Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
37,18 KB
Nội dung
MỘT SỐGIẢIPHÁPNHẰMHOÀNTHIỆN CƠ CHẾĐIỀUHÒAVỐNỞTỔNGCÔNGTYGIẤYVIỆTNAM I. QUY HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC ĐIỀUHÒAVỐNỞTỔNGCÔNGTYGIẤYVIỆTNAM 1. Quy hoạch đầu tư phát triển ngành công nghiệp GiấyViệtNam Phát triển ngành công nghiệp hàng tiêu dùng nói chung và ngành giấy nói riêng là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa giáo dục, nâng cao dân trí, phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, tăng tích luỹ, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đầu tư phát triển ngành công nghiệp giấy là đầu tư phát triển một ngành kinh tế kỹ thuật có hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Trong sự nghiệp đổi mới, đầu tư phát triển ngành công nghiệp giấy là hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, bởi vì ngành công nghiệp giấyViệtNamcó những tiền đề hết sức thuận lợi cho sự phát triển lâu dài: Tiềm năng nguồn lực phát triển ngành công nghiệp giấyViệtNamViệtNamcó nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú và rất đa dạng là cơsở thuận lợi để phát triển sản xuất giấy. Mức tiêu dùng giấy bình quân đầu người ở nước ta hiện nay chỉ khoảng 3 - 3,5 kg và nằm trong khu vực thị trường châu Á, ngành giấyViệtNam đứng trước một triển vọng to lớn để mở rộng thị trường và phát triển sản xuất. Chi phí nhân công của sản xuất công nghiệp giấyViệtNamso với thế giới và khu vực đang ở mức tương đối thấp. Đội ngũ lao động tương đối đông đảo, được đào tạo có hệ thống ở trong và ngoài nước, có kinh nghiệm, có kỹ năng và trình độ cần thiết để tiếp thu kiến thức kinh tế, kỹ thuật và quản lý mới nhằm khai thác có hiệu quả năng lực sản xuất hiện nay và các công trình đầu tư mới trong tương lai. • Môi trường đầu tư thuận lợi Vị trí của ViệtNam ngày càng được các nước quan tâm chú ý và dần trở thành một vị trí kinh tế chiến lược ở vùng Đông Nam Á. ViệtNam đã thiết lập quan hệ với hầu hết các nước, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho quá trình đầu tư. Nền kinh tế ViệtNam đã cơ bản ra khỏi khủng hoảng và liên tục tăng trưởng, tình hình chính trị xã hội ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao. ViệtNam là một nước đông dân, tương lai sẽ trở thành một thị trường hàng hóa lớn của khu vực và thế giới. • Dự báo nhu cầu giấy của ViệtNam đến năm 2010 Tổng nhu cầu giấy các loại 1 200 000 tấn Giấy văn hóa (34%) 405 000 tấn Giấy bao bì (60%) 720 000 tấn Giấy khác (6%) 75 000 tấn Bảng 14: Dự báo nhu cầu giấygiai đoạn 2000 - 2010 Chỉ tiêu 2005 2010 1. Dân số (triệu người) 86 92 2. Mức tiêu thụ giấy (kg/người) 9,3 13,0 3. Nhu cầu giấy các loại (tấn) 800 000 1 200 000 - Giấy viết, in 185 000 250 000 - Giấy báo 115 000 155 000 - Giấy bao bì 450 000 720 000 - Giấy khác 50 000 75 000 Nguồn: Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh TổngcôngtyGiấyViệtNam 1.1. Định hướng mục tiêu Định hướng mục tiêu tổng quát phát triển công nghiệp giấy đến năm 2010 là khai thác và phát triển các nguồn lực, đổi mới và hiện đại hóacông nghệ, kết hợp hài hòa giữa đầu tư chiều sâu, mở rộng các cơsở hiện có và xây dựng các công trình mới, giữa phát triển sản xuất chế biến và phát triển vùng nguyên liệu, giữa nhu cầu tiêu dùng và sản xuất, xuất nhập khẩu, tăng năng lực sản xuất về sản lượng và chất lượng, tăng sức cạnh tranh, đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, bảo vệ môi trường, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho giai đoạn phát triển cao hơn sau này. Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp giấy đến năm 2010 là phát triển và nâng cao hiệu quả các nguồn lực nhằm thoả mãn 85 - 90% nhu cầu tiêu dùng giấy: Tổng sản lượng giấy sản xuất năm 2010 là 1 050 000 tấn, bao gồm: - Giấy văn hóa ( 35% ) 370 000 tấn - Giấy bao bì ( 60% ) 630 000 tấn - Giấy khác ( 5% ) 50 000 tấn 1.2. Quy hoạch đầu tư phát triển ngành công nghiệp giấyViệtNam đến năm 2010 • Quy hoạch đầu tư phát triển ngành công nghiệp giấyViệtNam - Đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, thiết bị và đầu tư mở rộng các cơsở sản xuất hiện có: để tồn tại và phát triển phải tập trung đầu tư nâng cấp và mở rộng nhà máy giấy hiện có với mục tiêu nâng cao hệ số huy động công suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đến năm 2010 đạt sản lượng 600000 tấn, gia tăng sản lượng so với năm 1996 là 450000 tấn. Tổngsốvốn đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng là 743 triệu USD. - Đầu tư xây dựng nhà máy mới: quá trình đầu tư xây dựng nhà máy mới sẽ tạo điều kiện nhanh chóng tiếp thu công nghệ hiện đại, tiết kiệm nguồn lực, tạo sức cạnh tranh, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của sản xuất và tiêu dùng trên thị trường nội địa và hướng tới thị trường khu vực. • Quy hoạch đầu tư phát triển vùng nguyên liệu giấy Theo tính toán, sản lượng giấycó thể sản xuất từ nguyên liệu hiện có và sẽ trồng sau đầu tư của toàn bộ các vùng sản xuất nguyên liệu là 1250000 tấn. Tổngsốvốn đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu ước tính là 320 triệu USD, trong đó đầu tư cho các vùng nguyên liệu mới là 185 triệu USD. • Vốn đầu tư và nguồn vốn - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Tổngsốvốn đầu tư XDCB đến năm 2010 ước tính là 2591 triệu USD - Nguồn vốn: Nguồn vốn khấu hao cơ bản: Ước tính tổngsố nguồn vốn KHCB tái đầu tư giai đoạn 1997 - 2010 khoảng 2610 tỷ đồng ( tương đương 210 triệu USD ). Sốvốn còn phải huy động thêm là 2400 triệu USD. Vì vậy phải tìm kiếm các nguồn vốn khác để thực hiện quy hoạch đầu tư phát triển ngành giấy. Dự tính: + Vay vốn ưu đãi XDCB của Nhà nước 500 triệu USD. + Vay vốn ưu đãi đầu tư dài hạn của các tổ chức tín dụng quốc tế 500 triệu USD. + Kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án xây dựng nhà máy mới theo phương thức liên doanh hoặc đầu tư trực tiếp 1400 triệu USD. • Đầu tư phát triển khoa học công nghệ Hướng tới mục tiêu năm 2010, ngành công nghiệp giấyViệtNam phải dựa vào chiến lược hiện đại hoácông nghệ phát triển bền vững với những định hướng sau: - Hoànthiện và phát triển công nghệ bột hoá nhiệt cơ, đa dạng hoá nguyên liệu sử dụng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ dung môi hữu cơ nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường. - Loại bỏ dần công nghệ tẩy trắng sử dụng Clo phân tử và hợp chất Clo, tiến tới công nghệ tẩy trắng hoàn toàn không sử dụng Clo, giảm thiểu nước thải, khép kín chu trình. - Phát triển công nghệ sản xuất giấy sử dụng nguyên liệu giấy loại, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. - Ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hoáđiều chỉnh quá trình công nghệ, vận hành thiết bị, giám sát chất lượng và quản lý quá trình sản xuất. - Ứng dụng công nghệ sinh học, vật lý và hoá học xử lý chất thải giảm ô nhiễm môi trường. 2. Các căn cứ và quan điểm cơ bản của TổngcôngtyGiấyViệtNam trong công tác điềuhòavốn 2.1. Các căn cứ tiến hành điềuhòavốn - Quy chế tài chính đối với các Tổngcôngty nhà nước, Luật DNNN. - Quy chế tài chính của TổngcôngtyGiấyViệtNam được ban hành như mộtđiều khoản trong điều lệ hoạt động. - Thực trạng và hiệu quả của việc huy động vốn và sử dụng vốnởTổngcôngtyGiấyViệt Nam. 2.2. Các quan điểm cơ bản - TổngcôngtyGiấyViệtNam là một DNNN, hạch toán theo hình thức tập trung, có nhiệm vụ tiếp nhận và giao lại cho các đơn vị thành viên sử dụng vốn Nhà nước giao một cách có hiệu quả, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. - Tổngcôngtycó trách nhiệm làm tròn các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. - Việc điềuhòavốn thực hiện trên nguyên tắc có hiệu quả: Đơn vị được nhận vốn phải thực sự là đơn vị cần vốn và sử dụng có hiệu quả hơn so với đơn vị phải giảm vốn, việc giảm vốn không làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị giảm vốn. - Việc thực hiện điềuhòavốn phải dựa trên nguyên tắc hợp lý: nguyên tắc hợp lý ở đây là việc bảo đảm sự hợp lý, hài hòa giữa lợi ích chung của toàn Tổngcôngty với lợi ích riêng của bản thân mỗi doanh nghiệp thành viên. Các doanh nghiệp thành viên cũng phải là các pháp nhân kinh tế độc lập, tự chủ và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động kinh doanh của mình, do vậy cần bảo đảm việc điềuhòavốn không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên cũng như trách nhiệm dân sự của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, các đơn vị kinh tế. - Điềuhòavốn dựa trên cơsở phát huy tính chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp, khai thác mọi tiềm năng cho sản xuất kinh doanh. Sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn để phát triển sản xuất, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, nhờ đó tăng tích luỹ từ DNNN. II. MỘT SỐGIẢIPHÁPNHẰMHOÀNTHIỆN CƠ CHẾĐIỀUHÒAVỐNỞTỔNGCÔNGTYGIẤYVIỆTNAM 1.Tiến tới thành lập côngty tài chính, côngty bảo hiểm ngành giấy Vai trò của côngty tài chính, côngty bảo hiểm ngành đã được thành lập đối với hoạt động tài chính của mộtsốTổngcôngty đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc thành lập mộtcôngty thuộc loại này, đặc biệt là côngty tài chính sẽ giúp đỡ rất nhiều cho việc điềuhòa vốn, sử dụng có hiệu quả nguồn vốnở các Tổngcông ty. Với cơchế hoạt động năng động của mình, côngty tài chính tự đảm nhiệm chức năng điềuhòavốnmột cách có hiệu quả và hợp lý, không còn mang tính chất bắt buộc, khiên cưỡng như hiện nay. TổngcôngtyGiấyViệtNam cũng đã có đề án thành lập côngty tài chính nhưng cho đến nay vẫn chưa hội đủ điều kiện để thành lập. Ta hãy xem xét mộtsố kết quả sơ bộ mà các côngty tài chính trong các Tổngcôngty nhà nước đã đạt được trong thời gian qua: Về huy động vốnCó thể nói, trong phạm vi hoạt động của mình, các côngty tài chính đã rất cố gắng tích cực mở rộng các hình thức huy động vốn với mức độ khẩn trương, vừa đáp ứng được nhu cầu về vốn của Tổngcôngty và các doanh nghiệp thành viên, vừa bảo đảm tính hiệu quả cao trong nhiệm vụ huy động vốn. Trong năm 1999, Tổngcôngty Dệt may đã phê duyệt 56 dự án đầu tư trong lĩnh vực dệt may với sốvốn đầu tư lên tới 419 tỷ đồng, trong khi đó theo kế hoạch chỉ vay được 266 tỷ từ nguồn ngân sách, còn lại 144 tỷ được giao cho côngty tài chính Dệt may tìm kiếm. Trên cơsở nghiên cứu các dự án, Tổngcôngty Dệt may giao cho côngty tài chính Dệt may tiến hành, chỉ sau 2 tháng hoạt động, đến cuối năm 1999, sốvốn mà côngty tài chính Dệt may huy động được là hơn 100 tỷ đồng, trong đó huy động tiền gửi của các doanh nghiệp thành viên và cán bộ công nhân viên trong nội bộ Tổngcôngty là 2,3 tỷ, chiếm 2,3% vốn vay; của các tổ chức tín dụng là 18,4 tỷ, chiếm 18,4% tổngsốvốn huy động. Côngty tài chính Bưu điện thuộc Tổngcôngty Bưu chính Viễn thông ViệtNam cũng mới chính thức đi vào hoạt động cuối tháng 11 năm 1998 nhưng cho đến nay côngty cũng đã huy động vốn đủ cho tất cả các dự án được Tổngcôngty giao vay với mức độ khẩn trương và hiệu quả, trong đó côngty đã hoàn chỉnh phương án huy động vốn cho 152 dự án đã đăng ký vay với số tiền lên tới 248 tỷ đồng, cho tới cuối năm 1999, côngty đã huy động được 197 tỷ đồng. So với hai côngty đàn anh là côngty tài chính Dệt may và côngty tài chính Bưu điện, côngty tài chính Cao su thuộc Tổngcôngty Cao su ViệtNam mặc dù khó khăn hơn nhưng cũng đã cố gắng hoàn thành kế hoạch huy động vốn, giúp ngành Cao su thực hiện mục tiêu phát triển 80000 ha cao su vào năm 2000 thay vì năm 2005. Đến hết năm 1999, sốvốn mà côngty tài chính Cao su huy động được là 76,8 tỷ, còn lại là huy động từ các doanh nghiệp thành viên cũng như cán bộ công nhân viên trong Tổngcông ty. Các côngty tài chính trong các Tổngcôngty nhà nước cho đến nay cũng đã từng bước hoàn chỉnh phương án huy động vốn. Côngty tài chính Bưu điện đã có phương án phát hành trái phiếu cho công ty, làm đại lý phát hành cho Tổngcôngty và các đơn vị thành viên. Trong năm 1999, côngty tài chính Bưu điện đã trình Tổngcôngty Bưu chính Viễn thông phương án phát hành trái phiếu Bưu điện huy động vốn từ cán bộ công nhân viên. Tổngcôngty Dệt may cũng cho ra đời hình thức sổ tiết kiệm tại chỗ để thu hút vốn dư thừa của các doanh nghiệp trong ngành nhằm khắc phục khó khăn về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Song song với những hoạt động đó, các côngty tài chính cũng đã nhanh chóng thiết lập và mở rộng quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, đồng thời có kế hoạch tăng dần vốnđiều lệ để có đủ điều kiện quan hệ với các định chế tài chính nước ngoài. Về sử dụng vốn Trên cơsở cân đối nguồn vốn huy động được và căn cứ vào kế hoạch của Tổngcôngty và các doanh nghiệp thành viên, cho đến cuối năm 1999 côngty tài chính Dệt may đã cho vay gần 150 tỷ đồng, đạt mức dư nợ bình quân gần 48 tỷ. Tất cả các dự án vay vốn, Tổngcôngty đều áp dụng mức lãi suất hợp lý trên cơsở lãi suất huy động với khung lãi do TGĐ Tổngcôngty cho phép thực hiện. Côngty tài chính Bưu điện với sốvốnđiều lệ là 70 tỷ đồng đã phát huy được thế mạnh về vốn, cho đến nay đã có 152 dự án đăng ký vay qua côngty tài chính với số tiền gần 248 tỷ. Tổngsốvốn mà côngty đã cho các nhà máy, xí nghiệp trong Tổngcôngty vay vốn lưu động là 13 tỷ đồng. Có thể nói, trong điều kiện việc huy động vốn của các Tổngcôngty nhà nước còn gặp rất nhiều khó khăn thì sự hoạt động tích cực của các côngty tài chính đã phần nào gánh bớt trách nhiệm nặng nề này cho Tổngcông ty. Trong khi nền kinh tế còn khó khăn, vốn ngân sách còn hạn chế, vốn tích luỹ còn thấp thì việc vay vốn trung và dài hạn qua các Ngân hàng thương mại đã gặp phải rất nhiều khó khăn, chính vì thế các Tổngcôngty đều không hoàn thành được kế hoạch đặt ra. Cùng với sự cố gắng của ngành, các côngty tài chính mặc dù còn non trẻ nhưng đã nhập cuộc một cách nhanh chóng, chung sức với Tổngcôngtycố gắng thực hiện được mục tiêu đề ra và đã đạt được những kết quả rất khích lệ. Bên cạnh đó, các côngty tài chính đã phần nào hoàn thành những nhiệm vụ trong chức năng của mình. Côngty tài chính Bưu điện đã hoàn thành phương án trọn gói cổ phần hóa cho côngty xây dựng Bưu điện và thực hiện xúc tiến triển khai nghiệp vụ làm đại lý phát hành cổ phiếu cho côngty xây dựng Bưu điện, từ đó tạo tiền đề cho hoạt động đại lý phát hành cho các đơn vị trong Tổngcôngty khi có yêu cầu cổ phần hóa. Đây là mộtcố gắng không nhỏ của côngty tài chính Bưu điện trong việc góp phần thúc đẩy cổ phần hóa trong DNNN theo chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, các côngty tài chính cũng đã có nhiều hoạt động trong việc tư vấn về quản lý cho các đơn vị, hướng dẫn các đơn vị trong việc thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị, thanh toán, .Đây là vấn đề xưa nay không được coi trọng đúng mức của các DNNN. Theo thống kê sơ bộ, các thiết bị công nghệ của các DNNN còn lạc hậu so với thế giới từ 2-3 thế hệ. Do đó, nhu cầu về đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới các thiệt bị công nghệ còn rất cao, trong khi các DNNN của chúng ta lại thường bị “hớ” trong các hợp đồng mua bán công nghệ. Việc các côngty tài chính thực hiện các dịch vụ này đã góp phần giúp các doanh nghiệp thành viên Tổngcôngty đầu tư có trọng điểm và có hiệu quả hơn. Về quản lý tiền mặt Các côngty tài chính đã cố gắng hoànthiện và trình Tổngcôngty phê duyệt kế hoạch về quản lý tiền mặt của Tổngcông ty. Đây là vấn đề còn khá mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Mỗi doanh nghiệp trong một thời điểm nào đó sẽ cómột lượng tiền mặt nhàn rỗi. Tâm lý của các doanh nghiệp là găm tiền vì nghĩ rằng khoảng thời gian nhàn rỗi của số tiền đó không nhiều, lại không muốn cho Nhà nước vay vì cơchế lãi suất không phù hợp, trong khi đó lại có những doanh nghiệp thành viên vào thời điểm đó rất cần vốn lưu động. Đó là mộtđiều rất lãng phí, đặc biệt là đối với mộtTổngcông ty. Nếu cho phép các côngty tài chính được quản lý số tiền đó, với khả năng của mình côngty Tài chính sẽ có kế hoạch điềuhoàvốn giữa các doanh nghiệp thành viên một cách có hiệu quả đồng thời có kế hoạch đầu tư sinh lợi cao, vừa có lợi nhuận vừa đảm bảo khả năng thanh toán. Về lợi nhuận Do mới đi vào hoạt động nên khó có thể nhận định về hiệu quả hoạt động của các côngty tài chính trong các Tổngcôngty nhà nước. Mặc dù vậy, nhìn vào kết quả kinh doanh của các côngty tài chính, có thể đánh giá sơ bộ rằng những kết quả đó khá tương xứng với phạm vi hoạt động của côngty tài chính. Chưa thể đưa ra những nhận xét đánh giá về hiệu quả hoạt động của các côngty tài chính của các Tổngcôngty thông qua các chỉ tiêu phân tích tài chính vì các côngty này mới đi vào hoạt động được hơn 2 năm, hoạt động kinh doanh chưa đi vào hoạt động, nhưng có thể nhận định rằng các côngty tài chính trong các Tổngcôngty nhà nước đã phần nào thể hiện được ưu thế “bạo” vì nguồn tài chính lớn của mình cũng như sự nhập cuộc, thích ứng nhanh chóng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, một lĩnh vực được coi là có độ rủi ro cao nhất trong các hoạt động kinh doanh. Việc thành lập và đi vào hoạt động của côngty tài chính ngành Giấy là đòi hỏi cấp thiết cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động điềuhòavốn nói riêng của TổngcôngtyGiấyViệt Nam. 2. Ban hành chính sách công khai và cụ thể về kế hoạch cũng như phương thức điềuhòavốn Tuy cơchếđiềuhòavốn đã được quy định trong quy chế tài chính do Bộ tài chính cũng như Tổngcôngty ban hành, song những quy định này còn chung chung và quá sơ sài. Trong đó không quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các đối tượng trong công tác điềuhòa vốn. Vì vậy, hoạt động điềuhoàvốn còn mang năng tính chủ quan, kém hiệu quả. Đôi khi tình trạng tiêu cực xảy ra như những côngty biết “ưu ái”, “khéo chiều” thì không bị rút vốn hoặc được tăng vốn, ngược lại thì bị rút vốn, dẫn đến những trường hợp điềuvốn từ doanh nghiệp làm ăn có lãi và bảo toàn được vốn sang doanh nghiệp thua lỗ, mất vốn, .Do vậy, tình trạng quan liêu cửa quyền là không tránh khỏi, các doanh nghiệp thành viên muốn cóvốn để sản xuất kinh doanh ít nhiều phải “ lễ lạt” thì mới được xem xét và “lễ’ càng nặng thì càng cócơ hội được phê chuẩn. Để khắc phục tình trạng trên, TổngcôngtyGiấy cần xem xét những biện pháp sau: - Phải có kế hoạch điềuhòavốnmột cách công khai và cụ thể. Chính sách điều chỉnh cơchếđiềuhòavốn phải được quy định cụ thể trong điều lệ của Tổngcông ty. - Thực hiện điềuhòavốn phải có kế hoạch cụ thể, tạo sự chủ động sắp xếp lại hoạt động sản xuất kinh doanh cho các đơn vị thuộc diện điều chỉnh. Có như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị này mới được duy trì, ổn định. - Điềuhòavốn phải thực hiện trên những nguyên tắc nhất định, đó là nguyên tắc hiệu quả của việc điềuhòa vốn, nguyên tắc hợp lý giữa lợi ích chung của Tổngcôngty với lợi ích cục bộ của các doanh nghiệp thành viên. - Trong hoạt động điềuhòa vốn, nên hạn chế việc ghi tăng, giảm vốn mà nên áp dụng phổ biến phương thức vay trả trực tiếp ( khi chưa cócôngty tài chính ngành ). Dĩ nhiên, lãi suất này cần được quy định một cách hợp lý, tạo sức hút tối đa cho hoạt động tài chính của Tổngcông ty. 3. Đầu tư vào các doanh nghiệp thành viên kinh doanh có hiệu quả, tránh lãng phí đồng vốn, mặt khác bảo đảm sự phát triển đồng đều giữa các doanh nghiệp thành viên Trong nền kinh tế thị trường, với sự điều tiết tự nhiên, vốn được đưa tới nơi thực sự cần và có thể sử dụng nó một cách có hiệu quả nhất. Điều này tạo nên sự [...]... dụng vốn trong nội bộ TổngcôngtyỞTổngcôngtyGiấyViệtNam cũng vậy, điềuhoàvốn chiếm một mảng khá quan trọng và thường xuyên trong các hoạt đông tài chính của Tổngcôngty Tuy nhiên, mộtđiều không hợp lý ở đây là Tổngcôngty không hề tiến hành theo dõi, đánh giá hiệu quả của công tác điềuhòavốnTổngcôngty tiến hành điềuhòavốn nhưng mới chỉ dừng ở đó Tổngcôngty giao tiền cho các đơn... vốn cũng như công tác điềuhòavốn của Tổngcôngty Thứ ba: Tổngcôngty cần tham gia vốn với các đơn vị thành viên nhằm góp phần nâng cao trách nhiệm của Tổngcôngty với các doanh nghiệp thành viên 7 Cổ phần hóamộtsố doanh nghiệp vừa và nhỏ của Tổngcôngty Với nhu cầu lớn về vốn cho chiến lược phát triển ngành giấy trong thời gian tới, để công tác điềuhòavốn đạt được hiệu quả thì Tổngcông ty. .. Tổngcôngty sẽ mang lại hiệu quả, bằng không sẽ là một sự lãng phí gấp đôi đồng vốn đang rất cần thiết để mở rộng khả năng sản xuất kinh doanh của Tổngcôngty Mặc dù vây, việc phân phối, điềuhoàvốnởTổngcôngty không phải khi nào cũng đạt được hiệu quả cần thiết Thực tế, trong Tổngcôngtycó những doanh nghiệp cóvốn lớn, năng suất thấp, lợi nhuận kém và ngược lại, mộtsốcôngtycó quy mô vốn. .. trình điều hành sản xuất kinh doanh, luôn luôn xuất hiện những yêu cầu phải bố trí, sắp xếp, điều chỉnh lại tiền vốn, lao động, máy móc, giữa các doanh nghiệp thành viên trong Tổngcôngty cho phù hợp với yêu cầu của từng điều kiện cụ thể Vì vậy, Tổngcôngty phải tiến hành điềuhòavốn Trong quá trình điềuhòa vốn, Tổngcôngty bị kẹt giữa hai vấn đề: Một là để quá trình này phát huy hiệu quả, Tổng công. .. đầu tư trực tiếp với sốvốn là 1400 triệu USD Việc đầu tư hàng nămmột lượng vốn lớn như vậy sẽ gây ra không ít khó khăn cho TổngcôngtyGiấy trong công tác huy động vốn, và do đó ảnh hưởng tới hiệu quả công tác điềuhòavốn Để đảm bảo huy động đủ vốn cho mục tiêu đầu tư phát triển, theo em việc huy động vốn bằng trái phiếu công trình là một khả năng rất lớn mà TổngcôngtyGiấy nên tiến hành vì những... công nhân kỹ thuật ngành giấy Kết luận Được thành lập từ năm 1995 với nòng cốt là các doanh nghiệp riêng rẽ, mọi thứ đối với TổngcôngtyGiấyViệtNam còn rất mới mẻ Trong quá trình hoạt động, TổngcôngtyGiấy đã gặp không ít khó khăn Mặc dù vậy, nhờ có chủ trương đúng đắn, kế hoạch phát triển hợp lý, TổngcôngtyGiấyViệtNam đã biết vượt quá khó khăn, vươn lên trở thành một trong những Tổng công. .. chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao 9 Phát hành trái phiếu công trình để huy động vốn Trong những năm tới, để thoả mãn nhu cầu cho đầu tư xây dựng cơ bản, ước tính Tổngcôngty cần sốvốn đầu tư như sau: - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Tổngsốvốn đầu tư XDCB đến năm 2010 ước tính là 2591 triệu USD - Nguồn vốn: Nguồn vốn khấu hao cơ bản: ước tính tổngsố nguồn vốn KHCB tái đầu tư giai... góp phần nâng cao hiệu quả công tác điềuhòavốn của các Tổngcôngty Nhà nước và đưa lại hiệu quả kinh tế cao cho toàn xã hội 3 Kiến nghị phục vụ chương trình đầu tư phát triển của TổngcôngtyGiấyViệtNam Chính sách đầu tư phát triển Giấy là mặt hàng đặc biệt mang tính chất xã hội Về mặt quốc sách, Nhà nước cần xác định công nghiệp giấy là một trong những ngành công nghiệp cơ bản quan trọng Do đó,... quá trình này phát huy hiệu quả, Tổngcôngty phải tăng cường quản lý, điều tiết vốnnhằm đạt được mức cân đối vốn hợp lý nhất trong nội bộ Tổngcôngty Hai là Tổngcôngty đồng thời phải tạo điều kiện để doanh nghiệp được tự chủ trong mọi hoạt động nhằm đạt hiệu quả cao nhất Thực tế hiện nay ởTổngcông ty, sự quản lý, điều tiết nhiều khi quá nặng nề ảnh hưởng rất lớn đến tính chủ động trong quản lý... Tổngcông ty, đã làm thì nên xem xét, tính đến hiệu quả của nó Có như vậy mới không làm lãng phí đồng vốn giới hạn của mình Thực tế hiện nay Tổngcôngty thậm chí còn chưa có những phương pháp đánh giá hiệu quả công tác điềuhòavốn Vì vậy, Tổngcôngty nên áp dụng những phương pháp sau: - Đối với việc điều động tài sản: Sau khi quyết định chuyển tài sản từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp kia, Tổng . MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA VỐN Ở TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM I. QUY HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ QUAN ĐIỂM CƠ. CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA VỐN Ở TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM 1.Tiến tới thành lập công ty tài chính, công ty bảo hiểm ngành giấy Vai trò của công ty tài chính, công