1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Các trường phái đầu tư chứng khoán

5 439 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 147,67 KB

Nội dung

Các trường phái đầu chứng khoán 1. Trường phái đầu theo thông tin (là trường phái phổ biến tại Việt Nam hiện nay) Một thực tế hầu như không ai có thể bác bỏ được là thông tin ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Khi có thông tin liên quan đến công ty/cổ phiếu, thị trường sẽ tiếp nhận và phản ứng thông qua việc thay đổi giá thích hợp. Thông tin có nhiều dạng như: thông tin về môi trường vĩ mô, về tình hình kinh doanh của ngành, hay về chính tình hình của công ty. Thông tin có thể do các cơ quan công quyền công bố, hay do các nhà phân tích, công ty chứng khoán, môi giới đưa ra, hoặc là do chính công ty công bố chính thức, và cũng có thể là thông tin thầm lặng và bí mật kiểu như thông tin tay trong. Thông tin chia làm hai loại, thông tin tốt làm tăng giá và thông tin xấu làm giảm giá. Lưu ý, ở đây mức độ tốt hay không tốt là tương quan so với kỳ vọng. Ví dụ, thị trường kỳ vọng công ty A lãi 200 tỷ đồng trong quý IV, nếu công ty A lãi 250 tỷ đồng trong quý IV thì đó là thông tin tốt, vì thế làm cho giá cổ phiếu của công ty A tăng lên; còn nếu công ty A lãi 180 tỷ đồng, mặc dù tốt hơn nhiều so với các công ty khác trong cùng thời gian, thì đây vẫn là thông tin xấu đối với công ty A, vì thế làm giá cổ phiếu của công ty A giảm xuống. Tùy theo mức độ và “tính cách” của thị trường, có 3 dạng phản ứng của thị trường theo thông tin: dạng thị trường hiệu quả; thị trường hiệu quả kém - phản ứng chậm; thị trường kém hiệu quả - phản ứng thái quá. a.Trong thị trường hiệu quả, khi có thông tin, giá sẽ thay đổi ngay lập tức, và sự thay đổi này thích ứng với lượng thông tin, nghĩa là thị trường sẽ không phải điều chỉnh sau đó. Thị trường hiệu quả có biên độ tự do, đầu theo thông tin hầu như không có cơ hội. Vì khi thông tin tốt vừa công bố ra thị trường thì giá lên ngay lập tức, nhà đầu không kịp đặt lệnh mua, và ng ược lại, khi có thông tin xấu, giá giảm ngay lập tức, nhà đầu sẽ không kịp bán ra. Như vậy, trong thị trường hiệu quả và có biên độ tự do, nhà đầu theo trường phái thông tin chỉ có thể chiến thắng khi có thông tin nội bộ và “ra tay” trước người khác. Tuy nhiên, với những thị trường có biên độ giới hạn, ví dụ như Việt Nam với biên độ 5%, thì một phiên/ngày lên xuống chưa diễn tả được hết mức độ thông tin. Và những nhà đầu nhanh nhạy nếu nhận định đầy đủ mức độ của thông tin, đều có thể đầu theo xu hướng tiếp tục lên hay xuống của thị giá. b.Thị trường hiệu quá kém - phản ứng chậm: thị trường cần có thời gian để nhận định và chuyển thông tin qua sự biến động của giá. Nếu nhà đầu tin rằng, thị trường phả n ứng chậm, họ sẽ tiến hành đặt lệnh mua nếu thông tin tốt, hay bán nếu thông tin xấu - trong quá trình thị giá điều chỉnh để thích ứng với thông tin. Thị trường diễn biến chậm này tạo ra cơ hội lợi nhuận cho các nhà đầu thông tin. Tuy vậy, mức độ lợi nhuận là vừa phải, không nhiều và vì thế cũng không rủi ro như thị trường phản ứng thái quá. c.Thị trường kém hiệu quả - phản ứng thái quá: Ở các thị trường có biên độ tự do, quá trình phản ứng thái quá xảy ra rất nhanh, các nhà đầu với thông tin bình thường (không phải là thông tin tay trong) hầu như không kịp phản ứng. Họ chỉ có thể đầu trong giai đoạn nó điều chỉnh. Tuy nhiên, ở Việt Nam, do có biên độ cố định ở mức 5%, nhà đầu có thể tham gia ở 2 quá trình: quá trình phản ứng thái quá, và quá trình điều chỉnh. Thị trường dạng này tạo ra nhiều cơ hội lợi nhuận, nhưng cũng nhiều rủi ro hơn cho nhà đầu theo thông tin. Nhà đầu phải hết sức tỉnh táo để biết đâu là đỉnh và đáy của thị giá trong quá trình điều chỉnh thông tin. Tốt nhất, nhà đầu nên xác định cho mình một tỷ lệ thắng và thua nhất định. Ví dụ: thắng 30%, thua 10%. Khi đụng đến mức lãi hay lỗ đã định trước thì phải ra lệnh bán hay mua cổ phiếu mà không được để cảm xúc len vào. Kết luận: Để thành công theo trường phái đầu theo thông tin, trước hết nhà đầu phải quan sát, phân tích để có một quan điểm nhất định về phản ứng của thị trường. Khi đã có quan điểm thì nhà đầu phải nhất quán với quan điểm của mình, tránh lúc thì cho rằng thị trường phản ứng chậm, lúc thì cho rằng thị trường phản ứng thái quá. Vì khi thay đổi như vậy, nếu không may mắn nhà đầu sẽ bị rơi vào tình trạng thua nhiều hơn thắng. Một điều quan trọng mà nhà đầu theo trường phái thông tin cần lưu ý nữa là phải biết lọc và loại những thông tin nhiễu, thông tin không gây ảnh hưởng tới thị giá. 2. Trường phái đầu : xác định đúng thời điểm của thị trường Tiếp theo bài Trường phái đầu theo thông tin đăng trên ĐTCK số 82, tác giả Lâm Minh Chánh, nhà nghiên cứu tài chính độc lập, tiếp tục cung cấp cho độc giả của ĐTCK bài viết Trường phái đầu Market timing -xác định thời điểm đúng của thị trường. Theo tác giả, đây là phương pháp được áp dụng một cách “tự phát” và khá thành công bởi nhiều nhà đầu tại Việt Nam. Market timing - chọn đúng thời điểm của thị trường Marke timing là trường phái đầu dựa vào việc xác định thời gian “đúng” của thị trường. Một cách nôm na, những người áp dụng đầu theo trường phái này sẽ tìm ra đúng khoảnh khắc tốt của thị trường. Khoảnh khắc mà giá s ẽ diễn ra xu hướng họ mong muốn. Những nhà đầu theo phương pháp này một cách thuần túy cho rằng, họ không cần phải có kỹ năng chọn lựa cổ phiếu, vì theo họ, khi thị trường bước vào thời điểm tốt, giá của hầu hết các loại đều tốt và vì thế tạo ra lợi nhuận khả quan cho nhà đầu tư. Điều này đã được chứng minh tại thị trường Việt Nam trong khoảng thời gian từ cuối 2006 đến đầu 2007. Tuy vậy, cũng có một số nhà đầu kết hợp giữa trường phái đầu Market timing với những trường phái lựa chọn cổ phiếu: dựa vào thông tin, hay đồ thị giá và khối lượng hay phân tích cơ bản của từng cổ phiếu đó và tạo ra lợi nhuận cao hơn những nhà đầu chỉ hoàn toàn theo trường phái chọn th ời điểm. Những công cụ chỉ báo dùng để xác định thời điểm đúng của thị trường Cùng một mục đích chọn thời điểm của thị trường, nhưng các nhà đầu sử dụng nhiều cách tiếp cận và cũng rất khác nhau, từ những chỉ báo hoàn toàn không liên quan đến tài chính, cho đến những chỉ báo cơ bản về tình hình kinh doanh của các công ty tham gia thị trường. Những chỉ báo hoàn toàn không liên quan (Spurious Indicators) Một điều khá bất ngờ là ngay cả trên những thị trường phát triển, có rấ t nhiều nhà đầu tìm thời điểm của thị trường bằng những công cụ chỉ báo hoàn toàn không liên quan đến TTCK. Theo hai tác giả Krueger và Kenedy, một trong những chỉ báo “kỳ lạ” được nhiều nhà đầu tại Mỹ áp dụng cho việc chỉ báo thời điểm của thị trường là chỉ số Super Bowl ám chỉ đến trận thi đấu giữa đội vô địch của AFC (American Football Conference) và đội vô địch của NFC (National Football Conference) tiến hành vào ngày Chủ Nhật cuối cùng của tháng 1 hàng năm. Trong 35 năm, từ năm 1966 đến 2001, đội NFC vô địch 25 lần và 22 năm trong số 25 năm đó, thị trường tăng trưởng. Trong khi AFC thắng 10 lần và 7 lần trong 10 năm đó, thị trường đi xuống. Nhiều nhà đầu đã dựa vào kết quả Super Bowl này để xác định thời điểm của thị trường và xác suất đúng là 83% (29 lầ n đúng trên tổng cộng 35 lần). Thật khó giải thích cho sự tương quan này. Có thể ban đầu chỉ là sự ngẫu nhiên, sau đó tạo sự tin tưởng của một số người và lan truyền tạo ra tâm lý đám đông. Và khi ngày càng có nhiều người tin vào chỉ báo đó, thì nó càng trở nên chính xác hơn do hiệu quả của tâm lý đám đông. Chỉ báo cảm giác tốt (Feel Good Indicators) Chỉ báo cảm giác tốt này dựa vào lý luận và cả trải nghiệm: nếu mọi người có suy nghĩ tốt, tích cực về tương lai, về nền kinh tế thì sẽ tạo ra một kết quả tốt cho cả giá cổ phiếu. Và song song với hiện tượng đó thì những suy nghĩ lạc quan này cũng sẽ chuyển tải qua những chỉ báo xã hội, chẳng hạn cách ăn mặc, thời trang, hành vi tiêu xài, tiệc tùng. Trong cuốn sách Trường phái đầu sắp xuất bản, giáo sư Damodaran - nhà nghiên cứu về tài chính hàng đầu cho rằng, tại Mỹ, những người theo trường phái này chứng minh rằng, có sự tương quan giữa giá cổ phiếu và thời trang váy của phụ nữ, cũng như số lượng khách hàng tại những nhà hàng hạng sang tại New York và một số hiện tượng xã hội tương tự. Liệu TTCK non trẻ của Việt Nam cũng sẽ chứng minh sự hiệu quả của chỉ báo c ảm giác tốt? Chỉ báo mang tính kỹ thuật (Technical Indicators) Những nhà đầu này tuy không phải là những nhà đầu theo trường phái kỹ thuật thuần tuý, nhưng họ lại dùng những chỉ số mang tính kỹ thuật để dự đoán thời điểm của thị trường. Chỉ số dự báo kỹ thuật thường được dùng nhất là chỉ số giá trong quá khứ. Nghiên cứu thị trườ ng Mỹ từ 1871 đến 2001, người ta tìm ra được quy luật: cứ sau X năm giảm giá thì đến Y năm tăng giá và ngược lại. Dĩ nhiên chu kỳ này cũng có những xác suất xảy ra khác nhau tùy theo từng thời kỳ. Một chỉ số giá nữa ở thị trường Mỹ là chỉ số “tháng Giêng”. Nếu thị trường tăng trong tháng Giêng thì cả năm cũng sẽ tăng và ngược lại. Theo Yale Hirsch, xác suất chính xác của chỉ số tháng Giêng này là rất cao, 88%. Một số nhà đầu khác lại dùng chỉ số khối lượng giao dịch để dự đoán thời điểm chuyển mình của thị trường. Theo họ, những xu hướng giá xảy ra với khối lượng giao dịch không lớn, thường ít có khả năng kéo dài so với các xu hướng có khối lượng giao dịch lớn. Ngược lại, những điểm có khối lượng giao dịch đặc biệt lớn thường có khả năng là những điểm chuyển xu hướng của thị trường. Một chỉ số mà ít nhà đầu ở Việt Nam áp dụng là chỉ số dao động. Các tác giả Haugen, Talmor và Tourous đã tìm ra sự tương quan giữa sự dao động và xu hướng của thị trường sau dao động đó. Theo nghiên cứu này, tại thị trường Mỹ, sau một thời gian dao động lớn, tức là lên và xuống liên tục, thị trường có xu hướng ổn định và đi lên. Chỉ báo mang tính cơ bản (Fundamental Indicators) Nhà đầu theo trường phái này xem cả thị trường như cổ phiếu của một công ty nào đó. Theo giả sử đó và theo nguyên lý của trường phái phân tích cơ bản thì sự tăng trưởng, tỷ suất lợi nhuận và độ rủi ro của thị trường cũng sẽ phải thể hiện tương đương với giá trị dòng tiền mà cả thị trường tạo ra. Giáo sư Damodaran trong cuốn sách các trường phái đầu đã đưa ra một số tính toán về chỉ số Index dựa vào dòng tiền - toàn bộ cổ tức - do nó tạo ra, trong đó có một ví dụ cụ thể để dự đoán chỉ số S&P500 như sau: Ngày 1/1/2001, chỉ số S&P500 là 1.320. Tỷ lệ cổ tức chia năm 2000 là 1,43%. Điều chỉnh với lượng cổ phiếu do các công ty mua về làm ngân quỹ, chúng ta sẽ có tỷ lệ cổ tức điều chỉnh năm 2000 là 2,50%, tương ứng với 33. Những nhà phân tích cho rằng cổ tức sẽ tăng trưởng 7,5% trong vòng 5 năm tới và sau đó sẽ tăng trưởng vô thời hạn với tốc độ tăng trưởng bằng với tốc độ của nền kinh tế là 5%. Như vậy ta có dòng tiền cổ tức các năm tới như sau: 35,48; 38,14; 44,07… Chi phí vốn chủ sở hữu bằng với tỷ suất không rủi ro, tức là tỷ suất trái phiếu chính phủ 5,1% cộng với phần tưởng thưởng lợi nhuận cho thị trường vốn (risk premium) là 4%. Như vậy, chi phí vốn hay tỷ suất lợi nhuận mong đợi của chủ sở hữu (cost of equity) là 9,1%. Dùng tỷ suất này chiết khấu dòng tiền cổ tức nói trên về năm 2001, chúng ta sẽ có giá trị của S&P500 tại thời điểm đó là 943. Trong khi đó chỉ số thực trên thị trường là 1.320. Như vậy, theo Giáo sư Damodaran, S&P500 đã over valued, tức là có thị giá vượt qua giá trị nội tại. Theo quan niệm đầu này, những chỉ số như lãi suất ngân hàng, lãi suất trái phiếu, và chu kỳ của nền kinh tế, tình hình kinh doanh của các công ty sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến thị trường. Nhà đầu sẽ phân tích và điều chỉnh những tính toán về giá trị nội tại khi những chỉ số trên thay đổi. Nói tóm lại, nhà đầu theo trường phái xác định thời điểm sẽ dùng một hay nhiều chỉ báo khác nhau để xác định đúng thời điểm của thị trường. Họ sẽ mua khi xác định thời điểm sắp đi lên của thị trường và bán khi bán khi xác định thời điểm sắp đi xuống của thị trường. Đối với họ, việc lựa chọn từng cổ phiếu không quan trọng bằng việc xác định thời điểm thị trường. Tuy vậy việc dùng chỉ báo nào tùy thuộc rất nhiều vào từng thị trường cũng như từng nhà đầu tư. Theo tác giả, thì có rất nhiều nhà đầu tại Việt Nam dùng chỉ báo giá quá khứ “khuynh hướng tăng của quý 4”. Theo họ, quý 4 luôn là thời điểm của thị trường đi lên. Chúng ta hãy cùng quan sát xem sao. . Các trường phái đầu tư chứng khoán 1. Trường phái đầu tư theo thông tin (là trường phái phổ biến tại Việt Nam hiện nay). gây ảnh hưởng tới thị giá. 2. Trường phái đầu tư : xác định đúng thời điểm của thị trường Tiếp theo bài Trường phái đầu tư theo thông tin đăng trên ĐTCK

Ngày đăng: 28/10/2013, 08:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w