ĐỀ KIỂM TRA HỌCKỲ 1 NĂM HỌC 2009-2010 MÔN: VẬT LÝ LỚP 6 (Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề) A- Phần trắc nghiệm: (5đ) Khoanh tròn câu đúng Câu 1: Một lần làm thí nghiệm đo thể tích của vật rắn không thấm nước, một bạn nhận thấy rằng: khi bỏ hòn đá chìm hoàn toàn trong bình chia độ thì mực nước ngang với vạch 100cm 3 . Nhưng khi lấy hòn đá ra thì mực nước trong bình lại ngang với vạch 59cm 3 . Hỏi thể tích của hòn đá là bao nhiêu? Cho rằng hòn đá không thấm nước và bỏ qua lượng nước bám xung quanh hòn đá. A. 41 cm 3 B. 59 cm 3 C. 100 cm 3 D. 159 cm 3 Câu 2: Gió đã thổi căng một cánh buồm, vậy gió đã tác dụng lên cánh buồm lực gì? A. lực kéo B. lực đẩy C. lực hút D. lực căng Câu 3: Nếu không có ảnh hưởng của gió thì khi ta thả một viên bi, viên bi sẽ rơi theo phương nào? A. Phương thẳng đứng B. Phương nằm xiên C. Phương nằm ngang D. Phương hợp với mặt phẳng ngang một góc 30 0 Câu 4: Sức nặng của một người chính là: A. khối lượng của người B. trọng lượng của người C. khối lượng hoặc trọng lượng của người D. lượng chất chứa trong người Câu 5: Dụng cụ nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy? A. Cái kéo B. Cái kìm C. Cái cưa D. Cái mở nút chai Câu 6: Treo vật nặng có trọng lượng 1N thì lò xo xoắn giản ra 1,5cm. Vậy muốn lò xo dãn ra 6cm thì phải treo vật nặng có trọng lượng là bao nhiêu? A. 3N B. 4N C. 5N D. 6N Câu 7: Để đo trọng lượng của một vật ta dùng: A. lực kế B. cân đòn C. thước D. bình chia độ Câu 8: Công thức tính khối lượng riêng của vật: A. D = m.V B. D = p.m C. D = m V D. m = D.V Câu 9: Nếu sữa trong hộp có khối lượng tịnh là 0,2kg và có thể tích là 0,155m 3 thì trọng lượng riêng của sữa bằng bao nhiêu? A. 12903 N/m 3 B. 1290,3 N/m 3 C. 1,2903 N/m 3 D. 0,031 N/m 3 Câu 10: Để đưa thùng đựng dầu lên xe tải, một người đã lần lượt dùng 4 tấm ván làm mặt phẳng nghiêng để kéo thùng lên. Lực kéo thùng trên các tấm ván 1, 2, 3, 4 có độ lớn lần lượt là 500N; 400N; 300N; 200N. Hỏi tấm ván nào dài nhất? A. Tấm ván 1 B. Tấm ván 2 C. Tấm ván 3 D. Tấm ván 4 B- Phần tự luận: (5đ) Bài 1: Để cân một thỏi vàng có khối lượng 0.575kg bằng cân rô-béc-van nhưng chỉ có các quả cân loại 200g, 100g, 50g, 10g, 5g (mỗi loại 2 quả). Phải đặt mỗi loại bao nhiêu quả cân lên đĩa cân để cân thăng bằng? Bài 2: Hãy kể tên các dụng cụ cần thiết để tiến hành đo khối lượng riêng của sỏi. Bài 3: Trọng lực là gì? Cho biết phương và chiều của trọng lực? Cho biết trọng lực có đơn vị gì và ký hiệu của đơn vị đó? Bài 4: Cho một vật có khối lượng 50kg. Em hãy tính trọng lượng của vật đó? Để đưa vật này lên cao theo phương thẳng đứng thì cần dùng một lực có độ lớn như thế nào? ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009-2010 MÔN: VẬT LÍ LỚP 6 A. Phần tự luận: ( 5 điểm ) Bài 1 : (1.25 điểm ) Ta có: 0,575kg=575g= 200gx2+100g+50g+10gx2+5g :0.50 đ Vậy: Loại 100g;50g và 5g mỗi loại 01 quả ; Loại 200g và 10g mỗi loại 02 quả :0.75 đ Bài 2 : (1.25 điểm ) + Dụng cụ dùng để đo thể tích: bình chia độ (có bình tràn nếu sỏi lớn). : 0.25đ + Dụng cụ dùng để đo khối lượng: cân rô-béc-van có hộp quả cân (hoặc cân khác có ĐCNN và giới hạn đo bé) : 0.25 đ + Sỏi : 0.25 đ + Cốc nước : 0.25 đ + Dẻ lau hoặc khăn lau. : 0.25 đ Bài 3: (1.25 điểm ) Trọng lực là lực hút của Trái đất. : 0.25 đ Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về Trái đất. : 0.50 đ Đơn vị của trọng lực là NiuTơn và có ký hiệu là: N : 0.50 đ Bài 4: (1.25 điểm) Trọng lượng của vật này là: P = 10.m = 10.50 = 500 (N). : 0.75 đ KL: Vậy để đưa vật này lên cao theo phương thẳng đứng thì ta phải dùng một lực ít nhất (hoặc nhỏ nhất) bằng 500N : 0.50 đ (Nếu không có cụm từ ít nhất (hoặc nhỏ nhất) thì trừ 0.25 điểm) B. Phần trắc nghiệm: ( 5 điểm) Mỗi câu chọn đúng được 0.50 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A B A B C B A C A D Mọi cách giải đúng khác đều cho điểm tối đa. Điểm làm tròn đến 0,5đ (Ví dụ: 7,25đ = 7,5đ; 7,5đ = 7,5đ; 7,75đ = 8đ) . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2009-2010 MÔN: VẬT LÝ LỚP 6 (Th i gian làm b i: 45 phút, không kể th i gian phát đề) A- Phần trắc nghiệm: (5đ) Khoanh. đặt m i lo i bao nhiêu quả cân lên đĩa cân để cân thăng bằng? B i 2: Hãy kể tên các dụng cụ cần thi t để tiến hành đo kh i lượng riêng của s i. B i 3: Trọng