1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hướng dẫn sử dụng thuốc Khó tiêu powerpoin

48 25 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 14,9 MB

Nội dung

I.ĐẠI CƯƠNG1.Định nghĩaChứng khó tiêu là triệu chứng lâm sàng phổ biến, hay gặp ở các hiệu thuốc cộng đồng và thường được tự chẩn đoán bởi bệnh nhân. Hoặc ta có thể hiểu đơn giản: Khó tiêu là cảm giác khó chịu hoặc đau ở ½ phần bụng trên, bắt nguồn từ ống tiêu hóa trên, có liên quan đến bữa ăn. Hằng năm có 25% dân số mắc phải.2.Triệu chứngĐầy hơi.Buồn nôn và ói mửa.Cảm giác bỏng rát ở dạ dày.Dễ cảm thấy no sau khi ăn một bữa ăn bình thường.Xuất hiện vị chua trong mệng.Đau bụng.Ợ hơi.Triệu chứng điển hình nhất: khó chịu vùng bụng trên (vùng giữa rốn và xương ức).3.Nguyên nhânKhó tiêu được coi là một triệu chứng chứ không phải là một căn bệnh. Một số bệnh có thể gây ra chứng khó tiêu:•Khó tiêu chức năng: Khoảng 5070% bệnh nhân khó tiêu mạn tính (ít nhất 12 tuần) qua nội soi không tìm thấy có tổn thương. Những bệnh nhân này được chẩn đoán là “khó tiêu chức năng” hoặc “khó tiêu không loét”  nhóm bệnh nhân khó điều trị.•Trào ngược dạ dàythực quản (GERD): 515%.•Loét dạ dày, tá tràng: 1525%.•Ung thư dạ dày.•Béo phì.•Căng thẳng hoặc quá lo lắng.•Hội chứng ruột kích thích (IBS): co thắt bất thường của đại tràng.•Viêm dạ dày, thường là do Helicobacter pylori.•Thiếu máu mạch vành. Một số thuốc có thể gây ra hội chứng khó tiêu:•Aspirin.•NSAID.•Tetracycline.•Theophylline.•Thuốc chống trầm cảm 3 vòng,….Ngoài ra còn có thể do thức ăn, đồ uống có cồn, lo lắng, stress, trầm cảm, thuốc lá.4.Tuổi tácChứng khó tiêu hiếm gặp ở trẻ em.Thận trọng ở những bệnh nhân lần đầu mắc chứng khó tiêu từ 45 tuổi trở lên, nên đi khám bác sĩ.Ung thư tiêu hóa hiếm gặp ở người trẻ nhưng thường xảy ra ở những bệnh nhân trên 50 tuổi  Phải hỏi tiền sử bệnh.5.Khai thác tiền sử bệnh Chứng khó tiêu diễn ra dai dẳng hoặc tái diễn đều đặn hoặc những bệnh nhân không đáp ứng điều trị thì nên đến bác sĩ thăm khám.II.ĐẶC ĐIỂM ĐAU TRIỆU CHỨNG KÈM THEO CỦA HỘI CHỨNG KHÓ TIÊU1.Viêm loétViêm loét có thể xảy ra ở dạ dày hoặc tá tràng.Viêm loét tá tràng phổ biến hơn và có những triệu chứng khác so với viêm loét dạ dày.Viêm loét có sự có mặt của vi khuẩn H.pylori và có thể trở nên trầm trọng hơn hoặc diễn biến nhanh hơn do hút thuốc và dùng nhóm NSAID. Viêm loét tá tràngĐau chủ yếu ở vùng bụng trên, hơi lệch về bên phải.Vị trí đau thường dễ dàng xác định bằng một ngón tay.Đau âm ỉ và hay xuất hiện khi dạ dày rỗng, đặc biệt là vào ban đêm.Đau giảm khi ăn (thức ăn béo nhiều dầu mỡ sẽ gây đau nặng hơn) và khi dùng các thuốc kháng acid. Viêm loét dạ dàyĐau ở vị trí thượng vị nhưng khó xác định chính xác.Đau tăng lên khi ăn và thường có buồn nôn, nôn.Bệnh nhân thường chán ăn và các triệu chứng khác kéo dài dai dẳng và ngày càng nặng.2.Sỏi mậtMột hoặc vài viên sỏi có thể tạo ra ở túi mật, phía dưới gan.Túi mật chứa mật và định kỳ bơm mật vào tá tràng thông qua ống dẫn mật để tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là chất béo.Sỏi mật có thể gây tắc ống dẫn mật khi tiết mật, gây ra những cơn đau vùng bụng trên ở rìa hạ sườn phải.Những thức ăn nhiều dầu mỡ dễ dàng gây đau.Dễ nhầm lẫn với viêm loét tá tràng.3.Trào ngược dạ dày – thực quảnThức ăn từ thực quản đưa xuống dạ dày, dạ dày tiết ra acid tiêu hóa thức ăn. Bề mặt dạ dày có khả năng chống lại tác dụng kích ứng của acid nhưng thực quản thì không.Cơ vòng thực quản hoạt động để ngăn chặn acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản.Khi cơ vòng này bị yếu, acid từ dạ dày có thể bị rò rỉ lên thực quản. Triệu chứng xuất hiện được miêu tả như ợ nóng nhưng nhiều bệnh nhân nghĩ khó tiêu và ợ nóng là một.Ợ nóng là cảm giác đau ở bụng trên, đằng sau xương ức và vượt lên phía trên. Thường xuất hiện sau một bữa ăn lớn hoặc bệnh nhân gập người hoặc nằm xuống. Sau khi ợ nóng, người bệnh có thể thấy đắng miệng hoặc chua miệng.Ợ nóng có thể điều trị bởi dược sĩ nhưng một số trường hợp phải hỏi ý kiến bác sĩ.4.Hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một tình trạng bệnh phổ biến, không nặng nhưng rất khó chịu. Bao gồm các triệu chứng gây ra do sự co thắt của đại tràng.Thường xuất hiện táo bón và tiêu chảy luân phiên nhau. Tiêu chảy thường tệ hơn vào buổi sáng. Có biểu hiện đau bụng dưới (bên dưới rốn, cả 2 phía), cũng có thể ở bụng trên  dễ nhầm lẫn với khó tiêu.Sự thay đổi thói quen đại tiện nếu kéo dài phải đi khám bác sĩ.5.Đau thắt ngực không điển hìnhĐau thắt ngực là cảm giác đau bó nghẹt, thắt lại vùng giữa ngực. Cảm giác đau từ phía bụng trên hoặc vùng ngực dưới.Cơn đau thắt ngực có thể xuất hiện sau khi hoạt động nặng, gắng sức.  Nên đi gặp bác sĩ.III.CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ THÓI QUEN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỨNG KHÓ TIÊUĐồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, cay.Đồ uống có cồn. Có thể gây khó tiêu, làm trầm trọng ổ viêm loét và tăng đau bụng do sỏi mật.Ăn quá nhiều thức ăn mỗi bữa ăn.Ăn đêm quá muộn.Ăn quá nhanh.Hút thuốc.Căng thẳng.IV.SỬ DỤNG THUỐC ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỨNG KHÓ TIÊUThuốc đã sử dụng: Những bệnh nhân đã có sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc điều trị phù hợp nhưng vẫn không hiệu quả hoặc hiệu quả không được duy trì nên gặp bác sĩ.Có rất nhiều thuốc đem đến tác dụng phụ trên hệ ruột – dạ dày, vì thế dược sĩ cần xác định được các thuốc bệnh nhân đang sử dụng để có hướng điều chỉnh phù hợp. Nhóm NSAID: Liên quan đến nguyên nhân gây ra viêm loét và chảy máu tại ổ viêm loét.Độc tính sẽ tăng lên theo liều, đặc điểm của các thuốc trong nhóm NSAID là khác nhau, có thể gây khó tiêu. Thường gặp ở những bệnh nhân lớn tuổi. Nếu chứng khó tiêu kéo dài và nghiêm trọng ở những bệnh nhân đang sử dụng nhóm thuốc NSAID thì phải hỏi ý kiến của bác sĩMột nghiên cứu về số ca cấp cứu ở 2 bệnh viện thuộc 2 khu vực ở Anh về bệnh dạ dày – ruột cho thấy số lượng ca cấp cứu có liên quan đến NSAID khoảng 12.000 ca, với 2.500 ca tử vong. Aspirin, Ibuprofen, Sắt: Là một trong số các thuốc có thể gây ra triệu chứng khó tiêu. Phải đi khám bác sĩ nếu có những triệu chứng sau:Trên 45 tuổi, các triệu chứng xuất hiện lần đầu tiên.Các triệu chứng dai dẳng (không thuyên giảm sau 5 ngày) hoặc tái phát.Đau kinh khủng.Máu trong dịch nôn hoặc trong phân.Đau nặng hơn dù đã can thiệp bằng thuốc.Nôn kéo dài.Các thuốc điều trị không có hiệu quả.Nghi ngờ phản ứng có hại của thuốc.Sụt cân.Trẻ em.V.ĐIỀU TRỊ Lâm sàngVới việc khai thác tiền sử bệnh tỉ mỉ và khám lâm sàng cẩn thận có thể giúp phân biệt giữa khó tiêu và các cơn đau do mật tụy trong đa số trường hợp. Nhưng nếu chỉ đơn thuần dựa vào tiền sử bệnh và khám lâm sàng thì sẽ chẩn đoán sai đến 50% các trường hợp loét dạ dày tá tràng hoặc GERD, và mức độ chẩn đoán đúng khó tiêu chỉ đạt 925%.Khai thác thêm các triệu chứng của đường tiêu hóa dưới và các triệu chứng ngoài đường tiêu hóa. Nếu có nhiều triệu chứng ngoài đường tiêu hóa như mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, và tiểu lắt nhắt thì nên nghĩ nhiều đến tình trạng rối loạn chức năng, như hội chứng rối loạn lo âu (anxiety).Phải chú ý đến các loại thuốc mà bệnh nhân đang dùng, như Aspirin, NSAIDS, ức chế COX2, và nên ngưng dùng nếu có thể được. Nếu không thể ngưng các thuốc này thì cần dùng thêm PPI. Cận lâm sàngChỉ định nội soi tiêu hóa trên ở những bệnh nhân khó tiêu:•Thiếu máu cấp.•Đi tiêu phân đen (xuất huyết tiêu hóa).•Nôn ói dai dẳng, nuốt khó tiến triển, nuốt đau.•Sụt cân.•Tuổi > 50.•Dùng NSAID lâu dài.•Tiền sử gia đình có ung thư dạ dày, tá tràng.Đối với các bệnh nhân khó tiêu không có triệu chứng báo động, có 3 cách tiếp cận như sau:•Nội soi chẩn đoán đường tiêu hóa trên, sau đó điều trị tùy theo nguyên nhân.•Test H.pylori không xâm lấn, sau đó điều trị theo kết quả xét nghiệm.•Điều trị kháng tiết acid từ 24 tuần. Thuốc điều trịMột khi đã loại trừ được các bệnh nghiêm trọng, việc điều trị chứng khó tiêu bằng thuốc kháng acid hoặc kháng thụ thể H2 được khuyên dùng và thường có hiệu quả. Dạng bào chế sẽ được lựa chọn dựa trên các triệu chứng của từng bệnh nhân.Không sử dụng thức ăn nhiều chất béo, đồ uống có cồn, hút thuốc lá vì sẽ làm nặng thêm các triệu chứng. Thuốc kháng acid, chống trào ngược và chống loétBởi vì làm tăng pH dạ dày, các thuốc kháng acid có thể phá hỏng lớp vỏ bao của thuốc dạng bao tan trong ruột. Sẽ xảy ra tác dụng phụ nếu dược chất tiếp xúc với dạ dày.Kích thước tiểu phân nhỏ làm tăng diện tích tiếp xúc với dạ dày.Phần bao bên ngoài thuốc để bảo vệ dược chất bên trong khỏi pH acid, không sử dụng đồng thời với thuốc kháng acid.Uống các thuốc khác và thuốc kháng acid cách nhau 1h để giảm tương tác thuốc.Uống vào thời điểm sau khi ăn có thể kéo dài tác dụng đến 3h so với việc uống trước khi ăn (chỉ kéo dài tác dụng từ 30p1h).Thuốc kháng acid được sử dụng tốt nhất sau khi ăn khoảng 1h vì tốc độ tháo rỗng dạ dày chậm và thuốc sẽ tồn tại trong dạ dày lâu hơn.Thuốc kháng acid có thể làm giảm sự hấp thu của một số kháng sinh, kháng nấm và các thuốc ức chế men chuyển.Sự thay đổi pH sau khi sử dụng thuốc kháng acid có thể dẫn đến giảm hấp thu sắt nếu như uống cùng với sắt do sự tạo thành muối sắt không tan khi thay đổi pH.  Nên sử dụng vào 2 thời điểm khác nhau.Dạng lỏng hiệu quả hơn dạng rắn, dễ sử dụng hơn, tác dụng nhanh và có khả năng trung hòa được lượng acid nhiều hơn.Bệnh nhân có thể dùng cả 2 dạng thuốc, tùy theo hoàn cảnh thuận tiện nhất (dạng viên sử dụng trong giờ làm việc, dạng lỏng sử dụng ngoài giờ làm việc).Famotidin và ranitidin:Có thể điều trị khó tiêu và ợ nóng ngắn.Ranitidin được dùng tối đa trong 2 tuần.Famotidin được dùng tối đa là 6 ngày.Muối Al và Mg:Thuốc kháng acid có nguồn gốc từ nhôm rất hiệu quả, có khuynh hướng làm rắn phân, do vậy có thể dùng cho bệnh nhân bị tiêu chảy nhẹ, nên tránh dùng cho những bệnh nhân bị táo bón hoặc lớn tuổi.Muối magie có hiệu quả kháng acid tốt hơn muối nhôm, có xu hướng gây tiêu chảy thẩm thấu do tạo ra các muối magie không tan, sử dụng được cho những bệnh nhân bị táo bón.Các chế phẩm chứa 2 loại muối này gây khó chịu nhẹ ở ruột, cần hỏi ý kiến dược sĩ trước khi sử dụng.Calci carbonat:Calci carbonat dùng phổ biến trong các công thức thuốc không kê toa. Có tác dụng nhanh, kéo dài và hiệu quả trong việc trung hòa acid.Thuốc có thể gây tình trạng tăng acid “bật lại”, nếu dùng kéo dài với liều cao có thể gây tăng calci máu.Sử dụng đồng thời Calci carbonat và Natri bicarbonat với lượng lớn cùng với sữa sẽ gây ra hội chứng kiềmsữa. Điều này liên quan đến việc tăng calci máu, nhiễm kiềm chuyển hóa và tổn thương ở thận. Các triệu chứng: buồn nôn, nôn, chán ăn, đau đầu và rối loạn thần kinh. Thuốc điều hòa tiêu hóa, chống đầy hơi và kháng viêmDomperidon:Domperidon được dùng để loại bỏ khí tích tụ trong đường tiêu hóa.Domperidon 10 mg có thể sử dụng để điều trị những triệu chứng của dạ dày sau bữa ăn như đầy bụng, buồn nôn, cảm giác căng đầy thượng vị và ợ hơi, thường là khó chịu vùng thượng vị và ợ nóng.Thuốc làm tăng tốc độ làm rỗng dạ dày và thời gian co bóp ở ruột non và tăng trương lực cơ của cơ vòng thực quản. Thuốc này có thể dùng cho bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên.Liều cao nhất mỗi lần uống là 10 mg và liều cao nhất trong ngày là 40 mg.Domperidon được dùng để điều trị buồn nôn và nôn cần phải được kê đơn bởi bác sĩ.Không nên dùng Domperidon cho bệnh nhân có kéo dài khoảng QT, bệnh nhân rối loạn điện giải rõ rệt hoặc đang bị bệnh về tim, hoặc dùng chung với thuốc làm kéo dài khoảng QT hoặc thuốc ức chế mạnh CYP3A4, bệnh nhân > 60 tuổi sẽ tăng nguy cơ độc tính trên tim.Natri bicarbonat:Đây là thuốc kháng acid hấp thụ duy nhất có ích trên lâm sàng. Được dùng để loại bỏ khí tích tụ trong đường tiêu hóa.Thuốc này tan trong nước, tác dụng nhanh và trung hòa acid hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc kháng acid có chứa Natri bicarbonat không được sử dụng trên một số bệnh nhân cần hạn chế lượng natri đưa vào cơ thể (bệnh nhân bị suy tim sung huyết).Natri bicarbonat làm tăng đào thải Li, làm giảm nồng đọ Li trong máu  cần xem xét kỹ lưỡng.Sử dụng Natri bicarbonat kéo dài có thể dẫn tới nhiễm kiềm chuyển hóa và tổn thương ở thận.  Chỉ nên sử dụng ngắn hạn.Sử dụng Natri bicarbonat trong các trường hợp cấp tính phù hợp hơn trường hợp khó tiêu mạn tính.Dimeticon:Được thêm vào công thức bào chế các thuốc kháng acid để ức chế tạo bọt khí.Thuốc này làm giảm sức căng bề mặt và giúp cho sự đào thải khí bằng cách tạo hơi trong dạ dày hoặc việc ợ.Tuy nhiên chưa chắc chắn về lợi ích của thuốc.Ngoài ra còn một số loại chế phẩm giúp loại bỏ khí, như thuốc chứa dầu caraway, cồn thuốc thảo quả, cỏ bạc hà mèo, cồn thuốc quế, tinh dầu đinh hương, tinh dầu thì là, tinh dầu tiểu hồi, tinh dầu bạc hà, ….

Ngày đăng: 23/01/2021, 00:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w