do đó khả năng sáng tạo và đảm bảo chất lượng sản phẩm chưa cao. Vởy để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, lao động trong cáclàngnghề cần phải được đào tạo về kỹ thuật, tiếp thị phù hợp với nghề và sản phẩm sản xuất. Ở mỗi huyện, thị xã hoặc khu vực, cần có trung tâm hay trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, thủ công lành nghề để đáp ứng yêu cầu pháttriểncáclàng nghề. - Ngành giáo dục đào tạo hàng năm cần dành kinh phí hỗ trợ ở lớp đào tạo nghề. Hình thức đào tạo đa dạng; đào tạo tập trung hoặc kèm cặp truyềnnghề tại cơ sở sản xuất theo mộtchương trình thống nhất. - Thực hiện miễn phí đào tạo hoặc giảm 50% đối với những người học nghềởcác trường, trung tâm đào tạo của Nhà nước, khi học xong sẽ trực tiếp làm việc cho các cơ sở sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ởcáclàng nghề. - Người lao động tại cáclàngnghề được thực hiện đầy đủ các chế độ về BHXH, bảo hiểm y tế, các chế độ khác theo quy định hiện hành. - Thực hiện tuyển chọn và công nhận cácnghệ nhân và các thợ tài hoa để có chính sách bồi dưỡng, sử dụng phù hợp với điều kiện của địa phương. - Tổ chức mời các chuyên gia, nghệ nhân giỏi về địa phương dạy nghề mới. - Tổ chực cho đi tham quan nước ngoài, tham gia triển lãm, giới thiệu sản phẩm đối với cán bộ và người lao động có nhiều công lao xây dựng và pháttriểnlàng nghề. 9. Tổ chức sản xuất ởcáclàngnghề - Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ, cơ sở sản xuất trong cáclàngnghề tham gia các hình thức hợp tác sản xuất, đa dạng hoá các hình thức (hộ, liên hộ, công ty TNHH, DNTN, HTX…) nhằm tăng sức cạnh trang và củng cố quan hệ sản xuất. - Khuyến khích tạo điều kiện cho cáclàngnghề thành lập trung tâm (hoặc một doanh nghiệp, công ty TNHH…) đảm nhiệm giới thiệu đầu ra, đầu vào của sản phẩm; Hoặc đảm nhận các việc đầu tư các khâu sản xuất mang tính chuyên môn hoá tập trung, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho vay vốn, mặt bằng, cơ sởpháp lý… - Tăngcường hợp tác, kinh doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế trong Huyện, ngoài Huyện, trong tỉnh và ngoài nước. - Thành lập các hiệp hội ngành nghề có nhiều thành phần kinh tế tham gia. 10. Tăngcường quản lý Nhà nước đối với làng nghề. - Phải coi việc hướng dẫn, giúp đỡ pháttriểnlàng nghề, coi đây là trách nhiệm củacác cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chính sách khuyến khích pháttriển sản xuất của Nhà nước, của tỉnh để mọi người yên tâm bỏ vốn đầu tư sản xuất làm giầu cho mình và gópphần làm giầu cho xã hội. - Các cơ sở, ban, ngành của tỉnh cần phối hợp với các huyện, thị xã để tranh thủ sự giúp đỡ củacác ngành Trung Ương trong việc định hướng quy hoạch, kế hoạch đầu tư các nguồn hỗ trợ cho việc xử lý ôi trường, nước sạch nông thôn, cải tạo lưới điện, đào tạo nhân lực, thị trường, xây dựng các dự án … - Nâng cao vai trò, chức năng, thẩm định quản lý Nhà nước của cấp xã, phường, thị trấn theo tinh thần Nghị định 02-1997 của Chính phủ và các văn bản có liên quan khác. - Chính quyền từ tỉnh đế xã cần tạo điều kiện để người lao động được làm chủ hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật. Tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, vay vốn thủ tục hành chính, thông tin kinh tế kỹ thuật, đào tạo, chính sách xã hội. Quy định rõ chế độ thành tra, kiểm tra củacác cơ quan Nhà nước đối với các cơ sở sản xuất làngnghề ngăn chặn tình trạng tuỳ tiện gây phiền hà, sách nhiễu. - Hàng năm, các cơ quan chức năng tổ chức đánh giá, bình chọn cáclàngnghề thành đạt nhất để động viên, khen thưởng. KẾT LUẬN Làngnghề tồn tại, pháttriển và mở rộng đã gópphần không nhỏ vào đời sống kinh tế – xã hội của huyện. Đặc biệt đã gópphần làm tăng thu nhập cho từng hộ gia đình và từng người lao động, cũng như từng doanh nghiệp hiện có trong địa bàn. Các sản phẩm củalàngnghề rất đa dạng, phong phú hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sự có mặt các sản phẩm từ làngnghềtruyềnthống đã gópphần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện ChươngMỹ nói chung và ở nông thôn nói riêng theo hướng tích cực. Cáclàngnghề đã tự vận động rất linh hoạt để thích ứng với cơ chế thị trường, trước hết là tiêu thụ sản phẩm, lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp. Đối với nguyên liệu cho quá trình sản xuất dễ tìm kiếm, lao động tại chỗ rồi rào, kinh nghiệm sản xuất là những điều kiện tốt để các xã, làngnghềphát huy khả năng, nội lực của mình. Cáclàngnghề tạo ra các sản phẩm với giá hợp lý, phù hợp với khả năng người tiêu dùng. Làngnghềtruyềnthống tồn tại và phát triển, làngnghề mới ra đời chính là do tìm được nghề phù hợp với địa phương, sản phẩm sản xuất ra phù hợp với thị trường và đủ sức cạnh tranh với những mặt hàng cùng loại, ngoài những kỹ thuật độc đáo và truyềnnghề sớm, rèn luyện taynghề có kỹ năng kỹ xảo ở trình độ cao. Hiệu quả kinh tế rất rõ ràng như: tăng thu nhập, đóng góp cho ngân sách tăng, đời sống nhân dân được ổn định. Về mặt xã hội, giải quyết được nhiều việc làm, giảm di dân từ nông thôn ra thành phố, thị xã. Rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, gópphần xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Cáclàngnghề giữ được thuần phong mỹ tục, tập quán sinh hoạt văn hoá riêng của làng. Hiện tại, có nhiều làng lập đền thời ông tổ nghề hàng năm có ngày hội tụ, thông qua nét đẹp văn hoá làngnghề mà giáo dục cho mọi người yêu lao động, yêu nghề, sống vì nghề./ . MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN TĂNG CƯỜNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở CHƯƠNG MỸ HÀ TÂY. I. Những chủ chương, biện pháp thúc đẩy. công nghiệp. II. Các giải pháp góp phần tăng cường sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn huyện Chương Mỹ- Hà tây. 1. Quy hoặch và giải quyết mặt bằng