Nhà văn Maxim Gorky – nhà văn kiệt xuất của nền văn học Nga vào thế kỉ XX, đã từng nhận định: “Truyện cổ tích luôn chiếu rọi ánh sáng vào một thế giới khác”. Nhận định ấy hoàn toàn xác đáng. Thế giới khác được soi rọi và dẫn đường bởi ánh sáng của cổ tích. Thế giới của những ước mơ, hoài bão, khát vọng của những “miền đất hứa”, của những “vầng trăng cổ tích”, của những xã hội “thần tiên”. Thế giới mà chủ nghĩa nhân văn được đề ca ngợi, trân quý. Đọc truyện cổ tích, ta bắt gặp những giấc mơ đẹp của người bình dân xưa. Ta mơ, khi hiện thực không đáp ứng được sự mong mỏi, cho nên phải hướng về một thế giới khác, tươi đẹp hơn, đúng như mong muốn của mình. Người xưa cũng vậy, cuộc sống của họ là một bể khổ tưởng như khó lòng thoát ra khỏi được. Một cuộc sống luôn bị thiên tai, áp bức chiến tranh…