Tác dụngphòngbệnhcủaquảbơ Trái bơ chứa gần 20 loại vitamin, muối khoáng và các chất dinh dưỡng thực vật giúp nâng cao chất lượng chế độ ăn và ngừa một số bệnh mãn tính. Trái bơ được xem là một loại trái được khuyến khích ăn thường xuyên vì có lợi cho sức khỏe. Trái bơ được trồng nhiều ở các quốc gia vùng Địa Trung Hải hay ở những nơi mà nhiệt độ không bao giờ thấp hơn 50C ngay cả trong mùa đông. Ở nước ta, trái bơ cũng là loại trái cây phổ biến. Tốt cho cả người già và trẻ em Trái bơ chứa 81 microgram carotenoid lutein mà một vài nghiên cứu cho thấy có thể giúp duy trì tình trạng khỏe mạnh của mắt, vì lutein là một chất chống ôxy hóa tự nhiên giúp duy trì tình trạng khỏe mạnh của mắt khi chúng ta già đi. Ngoài ra, khi xem trái bơ như là một phần của chế độ ăn kiêng giảm calo thì trái bơ cung cấp gần 20 loại vitamin, muối khoáng và các chất dinh dưỡng thực vật. Các chất dinh dưỡng này cũng giúp nâng cao chất lượng dinh dưỡng của chế độ ăn và ngừa một số bệnh mãn tính. Trái bơ có chứa một số muối khoáng cần thiết như kali, canxi, vitamin C và K, acid folic, đồng, natri và chất xơ. Những người sống ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng nên dễ bị mất nước và muối khoáng, do đó trái bơ có thể cung cấp bổ sung các chất này cho cơ thể. Còn kali có trong trái bơ giúp điều hòa huyết áp. Bơ cũng là loại trái cây giúp cơ thể cải thiện khả năng hấp thu carotenoids. Thịt trái bơ mịn, giống như kem làm cho nó trở thành một trong những loại thức ăn tươi đầu tiên mà trẻ em có thể thưởng thức. Trái bơ không chứa natri và cholesterol nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng có giá trị khác cho tiêu thụ hằng ngày như 8% lượng folat, 4% lượng chất xơ và kali, 4% lượng vitamin E và 2% lượng sắt. Một khẩu phần trái bơ có chứa 81 microgram carotenoid lutein và 19 microgram beta carotene; 3,5 g chất béo không bão hòa vốn rất quan trọng đối với quá trình tăng trưởng bình thường và phát triển hệ thần kinh trung ương. Ngăn ngừa bệnh tim Phết trái bơ tươi lên bánh mì sandwich hay bánh mì nướng thay cho bơ động vật sẽ giúp giảm tiêu thụ calo, chất béo bão hòa, natri và cholesterol. Trái bơ phù hợp với khuyến cáo về chế độ ăn của Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ với nồng độ chất béo từ thấp đến trung bình. Chất béo chủ yếu nên là chất béo không bão hòa và nên giảm tối đa chất béo bão hòa và cholesterol. Trái bơ là loại trái cây duy nhất có chứa chất béo đơn không bão hòa, đây là nguồn thay thế tốt cho các loại thức ăn giàu chất béo bão hòa. Chỉ 1/5 trái bơ kích thước trung bình cũng có chứa 50 calo và cung cấp gần 20 loại vitamin và muối khoáng. Acid oleic có trong trái bơ có thể được sử dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu và trái bơ cũng giúp duy trì nồng độ cholesterol hợp lý, do đó giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch liên quan đến cholesterol. Ngoài ra, trong trái bơ có chứa nhiều chất chống ôxy hóa tốt nên có thể sử dụng trong điều trị các rối loạn về da hay sử dụng trong điều trị bệnh nhân bị các bệnh lý tuần hoàn và tiêu hóa. Đặc biệt, trái bơ có thể giúp những người có vấn đề trục trặc về tình dục. Qua lâu - Thuốc trị ho Dược liệu qua lâu (Fructus Trichosanththes) là nhân (hạt) củaquảqua lâu được thu hoạch vào mùa thu và phơi trong bóng râm (âm can) của cây qua lâu, tên khoa học Trichosanthes kirilowii Maxim hay Trichosanthes rosthomii Hams, thuộc họ Bí (Cucurbitaceae). Quảqua lâu. Đông y cho rằng qua lâu có vị ngọt, đắng, tính lạnh, quy vào các kinh phế, vị và đại trường. Có công năng tả hỏa, nhuận phế, hạ khí, hạ đờm (thanh nhiệt trừ đàm), nhuận táo (nhuận tràng), điều hòa khí trong ngực và tán kết. Chủ trị ho đờm, táo bón, vú bị ung nhọt, ngực tê tức. Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ quảqua lâu, nhân hột, rễ cũng đều làm thuốc, nhưng tácdụng khác nhau. Dùng hột khô mẩy chắc, vỏ cứng dày, nhân trắng không lép, có nhiều dầu, nguyên hạt, không vụn nát, không ẩm mốc, đen là loại dược liệu tốt. Dùng hột thì bẻ vỏ cứng và màng mỏng ép dầu mà sử dụng (theo Lôi công bào chích luận). Còn kinh nghiệm ở Đông y nước ta thì đập nhẹ cho vỏ tách đôi, bỏ vỏ lấy nhân hoặc muốn làm nhanh thì lấy hột sao qua, sau đó chà cho nát vỏ lấy nhân. Khi cần bổ phế phải tẩm mật ong sao qua. Để khỏi rát cổ dùng chín. Liều trung bình cho các dạng thuốc từ 12 - 16g hoặc 10 - 20g. Cần lưu ý không sử dụngqua lâu với phụ tử vì giữa chúng tương khắc với nhau. Trường hợp tỳ, vị hư hàn không dùng, khi sử dụng nhiều có thể xảy ra tiêu lỏng. Người ta đã dùngqua lâu để trị một số bệnh chứng: Trị ho do đờm nhiệt, mà bệnh chứng có biểu hiện cảm giác tức nặng ở ngực, táo bón, dùng phương Thanh khí hóa đờm hoàn gồm qua lâu 12 - 16g, đởm nam tinh 2 - 5g, hoàng cầm 12 - 16g. Tán bột trộn mật, viên hoàn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 - 12g. Trị đờm thấp và huyết ứ trệ trong ngực biểu hiện cảm giác khó thở, đau ngực, đau ngực xuyên ra sau lưng dùng phương Qua lâu thông bạch bán hạ thang gồm qua lâu 12 - 16g, thông bạch 12 - 20g, bán hạ 12 - 16g, sắc ngày uống 1 thang, chia 2 - 3 lần. http://img.suckhoedoisong.vn/Images/Uploaded/Share/2009/11/09/qua- lau.JPG Trị đờm và nhiệt tích tụ trong ngực và vùng thượng vị, có biểu hiện cảm giác đầy chướng ngực và thượng vị dùng phương Tiểu hãm hung thang gồm qua lâu 12 - 16g, hoàng liên 4 - 12g, bán hạ 12 - 16g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Trị táo bón dùngqua lâu 12 - 16g, hỏa ma nhân 10 - 12g với úc lý nhân 5 - 12g, chỉ thực 4 - 12g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Trị vú sưng đau dùngqua lâu 12 - 16g, bồ công anh 20 - 40g, nhũ hương 3 - 6g, một dược 6 - 12g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. . Tác dụng phòng bệnh của quả bơ Trái bơ chứa gần 20 loại vitamin, muối khoáng và các chất dinh. trong trái bơ có chứa nhiều chất chống ôxy hóa tốt nên có thể sử dụng trong điều trị các rối loạn về da hay sử dụng trong điều trị bệnh nhân bị các bệnh lý