A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC (Thời gian làm bài 30 phút) I/ Đọc thầm và làm bài tập : Đọc bài văn sau : Người gác rừng tí hon Ba em làm nghề gác rừng. Tình yêu rừng của ba đã sớm truyền cho em. Sáng hôm ấy, ba về thăm bà nội ốm. Chiều đến em đi loanh quanh theo lối ba vẫn đi tuần rừng. Phát hiện dấu chân người lớn hằn trên đất em thắc mắc: “ Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào ? ”. Thấy lạ, em lần theo dấu chân. Khoảng hơn hai chục cây to cộ đã bị chặt thành từng khúc dài. Gần đó có tiếng bàn bạc : - Mày đã dặn lão sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa ?. Qua khe lá, em thấy hai gã trộm. Lừa khi hai gã mải cột các khúc gỗ, em lén chạy. Em chạy theo đường tắt về quán bà hai, xin bà cho gọi điện thoại. Một giọng nói rắn rỏi vang lên ở đầu dây bên kia : - Alô ! Công an huyện đây!. Sau khi nghe em báo tin có bọn trộm gỗ, các chú công an dặn dò em cách phối hợp với các chú để bắt bọn trộm, thu lại gỗ. Đêm ấy, lòng em như lửa đốt. Nghe thấy tiếng bành bạch của xe chở trộm gỗ, em lao ra. Chiếc xe tới gần .tới gần, mắc vào sợi dây chão chăng ngang đường, gỗ văng ra. Bọn trộm đang loay hoay lượm lại gỗ thì xe công an lao tới. Ba gã trộm đứng khựng lại như rô bốt hết pin. Tiếng còng tay đã vang lên lách cách. Một chú công an vỗ vai em : - Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm !. Theo Nguyễn Thị Cẩm Châu Câu 1 : Đánh dấu chéo vào ô trống trước ý trả lời đúng : * Theo lối ba đi tuần rừng, thoạt tiên bạn nhỏ phát hiện điều gì? a. Thấy dấu chân người lớn hằn trên đất. b. Thấy khoảng chục cây gỗ to bị chặt thành khúc dài. c. Nghe thấy tiếng nói chuyện trong rừng. d. Nghe thấy tiếng ô tô chuyển động. Họ và tên HS: . KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ I Chữ ký GT Lớp: Trường: . MÔN: TIẾNGVIỆT Lớp 5 Năm học : 2007 - 2008 THỜI GIAN : PHÚT Số BD: .Số thứ tự bài thi : . NGÀY KIỂM TRA: / /200 Số mật mã ĐIỂM CHỮ KÝ GIÁM KHẢO I CHỮ KÝ GIÁM KHẢO II SỐ MẬT MÃ SỐ TT HỌC SINH KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO KHUNG NÀY VÌ ĐÂY LÀ PHÁCH SẼ RỌC MẤT Câu 2 : Người bạn nhỏ trong câu chuyện có những phẩm chất nào đáng quý ? . a) Thông minh, yêu rừng b) Thích trồng cây c) Yêu rừng, thích trồng cây d) Dũng cảm, thông minh, yêu rừng. Câu 3 : Dòng nào dưới đây chỉ hành động bảo vệ môi trường? a) Đánh cá bằng mìn, phủ xanh đồi trọc, buôn bán động vật hoang dã. b) Trồng rừng, xả rác bừa bãi, đốt nương, c) Phủ xanh đồi trọc, trồng cây, tưới cây, chăm sóc cây, trồng rừng. g) Tưới cây, không săn bắt thú hiếm, đánh cá bằng điện, phá rừng. Câu 4 : Em học tập được bạn nhỏ điều gì? a) Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung. b) Bình tĩnh, thông minh, khi xử lí tình huống bất ngờ. c) Phán đoán nhanh, phản ứng nhanh,dũng cảm, táo bạo. d) Cả a,b,c đều đúng. Câu 5 : Dòng nào dưới đây là từ láy ? . Loanh quanh, loay hoay, bành bạch, dặn dò, phối hợp. Loanh quanh, loay hoay, bành bạch, thông minh, dũng cảm. Loay hoay, bành bạch, lách cách, sột soạt, lượm thượm. Câu 6 : Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “dũng cảm”? a) Anh dũng, gan dạ, dũng sĩ, dũng mãnh. b) Mạnh bạo, gan dạ, dám nghĩ dám làm, anh dũng. c) Gan dạ, bạo dạn, dũng mãnh, dũng tướng, dũng khí. c) Dũng mãnh, dũng sĩ, dũng khí, bạo dạn. Câu 7 : Từ trái nghĩa với từ dũng cảm là ? a) Run sợ, anh hùng, thông minh. b) Nhút nhát, hèn nhát, sợ sệt. c) Hèn nhát, bạo dạn, lo sợ. Câu 8 : Nếu rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác thì mặt đất sẽ ngày càng thưa vắng bóng chim. * Cặp quan hệ từ trong câu trên biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận trong câu? HỌC SINH KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO KHUNG NÀY VÌ ĐÂY LÀ PHÁCH SẼ RỌC MẤT a) Biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả. b) Biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả. c) Biểu thị quan hệ tăng tiến. d) Biểu thị quan hệ tương phản. Câu 9 : Nghĩa của mỗi tiếng “ sóc, sói, sẻ, sáo, sít, sến, sò, sứa, sán” có điểm gì giống nhau? a) Cùng có phụ âm đầu s b) Cùng chỉ tên các con vật. c) Cả a,b đều đúng. d) Cả a,b đều sai. Câu 10 : Bài văn liên hệ đến chủ đề nào đã học ? a) Con người với thiên nhiên. b) Giữ lấy màu xanh. c) Tất cả đều sai. B. BÀI KIỂM TRA VIẾT I/ Chính tả :( 5điểm ) Thời gian làm bài 15 đến 20 phút. II/ Tập làm văn : ( 5đ ) Thời gian làm bài 35 phút Em hãy tả một người thân ( Ba, mẹ, Ông bà ) đang làm việc ?. . HỌC SINH KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO KHUNG NÀY VÌ ĐÂY LÀ PHÁCH SẼ RỌC MẤT ĐÁP ÁN MÔN TIẾNGVIỆT LỚP 5 A. Đọc thầm : ( 5 đ ) Đánh dấu chéo đúng mỗi ý được 0,5 đ. 1/ a 2/ d 3) c 4) d 5) Loay hoay, bành bạch, lách cách, sột soạt, lượm thượm. 6) b 7) b 8) a 9) b 10) b B. Bài viết : (5 điểm ) I/ Chính tả : ( 5đ) Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài. “Bà tôi” SGK/122 ( Bà tôi .ấm áp tươi vui ). Trong khoảng 15 đến 20 phút . - Đánh giá cho điểm : Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả : (5đ) - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai lẫn phụ âm đầu vần, thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,5 đ. * Lưu ý : Nếu chữ viết sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn trừ 1 đ toàn bài . II/ Tập làm văn: (5đ) 1/ Yêu cầu : a) Thể loại : Miêu tả ( Tả hoạt động của con người ) b) Nội dung chính : Tả một người thân đang làm việc. c) Hình thức : Bài văn viết từ 15 câu trở lên. Theo thứ tự bài văn tả hoạt động của con người, đúng yêu cầu đã học. 2/ Biểu điểm : Điểm 5 : Bài làm đạt được đầy đủ 3 yêu cầu chính.Bài viết sử dụng những từ ngữ, hình ảnh tả hoạt động là chính (Làm vườn, đánh vi tính, may vá .).Toàn bài không mắc 4 lỗi về diễn đạt. Điểm 4- 4,5 : Bài làm đạt các yêu cầu như điểm 5 . Toàn bài không mắc quá 6 lỗi diễn đạt. Điểm 3-3,5 : Bài làm đạt yêu cầu a và b, yêu cầu c còn vài chỗ chưa hợp lý, dạng liệt kê trong miêu tả. Mắc không quá 8 lỗi diễn đạt. Điểm 2-2,5 : Bài làm đạt yêu cầu b và c mức trung bình. Ý diễn đạt vụng, mắc không quá 10 lỗi diễn đạt. Điểm 1- 1,5 : Bài làm chưa đảm bảo yêu cầu b và c, diễn đạt lộn xộn, lủng củng, mắc trên 10 lỗi diễn đạt. . khoảng chục cây gỗ to bị chặt thành khúc dài. c. Nghe thấy tiếng nói chuyện trong rừng. d. Nghe thấy tiếng ô tô chuyển động. Họ và tên HS: Chữ ký GT Lớp: Trường: . MÔN: TIẾNG VIỆT Lớp 5 Năm học : 2007 - 2008 THỜI GIAN : PHÚT Số BD: .Số