Báo cáo công tác GDHN trẻ khuyết tật

8 9.5K 105
Báo cáo công tác GDHN trẻ khuyết tật

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH NGUYỄN BÁ NGỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Cam Thủy, ngày 12 tháng 10 năm 2010 BÁO CÁO GIÁO DỤC KHUYẾT TẬT Thời điểm báo cáo: 12/10/2010 Năm học: 2010 - 2011 I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 1. Điều kiện thực hiện: a. Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý: - Số lượng CBQL, GV tham gia thực hiện giáo dục hòa nhập (GDHN) dành cho người tàn tật, khuyết tật: TT Đối tượng ĐHSP CĐSP THSP Khác Tổng cộng 1 CBQL 02 0 0 0 02 2 Giáo viên 05 03 0 0 08 Cộng 07 03 0 0 10 - Số lượng: đủ - Tinh thần học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Cán bộ GV đã không ngừng nâng cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng về kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ nên trong những năm qua trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn đều đạt mức độ cao, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. * Thuận lợi: Nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao về CMNV của ngành, sự quan tâm chia sẻ, động viên của các cấp ban ngành có liên quan, của lãnh đạo địa phương và phụ huynh học sinh. * Khó khăn: - GV được bồi dưỡng kiến thức và phương pháp giáo dục trẻ khuyết tật nhưng chưa chuyên sâu nên còn gặp nhiều khó khăn trong dạy học. - Đa số học sinh khuyết tật ở dạng thiểu năng trí tuệ nặng nên việc tiếp thu của các em khó khăn; một số em có thần kinh không ổn định nên thường xuyên làm mất trật tự, quậy phá và trêu chọc bạn, không nghe lời giáo viên nên làm ảnh hưởng đến những học sinh khác trong lớp. - Trình độ tiếp thu của các em quá chậm, các em lớp 4, 5 nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc nhận biết chữ cái, các em đọc chưa thông, viết chưa thạo và gặp nhiều khó khăn khi làm các phép tính cộng, trừ đơn giản. - Đa số HS khuyết tật là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế nên có một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của các em. b. Cơ sở vật chất dành cho giáo dục trẻ khuyết tật: - Trang thiết bị, ĐDDH, đồ dùng học tập: 0 - Phòng hỗ trợ GDHN dành cho người khuyết tật: 0 * Khó khăn: Thiếu các tài liệu, trang thiết bị, nội dung hướng dẫn giáo dục trẻ khuyết tật. c. Ngân sách và nguồn lực để thực hiện: - Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm cho GDHN dành cho người khuyết tật : 0 - Các nguồn hỗ trợ khác: 0 * Khó khăn: Chưa có kinh phí để mua sắm các trang thiết bị dạy học HS khuyết tật. Chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ cũng như các chế độ ưu đãi đối với giáo viên dạy HS khuyết tật. 2. Tổ chức chỉ đạo: a. Công tác tổ chức chỉ đạo hỗ trợ cho việc thực hiện quy định: - Thành lập Ban Chỉ đạo: Ban chỉ đạo được thành lập theo quy định của nhà trường (có danh sách kèm theo). - Lãnh đạo phụ trách: Đ/c PHT - Thành lập nhóm cán bộ cốt cán: do đ/c PHT và TTCM các tổ phụ trách. - Chỉ đạo thực hiện chương trình môn học một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế của học sinh theo công văn 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/02/2006 của Bộ GD&ĐT. - Khảo sát khả năng, nhu cầu của trẻ để ra quyết định giảm nhẹ yêu cầu học tập cho học sinh khuyết tật. - Cung cấp bộ hồ sơ theo dõi, đánh giá học sinh khuyết tật. - Giảm định mức tiết dạy cho GV dạy HS khuyết tật (lớp có từ 02 học sinh khuyết tật trở lên). - Tổ chức chuyên đề, thanh tra chuyên đề giáo dục trẻ khuyết tật. - Tuyền truyền sâu rộng đến phụ huynh trong nhà trường qua các buổi họp phụ huynh, tuyên truyền đến HS qua các buổi sinh hoạt chủ điểm, HĐNGLL, . * Thuận lợi: - Lãnh đạo địa phương luôn tạo điều kiện cho các hoạt động của nhà trường, các ban ngành liên quan (như trạm y tế xã) cũng đã giúp đỡ, tạo điều kiện trong việc khám chữa bệnh và theo dõi sức khỏe học sinh. - Nhà trường có kế hoạch PCCM từ cuối năm học trước, động viên GV, bố trí GV đã dạy học sinh khuyết tật năm học trước tiếp tục chủ nhiệm để giúp đỡ thêm các em trong học thêm. - Sự quan tâm, chỉ đạo, giải quyết chính sách: Nhà trường luôn động viên, biểu dương và nghiêm túc đánh giá những kết quả đạt được của giáo viên và học sinh. * Khó khăn: - BGH và GV còn lúng túng trong công tác triển khai, chỉ đạo và thực hiện các nội dung hướng dẫn giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. - Chưa có các chế độ ưu đãi đối với GV có HS khuyết tật như: chưa có chế độ khen thưởng khi GV và HS đạt kết quả cao. b. Hướng dẫn thực hiện của các cấp: * Các văn bản, nội dung đã ban hành để hướng dẫn thực hiện cho cơ sở: + Quy định 23/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 22 tháng 5 năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT. + Công văn số 9890/BGDĐT-GDTH ngày 17 tháng 9 năm 2007 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. + Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2009 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. * Việc xây dựng kế hoạch hoạt động: Nhà trường đã chủ động lập kế hoạch, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện kế hoạch, cụ thể: - Lồng ghép nội dung giáo dục trẻ khuyết tật trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường; xây dựng kế hoạch giáo dục riêng cho trẻ khuyết tật. - Khảo sát, đánh giá nhu cầu, khả năng của trẻ khuyết tật. - Bàn giao hồ sơ giữa các GV chủ nhiệm - Lập hồ sơ: mỗi HS đều được lập một hồ sơ cá nhân với các thông tin về khả năng, nhu cầu, mục tiêu cần đạt, thời gian thực hiện, biện pháp thực hiện và kết quả đạt được. - Công tác triển khai hoạt động: Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập ban chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Điều tra, lập kế hoạch giáo dục học sinh khuyết tật và có đánh giá theo kế hoạch. - Hàng tháng, kì có sự đánh giá, sơ kết việc thực hiện kế hoạch GDHN dành cho người khuyết tật. - Khó khăn: còn lúng túng trong công tác quản lí chỉ đạo và thực hiện đánh giá theo quy định. 3. Phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể: a. Việc thực hiện công tác phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể. - Nhà trường luôn được lãnh đạo địa phương, trạm y tế xã quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ, động viên về tinh thần cũng như vật chất. Bản thân HS khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ về học bổng, sách vở, áo quần,… * Thuận lợi: được sự đồng thuận cao của lãnh đạo địa phương về công tác giáo dục HS khuyết tật. * Khó khăn: - Do địa phương còn nghèo, kinh tế chủ yếu là do sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng do thiên tai rất lớn nên nguồn kinh phí hỗ trợ cho giáo dục HS khuyết tật còn hạn chế. - Đa số HS bị thiểu năng trí tuệ nặng, các em không làm chủ được hành vi của mình nhưng phụ huynh còn “khoán” cho nhà trường, nhận thức của một số phụ huynh chưa đúng về GDHN trẻ khuyết tật (gửi ở trường để yên tâm đi làm ăn…). b. Những hỗ trợ, tổ chức giữa các ban ngành đoàn thể cần thiết để việc thực hiện quy định được tốt hơn, hướng giải quyết cụ thể: - Những hỗ trợ, tổ chức cụ thể của các ban ngành đoàn thể: Bản thân HS khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ về học bổng, cây giống, vật nuôi, nhà tình nghĩa, . HS khuyết tật được miễn các khoản đóng góp trong nhà trường, được GV và HS trong nhà trường giúp đỡ tiền, áo quần, sách vở thông qua các hoạt động “Xây dựng quỹ vì bạn nghèo”, . - Sự phối hợp với PHHS: thường xuyên trao đổi tình hình học tập, sức khỏe, khả năng phát triển của học sinh để phụ huynh cùng phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục trẻ hòa nhập với cộng đồng. II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN: 1. Số lượng trẻ khuyết tật được huy động đến trường: a. Số lượng: - Số lượng trẻ khuyết tật tại đơn vị: 11 em (nhà trường quản lí: 10 học sinh; 01 học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học nhưng phụ huynh có nguyên vọng học gửi thêm 01 năm) + Khuyết tật trí tuệ: 08 em + Khuyết tật khác: 03 em Trong đó: + Lớp 1: 02 em (01 đa tật; 01 KT ngôn ngữ) + Lớp 2: 01 em (KT trí tuệ) + Lớp 3: 02 em (KT trí tuệ) + Lớp 4: 02 em (KT trí tuệ) + Lớp 5: 04 em (03 KT trí tuệ; 01 KT khác) - Các em có sự tiến bộ về thể chất song gặp khó khăn trong giao tiếp và nhận thức. Có một số em nhận thức so với trước có tiến bộ song vẫn gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp và hòa nhập xã hội. b. Thống kê số trường, lớp, học sinh, GV: (TS học sinh khuyết tật nhà trường quản lí) TT Nội dung Chuyên biệt Hoà nhập Tổng cộng Ghi chú 1 Tổng số lớp: 0 08 08 2 Tổng số giáo viên: 0 08 08 3 Tổng số học sinh: 10 10 +Số hs khiếm thính: 0 0 0 +Số hs khiếm thị: 0 0 0 +Số hs trí tuệ: 0 07 07 +Số hs tật vận động: 0 0 0 +Số hs đa tật: 0 01 01 Vận động, trí tuệ . +Số hs tật khác: 0 02 02 Ngôn ngữ 2. Tổng số giáo viên, cán bộ quản lý được tập huấn, bồi dưỡng và số ngày tập huấn, bồi dưỡng trong năm qua: TT Đối tượng Được tập huấn, bồi dưỡng Ghi chú Số lượng Số ngày 1 CBQL 02 05 2 Giáo viên 08 05 Cộng 10 10 - Nhà trường đã có tổ chức SHCM để hướng dẫn soạn bài, khảo sát, làm hồ sơ học sinh khuyết tật và đánh giá học sinh. 3. Nội dung và phương pháp dạy học: a. Nội dung dạy học: - Thực hiện nghiêm túc công văn 896/BGDĐT-GDTH về việc hướng dẫn điều chỉnh dạy và học cho học sinh tiểu học. - Dựa vào chương trình và sách giáo khoa chung do Bộ GD&ĐT quy định. - Điều chỉnh chương trình; điều chỉnh mức độ kiến thức phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh khuyết tật. - Tập trung dạy 02 môn Tiếng Việt và Toán trên cở sở những hiểu biết ban đầu, chú trọng dạy cho học sinh biết đọc, biết viết và làm tính cộng, trừ, nhân, chia đơn giản - Các môn còn lại dạy để học sinh hiểu và hỗ trợ cho môn Toán và Tiếng Việt, giúp em hiểu thêm các kĩ năng sống, nhận biết được các mối quan hệ trong xã hội, môi trường xung quanh (ở mức độ đơn giản). -Việc lựa chọn nội dung trong một tiết để dạy cho từng đối tượng học sinh do GV quyết định. - Giáo dục học sinh biết ứng xử với bạn bè, gia đình, hòa đồng với bạn bè và biết tự những việc tự phục vụ bản thân như vệ sinh cá nhân, tham gia các hoạt động NGLL ở mức độ đơn giản. - Tạo những nhóm bàn bè thân thiện để các em giúp đỡ nhau, chia sẻ với nhau trong học tập và trong các hoạt động khác. b. Đánh giá: - Thực hiện đánh giá kết quả giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn theo nguyên tắc động viên, khuyến khích và chú trọng đến quá trình rèn luyện kỹ năng sống, khả năng hoà nhập và sự tiến bộ của các em. - Đánh giá kết quả giáo dục hoà nhập căn cứ vào mục tiêu nội dung giáo dục đã điều chỉnh theo kế hoạch giáo dục cá nhân. - Đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập dựa vào quy định chung, có giảm nhẹ yêu cầu hoặc miễn giảm nội dung giáo dục phù hợp với đặc điểm của nhóm và mỗi cá nhân trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. - Kết hợp giữa đánh giá của giáo viên, gia đình, tập thể với tự đánh giá của học sinh. - Nhà trường thực hiện kiểm tra, đánh giá học sinh một cách khách quan, thực chất để phát hiện điểm yếu của học sinh mà điều chỉnh cách dạy và học cho kịp thời, phù hợp. Việc tổ chức kiểm tra nhẹ nhàng nhưng nghiêm túc, chính xác. - Kết quả đánh giá học sinh khuyết tật không tính vào kết quả học tập chung của lớp hòa nhập nhưng được ghi nhận thành tích cho giáo viên (cộng thêm điểm thi đua) bằng sự tiến bộ của học sinh. - Học sinh khuyết tật được xét lên lớp dựa trên kết quả các môn được học (ở mức độ hòa nhập). c. Phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động dạy học và hỗ trợ học sinh khuyết tật học hòa nhập: - Thực hiện nghiêm túc công văn 896/BGDĐT-GDTH về việc hướng dẫn điều chỉnh dạy và học cho học sinh tiểu học. - Phương pháp đồng loạt, đa trình độ, trùng lặp giáo án hoặc thay thế. - Đổi mới PPDH: Tự học, tự BDCM nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm trong công tác GDHN. - Thay đổi nội dung, hình thức, phương pháp dạy học khác nhau: cá nhân, nhóm hoặc thông qua sự giúp đỡ của bạn bè. - Sắp xếp học sinh khuyết tật học hoà nhập: mỗi lớp không quá 3 học sinh có cùng một loại tật. - Số lượng, số loại tật trong một lớp: 01 em/ 1 lớp, riêng lớp 5C có 04 em/lớp (KT trí tuệ 03, KT khác 01; trong đó có 01 em học gửi) là do học sinh ở điểm trường B mà điểm trường B chỉ có 1 lớp 4. - Sự quan tâm, lòng yêu thương, giúp đỡ của học sinh trong lớp: các em đã hòa đồng, cùng học cùng chơi với bạn, giúp đỡ bạn trong học tập và vui chơi qua phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, giúp đỡ bạn sách vở, áo quần, đồ dùng học tập, . - Công tác tư vấn cho gia đình: trao đổi, tư vấn cho gia đình về phương pháp giúp đỡ trẻ tiếp thu kiến thức, vui chơi, tham gia các công việc giúp đỡ gia đình. - Việc phát hiện khả năng và nhu cầu của học sinh: về tiếp thu kiến thức, hòa nhập cộng đồng, giao tiếp để có kế hoạch thực hiện theo tháng. - Hoạt động dạy học và hỗ trợ: giúp các em có những kĩ năng cơ bản về giao tiếp, ứng xử, làm quen và tiếp thu kiến thức ngay từ đầu năm học và trong suốt quá trình dạy học. - Việc bố trí các tiết dạy cá nhân ngoài các hoạt động chung trong lớp: hàng tuần nhà trường tổ chức 1 buổi phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu, học sinh giỏi, học sinh khuyết tật và không thu tiền. - Hoạt động can thiệp sớm (phát hiện, phòng tránh, ngăn ngừa): Qua hoạt động dạy học giáo viên đã theo dõi và có kiến nghị với nhà trường, phụ huynh, địa phương để có kế hoạch giúp đỡ về trí tuệ và thể chất giúp các em sớm hòa nhập xã hội và tiếp thu tri thức. - Phối hợp với cơ sở y tế, cán bộ y tế: Hàng năm Trạm y tế xã đã khám và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong nhà trường cũng như học sinh khuyết tật. - Kết hợp với gia đình: tư vấn trao đổi về các phương pháp giúp trẻ tiếp thu và vận dụng tri thức. 4. Công tác quản lý hồ sơ trẻ khuyết tật, kế hoạch giáo dục cá nhân: - Các loại hồ sơ của trẻ khuyết tật: giấy xác nhận của trạm y tế xã về mức độ sức khỏe, loại tật của học sinh. Có kế hoạch học tập cá nhân, bài làm, bài tập kiểm tra, học bạ, giấy khai sinh các loại giấy tờ khác, . của học sinh khuyết tật. - Việc thực hiện, ghi chép, bổ sung các loại hồ sơ: Xác định khả năng, nhu cầu, đặc điểm, mục tiêu (năm, học kỳ, tháng), thời gian, nội dung, biện pháp, kết quả, đánh giá, điều chỉnh, . theo quy định 23, 39, 9890 của Bộ GD&ĐT về giáo dục HS hòa nhập - Việc lưu giữ các loại hồ sơ: Kế hoạch giáo dục cá nhân, bài làm, bài tập, nhận xét của GV, bàn giao hồ sơ HS khuyết tật cho lớp trên. - Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của học sinh theo quy định. 5. Hoạt động của tổ nhóm chuyên môn giáo dục hòa nhập: - Thành phần của tổ, nhóm chuyên môn: lên kế hoạch chung, kế hoạch giáo dục cá nhân, lồng ghép nội dung GDHN vào kế hoạch tổ CM. 6. Sự hỗ trợ của Trung tâm hỗ trợ và phát triển GDHN trẻ khuyết tật: - Sự hỗ trợ của Trung tâm: không - Công tác tư vấn cho các trường học về PPGD và hỗ trợ kỹ thuật: không - Việc tổ chức bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm cho GV: không 7. Đánh giá chung việc thực hiện quy định giáo dục hòa nhập ở địa phương : - Về nhận thức: mỗi cán bộ giáo viên được nhận thức được mục tiêu của giáo dục học sinh khuyết tật. Đã tạo mọi điều kiện giúp học sinh đến trường, tiếp thu kiến thức và hòa nhập xã hội. Có kế hoạch và nội dung thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện theo kế hoạch. - Việc thực hiện: thực hiện đúng quy định về đánh giá xếp loại học sinh khuyết tật hòa nhập như lấy điểm, xếp loại, chấm chữa, . III. KIẾN NGHỊ: Đề nghị Phòng GD&ĐT Cam Lộ cho trường mở 01 lớp giáo dục cho trẻ khuyết tật học hòa nhập. HIỆU TRƯỞNG PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH NGUYỄN BÁ NGỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Cam Thủy, ngày 12 tháng 10 năm 2010 DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY HÒA NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT Năm học: 2010 – 2011 TT Họ và tên Dạy lớp Số trẻ KT hòa nhập học trong lớp Tên học sinh, loại tật Ghi chú (mức độ) 1 Nguyễn Thị Hồng Hà 1B 01 Hoàng Minh Tuấn – Ngôn ngữ Nhẹ 2 Lê Thị Lan 1C 01 Nguyễn Đức Hải – Đa tật Nặng 3 Nguyễn Thị Thu 2C 01 Nguyễn Thị Linh – Trí tuệ Vừa 4 Lê Thị Quỳnh Châu 3A 01 Lê Ngọc Vũ – Trí tuệ Nặng 5 Hoàng Thị Tố Trang 3C 01 Lê Thị Ngọc Huyền – Trí tuệ Vừa 6 Nguyễn Thị Vân 4A 01 Lê Tài Đông – Trí tuệ Nặng 7 Nguyễn Thị Hằng Nga 4B 01 Nguyễn Văn Cử - Trí tuệ Nặng 8 Vũ Thị Thủy 5C 04 Nguyễn Hữu Vương – Trí tuệ Nguyễn Thị Kiều Trinh – Trí tuệ Nguyễn Thị Vân - Khác Trần Văn Thiên -Trí tuệ (học gửi) Nặng Nặng Vừa Nặng HIỆU TRƯỞNG Hồ Thị Hải Thanh . sinh khuyết tật. - Kết hợp với gia đình: tư vấn trao đổi về các phương pháp giúp trẻ tiếp thu và vận dụng tri thức. 4. Công tác quản lý hồ sơ trẻ khuyết tật, . giáo dục trẻ hòa nhập với cộng đồng. II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN: 1. Số lượng trẻ khuyết tật được huy động đến trường: a. Số lượng: - Số lượng trẻ khuyết tật tại

Ngày đăng: 30/10/2013, 13:11

Hình ảnh liên quan

- Sự phối hợp với PHHS: thường xuyên trao đổi tình hình học tập, sức khỏe, khả năng phát triển của học sinh để phụ huynh cùng phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục trẻ hòa nhập với cộng đồng. - Báo cáo công tác GDHN trẻ khuyết tật

ph.

ối hợp với PHHS: thường xuyên trao đổi tình hình học tập, sức khỏe, khả năng phát triển của học sinh để phụ huynh cùng phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục trẻ hòa nhập với cộng đồng Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan