BÀI 14. HỘI CHỨNG KÍCH THÍCH RUỘTHội chứng kích thích ruột (HCKTR) là một sự rối loạn mạn tính chức năng ruột mà trong đó cơn đau vùng bụng có liên quan đến tiêu chảy từng đợt, đôi khi liên quan đến táo bón và cảm giác căng cứng bụng. HCKTR được ước tính ảnh hưởng 20% người trưởng thành ở các nước công nghiệp, trong đó 3 phần 4 số người bị không đi khám bác sĩ nhiều hơn là nam giới và tỉ lệ mắc bệnh cao hơn ở nữ giới. Nguyên nhân chưa rõ, HCKTR đôi khi có thể xuất hiện sau khi bị viêm dạ dày ruột. Nguyên nhân có thể liên quan đến stress, lo âu và trầm cảm. Số ít có nguyên nhân là không dung nạp thức ăn.Những điều cần biết•Tuổi Trẻ em, người lớn•Triệu chứngĐau dạ dày ruột, đau vùng bụngCăng cứng vùng bụng, đầy hơiRối loạn nhu động ruột, tiêu chảy vàhoặc táo bón•Các triệu chứng khác:Các triệu chứng về đường tiết niệu, đặc biệt là tiểu nhiều lầnChứng đau khi giao hợpÝ nghĩa của các câu hỏi và trả lờiTuổiVì những khó khăn trong việc chẩn đoán đau vùng bụng ở trẻ em, tốt nhất là nên chuyển cho bác sĩ chuyên khoa.HCKTR thường phát hiện ở tuổi thanh niên. Nếu một người trung niên có triệu chứng bệnh lần đầu tiên mà không có tiền sử bệnh về ruột thì nên giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa.Triệu chứngHCKTR có 3 triệu chứng chính: đau bụng (có thể giảm nhẹ sau khi tiêu), căng cứng bụngđầy hơi và rối loạn thói quen đi tiêu.Đau bụngCơn đau có thể xuất hiện bất kì chỗ nào trong vùng bụng, thường là giữa bụng hoặc bên trái và có thể nghiêm trọng. Khi cơn đau xuất hiện ở vùng bụng trên, nó có thể bị nhầm lẫn với loét dạ dày tá tràng hoặc đau túi mật. Vị trí đau khác nhau có thể khác nhau giữa từng người, và một người có thể có nhiều vị trí đau khác nhau. Đôi khi, cơn đau đến sau khi ăn và có thể giảm nhẹ sau khi đi tiêu.Đầy hơiCảm giác đầy hơi thường được báo cáo. Đôi khi nó trầm trọng đến nỗi phải nới lỏng quần áo.Nhu động ruộtTiêu chảy và táo bón có thể xuất hiện; Đôi khi xen kẽ nhau. Thường thấy khi đi tiêu nhiều vào buổi sáng. Bệnh nhân cần phải đi tiêu nhiều lần sau khi thức dậy, trong và sau khi đi ăn sáng. Sau khi đi tiêu có thể có cảm giác phân vẫn còn. Phân thường được miêu tả là mềm chứ không phải lỏng. Đôi khi phân giống như viên đạn nhỏ hoặc từng cục như phân thỏ, hoặc có dạng bút chì. Có thể xuất hiện nhầy đi kèm, không bao giờ có máu.Các triệu chứng khácBuồn nôn thường xuất hiện. Nôn ít xuất hiện hơn.Bệnh nhân có thể than phiền về những triệu chứng có vẻ không liên quan như: đau lưng, lơ mơ hoặc mệt mỏi. Triệu chứng đường tiết niệu có thể liên quan đến HCKTR như là tiểu nhiều, tiểu dắt và tiểu đêm. Một số phụ nữ đau khi giao hợp.Thời gian bịBệnh nhân có thể đến với bạn khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện hoặc miêu tả một chuỗi lặp lại những triệu chứng mà bắt đầu từ nhiều tháng hoặc nhiều năm. Nếu một người già có biểu hiện lần đầu tiên, tốt nhất là nên giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa.Tiền sử bệnhBạn cần biết bệnh nhân đi khám bác sĩ chưa và những gì bác sĩ nói với bệnh nhân. Tiền sử du lịch nước ngoài và viêm dạ dày ruột đôi khi là nguyên nhân của HCKTR. Để loại bỏ những nhiễm trùng không giải quyết được, nên giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa. Bất kì tiền sử phẫu thuật ruột nào cũng cần giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoaNhững yếu tố làm trầm trọng bệnhStress đóng vai trò chính và có thể thúc đẩy nhanh và trầm trọng triệu chứng.Caffein thường làm triệu chứng tồi tệ thêm do kích thích ruột và kích ứng dạ dày.Chất làm ngọt sorbitol và fructose cũng được báo cáo làm trầm trọng HCKTR. Các thức ăn khác cũng được bao gồm: sữa và sản phẩm từ sữa, sô co la, hành, tỏi, hẹ và tỏi tây.ThuốcBệnh nhân có thể đã dùng thuốc kê đơn hoặc OTC để trị bệnh. Bạn cần biết thuốc gì đã được sử dụng và hiệu quả của các thuốc này. Biết những thuốc gì bệnh nhân đang sử dụng cũng rất quan trọng. Ở nhiều bệnh nhân, HCKTR liên quan đến lo âu và trầm cảm, nhưng không chắc rằng đây là nguyên nhân hay kết quả của bệnh.Khi nào thì cần chuyển đến khám bác sĩ•Trẻ em•Người già không có tiền sử về HCKTR•Phụ nữ mang thai•Có máu trong phân•Giảm cân không nguyên nhân•Cẩn thận với bệnh nhân trên 45 tuổi với thói quen đi tiêu thay đổi•Dấu hiệu ruột bị tắcThời gian điều trị Triệu chứng nên cải thiện trong vòng 1 tuần sau khi bắt đầu điều trị.Điều trịThuốc chống co thắtĐây là thuốc chính của nhóm thuốc OTC điều trị HCKTR. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy các thuốc giãn cơ trơn có cải thiện đau bụng. Có thể sử dụng Ahverine citrate peppermint, mebeverine và hyoscine. Thuốc tác dụng trực tiếp lên cơ trơn của ruột, làm giãn cơ và do đó giảm đau bụng. Bệnh nhân nên theo dõi tiến triển bệnh trong vài ngày nên được yêu cầu quay lại trong vòng 1 tuần để bạn có thể theo dõi tiến triển của bệnh. Nên thử các loại thuốc chống co thắt khác nếu thuốc đầu tiên không hiệu quả. Tác dụng phụ hiếm khi xảy ra.Tất cả các thuốc chống co thắt đều chống chỉ định với chứng tắc liệt ruột (vd sau khi phẫu thuật bụng và trong viêm phúc mạc). Lúc này ruột không còn hoạt động và bị tắc. Triệu chứng bao gồm đau nặng, không đi tiêu và có thể nôn thức ăn tiêu hóa một phần. Cần ngay lập tức chuyển đến chuyên khoa.Alverine citrateAlverine citrate, liều 60120mg ( 1 hoặc 2 viên nang), 13 lần 1 ngày. Nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc với nước và không nhai thuốc. Tác dụng phụ hiếm gặp, một số triệu chứng như buồn nôn, choáng váng, ngứa ngáy, phát ban và đau đầu thỉnh thoảngđược báo cáo. Thuốc không nên dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú hoặc trẻ em. Alverine citrate còn được dùng trong phối hợp với cây trômDầu bạc hàDầu bạc hà được dùng trong nhiều năm như một thuốc hỗ trợ tiêu hóa và có tác động chống co thắt cơ trơn. Sử dụng 12 viên nang chứa 0.2ml dầulần, 3 lần một ngày, 1530 phút trước bữa ăn. Thuốc được bào chế hòa tan trong ruột, để dầu bạc hà qua được dạ dày và ruột non. Bệnh nhân nên được nhắc nhở không được nhai viên thuốc bởi vì nó không chỉ làm cho việc điều trị kém hiệu quả, mà còn gây kích ứng miệng và thực quản.Thuốc này không nên dùng cho trẻ em. Đoi khi, dầu bạc hà còn gây ợ nóng và tốt nhất nên tránh với bệnh nhân đã bị ợ nóng. Hiếm gặp tình trạng dị ứng, phát ban, đau đầu và run cơ đã được báo cáo trong những ca tương tự. Một thử nghiêm lâm sàng gồm 110 người cho thấy sự tiến triển trong cơn đau vùng bụng, căn cứng bụng và đi tiêu nhiều lần. Mebeverine hydrochlorideMebeverine hydrochloride liều 135mg, 3 lần 1 ngày. Thuốc nên được dùng 20 phút trước khi ăn. Không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 10 tuổi hoặc bệnh nhân rối loạn chuyển hóa porphyrin.Hyoscine