Các doanh nghiệp khi mở rộng hoạt động đầu tư ở nước ngoài (FDI) sẽ thực hiện hoặc mua bán và sáp nhập xuyên quốc gia (M & A xuyên quốc gia) hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư mới (FDI đầu tư mới). Trong bài nghiên cứu này, bằng cách tập trung vào các doanh nghiệp Việt Nam theo đuổi FDI vào các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, bài nghiên cứu cung cấp những bằng chứng thực nghiệm nhằm so sánh các nhân tố quyết định M & A xuyên quốc gia và FDI đầu tư mới. Tác giả rút ra bốn kết luận chính sau đây. Thứ nhât, biến GDP thúc đẩy cả hai loại hình FDI. Trong khi đó, bài nghiên cứu nhận thấy rằng đối với các doanh nghiệp thuộc ngành thực phẩm, giấy và bột giấy, thiết bị vận chuyển và thiết bị đo lường chính xác có xu hướng lựa chọn M & A xuyên quốc gia chứ không phải là FDI đầu tư mới khi quốc gia nhận đầu tư có quy tắc kinh doanh nhanh hơn, đơn giản hơn, và quyền sở hữu tốt hơn. Đối với các doanh nghiệp thuộc ngành dược phẩm, hóa chất, máy móc, máy móc thiết bị điện hoặc thiết bị đo lường chính xác có xu hướng lựa chọn FDI đầu tư mới chứ không phải là M & A xuyên quốc gia khi quốc gia nhận đầu tư thực thi đầy đủ luật về sở hữu trí tuệ. Thứ ba, doanh nghiệp đã có mạng lưới khu vực ở quốc gia nhận đầu tư sẽ ưu tiên lựa chọn FDI đầu tư mới và thay vì chọn M & A xuyên quốc gia. Cuối cùng, việc theo đuổi hoạt động M & A xuyên quốc gia sẽ có lợi nhuận bất thường tích lũy cao hơn trong giá cổ phiếu sau khi đầu tư, trong khi đầu tư theo hướng FDI đầu tư mới có giá cổ phiếu tăng trước khi đầu tư.