Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các tiêu chí đánh giá về phát triển đào tạo nghề của các trường dạy nghề gồm: tiêu chí về quy mô và cơ cấu đào tạo nghề như số lượng tuyển sinh, cơ sở vật[r]
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
- -
NGUYỄN THỊ LỆ THỦY
PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA
TỈNH ĐẾN NĂM 2020
CHUYấN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
TÓM TẮT LUẬN VĂN
HÀ NỘI - 2013
Trang 2TÓM TẮT LUẬN VĂN
Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: (i) áp dụng công nghệ mới, (ii) phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và (iii) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Trong đó, động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là những con người được đào tạo, đặc biệt là nhân lực có kỹ năng nghề cao Xuất phát từ thực tế mạng lưới các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái mới hình thành và phát triển, tuy đã có nhiều đóng góp trong việc đào tạo nhân lực kỹ thuật cho tỉnh song hiện gặp nhiều khó khăn do khó thu hút được người học, chất lượng đào tạo còn hạn chế, đào tạo của các trường chưa đáp ứng tốt nhu cầu
sử dụng của nền kinh tế, tác giả đã chọn đề tài:
“Phát triển đào tạo nghề tại các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2020”
Nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng kết quả đào tạo của các trường so với nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm tăng quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của các trường đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2020
Trong chương I, tác tập trung phân tích các tiêu chí đánh giá phát triển đào
tạo nghề và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển đào tạo nghề cũng như đưa ra các khái niệm về đào tạo nghề theo nhu cầu của xã hội làm cơ sở cho việc đánh giá phát triển đào tạo nghề của các trường dạy nghề theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội Từ đó rút ra nhận định để nâng cao quy mô và chất lượng đào tạo nghề cần phải cải thiện các điều kiện đảm bảo (chủ yếu là các điều kiện bên trong) đồng thời các trường cũng cần phải nâng cao hiệu quả đào tạo để đào tạo nghề đáp ứng tốt nhu cầu phát triển KT-XH
Theo Tổ chức lao động quốc tế ILO, đào tạo nghề (dạy nghề)“ là cung cấp
cho người học những kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các công việc liên quan đến nghề nghiệp được giao” Theo Luật Dạy nghề năm 2006 “Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết
Trang 3cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học”
Nội dung phát triển đào tạo nghề bao gồm phát triển về quy mô như số cơ sở
đào tạo, số người được đào tạo, số học sinh tốt nghiệp Sự tăng lên về CSVC, trang
thiết bị và các điều kiện phục vụ cho đào tạo Đa dạng hóa về các hoạt động đào
tạo như chính quy, không chính quy, tập trung, không tập trung; đào tạo nhiều cấp
trình độ, nhiều ngành nghề Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo như chất
lượng đào tạo nghề ngày càng được nâng lên, học sinh sau khi học xong có việc làm ngay, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, đáp ứng được kỳ vọng của người học về tay nghề, mức thu nhập
Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các tiêu chí đánh giá về phát triển đào tạo nghề của các trường dạy nghề gồm: tiêu chí về quy mô và cơ cấu đào tạo nghề như số lượng tuyển sinh, cơ sở vật chất, số lượng giáo viên; các loại hình đào tạo, ngành nghề đào tạo; tiêu chí đánh giá chất lượng cơ sở đào tạo nghề theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong đó đi sâu vào 4 tiêu chí hàng đầu gồm hoạt động dạy và học; giáo viên và cán bộ quản lý; chương trình, giáo trình; cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học; tiêu chí đánh giá hiệu quả đào tạo nghề bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong đó chủ yếu đi sâu vào đánh giá hiệu quả
xã hội như tỷ lệ HSSV tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp; tỷ lệ HSSV làm đúng nghề, mức thu nhập, đóng góp của LĐ qua đào tạo nghề đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh; mức độ phù hợp của LĐ tốt nghiệp từ các trường dạy nghề so với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp
Cũng trong chương I, tác giả đi vào phân tích các nhân tố tác động đến phát triển đào tạo nghề của các trường dạy nghề, ngoài các nhân tố bên trong thuộc cơ
sở đào tạo nghề như cán bộ quản lý, giáo viên; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề; chương trình, giáo trình, nguồn tài chính; học viên; mục tiêu đào tạo còn có các yếu tố bên ngoài như nhân tố tự nhiên, hội nhập; nhận thức của xã hội về học nghề, nhu cầu của người học; nhu cầu sử dụng của DN, nền kinh tế; cơ chế chính sách phát triển đào tạo nghề, các yếu tố này ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo nghề với tính chất là điều kiện, hỗ trợ cho hệ thống, kết hợp với các yếu tố bên trong tác
Trang 4động đến chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề
Tác giả đã đề cập đến các khái niệm về đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội bao gồm: nhu cầu của nhà nước là những đòi hỏi từ chiến lược phát triển, định hướng phát triển ngành nghề trong tương lai; nhu cầu của doanh nghiệp
là nhu cầu về số lượng và chất lượng, tay nghề, trình độ chuyên môn, kỹ năng của người LĐ; nhu cầu của người học Từ đó có các loại hình đào tạo theo nhu cầu của
xã hội gồm đào tạo theo nhu cầu hiện tại của thị trường; đào tạo đáp ứng nhu cầu tương lai của thị trường; đào tạo theo nhu cầu ảo của thị trường Kết quả đánh giá
cụ thể tại địa bàn nghiên cứu sẽ được đề cập đến trong chương 2
Trong chương 2, bên cạnh việc giới thiệu về mạng lưới các trường dạy
nghề; tác giả đi sâu vào đánh giá thực trạng phát triển đào tạo nghề của các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh theo các tiêu chí về quy mô, cơ cấu đào tạo, chất lượng
và hiệu quả đào tạo
Về kết quả đào tạo, toàn tỉnh hiện có 5 trường dạy nghề gồm 02 trường cao
đẳng nghề, 03 trường trung cấp nghề Giai đoạn 2008-2012, các trường tuyển sinh được 19.503 HSSV, chia theo các hệ CĐN là 1.947 học viên (chiếm 10%), TCN là 2.829 học viên (chiếm 14,5%), SCN là 14.727 học viên (chiếm 75,5%) Các trường dạy nghề đã có sự đa dạng hóa trong hoạt động đào tạo như đào tạo chính quy, liên thông, liên kết trong đào tạo, bồi dưỡng nâng bậc, đào tạo lưu động tại các huyện, thị xã, thành phố
Về các tiêu chí đánh giá phát triển đào tạo nghề của các trường Đối với
tiêu chí quy mô và cơ cấu đào tạo, hàng năm, các trường tuyển sinh được
3.300-3.800 HSSV/năm, thấp hơn so với quy mô được phép đào tạo, quy mô đào tạo hàng năm có xu hướng giảm, đặc biệt tuyển sinh trình độ TCN, CĐN Về cơ cấu đào tạo, chủ yếu là ở lĩnh vực lĩnh vực công nghiệp, xây dựng (29,2%), lĩnh vực thương mại dịch vụ (54%), so với cơ cấu LĐ trong các lĩnh vực của tỉnh thì cơ cấu đào tạo trên là khá phù hợp Tuy nhiên, loại hình đào tạo của các trường theo địa chỉ sử dụng, theo nhu cầu của doanh nghiệp còn ít
Về CSVC cho đào tạo: nhìn chung cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng so với yêu cầu đào tạo, trong số 5 trường, mới có Trường CĐN Yên Bái đảm bảo về
Trang 5phòng học, nhà xưởng, trang thiết bị dạy nghề; Trường CĐN Âu Lạc và Trường TCN Nghĩa Lộ mới đáp ứng được 50-60% trang thiết bị dạy nghề, 2 trường còn lại đều chưa đảm bảo về phòng học, nhà xưởng, thiết bị dạy nghề để đào tạo ở trình độ TCN Về đội ngũ giáo viên dạy nghề: đa số các trường (trừ Trường CĐN Yên Bái) đều chưa đảm bảo về tỷ lệ GV cơ hữu và số lượng GV cho các ngành nghề đào tạo
Về tiêu chí chất lượng đào tạo nghề: hiện mới có Trường CĐN Yên Bái đảm
bảo mức đầu tư cơ sở vật chất/1 HSSV, các trường còn lại chưa đảm bảo yêu cầu
về CSVC đối với đào tạo ở trình độ Đa số các trường đều thiếu giáo viên cơ hữu, đội ngũ GV trẻ còn yếu về kỹ năng nghề, trình độ tin học, ngoại ngữ; trong 5 năm
số lượng GV được đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức công nghệ mới, đi thực tập sản xuất tại doanh nghiệp còn ít Chương trình, giáo trình đào tạo do các trường tự biên soạn chưa đầy đủ Về hoạt động dạy và học, qua khảo sát tại các trường cho thấy các nhà trường không thường xuyên bố trí cho HSSV đi thực tế thực tập tại DN; tỷ lệ
HS, SV đang học tập và tỷ lệ HS, SV tốt nghiệp đạt loại khá, giỏi chỉ đạt 15-16% Theo đánh giá của 127 HSSV đang học, tỷ lệ HS, SV đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường ở mức tốt chiếm tỷ lệ 66%, ở mức trung bình chiếm 28%
Về tiêu chí hiệu quả đào tạo nghề, theo báo cáo đánh giá của các trường dạy nghề, tỷ lệ học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm khá cao, chiếm tỷ lệ
nghề và doanh nghiệp còn chưa chặt chẽ, trường dạy nghề đến khảo sát DN và DN đặt hàng trường đào tạo hầu như chưa triển khai thực hiện; số DN đến thăm trường dạy nghề của tỉnh rất ít
Chương 2 cũng đi vào phân tích các nhân tố tác động đến phát triển đào tạo nghề của các trường đồng thời đánh giá mức độ đáp ứng của các trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất so với nhu cầu phát triển
KT-XH tỉnh Yên Bái Theo đó, về các nhân tố bên trong, đa số các trường đã
được đầu tư xây dựng phòng học, nhà xưởng đáp ứng yêu cầu đào tạo, ngoài Trường CĐN Yên Bái được đầu tư trang thiết bị hiện đại thì ở các trường còn lại, thiết bị đều chưa đáp ứng được yêu cầu về quy mô đào tạo Đa số các trường chưa
Trang 6có 238 người, trong đó GVDN cơ hữu có 179 người (chiếm 75%), số GV có trình
độ thạc sỹ 12 GV (chiếm 6%); đại học 139 GV (chiếm 72%); cao đẳng 16 GV (chiếm 8%); trung cấp, GVDN, thợ lành nghề 26 GV (chiếm 14%) 2 trường CĐN đều chưa đảm bảo quy định về tỷ lệ 15% GV dạy trình độ CĐN có trình độ sau đại học, các trường còn lại đều thiếu GV dạy nghề Về nguồn tài chính cho dạy nghề, chi đầu
tư CSVC chiếm tỷ trọng tới 76,4%, chi cho mua sắm thiết bị dạy nghề chiếm 22,8%, chi cho đào tạo bồi dưỡng GV và xây dựng chương trình giáo trình chỉ chiếm tỷ lệ thấp là 0,8%
Về các nhân tố bên ngoài: tỉnh Yên Bái là tuy nằm ở vị trí cửa ngõ của vùng
Tây Bắc nhưng lại ở cách xa các trung tâm kinh tế và khu công nghiệp lớn của cả nước, từ năm 2008 chỉ số PCI của Yên Bái liên tục thay đổi dao động trên dưới thứ 20; năm 2012 đã tụt hạng trầm trọng xếp thứ 42/63 tỉnh thành, chỉ số đào tạo LĐ năm 2012 xếp thứ 55/63 Về nhu cầu của người học nghề, bình quân mỗi năm có khoảng 18.000 LĐ có nhu cầu học nghề, hiện nay nhu cầu người học đối với các nghề như điện dân dụng, điện công nghiệp, kế toán, lái xe tương đối cao, tuy vậy những ngành nghề khác thị trường đang có nhu cầu nhưng khó thu hút được người học như nghề hàn, cơ khí, xây dựng, nông lâm nghiệp
Nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, nền kinh
tế là khá lớn, trong tổng số LĐ đang làm việc trong các DN thì LĐ không có trình
độ chuyên môn kỹ thuật là nhiều nhất, với 4.507 người (chiếm 26%), LĐ chưa qua đào tạo tại các DN còn chiếm tỷ lệ cao tới 44% Trong tổng số LĐ của tỉnh không
có trình độ chuyên môn kỹ thuật thì LĐ đang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng chưa qua đào tạo là nhiều nhất (chiếm 64,5%) Nhìn chung về các chính sách khuyến khích phát triển đào tạo nghề, việc tiếp cận chính sách của các DN còn hạn chế do các DN còn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề đào tạo và sử dụng
LĐ có chuyên môn kỹ thuật, về phía người học, định mức chi ngân sách tỉnh cấp thấp và chậm điều chỉnh Cơ chế chính sách khuyến khích phát triển đào tạo nghề của tỉnh chậm được ban hành
Trên cơ sở phân tích thực trạng đào tạo của các trường dạy nghề, tác giả đã
đi sâu vào đánh giá về kết quả đào tạo nghề của các trường so với nhu cầu phát
Trang 7triển kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái, theo đó so với nhu cầu sử dụng của các các DN và các ngành kinh tế trong tỉnh thì đào tạo của các trường còn chiếm tỷ trọng thấp Trong 5 năm, các trường mới đào tạo được 19.503 người, đạt 53% so với nhu cầu sử dụng của các DN và các ngành kinh tế của tỉnh Những năm qua, đào tạo nghề của các trường mới đáp ứng được nhu cầu sử dụng của tỉnh ở một số nhóm nghề như công nghệ kỹ thuật cơ khí, công nghệ kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin, lái xe, kế toán
Một số ngành nghề khác chưa có sự phù hợp so với nhu cầu sử dụng của tỉnh như: nhóm nghề nông lâm nghiệp mới đào tạo được 1/2 so với nhu cầu của tỉnh, nghề
kỹ thuật xây dựng các trường mới đào tạo được khoảng 1/3 so với nhu cầu của tỉnh Ở các nhóm nghề khai thác chế biến nông lâm và nhóm nghề sản xuất vật liệu xây dựng là những ngành nghề có thế mạnh của tỉnh, các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều nhưng không có trường nào của tỉnh đào tạo Về cơ cấu trình độ đào tạo, đào tạo trình
độ TCN, CĐN còn chiếm tỷ trọng thấp so với nhu cầu sử dụng (chiếm đạt 44%) Ngoài
ra còn có sự mất cân đối trong cơ cấu trình độ đào tạo ở trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề đối với các nghề như kế toán, xây dựng, cơ khí, công nghệ thông tin
Theo kết quả khảo sát từ các DN trên địa bàn tỉnh, số LĐ tốt nghiệp từ các trường dạy nghề của tỉnh được các DN tuyển dụng ít, nguyên nhân chủ yếu là do: các ngành nghề DN cần tuyển dụng thiếu LĐ tốt nghiệp từ các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh; LĐ tốt nghiệp từ các trường dạy nghề của tỉnh có trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất của DN; DN thiếu thông tin về ngành nghề đào tạo của HS, SV tốt nghiệp từ các trường dạy nghề của tỉnh
Về chất lượng LĐ sau đào tạo so với nhu cầu: năm 2011, tỷ lệ DN đánh giá cao chất lượng đào tạo dạy nghề tại tỉnh Yên Bái tăng gấp 3 lần so với năm 2010; điều này cho thấy chất lượng đào tạo nghề của tỉnh đã có sự cải tiến đáng kể; tỷ lệ DN hài lòng với chất lượng LĐ tại Yên Bái cũng đạt mức tăng khá từ 71% năm 2010 lên tới gần 80% năm 2011 70% các ý kiến của SV tốt nghiệp từ các trường dạy nghề cho rằng họ hài lòng với chất lượng đào tạo mà họ lĩnh hội tại cơ sở dạy nghề Các DN được khảo sát đều đánh giá về đội ngũ LĐ kỹ thuật tốt nghiệp từ các trường dạy nghề của tỉnh là phù hợp với yêu cầu sử dụng của DN
Trên cơ sở phân tích hiện trạng đào tạo của các trường dạy nghề theo nhu
Trang 8cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tác giả đã rút ra đánh giá chung đó là, mạng lưới các trường dạy nghề có sự phát triển, các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo cho các trường dạy nghề đã có sự cải thiện¸ các loại hình đào tạo có ngày càng có
sự đa dạng hóa, một số ngành nghề đào tạo đã đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của tỉnh chất lượng đào tạo từng bước được khẳng định, các trường đã xây dựng được những ngành nghề có thế mạnh để ưu tiên tập trung đào tạo trong thời gian tới Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong quá trình đào tạo đó là quy mô tuyển mới đào tạo nghề của các trường giảm, đặc biệt là hệ TCN, CĐN Có sự mất cân đối trong đào tạo về cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo So với nhu cầu sử dụng của nền kinh tế, đào tạo của các trường dạy nghề còn chưa đáp ứng tốt yêu cầu, nhiều ngành nghề các DN ở tỉnh cần nhưng các trường chưa đào tạo Các điều kiện đảm bảo cho việc tăng quy mô và nâng cao chất lượng ở các trường còn chưa đáp ứng được yêu cầu Sự gắn kết giữa trường dạy nghề và DN thiếu chặt chẽ Các trường dạy nghề chưa xây dựng được mối quan hệ hiệu quả với các DN đóng trên địa bàn, các trung tâm thực hành sản xuất và hợp tác đào tạo ở các trường chưa được quan tâm phát triển Đào tạo theo các đơn đặt hàng của DN ít, các trường chưa chủ động nghiên cứu, khảo sát về tình hình việc làm của SV sau khi đào tạo cũng như tiếp thu ý kiến phản hồi của DN Thiếu cơ chế chính sách khuyến khích phát triển dạy nghề
Nguyên nhân của những hạn chế: tuyển sinh học nghề của các trường gặp rất nhiều khó khăn do tâm lý coi trọng học ĐH, CĐ, do chưa thực hiện tốt cơ chế phân luồng học sinh; điều kiện kinh tế khó khăn Số lượng DN trên địa bàn tỉnh không nhiều, chủ yếu là các DN vừa và nhỏ nên nhu cầu sử dụng LĐ không lớn, các DN còn chưa quan tâm đến sử dụng LĐ qua đào tạo nghề, mức thu nhập trả cho người
LĐ thấp Chỉ tiêu biên chế giáo viên và kinh phí đầu tư cho dạy nghề hàng năm thấp, cơ chế chính sách của tỉnh chậm được ban hành, thông tin thị trường LĐ chưa được cập nhật đầy đủ Về phía các nhà trường, còn thiếu sự năng động, linh hoạt trong hoạt động quảng bá, tuyển sinh dạy nghề Các trường chưa thành lập bộ phận quan hệ với DN cũng như chủ động tìm kiếm các đơn hàng từ DN Phần lớn các trường dạy nghề chủ yếu chú trọng đào tạo những nghề truyền thống hoặc những nghề mà trường có khả năng chứ chưa tập trung đào tạo những ngành nghề theo
Trang 9yêu cầu thị trường LĐ Các trường dạy nghề chưa đầu tư cho hoạt động điều tra, khảo sát nhu cầu sử dụng LĐ qua đào tạo nghề của các DN, điều tra tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp Chưa chú trọng cho các GV đi thực tế, thực tập tại doanh nghiệp
Trên cơ sở kết quả phân tích tại chương 2, trong chương 3 tác giả đưa ra một
số giải pháp nhằm phát triển đào tạo nghề tại các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2020, tập trung ở các giải pháp chính:
Một là, tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu sử dụng LĐ kỹ thuật hàng năm,
xây dựng hệ thống thông tin thị trường LĐ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về cung, cầu LĐ của tỉnh, thu thập thông tin về tình hình sử dụng LĐ qua đào tạo nghề của các DN trên địa bàn tỉnh; kết nối thông tin về thị trường LĐ của tỉnh với thông tin thị trường LĐ quốc gia
Hai là, mở thêm các ngành nghề đào tạo mới, đa dạng hóa các loại hình đào tạo
ở các trường dạy nghề để đáp ứng nhu cầu sử dụng LĐ qua đào tạo của các DN trên địa bàn tỉnh,tăng cường đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của các DN, tăng cường mở các lớp dạy nghề trình độ TCN kết hợp vừa học văn hóa, vừa học nghề Liên kết giữa các trường dạy nghề trong tỉnh trong việc mở các lớp dạy nghề ngay tại địa phương, liên kết giữa các trường dạy nghề của tỉnh với tỉnh khác Phát triển các nghề trọng điểm của từng trường, xây dựng Chiến lược phát triển trường đến năm 2020 ở tất cả các trường
Ba là, ưu tiên đầu tư cho các nghề trọng điểm cấp quốc tế, khu vực Asean,
cấp quốc gia, tăng cường đầu tư thiết bị đồng bộ và tiêu chuẩn cho từng nghề, chú trọng đầu tư thiết bị dạy nghề đảm bảo đầy đủ, hiện đại cho các nghề trọng điểm
Bốn là, tăng số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề,
chuẩn hóa đội ngũ GV dạy các nghề trọng điểm cấp độ khu vực và quốc tế về kỹ năng nghề và năng lực sư phạm Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVDN theo hướng chuẩn hóa đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý theo nghề và trình độ đào tạo
Năm là, đối mới nội dung chương trình, giáo trình đào tạo, tiếp nhận và sử
dụng chương trình giáo trình dạy nghề của các nước tiên tiến trong khu vực Asean và
Trang 10quốc tế Sử dụng chương trình, giáo trình dạy nghề do Tổng cục Dạy nghề xây dựng và ban hành Đổi mới nội dung chương trình, giáo trình dạy nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề phù hợp với tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và tiếp cận với trình độ tiên tiến
Sáu là, đổi mới tuyển sinh dạy nghề và phương pháp đào tạo, tổ chức nhiều
hoạt động tư vấn mùa thi ngay tại các trường THPT Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền quảng bá hình ảnh về hoạt động của nhà trường Cải tiến phương pháp dạy học theo hướng nâng cao kỹ năng thực hành của người học; chuyển sang dạy tích hợp theo hướng modul hoá bài giảng
Bảy là, tăng cường quảng bá về các trường dạy nghề, đổi mới tổ chức quản
lý và các dịch vụ hỗ trợ đào tạo tại các trường Xây dựng Website của trường dạy nghề Phát triển các trung tâm thực hành sản xuất và hợp tác đào tạo tại tất cả các trường dạy nghề, tăng cường hoạt động tư vấn nghề nghiệp tại cơ sở dạy nghề Tổ chức các đợt nghiên cứu lần theo dấu vết HSSV sau khi tốt nghiệp tại các trường dạy nghề để đánh giá tình hình việc làm, hiệu quả sau đào tạo
Tám là, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển dạy nghề, điều
chỉnh mức thu học phí đào tạo nghề, đảm bảo ngân sách để thực hiện chế độ chính sách với đối tượng học nghề thuộc diện khó khăn, những ngành nghề khó tuyển
Có chính sách huy động DN tham gia vào đào tạo nghề
Chín là, kiểm soát, đảm bảo chất lượng dạy nghề, các cơ sở dạy nghề chịu
trách nhiệm đảm bảo chất lượng dạy nghề; đảm bảo chuẩn hoá “đầu vào”, “đầu ra” Thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo nghề đối với tất cả các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh trước năm 2015
Mười là, tăng cường liên kết giữa các trường dạy nghề và các DN, thu hút sự
tham gia của DN trong việc xây dựng chương trình đào tạo, bố trí cho HSSV đến thực tập; tạo điều kiện cho GV được đi thực tế DN; có sự tham gia của DN trong việc sát hạch, đánh giá chất lượng HSSV tốt nghiệp; DN tiếp nhận HSSV sau khi tốt nghiệp Hình thành bộ phận quan hệ doanh nghiệp ở các trường dạy nghề Bên cạnh đó, tác giả còn đề xuất kiến nghị đối với Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh và các trường dạy nghề nhằm phát triển đào tạo nghề của