Dien van 45 nam thanh lap truong Thanh Liem A

5 955 1
Dien van 45 nam thanh lap truong Thanh Liem A

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Diễn văn kỉ niệm 45 năm thành lập trường THPT A Thanh Liêm (1965 - 2010) - Kính thưa thầy thuốc ưu tú Nguyễn Như Lâm ,PCT UBND Tỉnh Hà Nam. - Kính thưa các quí vị đại biểu, các vị khách quí. - Kính thưa các thầy cô giáo; các đồng chí CBCNV đã và đang công tác tại nhà trường THPT A Thanh Liêm. - Thưa các thế hệ học sinh của nhà trường thân mến! - Các em học sinh yêu quí! Trong không khí tưng bừng phấn khởi của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thi đua lập nhiều thành tích chào mừng đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.Trường THPT A Thanh Liêm long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm thành lập trường và đón nhận huân chương lao động hạng Nhì do nhà nước trao tặng. Thay mặt nhà trường tôi nhiệt liệt chào mừng các vị lãnh đạo và đại biểu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Sở GD&ĐT và các Sở ban ngành của Tỉnh. Nhiệt liệt chào mừng đại biểu Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Thanh Liêm, các vị lão thành cách mạng, lãnh đạo huyện qua các thời kì; đại biểu các xã, thị trấn, các tổ chức đoàn thể, tổ chức kinh tế xã hội, ban đại diện cha mẹ học sinh và đại biểu các tầng lớp nhân dân trong huyện Thanh Liêm. Nhiệt liệt chào mừng đại biểu các trường cao đẳng, các trường THPT, các phòng giáo dục, các trung tâm GDTX, các trường THCS, tiểu học, mẫu giáo trong huyện Thanh Liêm. Nhiệt liệt chào mừng các nhà giáo, CBNV đã và đang công tác tại trường. Chào mừng các anh chị em học sinh đã và đang học tập tại nhà trường về dự ngày hội truyền thống của trường THPT A Thanh Liêm. Kính thưa : … Thanh Liêm là vùng đất địa linh nhân kiệt, đất mang trên mình nền văn hoá Liễu Đôi, đất của Hoàng đế Lê Hoàn, của tướng quân Đinh Công Tráng, của thượng thư tiến sĩ Lê Tung,… với nhiều địa danh đã đi vào sử sách, với nhiều làng nghề có thương hiệu quốc gia. Nhân dân Thanh Liêm có truyền thống anh dũng bảo vệ Tổ quốc; cần cù sáng tạo trong học tập và trong lao động xây dựng quê hương. Tự hào với truyền thống quê hương, hôm nay trong buổi lễ trọng thể này, chúng ta cùng nhau ôn lại những chặng đường đã qua với biết bao kỉ niệm sâu sắc. Ngày 2-8-1965, UBHC tỉnh Nam Hà quyết định thành lập trường C3 Thanh Liêm. Cả nước bước vào thời kỳ chống Mỹ. Huyện uỷ Thanh Liêm chọn thôn Nghè, xã Liêm Sơn đặt địa điểm khởi đầu và cũng là nơi sơ tán của trường. Năm học đầu 1965-1966, toàn trường có 6 lớp (4 lớp 8 và 2 lớp 9) với 275 học sinh.Có 18 thầy cô, CBNV – thầy Trần Cừ là hiệu trưởng. Cả 6 lớp đều học nhờ ở trường C1, C2 Liêm Sơn. Do chiến tranh phá hoại ác liệt của giặc Mỹ, lễ khai giảng đầu tiên diễn ra dưới ánh đèn măng xông vào tối 13/09/1965 tại đình làng Nghè. 1 Mười năm đầu (1965-1975) nhà trường ở thôn Nghè, có khu trung tâm ở xóm Nghè Phú, lớp học vách đất, tranh tre, mái rạ nửa chìm nửa nổi. Khi có báo động, các lớp tản ra theo ven núi chân đồi. Từ lớp học đầu tiên đến lớp học cuối kéo dài gần 2km. Trong 10 năm ấy, thầy và trò được sự giúp đỡ tận tình, vô tư của Đảng bộ, nhân dân xã Liêm Sơn. Đặc biệt là của chi bộ, nhân dân thôn Nghè. Nhà trường tồn tại và phát triển là nhờ vào sức mạnh của lòng dân. Mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường và địa phương thật đẹp đẽ và sâu nặng. Thời kỳ 10 năm, nhà trường đã tiếp nhận gần 1500 học sinh trong huyện, 1 số ở huyện Ý Yên và học sinh là con em của đồng bào nơi tuyến lửa Vĩnh Linh – Quảng Trị ra học. Trong những năm tháng ấy, có nhiều thầy giáo và gần 700 học sinh đang học đã tình nguyện lên đường nhập ngũ. Từ 1455 học sinh vào học, chỉ còn 755 học sinh tốt nghiệp ra trường. Chúng ta trân trọng cảm phục và tự hào với 1 thầy giáo và trên 70 người bạn, người anh đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho nền độc lập tự do của dân tộc. Ngày 24-2-1975, nhà trường có quyết định chuyển về địa điểm mới là thôn Nga, xã Liêm Thuận trong khí thế cả nước đang dồn sức cho cuộc tổng tiến công giải phóng miền Nam. Thời kỳ đất nước thống nhất, qui mô của nhà trường mở rộng. Năm 1976, huyện nhà có thêm một trường C3 thứ 2 đặt ở xã Thanh Nguyên, trường C3 Thanh Liêm được đổi tên thành trường C3 A Thanh Liêm. Năm 1988 theo chủ trương chung của Bộ giáo dục, trường đổi tên thành trường THPT A Thanh Liêm như ngày hôm nay. Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp, của Ngành với tinh thần xây dựng của nhân dân, ý thức lao động của học sinh, nhà trường đã vượt qua thời kỳ tranh tre nứa lá và ngói hoá trường học. Đến nay nhà trường đã có 100% lớp học cao tầng để học một ca chính khoá vào buổi sáng, đầy đủ các phòng học chức năng với thiết bị khá hiện đại, cảnh quan nhà trường sạch sẽ khang trang. Gần nửa thế kỉ trôi qua, cùng với sự phát triển đi lên của quê hương đất nước, trường THPT A Thanh Liêm cũng không ngừng lớn mạnh. Chúng ta tự hào về sự trưởng thành, sự đóng góp của các thế hệ thầy cô giáo và học sinh trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng quê hương đất nước. Trong ngày hội hôm nay, các thế hệ thầy và trò luôn ghi nhớ sâu sắc sự ân cần nhiệt huyết và đóng góp to lớn của các thầy hiệu trưởng qua các thời kỳ. Thầy Trần Cừ, hiệu trưởng đầu tiên, năm nay đã 82 tuổi đời, 62 tuổi Đảng song vẫn mạnh khỏe và luôn quan tâm tới sự phát triển của trường. Thầy Trần Văn Lộc, tuổi ngoài 70, song luôn tâm huyết với sự nghiệp trồng người. Thầy gắn bó với trường và tiếp tục đảm nhiệm công tác hiệu trưởng trường THPT Dân Lập Thanh Liêm hơn 10 năm qua. Thầy Lại Văn Hiến, nguyên là chánh thanh tra sở GD&Đ nay đã nghỉ hưu trí, thầy Nguyễn Văn Khoát là tỉnh ủy viên, PGĐ Sở GD&ĐT Hà Nam. Hôm nay, thế hệ các thầy HT đều có mặt trong lễ hội trọng thể này. Thay mặt cho nhà trường tôi chúc mừng sức khỏe và những đóng góp quan trọng của các thầy. 2 45 năm qua, đã có 5 thầy Hiệu trưởng, 8 thầy bí thư chi bộ, 14 thầy PHT, 12 chủ tịch công đoàn, 15 bí thư Đoàn trưởng và gần 300 thầy cô đã và đang công tác ở trường. Các thế hệ nhà giáo, CBNV của trường đã tận tâm, tận lực vì học sinh thân yêu, đoàn kết, gắn bó với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, thực hiện theo lời Bác dặn : “dù khó khăn đến đâu, cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”. Các thầy cô sống giản dị, mẫu mực, có tác phong sư phạm, có phương pháp giảng dạy vững vàng, tích cực đổi mới phương pháp, luôn cần cù sáng tạo trong lao động dạy học và được học sinh kính trọng , nhân dân tin yêu. Đến nay, nhiều thầy cô đã trở thành giáo viên giỏi, chiến sỹ thi đua, nhà giáo ưu tú, trở thành cán bộ lãnh đạo, quản lý của các nhà trường và của ngành giáo dục trong và ngoài tỉnh như nhà giáo ưu tú Nguyễn Quốc Tuấn, Giám đốc sở GD&ĐT Hà Nam, thầy Lê Công Điệt (Hà Nội), thầy Lê Ngọc Bách (Tp HCM), thầy Đặng Xuân Chiến (Nam Định), thầy Phạm Văn Khúc (Hà Nam), thầy Nguyễn Trung Hy, cô Trần Thị Phương Duyên,thầy Nguyễn Ngọc Lập, thầy Lê Huy Hoà (Hà Nội),…và nhiều thầy cô đã và đang công tác, giảng dạy ở trường những năm gần đây. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, 45 năm qua nhà trường đã xây dựng truyền thống “đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, dạy tốt – học tốt”. Chất lượng giáo dục của nhà trường được giữ vững và không ngừng nâng cao. Trong 10 năm gần đây, tỉ lệ tốt nghiệp trung bình hàng năm đạt từ 97- 100%. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường ĐH đạt từ 35-50%. Học sinh Ngô Thị Tuyên (khóa 2001-2004) đỗ thủ khoa trường ĐHSP Hà Nội với số điểm tuyệt đối 30/30. Thi HSG tỉnh đạt 20-33 giải hàng năm, có học sinh giỏi quốc gia. Trong 45 năm qua, hội đồng thi đua khen thưởng của các cấp tặng nhiều bằng khen của thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch tỉnh, bằng khen của TW Đoàn, của công đoàn giáo dục tỉnh và nhiều giấy khen khác. Đặc biệt 2009-2010 : thi tốt nghiệp nhà trường đạt 100%, thi ĐH trường đứng trong tốp 200,trường đạt danh hiệu chuẩn Quốc gia; nhà trường được UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc; được chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động hạng Nhì. Trưởng thành từ mái trường THTP A Thanh Liêm thân yêu, hơn 16 nghìn anh chị em đã tốt nghiệp ra trường. Nhiều anh chị đã trở thành những chiến sỹ anh dũng, đi đầu trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, nhiều người đã trở thành những lao động giỏi trên quê hương, trong nhà máy, xí nghiệp…Nhiều học sinh ưu tú đã trở thành sỹ quan, tướng lĩnh, các nhà khoa học, nhà giáo, thầy thuốc; cán bộ chủ chốt của các bộ, ngành từ TW tới địa phương. Trong đó có 2 cấp tướng, hơn 30 đại tá, hàng chục GS, PGS, tiến sĩ, hàng trăm doanh nhân thành đạt góp sức cho đất nước quê hương như : 1. Thiếu tướng : Giáo sư-TS Vũ Thiết Cương, giám đốc học viện Khoa học quân sự. (67-70) 2. Thiếu tướng Phạm Hồng Hương, tham mưu trưởng phó tư lệnh quân khu 3 (74-77) 3. Tiến sỹ Lê Tiến Hào, Phó tổng thanh tra chính phủ (70-73) 4. Anh Nguyễn Khắc Thuyết, uỷ viên bộ biên tập, thư ký toà soạn báo nhân dân (65-67) 3 5. Anh Trần Xuân Trí, nguyên Tổng giám đốc kho bạc Nhà nước. ( khóa 65- 67) 6. Anh Lưu Công Kỹ, Giám đốc công ty giao thông 3 Hà Nội(65-67) 7. PGS – TS Đỗ Đình Đức : Hiệu trưởng trường ĐH Kiến Trúc Hà Nội (66-69) 8. PGS – TS Hoàng Văn Điện : HT ĐH Công nghiệp HN (65-68) 9. Đại tá Phạm Văn Ất, hiệu trưởng trường sỹ quan Tăng thiết giáp (?) 10. GS - TS Đỗ Tiến Sâm Viện trưởng viện nghiên cứu Trung Quốc (67-70) 11. PGS -TS Lại Phi Hùng, CBGD trường ĐH KTQD Hà Nội (70-73) 12. Đại tá Đỗ Ngọc Cường - giám đốc công ty xuất nhập khẩu Viettel (68-71) 13. Anh Vũ Đức Thanh : Chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty tư vấn quản lý dự án điện lực dầu khí 2 TP HCM, (70-73) 14. Đại tá Bùi Ngọc Nội phó trưởng cơ quan đại diện báo QĐND phía Nam (72- 75) 15. Thầy thuốc nhân dân – TS Nguyễn Đình Dũng -giám đốc bệnh viện dệt may bộ Công thương (69-72) 16. TS Trần Văn Công, Phó viện trưỏng viện khoa học thủy lợi Miền Trung-đạt giải vàng GOLD PRIZE( tại Xê un -Hàn Quốc) n¨m 2008 (Khãa 73-76). 17. Thầy thuốc ưu tú – Đại tá – Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thuỷ Bộ CA (75-77) 18. Chị Phạm Thị Luyên- Chủ tịch công đoàn ngành y tế Việt Nam (70-73) 19. TS Phạm Bá Khoa Viện trưởng Bảo tàng tuổi trẻ Việt Nam (72-75) 20. Nhà giáo ưu tú - Đại tá Nguyễn Ngọc Yêm, CBGD trường Lục quân I (73- 76). Ở trong tỉnh Hà Nam : Điển hình có các cựu học sinh là cán bộ chủ chốt trong Tỉnh , Huyên như: 1. Anh Hoàng Nam- Uỷ viên thưởng vụ tỉnh uỷ – chủ nhiệm UBKT tỉnh uỷ. 2. Anh Trịnh Văn Thực- Uỷ viên thưởng vụ tỉnh uỷ – BT huyện uỷ Thanh Liêm. 3. Anh Phạm Sỹ Lợi- Tỉnh ủy viên PCT UBND tỉnh Hà Nam 4. Anh Nguyễn Đức Hiển-Tỉnh uỷ viên, chủ tịch UBND huyện Thanh Liêm. 5. Anh Phạm Văn Đồng - PBT Thường trực, CT HĐND … Và nhiều học sinh thành đạt khác là các cựu học sinh mới tốt nghiệp từ 15 đến 20 năm gần đây như : TS Phạm Văn Thoại (1993- 1996), TS Đỗ Văn Nam, TS Trần Văn Long ( 1994-1997),… ở tuổi 30. Và nhiều doanh nhân thành đạt khác… Xin chúc mừng và gửi lời chúc mừng mọi sự thành đạt hơn nữa đến tất cả các bạn cựu học sinh của nhà trường. Trên đây chỉ là một số minh chứng trong số hàng trăm học sinh thành đạt của các thệ hệ mà chúng tôi mới tập hợp được qua lãnh đạo UBND các xã trong huyện Thanh Liêm vào dịp tháng 9, 10/2010 vừa qua. Một nét đẹp đã trở thành truyền thống rất đáng trân trọng của học sinh Thanh Liêm “ơn thầy, nghĩa trường, tình bạn, tình quê hương” đậm đà sâu nặng. Các thế hệ học sinh dù khác nhau về môi trường công tác và hoàn cảnh sống nhưng luôn hướng về mái trường, thầy cô và bạn bè. Ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước 4 đã thành lập “Ban liên lạc cựu GV và học sinh C3 Thanh Liêm”. Trong các buổi họp khoá, họp lớp; các thầy cô và các khoá học sinh đã dành tình cảm trân trọng tốt đẹp cho mái trường nơi mình đã giảng dạy, học tập, rèn luyện và trưởng thành. Điển hình như : 3 trung tâm lớn : Thủ đô Hà Nội; Thành phố HCM và trên quê hương Hà Nam. 45 năm qua, trường THPT A Thanh Liêm đã xây dựng được truyền thống tốt đẹp và đạt được những thành tích rất đáng tự hào.Trước hết là do sự lãnh đạo sáng suốt của các cấp uỷ Đảng, HĐND, UBND qua các thời kỳ, sự chỉ đạo trực tiếp của sở GD&ĐT. Đó là sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, đoàn thể của Ban đại diện cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội. Đó cũng là sự đoàn kết nhất trí, tích cực giảng dạy và công tác của tập thể các cán bộ giáo viên, CNV nhà trường. Đặc biệt, đó là sự cố gắng nỗ lực, cần cù sáng tạo trong học tập của các anh chị em học sinh trong suốt 45 năm qua. Thế hệ thầy trò của năm học thứ 46 bao gồm: 80 thầy cô, CBNV và 1345 học sinh hết sức trân trọng những bài học quý giá của các thế hệ đi trước, vui mừng với kết quả đạt được hôm nay và hứa hẹn phấn đấu giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường. Phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong những năm tới để trường THPT A Thanh Liêm- trường chuẩn Quốc gia “ngôi trường của một miền quê đồng xanh, nước biếc, nơi thắp lên ngọn lửa của niềm đam mê và khát vọng vươn lên” sẽ mãi mãi là niềm tự hào của các thế hệ học sinh. Đó là lời hứa danh dự trước Đảng bộ, nhân dân và các vị khách quý của nhà trường. 45 năm qua, 45 lần tiếng trống khai trường vang lên giục giã, 45 lần hoa phượng nở chào đón mùa thi, 44 thế hệ học sinh tung cánh bước vào đời. Xin kính chúc các quý vị đại biểu, các vị khách quí, các thầy cô giáo, các anh chị cựu học sinh và các em học sinh thân yêu sức khoẻ, hạnh phúc và thành công. Trân trọng cảm ơn! Thay mặt HĐGD HIỆU TRƯỞNG Trần Ngọc Quyết 5 . thống c a trường THPT A Thanh Liêm. Kính th a : … Thanh Liêm là vùng đất đ a linh nhân kiệt, đất mang trên mình nền văn hoá Liễu Đôi, đất c a Hoàng đế. c a các thế hệ học sinh. Đó là lời h a danh dự trước Đảng bộ, nhân dân và các vị khách quý c a nhà trường. 45 năm qua, 45 lần tiếng trống khai trường vang

Ngày đăng: 29/10/2013, 00:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan