UBND HUYỆN THÁI THỤY PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ------ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thụy Dương, ngày 07 tháng 12 năm2010BÁOCÁOKIỂMTRA THỰC HIỆN XÂY DỰNGTRƯỜNGTHCSĐẠTCHUẨNQUỐCGIA Đơn vị: TrườngTHCS Thụy Dương HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH - Thực hiện theo Thông tư 06/2010/TT-BGĐT ngày 26/02/2010 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạtchuẩnquốc gia; - Căn cứ văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 - 2011 bậc Trung học của Sở GD-ĐT Thái Bình; - Thực hiện công văn số 663/SGDĐT ngày 09/11/2010 của Sở GD-ĐT Thái Bình về việckiểmtra định kỳ và kiểmtra lại trường trung học đạtchuẩnquốcgia và hướng dẫn thực hiện của Phòng GD-ĐT Thái Thụy; - Thời gian: Vào hồi 07h 30 phút, ngày 07/12/ 2010 - Tại: TrườngTHCS Thụy Dương, xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy. - Thành phần: Gồm có các ông, bà có tên sau đây: 1) Ông Phạm Văn Quảng - Chủ tịch UBND xã - Chủ tịch Hội đồng 2) Ông Trần Văn Tuyên - Trưởng ban Văn hoá xã - Phó Chủ tịch Hội đồng 3) Ông Nguyễn Trung Kiên - Hiệu trưởngtrườngTHCS - Uỷ viên 4) Ông Bùi Thành Trung - Phó Hiệu trưởngtrườngTHCS - Uỷ viên 5) Ông Đoàn Văn Thiện - Trưởng ban Ban đại diện CMHS - Uỷ viên 6) Bà Phạm Thị Thủy - Chủ tịch công đoàn cơ sở - Uỷ viên 7) Bà Đàm Thị Nhài - Tổ trưởng tổ KHXH - Uỷ viên 8) Bà Nguyễn Thị Nga - Tổ trưởng tổ KHTN - Uỷ viên Đã tiến hành tự kiểmtra lại kết quả xây dựngtrườngTHCSđạtchuẩnquốcgia của nhà trường và báo cáo kết quả xâydựng trường trung học đạtchuẩnquốcgia như sau: 1 TIÊUCHUẨN 1: Tổ chức nhà trường (Điều 4): 1) Lớp học: STT KHỐI LỚP SỐ HỌC SINH BÌNH QUÂN SỐ HỌC SINH / LỚP GHI CHÚ 1 Khối 6 72 36 2 Khối 7 60 30 3 Khối 8 54 27 4 Khối 9 56 28 Toàn trường 242 30,25 2) Tổ chuyên môn: a- Nhiệm vụ hàng năm về hoạt động của tổ chuyên môn: Nhà trường thành lập hai tổ chuyên môn: Trong năm học 2010-2011, Tổ KHXH có 9 thành viên, Tổ trưởng là cô giáo Đàm Thị Nhài, Phó tổ trưởng là cô Vũ Thị Nguyệt; Tổ KHTN có 7 thành viên, Tổ trưởng là cô Nguyễn Thị Nga, Phó tổ trưởng là cô Bùi Thị Yến. Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo của Sở GD - ĐT Thái Bình, Phòng GD - ĐT Thái Thụy, trên cơ sở kế hoạch hoạt động của nhà trường, hai tổ chuyên môn đã xâydựng kế hoạch hàng năm, tháng, tuần và chỉ đạo các thành viên trong tổ thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra. Dạy đủ, đúng phân phối chương trình quy định. Tăng cường bồi giỏi, phụ kém để nâng cao chất lượng dạy học. Hội giảng nhiều nămđứng thứ nhất cụm và có giáo viên tham dự Hội giảng huyện, Hội giảng Tỉnh đạt giải cao. (cô Đoàn Thị Tâm – Giải ba tại Hội giảng Tỉnh năm học 2006-2007 (môn Thể dục), cô Nguyễn Thị Nga – Giải ba tại Hội giảng huyện năm học 2008-2009 (môn Hoá học), cô Phạm Thị Tươi – Giải nhất tại Hội giảng huyện năm học 2009-2010 môn Ngữ văn, …). b- Thực hiện các chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBGV trong tổ chuyên môn: - Hàng năm mỗi tổ chuyên môn tổ chức được ít nhất 3 chuyên đề, 3 ngoại khoá giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn. Ngoài ra còn triển khai các chuyên đề thực hiện tại huyện và cụm có tác dụng lớn cho việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học. c- Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên (ngắn hạn, dài hạn): - Bố trí chuyên môn hợp lý để giáo viên có thể theo học các lớp chuyên môn dài hạn: Trong những năm gần đây đã có 6 giáo viên tốt nghiệp Đại học tại chức, 3 giáo viên có văn bằng 2 (năm học 2010-2011 cử 2 giáo viên đi học văn bằng 2 môn Địa lí). Hiện nay có 3 giáo viên đang theo học. Tổng số CBGV có bằng Đại học (trên chuẩn) là 10. 2 - Chú trọng công tác tự bồi dưỡng cho mỗi giáo viên. Trong đó chú trọng tự học để ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và giáo dục. 3) Tổ văn phòng: a) Số người đảm nhận các công việc: hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ, kế toán, thủ quỹ, y tế học đường, bảo vệ, phục vụ, thủ kho . theo quy định hiện hành của Điều lệ trường Trung học (Tính số lượng theo biên chế nhà nước và hợp đồng theo nhu cầu của nhà trường và địa phương, cả kiêm nhiệm .) - Có một nhân viên Thư viện (kiêm Thủ qũy, y tế học đường) có trình độ Trung cấp; một nhân viên kế toán trình độ Trung cấp chuyên ngành hệ chính quy. - Bảo vệ: Địa phương hợp đồng. - Tất cả nhân viên đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, được chuyên môn Phòng GD-ĐT, Phòng TC-KH đánh giá cao. b) Các loại sổ sách, hồ sơ quản lí và kết quả sử dụng (Theo Điều lệ trường Trung học) Có đầy đủ các loại sổ, hồ sơ quản lý; sử dụngđúng theo quy định tại Điều lệ trường Trung học và những quy định theo hướng dẫn của từng loại sổ. 4) Hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường: Hội đồng trường và các hội đồng khác (hội đồng giáo dục, thi đua - khen thưởng, kỷ luật, .) trong nhà trường được thành lập và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo đúng Điều lệ trường trung học và các qui định hiện hành; hoạt động có kế hoạch, nền nếp, đạt hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, xâydựng nền nếp kỷ cương của nhà trường. Ban đại diện cha mẹ học sinh đã tích cực giúp đỡ nhà trường trong xâydựng cơ sở vật chất, xâydựng cảnh quan nhà trường, trong khen thưởng, động viên giáo viên giỏi, học sinh giỏi. 5) Tổ chức Đảng và các đoàn thể: a- Chi bộ Đảng CSVN nhiều nămđạttiêuchuẩn Chi bộ trong sạch, vững mạnh. (Số Đảng viên trong Chi bộ là 11/20 CBGV = 55,00%) Chú trọng công tác phát triển Đảng: Năm học 2009 - 2010 kết nạp 01 Đảng viên. Năm học 2010 - 2011 đang theo dõi, phát triển và làm hồ sơ đề nghị kết nạp Đảng cho một giáo viên. b- Công đoàn giáo dục, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh được cấp huyện công nhận đạt danh hiệu: - Công đoàn: Vững mạnh. - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: mạnh, dẫn đầu trong các hoạt động ở địa phương. - Liên đội TNTP Hồ Chí Minh: Liên đội mạnh. - Các tổ chức quần chúng khác: Hoạt động có nề nếp, có đóng góp tích cực vào nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 3 TIÊUCHUẨN 2: Cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên (Điều 6): 1) Cán bộ quản lí: - Trên chuẩn: 2 / 2 = 100 % ; - Chuẩn hoá về lí luận (Trung cấp hay sơ cấp chính trị) : Trung cấp - Chuẩn hoá về quản lí giáo dục: 2 / 2 = 100 % - Xếp loại của Phòng GD-ĐT về công tác quản lí năm học 2009-2010: Loại tốt 2) Giáo viên, nhân viên: - Tổng số giáo viên: 16; - Tỉ lệ chuẩn hoá: 16/16 = 100 % - Trên chuẩn: 8/16 = 50,00 % ; - Chất lượng (năm học 2009-2010): 8/16 GV giỏi = 50,00 % (Trong đó GV giỏi tỉnh: 01 (Thầy Đoàn Văn Tăng) ; GV giỏi huyện: 07 (cô Nguyễn Thị Nga, Bùi Thị Yến, Phạm Thúy Ngàn, Lê Thị Xuân (Tổ KHTN), Vũ Thị Nguyệt, Phạm Thị Tươi, Phạm Thị Thủy (Tổ KHXH)). - 100 % CBGV được xếp loại khá trở lên. 3) Giáo viên (hoặc nhân viên) Thư viện, Thí nghiệm, Thực hành: - Nhân viên phụ trách công tác Thư viện có bằng trung cấp. Giáo viên kiêm nhiệm công tác thiết bị đã được đào tạo (đã được cấp chứng chỉ). Các giáo viên bộ môn: Công nghệ, Lý, Hoá, Sinh, Tin phụ trách các phòng bộ môn có trách nhiệm cao trong công việc được giao. - Cán bộ Thư viện, Thiết bị đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ. TIÊUCHUẨN 3: Chất lượng giáo dục (Điều 7) 1. Tỉ lệ học sinh bỏ học và lưu ban hàng năm: NĂM HỌC 2007-2008 2008-2009 2009-2010 HKI 2010-2011 Số HS Tỷ lệ Số HS Tỷ lệ Số HS Tỷ lệ Số HS Tỷ lệ Bỏ học 0 0 0 0 0 0 Lưu ban 0 0 0 0 3 1,31% 2. Chất lượng giáo dục: NĂM HỌC HẠNH KIỂM (%) HỌC LỰC (%) Tốt Khá TB Yếu giỏi Khá TB Yếu Kém 4 2007- 2008 70,8 25,0 4,2 (11) 0 13,8 49,2 31,2 5,8 (15) 2008- 2009 67,7 27,0 5,3 (13) 0 19,8 45,6 29,8 4,8 (12) 0 2009- 2010 66,67 25,88 6,14 (14) 1,32 (3) 17,98 45,18 31,14 5,7 (13) 0 HKI 10- 11 3. Các hoạt động giáo dục: - Thực hiện đúng quy định của Bộ GD - ĐT về thời gian tổ chức, nội dungcác hạt động giáo dục ở trong và ngoài giờ lên lớp. - Một số hoạt động hàng năm theo quy mô toàn trường: Hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 ; ngày thành lập Đoàn TNCSHCM 26/3 . Các hoạt động giáo dục tập trung vào 5 nội dung của phong trào thi đua ‘xây dựngtrường học thân thiện, học sinh tích cực’. 4. Hoàn thành nhiệm vụ được giao trong kế hoạch phổ cập giáo dục của địa phương : - Hàng năm đều thực hiện nghiêm túc công tác phổ cập GDTHCS, hoàn thành nhiệm vụ phổ cập được giao trong kế hoạch phổ cập THCS ở địa phương. - Cáctiêuchuẩn phổ cập đều đạt tỷ lệ cao. 5. Ứng dụng CNTT trong nhà trường: - Nhà trường có một phòng máy tính (được trang bị 10 máy tính từ năm 2006, đến nay chỉ còn 6 máy hoạt động được), 3 máy chiếu, 2 máy tính xách tay, 3 máy cho CBGV và một số phụ kiện khác. Đảm bảocác điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học, kiểmtra đánh giá. Tất cả cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh đều sử dụng được máy vi tính trong công tác, học tập. Nhà trường có trang web với địa chỉ : http://violet.vn/thcs-thuyduong-thaibinh/ bước đầu đi vào hoạt động. TIÊUCHUẨN 4: Cơ sở vật chất và thiết bị (Điều 8): 1) Khuôn viên nhà trường: - Tổng diện tích: 6788 m 2 ; Bình quân mỗi học sinh: 28 m 2 ; So với quy định chung của trườngTHCS khu vực nông thôn còn thiếu tổng số: 0 m 2 ; Hướng đề nghị địa phương giải quyết: Đưa vào quy hoạch theo đề án xây dựng nông thôn mới. Trong đó: - Khuôn viên: Khuôn viên nhà trường là một khu riêng biệt, diện tích : 6788 m 2 - Tường bao: Có tường baoxây kiên cố xung quanh khuôn viên. 5 - Cổng trường: Cổng xây, cánh cổng sắt tuy nhiên còn nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. - Biển tên trường: Có biển trường gắn ở cổng. - Bố trí mặt bằng tổng thể (đã hợp lí hay chưa hợp lí ): Đã hợp lý. 2) Cơ sở vật chất: a- Khu phòng học, phòng bộ môn: +) Các phòng học, phòng bộ môn có đủ ánh sáng, điện sáng, quạt mát, . theo quy định. Cụ thể: - Khu phòng học: Tổng số 8 phòng ; bình quân 01phòng / lớp học. - Bàn ghế học sinh: 120 bộ ; bàn ghế giáo viên: 12 bộ; Bảng đúng quy cách: 13 cái. +) Khu phòng bộ môn: - Phòng bộ môn: 03 (Lý – Sinh, Tin học và Hoá - Công nghệ). - Phòng học tiếng - Âm nhạc: 0 m 2 ; - Phòng nghe nhìn: 0 m 2 . - Các phòng chức năng khác: 0 m 2 . +) Phòng y- tế: 18 m 2 (cấp 4), có đủ cácdụng cụ sơ cứu ban đầu theo quy định. b- Khu phục vụ học tập: - Thư viện đã đạt (hay chưa đạt Thư viện 01): Đạtchuẩn 01 - Phòng giáo dục truyền thống: Có (Chung với Phòng họp Hội đồng giáo dục). - Khu luyện tập TDTT: Có - Phòng Đoàn Đội - Ytế: Có - Phòng làm việc của Công đoàn cơ sở: Có Ghi chú: Các khối phòng khu hiệu bộ xuống cấp nghiêm trọng, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. c- Khu văn phòng: - Phòng làm việc của hiệu trưởng: 19 m 2 (cấp 4) - Phòng làm việc của các Phó hiệu trưởng: không - Phòng giáo viên: không - Kho: 18 m 2 (Cấp 4) - Phòng thường trực - bảo vệ: Có (cấp 4). d- Khu sân chơi (Ghi cụ thể diện tính, số cây bóng mát, cây cảnh, thảm cỏ, diện tích che phủ, tình trạng sân cứng hay sân đất .) Khu sân chơi : Bê tông : 1800 m 2 . Sân cỏ: 1200 m 2 . Luôn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. Cây cảnh : 70 cây Cây bóng mát : 30 cây e- Khu vệ sinh (Ghi rõ theo yêu cầu của QĐ 27) 6 - Có khu vệ sinh riêng cho học sinh nam, nữ ; Bố trí hợp lý. - Khu vệ sinh của giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay. (Nhà trường đang tham mưu với các cấp và Ban đại diện CMHS xâydựng trong thời gian tới). f- Khu để xe cho giáo viên và học sinh: - Có khu để xe riêng cho học sinh được bố trí trong khuôn viên nhà trường, đảm bảo trật tự, an toàn. - Khu để xe của giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. (Nhà trường đã quy hoạch khu để xe , đang tham mưu xâydựng trong thời gian tới). g- Nước sạch và hệ thống thoát nước hợp vệ sinh: - Có đủ nước sạch cho các hoạt động dạy - học, các hoạt động giáo dục và nước sử dụng cho giáo viên, học sinh; có hệ thống thoát nước hợp vệ sinh. - Có hệ thống giếng khoan, lọc nước cho học sinh, giáo viên rửa chân tay, đồ dùng, thiết bị dạy – học. Có 2 bể nước mưa và hệ thống lọc nước hiện đại. - Có hệ thống cấp nước tưới cây ở vườn và thoát nước hợp lý. 3) Hệ thống công nghệ thông tin: - Nhà trường có 1 phòng máy (6 máy hoạt động) được kết nối internet để học sinh học tập, giải toán, giải Tiếng Anh trên mạng, . và có đường kết nối inetrnet đến khu hiệu bộ phục vụ công tác giảng dạy và quản lý. - Có Website thông tin trên mạng internet hoạt động thường xuyên, bước đầu hỗ trợ có hiệu quả cho công tác dạy học và quản lý nhà trường. TIÊUCHUẨN 5: Công tác xã hội hoá giáo dục (Điều 9) 1) Phối hợp giữa nhà trường và địa phương: - Hàng năm nhà trường tích cực tham mưu với Đảng và chính quyền địa phương về công tác giáo dục: Tổ chức Đại hội giáo dục cấp cơ sở, ra Nghị quyết về giáo dục, tăng cường xâydựng cở vật chất nhà trường, có phần thưởng cho giáo viên giỏi, học sinh giỏi, học sinh đỗ vào THPT . - Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, các thôn .) giáo dục đạo đức học sinh, vận động học sinh trở lại trường khi có dấu hiệu bỏ học. Chính vì vậy mà trong 5 năm trở lại đây Thụy Dương không có học sinh bỏ học. 2) Ban đại diện CMHS: - Ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập và hoạt động theo đúng qui chế hiện hành, hoạt động có hiệu quả trong việc kết hợp với nhà trường và xã hội để giáo dục học sinh. (Các cuộc họp, Hội nghị đều có biên bản). 3) Mối quan hệ và thông tin giữa Nhà trường, Gia đình và Xã hội : 7 - Được duy trì thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, phòng ngừa, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường. - Nhà trường thường xuyên kết hợp với Ban công an xã trong việckiểmtra an ninh học đường (định kỳ 2 lần/năm hoặc đột xuất). Kết hợp chặt chẽ với Trạm y-tế xã trong việc tuyên truyền về phòng chống bệnh dịch và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho giáo viên, học sinh. (định kỳ 2 lần/ năm và đột xuất). - Với nhiều hình thức như tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh, qua các Hội nghị, nhà trường đã huy động các lực lượng xã hội giúp đỡ nhà trườngxâydựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện 4) Huy động các nguồn lực cho giáo dục : - Huy động hợp lý và bước đầu có hiệu quả sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào các hoạt động giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và điều kiện nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường. 5) Thực hiện công khai theo thông tư 09 : - Thực hiện đúngcác qui định về công khai điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, các nguồn kinh phí được đầu tư, hỗ trợ của nhà trường theo đúng qui định hiện hành. Chính vì vậy mà nhà trường đã nhận được sự giúp đỡ rất vô tư của CMHS, các lực lượng xã hội và các cá nhân hảo tâm trong xâydựng cơ sở vật chất. TÓM TẮT NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CẦN KHẮC PHỤC I. Ưu điểm: Trong những năm qua, trườngTHCS Thụy Dương đã có những chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng dạy – học. Ba năm liền trường luôn xếp thứ nhất trong cụm về tỷ lệ học sinh thi đỗ vào hệ A – THPT. (Năm 2005-2006: xếp thứ 3/7; năm 2006-2007, 2007-2008, 2008-2009: xếp thứ 1/7, năm học 2009-2010: xếp thứ 3/7, có 38/49 = 77,6% em thi đỗ hệ A THPT). Về xâydựng cơ sở vật chất, cảnh quan trường học, từng bước đáp ứng cáctiêuchuẩn của trườngchuẩnQuốc gia. Chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng được nâng cao. Công tác xã hội hóa giáo dục đạt hiệu quả cao . Từ năm học 2005-2006 đến nay (5 năm liền) trường đã phấn đấu đạt danh hiệu trường Tiên tiến xuất sắc, được Sở GD - ĐT Thái Bình, UBND huyện Thái Thụy tặng Giấy khen. II. Hạn chế: Tuy đã được cải thiện nhiều nhưng cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu nhiều: Khu hiệu bộ đã xuống cấp nghiêm trọng, thiếu các phòng chức năng : Phòng nghe nhìn, phòng học tiếng, phòng Đoàn Đội, phòng thi đấu Thể thao Ngoài ra còn công trình vệ sinh, khu để xe của giáo viên, cổng trường, máy tính cho học sinh học tập và giáo viên giảng dạy . chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. 8 TỪ NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ TRÊN ĐÂY, ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG KIẾN NGHỊ : - Các cấp, các ngành tiếp tục giúp đỡ nhà trường nâng cao chất lượng 5 tiêuchuẩn của trườngchuẩnQuốc gia. - Trước mắt đề nghị các cấp, các ngành giúp đầu tư, hỗ trợ xâydựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường trong năm học này và những năm tiếp theo. - Từ năm 2005 (năm được công nhận trườngTHCSđạtchuẩnQuốc gia) đến nay, nhà trường được Đảng ủy, HĐND, UBND xã, Ban đại diện CMHS quan tâm đầu tư xâydựng CSVC, cải tạo cảnh quan: xâydựng khu vệ sinh của học sinh, khu lán xe của học sinh, khu sân chơi, bãi tập, hệ thống quạt mát, điện sáng … Tuy nhiên việc đầu tư còn rất nhiều hạn chế so với yêu cầu thực tế đặt ra. HIỆU TRƯỞNG TM. UBND XÃ CHỦ TỊCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA TỰ KIỂMTRA ( Kí và ghi rõ họ tên ) Ghi chú: sau khi tổ chức tự kiểm tra, mỗi đơn vị lập Biên bản này thành 15 bản ( UBND xã: 1 bản; gửi về Phòng GD&ĐT: 2 bản ; lưu tại trường THCS: 12 bản; ). 9 . hành tự kiểm tra lại kết quả xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia của nhà trường và báo cáo kết quả xây dựng trường trung học đạt chuẩn quốc gia như. phúc Thụy Dương, ngày 07 tháng 12 năm 2010 BÁO CÁO KIỂM TRA THỰC HIỆN XÂY DỰNG TRƯỜNG THCS ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA Đơn vị: Trường THCS Thụy Dương HUYỆN THÁI THỤY,