1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu trầm cảm ở bệnh nhân ung thư vú

102 52 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Nghiên cứu về tỷ lệ mắc và tử vong ở phụ nữ mắc UTV tại khu vực Châu Á, Thái Bình Dương cho thấy UTV là loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới trong khu vực, chiếm 18% trong số tất cả các trường hợp vào năm 2012, và là nguyên nhân thứ tư gây ra tử vong do ung thư (9%). Mặc dù tỷ lệ mắc ở New Zealand và Úc vẫn cao hơn, nhưng tăng nhanh trong những năm gần đây ở một số nước như Malaysia và Thái Lan [70].

  • - Rối loạn stress sau sang chấn và rối loạn sự thích ứng: Một nghiên cứu tỷ lệ rối loạn tâm thần cấp tính và rối loạn stress sau chấn thương trên 127 bệnh nhân UTV ở hai thời điểm t1 sau phẫu thuật và thời điểm t2 theo dõi sau 6 tháng. Kết quả cho thấy trải nghiệm thường gặp nhất sau chẩn đoán bệnh UTV được mô tả như là một chấn thương tâm lý mạnh và gây ra bất ổn nghiêm trọng cho người bệnh. Ước tính tỷ lệ là 7,1% bệnh nhân có rối loạn sự thích ứng và 18,5% bệnh nhân có stress sau sang chấn ở thời điểm t1 và 11,2 – 16,3% tại thời điểm t2 [45].

  • - Rối loạn nhận thức: Hóa trị và điều trị nội tiết có liên quan với rối loạn nhận thức đáng kể ở những bệnh nhân bị ung thư vú. Ngoài ra lo âu, trầm cảm, mệt mỏi và đau cũng liên quan đến rối loạn nhận thức trên bệnh nhân ung thư vú [62], [31].

  • Phân loại mức độ trầm cảm được sử dụng là [59]:

  • - Tuổi của bệnh nhân: Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng trầm cảm ở bệnh UTV có liên quan đến tuổi của bệnh nhân. Theo nhiều tác giả thì tuổi càng trẻ, càng tăng nguy cơ bị trầm cảm và lo âu ở bệnh nhân UTV. Mosher (2005) cũng cho rằng bệnh nhân mắc bệnh UTV khi ở tuổi càng cao thì càng ít bị lo âu hay trầm cảm. Theo nghiên cứu của Burgess và cộng sự trên 170 bệnh nhân UTV cho thấy tuổi càng trẻ càng dễ bị trầm cảm và lo âu với OR là 0,98 và độ tin cậy là 95% [19], [5].

  • - Trình độ học vấn: Trình độ học vấn là yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân đương đầu để vượt qua những khó khăn, đặc biệt khi biết mình bị bệnh ung thư. Trình độ học vấn thấp làm cho bệnh nhân gặp khó khăn trong nhận thức, thường dẫn đến việc hiểu biết không đầy đủ về bệnh; do vậy, dễ bị tổn thương tâm lý dẫn đến trầm cảm. Những người có trình độ học vấn thấp dễ bị trầm cảm hơn so với những người có trình độ học vấn cao, người có học vấn càng cao thì tỷ lệ trầm cảm càng thấp và mức độ trầm cảm càng nhẹ so với những người có học vấn thấp [21], [60]. Những người có trình độ học vấn cao sẽ có khả năng tìm kiếm thông tin về các vấn đề của bệnh, họ có nhận thức về bệnh tốt hơn; do vậy, những người có trình độ học vấn cao hơn sẽ có tỷ lệ trầm cảm và lo âu thấp hơn. Ngoài ra, những người có trình độ giáo dục càng cao thì sẽ có nhiều cách để đối phó với các sang chấn, do vậy, nhận thức và đánh giá về bệnh sẽ tích cực hơn [5].

  • - Yếu tố văn hóa và mức thu nhập: Yếu tố văn hóa có thể ảnh hưởng đến quá trình thích ứng, mà khả năng thích ứng kém dễ bị trầm cảm hơn. Những người có thu nhập thấp thường coi chẩn đoán ung thư như một bản án tử hình, do vậy họ thường muốn trì hoãn hoặc từ chối trong chẩn đoán và điều trị. Gánh nặng về tài chính trong quá trình điều trị cũng là một yếu tố stress quan trọng góp thêm vào các căng thẳng tâm lý của bệnh nhân. Nói một cách khác là những người có thu nhập thấp thì có tỷ lệ bị trầm cảm cao hơn rõ rệt so với những người có mức thu nhập cao [5].

  • - Tình trạng hôn nhân: Trầm cảm thường gặp ở những người ly hôn và ly dị, ít gặp nhất ở bệnh nhân đang có gia đình. Tỷ lệ trầm cảm cũng hay gặp ở bệnh nhân độc thân, sống một mình [60].

  • - Giai đoạn bệnh UTV: Giai đoạn bệnh ảnh hưởng rất lớn tới các biểu hiện trầm cảm ở bệnh nhân UTV. Giai đoạn bệnh là yếu tố để dự đoán các rối loạn tâm lý ở bệnh nhân UTV. Bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn cuối thường có biểu hiện trầm cảm nhiều hơn các giai đoạn khác. Bệnh ung thư giai đoạn cuối thường kết hợp với việc tăng mức độ đau, tăng mức độ sợ chết, sợ bị bỏ rơi, do gánh nặng về tài chính, gây khó khăn cho bạn bè và người thân. Ở giai đoạn cuối của bệnh UTV, bệnh nhân thường phải dùng các phương pháp điều trị tích cực, triệt để hơn. Những khó chịu và những thay đổi về mặt thể chất khi nhận các phương pháp điều trị mới là xu hướng gây trầm cảm ở các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối [5].

  • - Phương pháp điều trị: Phương pháp điều trị cũng ảnh hưởng nhiều đến mức độ trầm cảm. Phẫu thuật cắt bỏ vú ở những bệnh nhân UTV làm mất sự cân đối của hình thể, gây ra lo sợ mất sự hấp dẫn, mất nữ tính cũng là một nguyên nhân gây ra trầm cảm. Ngủ ít và khó tập trung là các triệu chứng xảy ra ở hầu hết các bệnh nhân ở tất cả các nhóm điều trị. Các triệu chứng này có thể do hóa trị liệu làm suy giảm nhận thức, nhưng cũng có thể do trầm cảm. Có tác giả đã coi liệu pháp hóa trị là một kiểu sang chấn đặc biệt. Sau khi được phẫu thuật bệnh nhân thường không muốn hóa trị ngay, vì hóa trị liệu sẽ làm cho bệnh nhân cảm thấy không tốt, đảo lộn cuộc sống của họ, nhắc nhở về việc họ đang bị ung thư và có thể bị tái phát. Liều thuốc hóa chất cũng ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức và cảm xúc của người bệnh nói chung và ảnh hưởng tới trí nhớ, chú ý và độ tập trung nói riêng. Có một số yếu tố gây căng thẳng cho bệnh nhân trong giai đoạn này: đầu tiên bệnh nhân nói rằng họ sợ bị tái phát sau khi ngừng điều trị, sợ được gặp các bác sĩ ít hơn, ít được kiểm tra sức khỏe hơn, do vậy họ cảm thấy mất an toàn; thứ hai, có rất nhiều tác dụng phụ kéo dài sau khi kết thúc điều trị như mệt mỏi, rụng tóc, các triệu chứng mãn kinh. Những bệnh nhân trầm cảm thường ít chấp nhận những phương pháp điều trị ung thư và thường tỷ lệ sống sót thấp hơn so với những phụ nữ UTV mà không có trầm cảm [5].

  • - Yếu tố xã hội: Hỗ trợ xã hội là khả năng sẵn có của bạn bè và các tổ chức giúp đỡ một người đương đầu với stress. Trong rất nhiều nghiên cứu, bệnh nhân nói rằng sự hỗ trợ của bạn bè và các tổ chức (sự cảm thông chia sẻ về tinh thần cũng như vật chất) là rất có ích cho bệnh nhân, không có sự hỗ trợ của xã hội là yếu tố nguy cơ dẫn đến những tổn thương tâm lý kết hợp. Ít có sự hỗ trợ xã hội sẽ là một yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm ở bệnh nhân ung thư vú [14], [50], [69]. Hỗ trợ trong cuộc sống hằng ngày sẽ là yếu tố quan trọng làm giảm thiểu và bù đắp những thiếu hụt do bệnh và tác dụng phụ của phương pháp điều trị. Do vậy, sự hỗ trợ của gia đình và xã hội sẽ làm cho kết quả điều trị sẽ tiến triển tốt hơn [5].

    • 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu

  • * Đối với bệnh nhân:

  • Có đầy đủ hồ sơ lưu trữ, có đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh nhân.

  • * Đối với người nhà bệnh nhân:

  • Là người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân, có mặt tại bệnh viện trong thời điểm nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu.

    • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

    • 2.2.1. Thời gian nghiên cứu

    • 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

    • 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

    • 2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

    • 2.4.1. Kỹ thuật thu thập số liệu định lượng

    • 2.4.2. Kỹ thuật thu thập số liệu định tính

    • 2.4.3. Công cụ thu thập số liệu

    • 2.5.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

    • 2.5.4. Nội dung nghiên cứu định tính

    • 3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học

  • Bảng 3.1. Các đặc điểm về dân tộc, nơi cư trú của đối tượng nghiên cứu

  • Bảng 3.2. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu

  • Nhận xét: Phân bố lứa tuổi mắc bệnh UTV ở thời điểm nghiên cứu của mẫu nghiên cứu với tỷ lệ cao nhất ở nhóm tuổi 50 – 59 chiếm 36,6%, thấp nhất là nhóm ≤ 40 tuổi và ≥ 70 chiếm 8,1%% và 7,3%. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 54,4%.

  • Bảng 3.3. Đặc điểm về nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng kinh tế

  • Bảng 3.4. Đặc điểm về tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu

  • Bảng 3.5. Đặc điểm người chi trả cho việc điều trị của đối tượng

    • 3.1.2. Đặc điểm về tình trạng bệnh

  • Bảng 3.6. Đặc điểm giai đoạn bệnh UTV của đối tượng nghiên cứu

  • Bảng 3.7. Đặc điểm về thời gian chẩn đoán, số lần vào viện, hình thức điều trị

  • Bảng 3.8. Đặc điểm về phương pháp điều trị

    • 3.1.3. Đặc điểm về yếu tố tâm lý, gia đình, xã hội

  • Bảng 3.10. Đặc điểm về tâm lý, vấn đề tín ngưỡng

  • Bảng 3.11. Đặc điểm về thái độ ứng phó, hài lòng về điều trị

  • Bảng 3.12. Đặc điểm về yếu tố gia đình

  • Bảng 3.13. Đặc điểm về quan hệ với đối tác hôn nhân sau chẩn đoán UTV

  • Bảng 3.14. Đặc điểm về yếu tố xã hội, hỗ trợ của nhân viên y tế

  • Bảng 3.15. Đặc điểm về nhu cầu hỗ trợ dịch vụ xã hội

  • Bảng 3.16. Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân ung thư vú theo thang đo trầm cảm BDI-II

  • Bảng 3.17. Phân loại mức độ trầm cảm theo thang đo trầm cảm BDI-II

    • 3.3.1. Đặc điểm nhân khẩu học

  • Bảng 3.18. Liên quan giữa trầm cảm và đặc điểm nhân khẩu học

    • 3.3.2. Đặc điểm bệnh lý

  • Bảng 3.19. Liên quan giữa trầm cảm và đặc điểm bệnh lý

    • 3.3.3. Đặc điểm tâm lý, yếu tố gia đình, xã hội.

  • Bảng 3.20. Liên quan giữa trầm cảm và thái độ, hài lòng điều trị

  • Bảng 3.21. Liên quan giữa trầm cảm và yếu tố gia đình

  • Bảng 3.22. Liên quan giữa trầm cảm và yếu tố xã hội, hỗ trợ NVYT

    • 3.3.4. Mô hình hồi quy đa biến logistic

  • Bảng 3.23. Mô hình hồi quy đa biến logistic kiểm định các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân ung thư vú

    • 4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học

    • 4.1.2. Đặc điểm về tình trạng bệnh

    • 4.1.3. Đặc điểm về yếu tố tâm lý, yếu tố gia đình, xã hội

    • 4.3.1. Đặc điểm nhân khẩu học

    • 4.3.2. Đặc điểm bệnh lý

    • 4.3.3. Yếu tố tâm lý, gia đình và xã hội

  • PHỤ LỤC 1:

Nội dung

Đặt vấn đề: Ung thư vú là bệnh lý ác tính thường gặp, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho phụ nữ trên toàn thế giới. Bệnh nhân ung thư vú thường có trầm cảm và lo âu đi kèm. Trầm cảm trên bệnh nhân ung thư vú làm tăng mức độ nặng của bệnh, là yếu tố nguy cơ làm giảm tỷ lệ sống sót ở bệnh nhân ung thư vú, giảm hiệu quả điều trị, giảm chất lượng sống của bệnh nhân. Mục tiêu: 1) Xác định tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân ung thư vú đến điều trị tại Bệnh viên đa khoa tỉnh Hà Tĩnh năm 2017; 2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân ung thứ vú tại địa bàn nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp định tính và định lượng trên 287 bệnh nhân ung thư vú đến điều trị tại khoa ung bướu, bệnh viên đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. Đánh giá trầm cảm ở bệnh nhân ung thư vú bằng thang đo trầm cảm BDIII nhằm xác định tỷ lệ trầm cảm và mức độ trầm cảm ở bệnh nhân ung thư vú. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân ung thư vú theo thang đo trầm cảm BDIII là 36,9%. Phân loại mức độ trầm cảm có 8% trầm cảm nặng, 12,5% trầm cảm vừa, 16,4% trầm cảm nhẹ. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy có mối liên quan giữa biến phụ thuộc là trầm cảm ở bệnh nhân ung thư vú với biến độc lập là tuổi, giai đoạn bệnh, chăm sóc giảm nhẹ, hình thức điều trị, thái độ ứng phó bệnh tật. Kết luận: Cán bộ y tế, người thân cần thường xuyên hỗ trợ tinh thần cho người bệnh. Bản thân người bệnh cần có thái độ lạc quan, tích cực trong điều trị bệnh.

Ngày đăng: 14/01/2021, 14:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w