Ý nghĩa từ các cú rung lắc mạnh của Wall Street
Ý nghĩa từ các cú rung lắc mạnh của Wall Street Wall Street đã trải qua nhiều đợt biến dộng dữ dội nhưng sau mỗi lần như vậy, thị trường lại dừng ở mức chênh lệch rất ít so với vạch xuất phát ban đầu. Nhiều chuyên gia dự báo chứng khoán Mỹ sẽ chuyển hướng trong thời gian tới. Sự thăng trầm của thị trường chính là lời nhắc nhở về đà trượt giảm đáng sợ cuối năm 2008 và đầu năm 2009. Dù biến động mạnh, nhưng dường như thị trường vẫn không cách quá xa các mức đạt được cách đây 3 tuần. Đó là dấu hiệu chứng tỏ tình hình không quá tồi tệ như trong giai đoạn cao điểm của cuộc khủng hoảng tài chính. Trên thực tế, đã xuất hiện mối nghi ngờ rằng liệu tỷ lệ thất nghiệp cao và nguy cơ suy thoái tại châu Âu có thể làm “ăn mòn” đà phục hồi kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, vượt lên tất cả các nỗi lo sợ, thị trường chứng khoán giống như một chiếc xe đang rồ ga khi chưa giậm số. Điều này đồng nghĩa với khả năng các chỉ số chính đang hướng đến một đợt tăng giá. Nếu nhìn lại mức giá đóng cửa của các chỉ số chính kể từ cuối Tháng 5, chúng ta có thể thấy gần như không có sự thay đổi nhiều. Vào ngày 21/05, chỉ số S&P 500 khép phiên dưới mức 1,088 điểm; còn hôm Thứ Sáu vừa rồi, chỉ số này đóng cửa tại mốc 1,092 điểm; tức chênh nhau chỉ 0.4%. Trước đó, so với một trong các mức thấp năm 2010 tại 1,057 điểm xác lập ngày 08/02, S&P 500 chỉ tăng 3.3%. Wall Street đã trải qua rất nhiều đợt rung lắc mạnh kể từ khi chạm đỉnh hồi Tháng 4, nhưng một điều đáng mừng đối với đa số nhà đầu tư là thị trường không bước vào giai đoạn giảm giá. Nếu tất cả các đợt biến động trong 16 ngày vừa qua đều là xu hướng giảm thì chứng khoán Mỹ có thể đã lao dốc tới 26%. Thay vào đó, nhờ di chuyển theo mô hình zigzag, S&P 500 chỉ giảm 2.1%. Vậy tất cả những điều này có ý nghĩa gì? Theo giới phân tích, sự tăng giảm xen kẽ và thường xuyên là dấu hiệu cho thấy thị trường sắp đạt được trạng thái cân bằng trở lại sau khi S&P 500 điều chỉnh tới 13.7% từ mức đỉnh 2010 thiết lập ngày 23/04 xuống mức thấp năm nay vào ngày 07/01. Một điều quan trọng cũng cần chú ý là thị trường cần thời gian để tìm đáy của mình, và điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẽ tiếp tục bán tháo. “Thị trường có thể giảm ít nhất 10% nữa bởi lòng tin nhà đầu tư đã trải qua một trong những đợt sụt giảm khủng khiếp nhất mà chúng ta từng thấy.”, nhận định của Giám đốc Quản lý quỹ John Apruzzese tại Evercore Wealth Management, New York. Theo ông Apruzzese và một số nhà phân tích khác thì sự sụt giảm trong niềm tin nhà đầu tư cũng có thể khiến thị trường tăng điểm bất ngờ. Bởi khi nhà đầu tư rút lui thì các chuyên viên giao dịch có kinh nghiệm thường coi đây là cơ hội để nhảy vào. Nhiều giám đốc quản lý quỹ chuyên nghiệp nhận thấy rằng những nhà đầu tư ngắn hạn thường rời bỏ khỏi thị trường không đúng thời điểm. Và đó là thời điểm thích hợp để dòng tiền thông minh chảy vào thị trường. Nhà đầu tư đã rót 6.3 tỷ USD vào các quỹ đầu tư chứng khoán tại Mỹ trong Tháng 4 khi Wall Street chạm mức đỉnh năm 2010. Sau đó vào Tháng 5, chỉ số S&P 500 lại trải qua tháng giảm điểm mạnh nhất kể từ Tháng 02/2009. Nhà đầu tư đã phản ứng lại bằng cách rút 15 tỷ USD khỏi các quỹ tương hỗ, theo số liệu thống kê của Morningstar. Đà tháo chạy trong Tháng 5 ghi nhận sự rút lui mạnh nhất kể từ Tháng 3/2009 khi S&P 500 chạm mức thấp 12 năm và bắt đầu hành trình leo dốc. Không ai có thể xác định được hướng đi của thị trường, tuy nhiên nếu xem xét lại một số ngưỡng quan trọng mà những nhà ủng hộ thị trường đang tập trung nghiên cứu thì chúng ta có thể thấy các sự dịch chuyển dường như ít trùng hợp hơn. Theo chiến lược gia kỹ thuật toàn cầu Richard Ross thuộc Auerbach Grayson, New York thì mốc mà S&P 500 đang hướng đến là 1,040 điểm. Ông Ross cho biết: “Tạm thời chúng tôi đặt niềm tin vào ngưỡng hỗ trợ này”. Thị trường đã 3 lần đứng vững trên mức 1,040 điểm và lần gần đây nhất là vào ngày Thứ Ba 08/06. Theo ông Ross, nếu S&P 500 có thể giữ vững trên ngưỡng này, thì cuối cùng những chuyên viên giao dịch tin tưởng vào sự trượt dài của thị trường cũng sẽ chịu từ bỏ quan điểm của mình. Còn trong trường hợp S&P 500 không giữ vững ngưỡng 1,040 điểm như trong Tháng 2, Tháng 5 và ngày 08/06, thì thị trường có thể tiếp tục giảm sâu hơn nữa. Mốc theo dõi tiếp theo sẽ là 1,000 điểm. Ngoài ra, mức trung bình 200 ngày cũng là ngưỡng mà nhà đầu tư ngắm đến. Mức này đối với S&P 500 là quanh 1,108 điểm. “Nếu đứng trên mốc này là dấu hiệu cho sự tăng cường của thị trường, còn ngược lại là dấu hiệu suy yếu.”, ông Ross nói. Thậm chí khi thị trường có thể tăng điểm thì đa số các nhà phân tích đều đồng ý rằng điều này sẽ không suôn sẻ như trong mùa hè năm ngoái. Được biết khi đó, S&P 500 giảm 7% trong giai đoạn từ giữa Tháng 6 đến giữa Tháng 7 trước khi bật cao 26.8% vào cuối năm. Các nhà phân tích dự báo thị trường nhiều khả năng tiếp tục biến động trong thời gian tới. Nhà đầu tư ngày càng quan ngại về phản ứng của nền kinh tế khi không còn các biện pháp hỗ trợ của chính phủ như gói kích thích chi tiêu và lãi suất thấp. Trước mắt, tuần này sẽ mang lại báo cáo về doanh số nhà mới khởi công Tháng 5 và chỉ số nhà ở của NAHB. Các báo cáo sẽ cho thấy được nhu cầu trong lĩnh vực này kể từ khi chương trình tín thuế dành cho người mua nhà hết hạn vào Tháng 4 . Ý nghĩa từ các cú rung lắc mạnh của Wall Street Wall Street đã trải qua nhiều đợt biến dộng dữ dội nhưng. trong các mức thấp năm 2010 tại 1,057 điểm xác lập ngày 08/02, S&P 500 chỉ tăng 3.3%. Wall Street đã trải qua rất nhiều đợt rung lắc mạnh kể từ khi