- Tiêu thực hóa tích: dùng trong trường hợp ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, có thể phối hợp Sơn tra, Thần khúc. - Khai vị, xúc tiến tiêu hóa: dùng đối với tỳ vị hư nhược, ăn uống[r]
Trang 1THUỐC TIÊU ĐẠO
Trang 2Mục tiêu
• Nắm được khái niệm, cơ sở phân loại, tính
chất chung của thuốc tiêu đạo
• Phân biệt được bộ phận dùng, hoạt chất
chính, tính vị qui kinh của các vị thuốc: Nhục đậu khấu, Ô dược, Sả, Binh lang, Sơn tra, Kê nội kim, Liên nhục
• Nắm và giải thích được công năng, chủ trị, của các vị thuốc: Nhục đậu khấu, Ô dược, Sả, Binh lang, Sơn tra, Kê nội kim, Liên nhục
Trang 3ĐẠI CƯƠNG
Trang 4Định nghĩa
• Thuốc tiêu đạo là những thuốc có tác dụng tiêu trừ thực tích ở trung tiêu, giúp tiêu hóa thức ăn bị ứ trệ
• Tiêu thực hóa tích
• Khai vị nhập thực: làm cho ngon miệng
Trang 5Công năng chủ trị chung
• Thuốc tiêu đạo dùng trong những trường hợp
tiêu hoá không tốt, thức ăn bị đình trệ trong dạ dày, ruột, gây đầy chướng, buồn nôn, lợm giọng, đau bụng
• Thuốc có công năng hòa hoãn, giúp tiêu hóa tốt Khi dùng, tuỳ theo triệu chứng, tình trạng bệnh
mà phối hợp với các thuốc khác: nếu có khí trệ cần phối hợp với thuốc lý khí, nếu tích trệ, đầy
chứơng thì phối hợp với thuốc tả hạ, nếu tỳ vị hư nhược thì phối hợp với các thuốc bổ khí kiện tỳ
Trang 6Lưu ý chung khi dùng thuốc tiêu đạo
• Không dùng thuốc tiêu đạo trong các trường hợp khí hư, Tỳ hư không tích trệ.
• Các thuốc tiêu đạo thừơng dùng là Kê nội kim, Cốc nha, Mạch nha, Thần khúc, Sơn tra, Ô
dược, Nhục đậu khấu, Hoắc hương, Binh lang, Hậu phác …
Trang 7CÁC THUỐC TIÊU BIỂU
Trang 8NHỤC ĐẬU KHẤU
Semen Myristicae
BPD: hạt đã phơi khô của cây Nhục đậu khấu
(Myristica fragrans Houtt.), họ Nhục đậu khấu
(Myristicaceae)
TVQK: Vị tân, tính ôn, qui kinh Tỳ, Vị, Đại trường CÔNG NĂNG: ôn Tỳ tiêu thực, hóa thấp
CHỦ TRỊ:
- Ôn tỳ, tiêu thực: dùng khi tỳ vị hư hàn, tiêu chảy lâu ngày không cầm, bụng trên đầy trướng, ăn ít, nôn mửa
- Hóa thấp, chỉ thống: dùng khi đau nhức gân
xương, tê thấp
Liều dùng: 2 – 4 g/ngày
Trang 9Ô DƯỢC
Radix Linderae
BPD: rễ khô của cây Ô dược (Lindera aggregata (Sims.)
Kosterm), họ Long não (Lauraceae)
TVQK: Vị tân, tính ôn, qui kinh Phế, Tỳ, Thận, Bàng quang CÔNG NĂNG: thông khí, kiện Tỳ, ôn Thận
CHỦ TRỊ:
- Thuận khí, ôn trung: trị các cơn đau do khí trệ, đau dạ dày,
co thắt đại trường, kinh nguyệt không đều, thống kinh
- Kiện tỳ: Có tác dụng kích thích tiêu hóa, trị đau bụng do bị lạnh, ăn uống không tiêu, đầy bụng, nôn mửa, đau bụng, ợ chua, đầy hơi
- Ôn thận, sáp niệu: trị hen, khó thở, tức ngực, tiểu nhiều lần, đái dầm do thận dương hư không khí hóa được bàng quang
Liều dùng: 4 – 6 g/ ngày dạng thuốc sắc hay thuốc bột
Trang 10Folium et Rhizoma Cymbopogonis
BPD: thân rễ và lá của một số loài Sả (Cymbopogon sp.), họ Lúa
(Poaceae)
TVQK: Vị tân, tính ôn, quy Phế, Tỳ, Vị
CÔNG NĂNG: kích thích tiêu hóa, giải biểu
CHỦ TRỊ:
- Kích thích tiêu hóa: dùng trong trường hợp ăn uống khó tiêu, đầy bụng, đau bụng, nôn mửa Nhân dân thường dùng Sả làm gia vị trong chế biến thực phẩm
- Giải biểu hàn: dùng lá tươi, nấu nước xông khi nhiễm phong
hàn Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác
Liều dùng: 6 – 12 g (thân rễ) / ngày, dạng thuốc sắc
50 – 100 g (lá tươi) Dạng thuốc xông
Trang 11BINH LANG
Semen Arecae
BPD: hạt khô lấy từ quả của cây Cau (Areca catechu L), họ Cau dừa
(Arecaeae)
TVQK: vị tân, khổ, tính ôn, quy kinh Vị, Đại trường
TPHH: alkaloid (arecolin, arecain, guvacolin, guvacin, isoguvacin,
arecolidin ), tanin
CÔNG NĂNG: Hành khí, sát trùng, lợi thủy
CHỦ TRỊ:
- Hành khí thông tiện: dùng khi khí trệ, đại tiện bí táo, bụng đầy
trướng khó tiêu Dùng hạt Cau già tán mịn Mỗi lần 8 g, sắc, thêm mật ong, trộn đều, uống
- Sát trùng tiêu tích: dùng tẩy giun đũa, giun kim, sán dây, sán sơ mít
Có thể phối hợp với hạt Bí đỏ
- Triệt ngược: dùng trị sốt rét
Liều dùng: 8 – 24 g/ngày
Trang 12SƠN TRA
Fructus Mali
Dùng quả chín phơi khô của cây Chua chát (Malus doumeri Bois A Chev.), họ Hoa Hồng (Rosaceae)
TVQK: vị toan, cam, tính ôn, qui kinh Can, Vị
CÔNG NĂNG: Tiêu thực hóa tích, chỉ tả
CHỦ TRỊ:
- Tiêu thực hóa tích: trị đầy bụng do ăn nhiều thịt, mỡ, dầu, trẻ ăn sữa không tiêu.
- Kiện vị chỉ tả: có tác dụng cầm tiêu chảy do ứ đọng thức ăn khó tiêu, ảnh hưởng đến tỳ vị gây trướng bụng, tiêu chảy
- Giải độc cua cá
- Trị sán khí, phối hợp với Hồi hương
Liều dùng: 4 - 16 g/ ngày dạng thuốc sắc
Chú ý:
Sơn tra có tác dụng ức chế mạnh trực trùng kiết lỵ Có tác dụng giãn khí quản, hạ huyết áp, hạ cholesterol máu, co tử cung Tăng pepsine trong dịch vị, giúp tiêu hóa Quả Sơn tra màu đỏ có tác dụng sinh tân dịch Sơn tra xanh gây tiêu chảy, khó tiêu
Trang 13CỐC NHA
Fructus Oryzae
BPD: hạt thóc đã mọc mầm (Oryza sativa L var utilissima), họ Lúa
(Poaceae) đã phơi khô
TVQK: vị ngọt, tính ôn, qui kinh Tỳ, Vị
TPHH: tinh bột, béo, protit, đường, men amylase, mantase, vitamin
B, C, lecithin
CNCT:
- Tiêu thực hóa tích: dùng trong trường hợp ăn uống không tiêu,
bụng đầy trướng, có thể phối hợp Sơn tra, Thần khúc
- Khai vị, xúc tiến tiêu hóa: dùng đối với tỳ vị hư nhược, ăn uống
không tiêu Dùng Cốc nha 20g, Cam thảo chích 8g, Sa nhân 6g, Bạch truật 12g sắc uống
- Phá khối u
LD: 12 - 20g Có thể dùng sống hoặc sao vàng
Trang 14MẠCH NHA
Fructus Hordei Germinatus
BPD: mầm Đại mạch (Hordeum sativum Jess var vulgare Hack), họ Lúa
(Poaceae) TVQK: vị hàm, tính bình, qui kinh Tỳ, Vị
CÔNG NĂNG: tiêu thực hòa trung, hạ khí, hồi nhũ
CHỦ TRỊ:
- Tiêu thực, hóa tích: dùng trong trường hợp tiêu hóa không tốt, đầy bụng ăn uống kém Có thể dùng Mạch nha sao, Sơn tra sống mỗi thứ 12g sắc uống
- Làm mất sữa: dùng trong trường hợp sữa bị tích kết, 2 vú căng đau, nhức nhối, hoặc khi cần cai sữa Dùng Mạch nha sao 80 -100g mỗi ngày sắc uống một
thang, uống 3 ngày liền sữa sẽ hết
Liều dùng: 8 – 16 g
Chú ý:
Mạch nha sống có tác dụng kiện tỳ dưỡng vị Sao vàng có tác dụng tiêu tích
hành khí
Mạch nha và Cốc nha đều có tác dụng kiện vị tiêu thực tương đương nhau
nhưng Mạch nha tác dụng làm cho tiêu hóa tốt hơn, Cốc nha thì dưỡng vị tốt hơn
Trang 15KÊ NỘI KIM
Endothelium Corneum Gigeriae Galli
BPD: màng màu vàng bên trong của mề gà (Gallus domesticus
Brisson), họ Trĩ (Phasianidae)
TVQK: vị cam, tính bình, qui kinh Tỳ, Phế
CÔNG NĂNG: vận Tỳ tiêu thực, điều hòa Tỳ Vị, cố tinh
CHỦ TRỊ:
- Tiêu thực, hóa tích, kiện vị: dùng khi tiêu hóa không tốt, bụng
trướng, đầy, buồn bực, bí tích, buồn nôn, thường phối hợp Thần khúc, Mạch nha Phối hợp với Kim tiền thảo để trị sỏi mật
- Trị cam tích ở trẻ em
- Kiện vị chỉ tả: dùng trị tỳ hư , tiêu chảy lâu ngày
- Cố thận, ích tinh: dùng khi di tinh, đái dầm, sỏi bàng quang
- Kê nội kim tán bột, uống với nước sôi để nguội mỗi lần 4 g
LD: 4 – 12 g
Có thể dùng màng mề vịt thay thế Kê nội kim
Kê nội kim sao vàng nghiền bột mịn uống, cho hiệu quả tốt hơn là dạng thuốc sắc
Trang 16LIÊN NHỤC
Semen Nelumbinis
BPD: lá mầm lấy từ hạt của cây Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.), họ Sen
súng (Nelumbonaceae)
TVQK: vị cam, tính bình, quy kinh Tâm, Tỳ, Thận
CÔNG NĂNG: Bổ dưỡng, kiện tỳ vị, ích thận, dưỡng tâm
CHỦ TRỊ:
- Bổ dưỡng: dùng bồi bổ cho phụ nữ sau khi sinh, người mới ốm dậy Thường hầm với thịt gà
- Kiện tỳ chỉ tả: dùng khi tỳ hư sinh tiết tả, kiết lỵ mạn tính (100g Liên nhục, 100g Cốc nha, 20g lá Mơ), trẻ em đi tướt phân xanh (12g Liên
nhục, 12g Đảng sâm, 6g Hoàng liên)
- Ích thận cố tinh: trị các chứng thận hư, băng lậu, bạch đới, tiểu đục
- Dưỡng tâm thanh hỏa: dùng khi tâm hỏa thịnh, phiền táo, mất ngủ, hồp hộp, hoa mắt, chóng mặt
Liều dùng: 12 – 20 g