1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Rủi ro mới cần những quy tắc mới?

4 316 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 252,57 KB

Nội dung

Rủi ro mới cần những quy tắc mới? Vụ bê bối của Ngân hàng SocGen là hồi chuông cảnh báo về vấn đề quản lý những rủi ro trong ngành ngân hàng. Vậy có cần những quy tắc mới để tránh những rủi ro này hay là chỉ cần thắt chặt những quy tắc cũ? Hãy xem những phân tích của Thomas A.Stewart qua bài viết sau. Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos tuần qua đầy ắp những cuộc đối thoại về vấn đề rủi ro và quản lý rủi ro. Điều này là không thể tránh khỏi. Bởi vì, sau một vài tháng đã có những rủi ro bất ngờ xảy ra với những công cụ tài chính an toàn được đưa ra trước đó. Nguy cơ tiềm ẩn xảy ra bất ngờ cũng gần giống việc ta mở một chiếc hộp có con rắn ở phía trong mà không hề hay biết. Ảnh: mustangmods.com Chuyện này cũng giống như trò chơi khăm “con rắn ở trong hộp” (con rắn trong hộp bất ngờ thò đầu ra làm người cầm nó phải giật mình). Nhưng đây không đơn giản chỉ là chuyện đùa. Jamie Dimon[1], Giám đốc Điều hành của JP Morgan Chase[2], đã đưa vấn đề này ra thảo luận. Nhìn vào những khủng hoảng và bê bối tại ngân hàng SocGen[3], ông cho rằng: “Đây là vấn đề thuộc về quản lý” Tất cả các công ty đều phải đối mặt với sức ép của việc phải lớn mạnh, lớn mạnh và lớn mạnh hơn nữa. Jamie Dimon nói: “Trong một công ty rủi ro (công ty có tính may rủi lớn), cách đơn giản nhất để lớn mạnh là sử dụng đòn bẩy. Tôi không dám chắc bạn biết cách dùng nó”. Dĩ nhiên, tất cả mọi sự lớn mạnh đều mang trong mình nguy cơ rủi ro, và thường đi kèm với “đòn bẩy” dưới dạng các khoản nợ. Nhưng các công ty tài chính – những “công ty rủi ro”, như cách nói của Dimon có nhiều cơ hội cũng như những cám dỗ đặc biệt để tăng vốn vay lên tới gấp 5, gấp 10 lần. Trên thực tế, không có doanh nghiệp nào thuộc dạng này ngoài những doanh nghiệp mới thành lập và buôn bán bất động sản (có lúc, vốn dự trữ của ngân hàng cũng thật thiếu hấp dẫn!). Điều đó khiến tôi có hai suy nghĩ. Thứ nhất, có thể trong khoảng thập niên vừa qua chúng ta đang mất đi khả năng nhìn thấy vấn đề căn bản của những quy tắc đúng đắn. Như Robert Shiller, nhà kinh tế học của trường Yale nói với tôi, các cỗ máy điều hành tốt nhất hiện nay như SEC[4] hay FDIC[5] đều có chung nguồn gốc là bảo vệ khách hàng (Nhà đầu tư, người gửi tiền). Bảo vệ khách hàng phải chăng đó là một trong những yếu tố đảm bảo sự bền vững trong kinh doanh. Ảnh: shapirocohen.com Đó là điều mà chúng ta đã bỏ qua trong hầu hết những cuộc thảo luận về chủ đề “Những sai phạm trong cho vay đối với những khách hàng có hạng tín dụng thấp” và về việc “Làm thế nào để đảm bảo cánh cửa cho vay đó được khép kín”. Hành động bảo vệ khách hàng đúng đắn như che chở người đi vay khỏi những người cho vay vô nguyên tắc và che chở những người mua vốn phái sinh khỏi việc mua phải “con rắn trong hộp”(ám chỉ có nhiều rủi ro tiềm ẩn), có thể giúp chúng ta tránh được những rủi ro bất ngờ. Thứ hai, lời bình của Dimon nhắc nhở chúng ta rằng quản lý các thể chế tài chính khác với quản lý các tập đoàn. Trọng tâm quản lý nằm ở các vị trí khác nhau. Khi các công ty rủi ro gặp trục trặc, thường là vì họ để cho quá trình thỏa thuận chi phối quá trình quản lý của mình. Và họ gặp rất nhiều rủi ro. Tính thận trọng còn quan trọng hơn vấn đề "siêu tầm nhìn" của các nhà giám sát rủi ro. Ảnh: farm1.static.flickr.com Vấn đề chủ yếu của những tập đoàn truyền thống thì ngược lại và rủi ro của họ là rất nhỏ. ràng, nhiều nguyên lý và kĩ thuật về quản lý là không thay đổi. Nhưng khả năng đặc biệt về tài chính nhằm tạo đòn bẩy đã tạo ra sự cần thiết về tính thận trọng. Điều này còn quan trọng hơn rất nhiều vấn đề “siêu tầm nhìn” của các nhà giám sát rủi ro. Bạn có nghĩ rằng sẽ là sai trái nếu đẩy các công ty vào con đường này? Bài viết cùng tác giả: >> Bốn kiểu hiểu biết của nhà lãnh đạo - Trích chuyên mục “HBR Editor’s Blog” của Thomas A.Stewart trên trang Harvard Business Online - • HBV-TVN Đề nghị ghi “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến. [1] Jamie Dimon sinh ngày 13/3/1956 là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Ngân hàng JP Morgan Chase. Ông đã dẫn dắt và chèo lái JP Morgan Chase vượt qua được những khó khăn và trụ vững trong ngành ngân hàng. Ông có tên trong danh sách 100 người có ảnh hưởng lớn trong năm 2006 do Tạp chí Time bình chọn [2] JPMorgan Chase được thành lập năm 1799 là một trong những công ty chuyên về dịch vụ tài chính lâu đời nhất trên thế giới. Trụ sở công ty đặt ở New York City, với tài sản 1.6 nghìn tỷ USD, JPMorgan Chase hiện là ngân hàng lớn thứ 3 ở Mỹ chỉ sau Ngân hàng Mỹ và Citigroup. [3] Vụ bê bối có liên quan tới Jerome Kerviel một nhân viên viên làm trong ngân hàng này bằng hình thức giao dịch ảo đã làm thất thoát 4,9 tỷ EURO trong một thời gian dài mà hệ thống kiểm toán cũng như hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng này không phát hiện ra. [4] Tên viết tắt của Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (Securities and Exchange Commission) [5] Tên viết tắt của Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (Federal Deposit Insurance Corporation) . Rủi ro mới cần những quy tắc mới? Vụ bê bối của Ngân hàng SocGen là hồi chuông cảnh báo về vấn đề quản lý những rủi ro trong ngành ngân hàng. Vậy có cần. ngành ngân hàng. Vậy có cần những quy tắc mới để tránh những rủi ro này hay là chỉ cần thắt chặt những quy tắc cũ? Hãy xem những phân tích của Thomas A.Stewart

Ngày đăng: 29/10/2013, 01:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w