1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

1 1 1CHỦ đề văn 7 kì 1 (1)

50 33 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 211,04 KB
File đính kèm 1.1.1CHỦ ĐỀ. VĂN 7 KÌ 1 (1).rar (206 KB)

Nội dung

CHỦ ĐỀ 1: VĂN BẢN NHẬT DỤNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN Thời lượng: 08 tiết Số bài: 06 I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ ĐỀ Công văn 3280 của Bộ giáo dục về tinh giảm chương trình Ngữ văn 7. Các văn bản nhật dụng và các bài học tập làm văn về tạo lập văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 7 ở SGK hiện hành. Tài liệu tham khảo: Tư liệu Ngữ văn 7, SGV Ngữ văn 7, Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 7 và một số tài liệu tham khảo khác. II. THỜI GIAN DỰ KIẾN Chủ đề gồm 08 tiết. Nội dung từng tiết được phân chia như sau: Tiết Nội dung Ghi chú 1 Khái quát chủ đề Đọc hiểu văn bản Cổng trường mở ra. 2 Đọc hiểu văn bản Mẹ tôi 3,4 Đọc hiểu văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê. 5 Liên kết trong văn bản. 6 Bố cục trong văn bản 7 Mạch lạc trong văn bản. 8 Tổng kết chủ đề + Luyện tập tổng hợp + Kiểm tra đánh giá. Bước 1: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chủ đề: a. Kiến thức: Hiểu được đặc điểm của văn bản nhật dụng và đặc trưng qua các tác phẩm cụ thể. Nắm vững nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản nhật dụng trong chương trình. HS nắm được những yêu cầu cơ bản khi tạo lập văn bản như: tính liên kết, bố cục và sự mạch lạc của văn bản. Hiểu được muốn đạt được mục đính giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết, có bố cuc rõ ràng và có sự mạch lạc trong văn bản. b. Kĩ năng: Biết cách đọc hiểu văn bản nhật dụng. Vận dụng kiến thức tổng hợp để làm các bài tập nhận diện thông hiểu và tạo lập được văn bản ở các mức độ từ đoạn văn đến bài văn. c. Thái độ: Bồi dưỡng tìnhcảm gia đình, tình yêu thương con người, trân trọng những giá trị nhân văn tốt đẹp qua văn chương và cuộc sống… Giáo dục HS ý thức tạo lập văn bản khi nói và viết, nghiêm túc khi học tập bộ môn và vận dụng vào cuộc sống. d. Định hướng phát triển năng lực HS: Năng lực trình bày suy nghĩ, nêu và giải quyết vấn đề Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung bài học Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình học bài Năng lực biết làm và làm thành thạo công việc, năng lực sáng tạo và khẳng định bản thân Năng lực phân tích ngôn ngữ ,giao tiếp ... Năng lực làm bài tâp,lắng nghe ,ghi tích cực ... Năng lực làm việc độc lập, trình bày ý kiến cá nhân. Năng lực giải quyết tình huống, năng lực phát hiện, thể hiện chính kiến, giao tiếp, năng lực biết làm thành thạo công việc được giao, năng lực thích ứng với hoàn cảnh. Năng lự tư duy, thẩm mĩ… Bước 2: Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực của chủ đề: Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tác giả hoàn cảnh sáng tác Nhớ được những nét chính về tác giả, tác phẩm (cuộc đời, sự nghiệp, hoàn cảnh sáng tác, …) Hiểu được sự ảnh hưởng của tác giả tới giá trị nội dung và ý nghĩa của các văn bản. Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời… để phân tích, lí giải giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời… để phân tích, lí giải giá trị nội dung, nghệ thuât của văn bản không có trong SGK Thể loại văn bản Nhận diện được thể loại cụ thể trong văn bản và đặc trưng của thể loại đó. Hiểu được ai tro của thể loại trong việc thể hiện nội dung tư tưởng cảm xúc của các văn bản. Vận dụng những hiểu biết về thể loại để lí giải, phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong các văn bản. Vận dụng những hiểu biết về đặc trưng thể loại để tạo lập văn bản khác. Đề tài, chủ đề, cảm xúc chủ đạo… Nhận diện được cảm xúc chủ đạo trong từng văn bản. Hiểu được ý nghĩa của đề tài, chủ đề, cảm xúc chủ đạo của các văn bản đối với bản thân và cuộc sống Vận dụng những hiểu biết về đề tài chủ đề để lí giải, phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong các văn bản Vận dụng những hiểu biết về đề tài, chủ đề để đọc – hiểu văn bản khác cùng chủ đề, đề tài. Ý nghĩa nội dung Giá trị nghệ thuật Nhận biết được những hình ảnh chi tiết tiêu biểu, trong tác phẩm. Nhớ được những câu văn hay có giá trị Nhận diện được những yếu tố nghệ thuật được tác giả sử dụng trong các chi tiết, hình ảnh. Hiểu được vai trò, tác dụng của các chi tiết, hình ảnh, câu văn đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. Cảm nhận được ý nghĩa của một số từ ngữ, hình ảnh chi tiết đặc sắc trong văn bản. Trình bày được cảm nhận, ấn tượng của cá nhân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. Đọc diễn cảm tác phẩm Trình bày những kiến giải riêng, những phát hiện sáng tạo về văn bản Đọc hiểu các văn bản khác có cùng nội dung ý nghĩa. Biết so sánh được các văn bản đó. Vận dụng tri thức đọc hiểu văn bản để kiến tạo những giá trị sống của cá nhân Viết văn, vẽ tranh… Nghiên cứu KH, dự án… Các yêu cầu khi tạo lập văn bản: tính liên kết, tính mạch lạc và chủ đề của văn bản. Nhận biết được tính liên kết, tính mạch lạc và chủ đề của văn bản đã cho trong các phần ngữ liệu. Hiểu được vai trò của tính liên kết, mạch lạc và bố cục khi tạo lập văn bản trong quá trình giao tiếp. Vận dụng được những hiểu biết về tính liên kết, mạch lạc, bố cục khi đọc hiểu được văn bản khác và tạo lập được các văn bản đảm bảo các yêu cầu về tính liên kết, mạch lạc và bố cục văn bản. Trình bày những kiến giải riêng, những phát hiện sáng tạo khi tạo lập văn bản . So sánh các văn bản đảm bảo các yêu cầu trên với các văn bản ko có liên kết, mạch lạc… Câu hỏi định tính, định lượng Trắc nghiệm KQ (về tác giả, tác phẩm, đặc điểm thể loại, chi tiết nghệ thuật…) Câu tự luận trả lời ngắn (lí giải, phát hiện, nhận xét, đánh giá…) Bài tạo lập văn bản (trình bày cảm nhận, kiến giải riêng của cá nhân…) Phiếu quan sát làm việc nhóm (trao đổi, thảo luận về các giá trị tác phẩm…) Bài tập thực hành Hồ sơ (tập hợp các sản phẩm thực hành) Bài tập dự án (nghiên cứu so sánh tác phẩm, nhân vật theo chủ đề) Bài trình bày miệng (thuyết trình, trao đổi thảo luận, trình bày về một vấn đề…) Câu hỏi và bài tập minh họa: Văn bản 1: Bài “Cổng trường mở ra” (Lí Lan) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Nêu hiểu biết về tác giả? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? Văn bản được viết theo thể loại gì? Văn bản được đọc với giọng điệu như thế nào? Nêu chủ đề của văn bản. Tìm những chi tiết, hình ảnh đặc sắc trong văn bản. Câu văn nào thể hiện nội dung tư tưởng của văn bản? Hoàn cảnh của tác giả có ảnh được đến cảm xúc trong văn bản không? Văn bản có bố cục mấy phần? Căn cứ xác định bố cục của văn bản? Tác giả đưa ra quan điểm gì về nhà trường và giáo dục? Câu văn nào nói lên điều đó? Ở đoạn văn tiếp theo, tác giả tập trung làm sáng tỏ nội dung nào? Tác giả đã dùng những câu văn nào để đưa ra ý kiến của mình? Em có nhận xét gì về các phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn bản này? Kết thúc văn bản người mẹ nhắn nhủ con điều gì? Kể tên một số tác phẩm khác của nhà văn Lí Lan? Kể tên các văn bản cùng đề tài. Trong phần mở đầu, người mẹ xuất hiện với tâm trạng gì? Nghệ thuật diễn đạt trong phần này có gì đặc biệt? Điều đó có tác dụng gì? Chỉ rõ mạch cảm xúc suy nghĩ của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con? Việc mẹ nói về ngày khai trường ở Nhật có ý nghĩa như thế nào? Theo em, văn bản này có ý nghĩa ntn? Điền vào sơ đồ thể hiện hệ thống các phần của văn bản? Theo em, hình ảnh thế giới diệu kì mà người mẹ ở đây nói đến là gì? Hãy liên hệ đến bản thân để chứng tỏ cho điều đó. Ngày khai trường ở Việt Nam chúng ta diễn ra như thế nào? Ngày khai trường đầu tiên của em như thế nào? Viết đoạn văn kể về ngày khai trường đầu tiên của mình? Văn bản 2: Mẹ tôi ( Etmônđô đơ Amixi) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Trình bày những hiểu biết của em về tác giả? Nêu xuất xứ của văn bản? Văn bản được đọc với giọng điệu như thế nào? Văn bản viết theo hình thức nào? Văn bản viết về chủ đề gì? ?Vì sao người bố lại viết thư cho con? ? Nội dung bức thư của người bố? ? Người bố hồi tưởng về mẹ qua những chi tiết nào? ? Người bố đã vẽ ra viễn cảnh gì cho con khi không còn mẹ? ?Tìm nhưng câu văn thể hiện thái độ của bố? ? Nhận xét về nghệ thuật của đoạn này? ? Người bố có sự thay đổi giọng điệu như thế nào trong bức thư? Sưu tầm những câu chuyện, văn bản khác trong tác phẩm Những tấm lòng cao cả? Theo em người mẹ có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi người? .Theo em người bố ở đây là người như thế nào? ? Tại sao đọc xong bức thư Enricô lại xúc động như vậy? Trình bày cảm nhận của em về nội dung, ý nghĩa văn bản? Hãy lí giải tại sao người bố không trực tiếp nói với con mà lại lựa chọn cách viết thư? ?Em đã bao giờ phạm lỗi với mẹ chưa? Khi đó em có hành động gì? ? Qua văn bản hãy rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sống Văn bản 3: Bài “Cuộc chia tay của những con búp bê”(Khánh Hoài) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Trình bày những hiểu biết của em về tác giả? Hoàn cảnh sáng tác văn bản? Văn bản viết theo thể loại nào? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? Văn bản được đọc với giọng điệu như thế nào? Văn bản NL về vấn đề gì? Văn bản có mấy cảnh chia tay đó là những cuộc chia tay nào? Tác giả đã dùng những chi tiết nào để diễn tả tâm trang của người anh, người em? Nhận xét về tình cảm anh em của Thành và Thủy qua các chi tiết đó? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn văn trên? Kể tên một số tác phẩm nghị luận xã hội khác cùng viết về đề tài. Trong phần mở đầu, tác giả dẫn dắt vào vấn đề như thế nào? Giải thích nhan đề của văn bản? Theo em những con búp bê có vai trò gì trong câu chuyện? Theo em, văn bản này có ý nghĩa ntn? Chỉ rõ tâm trạng của người anh trong đoạn? Theo em tại sao tác giả lại xen lẫn những đoạn miêu tả? Vai trò của nó? ?Theo em cuộc chia tay nào xúc động nhất? Hãy lí giải? Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Thủy ? Thi viết vẽ tranh, sáng tác thơ ca về đề tại gia đình? Tập làm văn: Liên kết trong văn bản Bố cục, mạch lạc trong văn bản. Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Nếu đoạn văn viết như vậy thì có tính liên kết chưa? Văn bản cần có sự liên kết về những mặt nào? Muốn đoạn văn hiểu được cần phải có những tính chất gì? Em hiểu liên kết nghĩa là gì? Liên kết có vai trò ntn trong văn bản? Như vậy để tạo sự liên kết của VB (trên) ta làm thế nào? Hãy sửa lại đoạn văn để En có thể hiểu được ý bố? Hãy chỉ ra sự thiếu liên kết trong đoạn văn? Sửa lại để trở thành 1 đoạn văn có nghĩa? Hãy đối chiếu với đoạn văn trong văn bản Mẹ tôi và nhận xét vì sao đoạn văn vừa đọc trở nên khó hiểu? Tạo lập đoạn văn theo chủ đề và chỉ ra tính liện kết của đoạn văn đó? Cho biết 2 câu chuyện trên có bố cục không? Cách kể trên không hợp lí ở chỗ nào? Bố cục thong thường của một văn bản có mấy phần? Theo em việc sắp xếp nội dung lá đơn theo trình tự như vậy có hợp lí không? Vì sao? Nêu nhiệm vụ của mỗi phần trong các văn bản tự sự, miêu tả đã học. Hãy sắp xếp lại nội dung lá đơn ấy cho phù hợp. Hãy sắp xếp lại bố cục của 2 văn bản đó? Qua đó em rút ra được điều gì khi trình bày 1 văn bản? Vì sao khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm tới bố cục? Tìm những VD thực tế để chứng minh vai trò tác dụng của bố cục trong văn bản . Kể lại câu chuyện Cuộc chia tay của những con búp bê theo một bố cục khác M¹ch l¹c lµ g×? Hãy xác định mạch lạc trong văn bản có tính chất gì trong các tính chất kể dưới đây? Vậy khái niệm mạch lạc trong văn bản được hiểu ntn? Mạch lạc có cần thiết trong văn bản không? Nêu những điều kiện để văn bản có tính mạch lạc? Toàn bộ sự việc trong văn bản “Cuộc chia tay …búp bê’’ xoay quanh sự việc chính nào? Em có nhận xét gì về mối liên hệ giữa các phần .các đoạn, các câu trong văn bản . Như vậy trong văn bản sẽ đồng thời tồn tại những yêu cầu nào . Có người nói mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo 1 trình tự hợp lí. Em có tán thành không? Vì sao? Hãy viết một đoạn văn có tính mạch lạc và chỉ ra tính mạch lạc trong đoạn văn vừa viết.

Ngày đăng: 23/01/2021, 15:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w