1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích mối quan hệ giữa quản lý lạm quyền và dự định nghỉ việc dưới tác động của động lực phụng sự công

123 25 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

Đề tài được thực hiện nhằm xem xét mối quan hệ giữa quản lý lạm quyền và dự định nghỉ việc của nhân viên trong bối cảnh của tổ chức công ở Việt Nam, phân tích vai trò điều tiết của động lực phụng sự công trong mối quan hệ giữa quản lý lạm quyền và dự định nghỉ việc của nhân viên để từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng của hành vi quản lý lạm quyền trong lên dự định nghỉ việc của cán bộ, công chức. Dựa trên số liệu thu thập được từ 423 cán bộ, công chức Sở Giao thông vận tải TPHCM, tác giả đã phát hiện rằng, có tồn tại rõ ràng hành vi lạm quyền và động lực phụng sự công trong các đơn vị trực thuộc Sở. Tuy nhiên, ý định nghỉ việc thì chưa thực sự phản ánh rõ ràng do đặc thù tổ chức công ở Việt Nam. Cũng dựa trên kết quả phân tích cho thấy, hành vi quản lý lạm quyền của nhà quản lý sẽ kích hoạt động cơ rời khỏi công việc hoặc lơ là trong công việc và từ đó gián tiếp làm mất đi hiệu năng chung của tổ chức. Tuy nhiên, cũng dựa trên kết quả phân tích số liệu cho thấy, nhân viên càng có động lực phụng sự công càng cao thì mối quan hệ này càng giảm. Nói cách khác nhân viên có động cơ tự nguyện cống hiến cho cộng đồng càng cao thì những ảnh hưởng tiêu cực từ nhà quản lý có hành vi lạm quyền càng thấp và từ đó ý định nghỉ việc cũng được giảm nhẹ. Do đó, công chức có động lực phụng sự công cao sẽ dễ bỏ qua những hành động lạm quyền của nhà quản lý khi họ gặp phải. Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình cho thấy quản lý lạm quyền (ABS) và ý định nghỉ việc của nhân viên (TOI) có mối quan hệ đồng biến với nhau. Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình cho thấy động lực phụng sự công (PSM) và dự định nghỉ việc của công chức có mối quan hệ nghịch biến với nhau. Như vậy, PSM có vai trò điều tiết ý định nghỉ việc của công chức, có nghĩa là nếu PSM cao thì sẽ làm giảm ý định nghỉ việc của công chức khi gặp các vấn đề trở ngại trong công việc, cụ thể ở đây là công chức bị nhà quản lý đối xử lạm quyền .Với kết quả nghiên cứu về khái niệm ABS, có 6 hành vi quản lý lạm quyền thường xuyên xuất hiện trong tổ chức công được khảo sát (có giá trị CV nhỏ hơn 50%), cụ thể: Người quản lý thường đổ lỗi cho nhân viên trước mặt người khác; Người quản lý cho rằng suy nghĩ của cấp dưới là không đáng cân nhắc; Người quản lý thất hứa với cấp dưới; Người quản lý thường ít trao đổi với cấp dưới; Người quản lý thường hay nhắc lại những khuyết điểm của cấp dưới đã từng mắc phải trước đó. Với kết quả nghiên cứu về khái niệm PSM thì hầu hết PSM của công chức Sở Giao thông Vận tải được hình thành phần lớn ở hai hướng chính, đó là: lòng trắc ẩn và tính cam kết phục vụ cộng đồng.

Ngày đăng: 14/01/2021, 08:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w