§Ò c¬ng «n tËp häc kú I (2010 - 2011) M«n Gi¸o dôc c«ng d©n 8 I- Yêu cầu chung: - Nắm vững các khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa về các phạm trù đạo đức,các vấn đề pháp luật đã học. - Biết đề ra phương hướng rèn luyện theo từng bài. - Biết cách xử lý các tình huống thực tế liên quan đến bài học. - Liên hệ bài học với bản thân, trường lớp và địa phương ( thôn, xã). II- Lý thuyết: Câu 1: Thế nào là tình bạn trong sáng, lành mạnh? Em sẽ làm gì để xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh? Câu 2: Vì sao cần tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác? Nêu 5 biểu hiện của người biết tôn trọng người khác nơi công cộng? Câu 3: Thế nào là xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư? Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư đem lại lợi ích gì? Em sẽ làm gì để xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư nơi em sinh sống? Nêu ví dụ minh hoạ? Câu 4: So sánh pháp luật và kỉ luật? Câu 5: Thế nào là liêm khiết ? Nêu 5 biểu hiện thể hiện tính liêm khiết của học sinh trong học tập và trong đời sống hằng ngày? Câu 6: Thế nào là tự lập? Nêu ý nghĩa của tự lập? Câu 7: Thế nào là lao động tự giác? Thế nào là lao động sáng tạo? Nêu ý nghĩa của lao động tự giác và lao động sáng tạo? III- Bài tập gợi ý: Bài 1: Tuấn và Tùng là hai học sinh giỏi, luôn được tuyên dương là đôi bạn cùng tiến. Trong giờ thi học kì, Tùng đã không làm được câu khó tận 3 điểm nên cứ loay hoay mãi.Vì dạo này Hùng mải mê chơi một trò chơi điện tử rất hấp dẫn.Hùng thương bạn, lại sợ cô giáo phê bình không giúp bạn học tập nên đã cho bạn chép bài. Hùng phấn khởi: Cậu đúng là bạn thân của tớ, chúng mình luôn “ cùng tiến”. a. Em có đồng tình với hành vi của hai bạn không? Vì sao? b. Theo em trong tình huống trên hai bạn phải làm gì? Bài 2: Tranh luận về học sinh nghèo vượt khó, có 3 ý kiến: a. Đó là người thông minh nên gia đình có khó khăn vẫn học tập tốt. b. Vì họ quá khó khăn nên vươn lên học giỏi để sau này đỡ khổ. c. Đó là những người có nghị lực, biết tự lập, không đầu hàng những khó khăn, thử thách của cuộc sống. Em tán thành ý kiến nào? Tại sao? Bài 3: Có nhiều cách học môn Giáo dục công dân: - Học thuộc lòng những lời giáo huấn của thầy giáo khi giảng và đã được soạn trong sách giáo khoa. - Chăm chú nghe lời thầy giảng, làm theo những tấm gương đạo đức. - Xem Giáo dục công dân là môn phụ, để thời gian học các môn chính. - Tự giác tìm những tình huống trong cuộc sống hàng ngày có vấn đề về đạo đức, tự mình tìm cách xử lý, hợp tác với bạn và thầy hướng dẫn để tìm cách giải quyết đúng và ứng dụng trong hành động thường ngày của em. Em cho cách học nào là tự giác, sáng tạo? Tại sao? * Xem lại các dạng bài tập trong SGK. Chúc các em ôn tập tốt! Tri thức là đôi cánh để bay tới ước mơ! . đức. - Xem Giáo dục công dân là môn phụ, để thời gian học các môn chính. - Tự giác tìm những tình huống trong cuộc sống hàng ngày có vấn đề về đạo đức, tự. tạo? III- Bài tập gợi ý: Bài 1: Tuấn và Tùng là hai học sinh giỏi, luôn được tuyên dương là đôi bạn cùng tiến. Trong giờ thi học kì, Tùng đã không làm được