- Nắm được khái niệm tục ngữ, học thuộc những câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất; những câu tục ngữ về con người, xã hội.. - Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm (xuấ[r]
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - KÌ II
Năm học 2018 – 2019
I PHẦN VĂN BẢN
*Ôn các văn bản
1 Những câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất
2 Những câu tục ngữ về con người, xã hội
3 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh)
4 Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng)
5 Sống chết mặc bay ( Phạm Duy Tốn)
6 Ca Huế trên Sông Hương ( Hà Ánh Minh)
*Yêu cầu:
- Nắm được khái niệm tục ngữ, học thuộc những câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất; những câu tục ngữ về con người, xã hội
- Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm (xuất xứ, thể loại, phương thức biểu đạt) của các văn bản trên
- Viết đoạn văn ngắn chứng minh:
+ Bác Hồ là một lãnh tụ vĩ đại nhưng rất giản dị
+ Quan phụ mẫu trong truyện “Sống chết mặc bay” là kẻ nhẫn tâm, lòng lang dạ thú +Ca huế trên sông Hương là một loại hình nghệ thuật đa dạng, độc đáo
II PHẦN TIẾNG VIỆT
*Ôn các bài:
- Rút gọn câu
- Câu đặc biệt
Trang 2- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
- Liệt kê
- Các dấu câu: dấu chấm phẩy , dấu chấm lửng, dấu gạch ngang
*Yêu cầu: Học thuộc lí thuyết để vận dụng làm các dạng bài tập ( bài tập nhận biết,
bài tập đặt câu và bài tập viết đoạn)
III TẬP LÀM VĂN
Đề 1: Chứng minh rằng nhân dân ta luôn sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Đề 2: Em hiểu như thế nào lời khuyên của nhân dân ta thể hiện trong câu ca dao:
Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Đề 3:
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Bác Hồ khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?
Đề 4: Giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”