1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HCO5 SINH GIỎI ĐỊA LÍ

4 202 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC : 2008 - 2009 Môn: Địa Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Câu 1: ( 1,5 điểm ) Trình bày nguyên nhân hình thành các hoang mạc trên thế giới ? Kể tên các hoang mạc lớn của thế giới ở các châu lục ? Câu 2: ( 2,5 điểm ) Vì sao đều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng hệ thống sông Hồng thường gây ra lũ quét, lũ đột ngột, còn hệ thống sông Cửu Long có chế độ nước điều hoà hơn ? Để khai thác nguồn lợi của hai hệ thống này cần có những biện pháp gì ? Câu 3: ( 1,5 điểm ) Cho bảng số liệu về nguồn lao động của nước ta năm 2003 ( đơn vị: nghìn người ) Ngành kinh tế Năm Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 1989 2003 1989 2003 1989 2003 Số lao động (nghìn người ) 21.521,5 24.614,8 3.371,2 6.773,2 5.207,3 9.912,0 a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng lao động theo ngành năm 1989 và năm 2003 ở nước ta. b) Qua biểu đồ nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta Câu 4: ( 1,5 điểm ) Vì sao Đông Nam Á có sự tăng trưởng kinh tế khá nhanh nhưng chưa vững chắc ? Câu 5: ( 3,0 điểm ) Vào Ngày Mặt Trời đi qua thiên đỉnh tại Hà Nội lần thứ nhất trong năm, có hai địa điểm A và B có cùng góc nhập xạ lớn nhất là 58 0 42’. Khi Mặt Trời đi qua thiên đỉnh tại Hà Nội thì tại địa điểm A là 16giờ 15 phút, còn địa điểm B là 8giờ 18 phút. Tìm: a) Ngày Mặt Trời đi qua thiên đỉnh lần 1 tại Hà Nội. b) Tìm toạ độ địa của hai địa điểm A và B. c) Xác định góc nhập xạ lớn nhất vào ngày đó tại cực Bắc, Xích đạo, Chí tuyến Bắc, Chí tuyến Nam. d) Xác định những khu vực có ngày hoặc đêm dài 24 giờ vào ngày Mặt trời đi qua thiên đỉnh tại Hà Nội. Biết rằng: địa điểm A nằm ở bán cầu Bắc và B nằm ở bán cầu Nam. Hà Nội có toạ độ là 105 0 48’Đ và 21 0 05’B HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2008 – 2009 Câu 1: ( 1,5 điểm ) Nguyên nhân hình thành các hoang mạc trên thế giới: - Nằm sâu trong lục địa, được bao bọc bởi các hệ thống núi bao quanh ( hoặc có thể ghi là những bồn địa giữa các lục địa ). Loại hoang mạc này có: HM Bồn địa lớn ở Bắc Mỹ, HM Gô-Bi ở Trung Á. ( 0,5 đ ) - Là nơi có các Chí tuyến Bắc hoặc Nam chạy qua nên quanh năm chịu tác động của khối khí chí tuyến khô, không mưa. Ven bờ lục địa thường có các dòng biển lạnh, không gây mưa, hoặc ven bờ là dòng biển nóng, nhưng bị các hệ thống núi cao che chắn tác động của biển. Hoang mạc loại này có: HM Xa-ha-ra ( Bắc Phi ), HM Ca-la-ha-ri ( Nam Phi ), HM Tha ( Tây bắc Ấn độ ), HM Ô-xtrây-li-a, ( 0,5 đ ) - Là nơi có dòng biển lạnh chảy ven bờ lục địa như hoang mạc A-ta-ca-ma ở Nam Mỹ. ( 0,25 đ ) Ngoài ra, do sự khai thác không hợp lí, không phù hợp với điều kiện tự nhiên của con người làm cho quá trình hoang mạc xãy ra. ( 0,25 đ ) Câu 2: ( 2,5 điểm ) HS trả lời được những ý sau: Hệ thống sông Hồng: - chảy trong khu vực địa hình phức tạp, có các dãy núi chạy theo hướng TB-ĐN và hướng vòng cung nên có nhiều phụ lưu cùng đổ vào sông Hồng, ở hạ lưu ít chi lưu để thoát nước.( 0,25 đ ) - Chế độ mưa mùa, mưa tập trung vào một mùa chiếm 70-80% tổng lượng nước trong năm, kết hợp với địa hình dốc nên nước đổ dồn về một lúc, nhưng thoát nước chậm. ( 0,25 đ ) - Miền núi và trung du Bắc bộ ( thượng nguồn các con sông ) là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người nên việc khai thác rừng còn bừa bãi, đất trống, đồi trọc, không giữ được nước về mùa mưa lũ ( 0,25 đ )  từ những nguyên nhân trên, hệ thống sông Hồng thường gây nên lũ quét, lũ ống, chế độ nước thất thường. Hệ thống sông Cửu Long: - Là bộ phận của hạ lưu hệ thống sông Mê Công, chảy qua vùng sụt lún, thấp và bằng phẳng. ( 0,25 đ ) - Có nhiều cửa sông để thoát nước ra biển, ( 0,25 đ ) - Mạng lưới kênh rạch chằng chịt. điều tiết chế độ nước sông, sông chảy hiền hoà nhưng lũ kéo dài.( 0,25 đ ) Biện pháp khắc phục: Đối với hệ thống sông Hồng: - đắp đê lớn để chống lũ lụt. Tiêu lũ qua sông nhánh và ô trũng. Bơm nước từ đồng ruộng ra sông, nạo vét lòng sông. ( 0,25 đ ) - Trồng và bảo vệ rưng đầu nguồn, xây dưng các hồ chứa nước phục vụ thuỷ điện, thuỷ lợi đầu nguồn. ( 0,25 đ ) Đối với hệ thống sông Cửu Long: - Tiêu lũ qua vùng biển phía Tây theo kênh rạch,đắp đê bao để hạn chế lũ nhỏ, ( 0,25 đ ) - Làm nhà nổi, làng nổi, chủ động sống chung với lũ. Xây dựng làng tại các vùng đất cao. ( 0,25 đ ) Câu 3: ( 1,5 điểm ) a) Vẽ biểu đồ ( 1,0 điểm ) Xử số liệu: theo số liệu % Ngành kinh tế Năm Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 1989 2003 1989 2003 1989 2003 Số lao động % 71,5 59,6 11,2 16,4 17,3 24,0 Vẽ đúng 2 biểu đồ hình tròn theo tỷ lệ về bán kính theo công thức: R 2003 /R 1989 = 41,3/30,1 = 1,2 Có chú giải và tên biểu đồ b) Nhận xét: - Nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực: Giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong khu vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ( 0,25 đ ) - Chứng tỏ nước ta đang đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. ( 0,25 đ ) Câu 4: ( 1,5 điểm ) HS trả lời được: Đông Nam Á tăng trưởng kinh tế khá nhanh là nhờ: - Nguồn nhân công rẻ ( do dân số đông ). ( 0,25 đ ) - Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng ( giàu quặng kim loại màu, dầu mỏ, gỗ, … ) ( 0,25 đ ) - Nhiều loại nông sản nhiệt đới ( lúa gạo, cao su, cà phê, cọ dầu, lạc, ….) ( 0,25 đ ) - Tranh thủ được vốn đầu tư từ các nước và vùng lãnh thổ ( đầu tư của Hoa Kì, Hàn Quốc, Nhật bản, EU, …) trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới. ( 0,25 đ ) Đông Nam Á phát triển chưa vững chắc là do: - Khủng hoảng tài chính năm 1997 tại Thái Lan làm cho đồng tiền bị phá giá. ( 0,25 đ ) - Quan hệ kinh tế quốc tế chưa rộng, khác nhau về chế độ chính trị. Trình độ khoa học kĩ thuật chưa cao ( 0,25 đ ) Câu 5: ( 3,0 điểm ) a) Từ ngày 21/3 đến 22/6 Mặt trời chuyển động biểu kiến từ Xích đạo lên Chí tuyến Bắc mất 93 ngày. Thời gian mà Mặt trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo đến Hà Nội ( lần 1 ) mất: 21 0 05’ : ( 23 0 27’ : 93 ) = 84 ngày ( 0,25đ ) Như vậy Mặt trời đi qua thiên đỉnh tại Hà Nội lần thứ nhất vào ngày: 21/3 + 84 ngày = ngày 13/6 ( 0,25đ ) b) Vào ngày 13/6 địa điểm A có góc nhập xạ lớn nhất là 58 0 42’ nằm ở vĩ tuyến có vĩ độ là: 90 0 + 21 0 05’ – 58 0 42’ = 52 0 23’B ( 0,25đ ) Địa điểm B nằm trên vĩ tuyến có vĩ độ là: 90 0 – 21 0 05’ – 58 0 42’ = 10 0 13’ N (0,25đ ) Khi Hà Nội là 12 giờ trưa ( lúc Mặt trời đi qua thiên đỉnh ) thì địa điểm A là 17h15’ nên địa điểm A nằm bên phải Hà Nội ( phía đông của Hà Nội ). Ta biết cứ cách nhau 15 0 kinh tuyến thì chênh nhau 1 giờ. Vậy địa điểm A cách Hà Nội là: ( 16h15’ – 12h ) x 15 0 = 63 0 45’kinh tuyến Do đó địa điểm A có kinh độ là: 105 0 48’ + 63 0 45’ = 169 0 33’Đ ( 0,25đ ) Địa điểm B nằm bên trái Hà Nội do có giờ muộn hơn và cách Hà Nội là: 15 0 x ( 12h – 8h18’ ) = 55 0 30’kinh tuyến. Do đó địa điểm B có kinh độ là: 105 0 48’ – 55 0 30’ = 50 0 18’Đ ( 0,25đ ) Toạ độ địa của địa điểm A là: 169 0 33’Đ; 52 0 23’B của địa điểm B là: 50 0 18’Đ; 10 0 13’N ( 0,25đ ) c) Gócnhập xạ lớn nhất vào ngày 13/6 tại các địa điểm đã cho là: - Tại cực Bắc: 90 0 – ( 90 0 - 21 0 05’ ) = 21 0 05’ ( 0,25đ ) - Tại xích đạo: 90 0 – 21 0 05’ = 68 0 55’ ( 0,25đ ) - Tại Chí tuyến Bắc: 90 0 + 21 0 05’ – 23 0 27’ =87 0 38’ ( 0,25đ ) - Tại chí tuyến Nam: 90 0 – 21 0 05’ – 23 0 27’ = 45 0 28’ ( 0,25đ ) d) Khu vực có ngày dài 24 giờ là từ ( 90 0 – 21 0 05’ ) = 68 0 55’B đến cực Bắc Khu vực có đêm dài 24 giờ là từ ( 90 0 – 21 0 05’ ) = 68 0 55’N đến cực Nam( 0,25đ ) . tuyến. Do đó địa điểm B có kinh độ là: 105 0 48’ – 55 0 30’ = 50 0 18’Đ ( 0,25đ ) Toạ độ địa lí của địa điểm A là: 169 0 33’Đ; 52 0 23’B của địa điểm B là:. trong lục địa, được bao bọc bởi các hệ thống núi bao quanh ( hoặc có thể ghi là những bồn địa giữa các lục địa ). Loại hoang mạc này có: HM Bồn địa lớn ở

Ngày đăng: 30/10/2013, 12:11

Xem thêm: HCO5 SINH GIỎI ĐỊA LÍ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w