1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HỒ GƯƠM - DẤU ẤN VĂN HÓA VÀ KIẾN TRÚC

8 375 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 200,94 KB

Nội dung

HỒ GƯƠM - DẤU ẤN VĂN HÓA KIẾN TRÚC Lịch sử: Chiếm ưu thế về địa điểm, gắn liền với một truyền thuyết nổi tiếng, mang đậm màu sắc tâm tinh, thuận tiện cho dạo chơi trầm ngâm suy nghĩ, tất cả đã tạo cho Hồ Gươm một nét rất khác biệt. Ngay từ thời kỳ thực dân, người Pháp đã bắt đầu có những hoạt động nhằm nâng cao giá trị của địa điểm này, thông qua việc áp dụng kinh nghiệm quy hoạch đô thị hiện đại. Họ nạo vét hồ, kè bờ, trồng cây, lồng ghép hồ vào những vườn cây, quảng trường, để tạo ra cho chúng những chức năng mới. Tất cả ban đầu đều chỉ nhằm phục vụ cho người Pháp, sau đó mới dần được mở rộng cho đông đảo quần chúng nhân dân. Vào đầu những năm giải phóng, Hồ Gươm thuần túy chỉ là nơi dạo mát của người Hà Nội, nơi nghỉ chân ăn kem của một vài người từ nông thôn ra, chỉ đông đúc vài ngày tết. Nhưng dần dà, nhu cầu đi dạo quanh hồ đã phát sinh ngày một lớn. Rất nhiều người thường xuyên dạo chơi làm việc tại đây. Không gian của hồ với cây xanh, mặt nước cộng với một chút tâm linh đã tạo ra một không gian thư giãn cởi mở được gìn giữ, với không khí trong lành tự do hơn, khác hẳn với những phần còn lại của thành phố. Mô tả hình ảnh của Hồ Gươm, phân tích vai trò kín đáo nhưng không kém phần quan trọng của nó trong việc tạo lập kiến trúc bản sắc đô thị của một thành phố đặc thù như Hà Nội là việc hoàn toàn không dễ dàng. Vì đối với một loại hình có hình thái đặc biệt như Hồ Gươm việc phân tích nhận định về nó không phải là chuyện thường gặp trong lĩnh vực phân tích kiến trúc đô thị. Nó khác hẳn với việc nhận định về một hay nhiều công trình với các hình khối kiến trúc cụ thể. Bởi những gì mà Hồ Gươm đóng góp cho diện mạo của thủ đô về mặt văn hóa kiến trúc cảnh quan chắc chắn là lớn hơn rất nhiều so với những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng. Vì ở đây, ngoài những yếu tố vật lý hình thái kiến trúc thuần túy ta còn phải thống kê được những yếu tố tinh thần, văn hóa xã hội có liên quan, những hình tượng mang tính huyền thoại, tượng trưng mà chúng tạo ra . Đó là những gì mà người ta hay nói về Hồ Gươm, một huyền thoại vẫn không ngừng được ngợi ca tôn sùng. nơi được coi là trung tâm của những gì siêu nhiên, của những vẻ đẹp nền tảng, trái tim thân yêu của Hà Nội, một lẵng hoa tuyệt vời giữa lòng thành phố. Hình tượng của nước: Ngay từ xa xưa, trong quan niệm của rất nhiều người đã hình thành một cách nhìn nhận mang tính văn chương giàu tính thẩm mỹ đối với nước: nước được xem là biểu tượng của những giá trị tinh thần thẩm mỹ là chủ đề trung tâm của sự cấu thành phong cảnh để chiêm ngưỡng. Hà Nội vốn được sông ngòi bao bọc xung quanh, được đê điều chắn giữ, được điểm xuyết bởi vô vàn những ao hồ còn sót lại qua những biến động đổi dòng của các con sông. Có thể nói mảnh đất Hà Nội như được gắn liền với nước. Mỗi năm thành phố khoác trên mình một tấm voan mỏng đặc biệt của làn mưa trôi nổi nhiều tháng trời khiến không khí mang đầy hơi nước. Ở Hà Nội hầu hết các hồ nước đều có nguồn gốc tự nhiên, hữu cơ là yếu tố cơ bản về cảnh quan, địa lý kiến trúc. Như những dòng sông nổi tiếng trên thế giới, những hồ nước ở Hà Nội đã là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên bản sắc cho thành phố, đồng thời là những địa điểm có khả năng tồn tại mạnh mẽ nhất trước những đổi thay của con người đô thị. Hình ảnh của mặt nước qua mặt gương xanh biếc rất đặc trưng của Hồ Gươm giúp ta duy trì những ký ức về cội nguồn, nó tạo tĩnh lặng gợi nên trong ta hình ảnh về một thành phố thanh bình. Một thành phố với sự ngự trị tràn đầy của cây xanh mặt nước. Đây chính là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên nét đặc trưng cho thành phố cổ kính này. Không gian văn hóa: Quả thực ít có địa danh nào ở Hà Nội lại có sự đan chồng của nhiều tầng, nhiều nét văn hoá như Hồ Gươm. Có tầng văn hóa phong kiến còn chút tàn dư ngày càng nhỏ bé trong vô vàn các kiểu dáng kiến trúc hiện đại. Có tầng văn hóa thời Pháp thuộc với phong cách kiến trúc thuộc địa. Cái tên thì không hay nhưng kiến trúc thì rất đẹp. mới hơn là tầng văn hóa hiện tại với những kiến trúc hình hộp, đang cố gắng vươn mình để thể hiện một sức sống mới nhưng lại có cái gì đó chưa thật định hình. Con người Hà Nội hôm nay sống tại các khu vực quanh hồ cũng đã thay đổi nhiều, chẳng còn bao nhiêu nguồn gốc xưa cũ. Nhưng một số thói quen cũ bên hồ của người Hà Nội xưa thì vẫn còn lưu giữ được, chẳng hạn như những buổi hẹn của lớp thanh niên, học sinh, hay những buổi đàm đạo văn chương, thú chơi cờ tướng hàng ngày của giới trí thức cao tuổi bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Hồ Gươm là điểm hẹn, nơi gặp gỡ trao đổi của họ. Nơi tối ưu để cho ta học cách cảm nhận về cuộc sống bởi các hoạt động đa dạng diễn ra xung quanh với hình ảnh, tiếng ồn, kết cấu mùi vị phức tạp của nó được phản ánh rất khác biệt trong cả 24 giờ của ngày. Đây là yếu tố rất quan trọng, bởi thực sự thành phố không có nhiều các không gian đa năng như vậy. Nó đóng vai trò là trung tâm, nơi hỗ trợ cho các hoạt động truyền thống, nơi đã chứng kiến tiếp nhận những thăng trầm lịch sử của thành phố người dân nơi đây. Chính từ đây mà Hồ Gươm đã hình thành tổ chức nên những tập quán sinh hoạt rất riêng, những tập quán đã trực tiếp ăn sâu vào cuộc sống hàng ngày của người dân Hà Nội. Điểm nút liên kết đô thị: Nét nổi bật mà chúng ta thấy ở các thành phố hiện đại là chiều thẳng đứng với những ngôi nhà đang ngày càng có xu hướng vươn lên cao. Nên vô hình chung tại Hà Nội các không gian mặt nước đã góp phần tạo nên sự cân bằng khác biệt cho thành phố này với một phong cách tổ chức đô thị khác hẳn. Là một địa điểm biệt lập, đồng thời vẫn là phần bổ sung hữu ích cho đô thị. Hồ Gươm chính là yếu tố quan trọng trong tổ chức không gian đô thị Hà Nội, là điểm định hướng, điểm nút vô hình của thành phố. Nó liên kết, đảm bảo một sự chuyển giao có sắp xếp giữa các không gian đô thị trong thành phố, góp phần hình thành nên những khu phố với nhiều cấp bậc có sự phân chia giữa mở đóng, đóng vai trò định hướng hay đúng hơn là điều khiển về mặt địa hình, liên kết các công trình, các khu phố, góp phần tạo nên bộ lõi của thành phố này. Mặt nước của hồ có khả năng truyền cho bộ khung của đô thị một số đặc tính không gian, làm thoáng đãng, giảm mật độ đô thị, là điểm nút – nơi trút bỏ những ưu tư dồn nén hỗn tạp đời thường. Với vị trí đặc biệt của mình, Hồ Gươm cũng tạo dựng được sự tương quan, cùng mối liên hệ, gắn bó hỗ trợ qua lại rất mật thiết với khu vực Phố cổ Khu phố cũ (khu phố Pháp). Có thể coi dấu ấn đặc sắc nhất mà một đô thị như Hà Nội có được, đã được tạo dựng bởi chính hai khu phố này với cái lõi chuyển tiếp đặc biệt là Hồ Gươm. Với vị trí trung tâm, Hồ Gươm đã đóng vai trò như là một vật trang điểm quý giá giữa hai phần của thành phố. Nó thanh lọc bầu không khí, là gạch nối tuyệt vời giữa hai bộ phận không gian khác nhau, thể hiện sự tinh tế, khôn ngoan cùng tầm nhìn xa trông rộng trong quy hoạch. Nó đã sẽ tiếp tục còn đem lại những lợi ích lâu dài cho các thế hệ tương lai. Huyền thoại biểu tượng: Là lá phổi của thành phố, một trong những ốc đảo hiếm hoi cuối cùng mà ta còn có thể tìm thấy được ở chốn thị thành này trước khi bị chết ngạt vì các loại chất thải hay bị bóp nghẹt vì những hành động san lấp đang ngày càng gia tăng. Nơi đây còn được xem là nơi hội tụ của huyền thoại biểu tượng, một không gian phản chiếu những yếu tố tinh thần, tôn giáo, vừa linh thiêng huyền bí, vừa lãng mạn giàu chất thơ. Truyền thuyết về gươm báu rùa thần vẫn không ngừng được nhắc đến ngợi ca hình ảnh cụ rùa già mỗi lần nổi lên mặt nước vẫn là hình ảnh gây được nhiều cảm xúc nhất đối với người Hà Nội. Được ví như là nghiên mực ẩn dụ, con mắt của một thành phố, nơi vừa được mô tả vừa được dựng xây, vừa được chiêm ngưỡng vừa biết nhìn nhận, tất cả được tạo thành từ “bay xây ngòi bút”. Hồ Gươm vẫn luôn gợi nên trí tưởng tượng trong mỗi người, đồng thời vừa thực tế hóa vừa thần thánh hóa trí tưởng tượng đó. Nơi đây cũng diễn ra vô vàn các hoạt động xã hội, nơi hội tụ những kết tinh văn hóa, những gắn bó về tinh thần, thể hiện chất nền sâu thẳm của một nền văn hiến Thăng Long đã ngàn năm tuổi. Dù trong hay đục, dù cạn hay sâu, Hồ Gươm đều gắn bó mật thiết với kiến trúc, với lãnh thổ mà nó tạo nên. Đối với chúng ta nó thể hiện được một cách hữu hình những nét tổng hợp đại diện cho nền văn hiến lâu đời của Hà Nội đó là sự đơn giản, tự nhiên, cân bằng tinh tế. Thay lời kết: Có thể thấy sự ngự trị về tinh thần của Hồ Gươm vẫn không ngừng được khắc sâu vào lịch sử của thành phố này. Nó vừa có ý nghĩa vật chất, vừa có ý nghĩa tinh thần, không ngừng góp phần sản sinh, tạo nguồn cảm hứng cho những chiêm ngưỡng khám phá. Được xem là một trong những điểm tựa tinh thần hiếm hoi của người dân thành phố. Hồ Gươm là nơi mà người ta vừa sống một cuộc sống hiện tại, vừa có thể nhìn về quá khứ hướng tới tương lai. Rất linh hoạt tinh tế nó cũng đã điểm xuyết một cách rất tuyệt vời cho thành phố, góp phần tạo nên một cấu trúc chặt chẽ, một bộ khung đô thị được che giấu kín đáo tế nhị. Vì nếu như ở các đô thị hiện đại phương Tây những điểm nút đô thị được hình thành nên từ những công trình chọc trời (các tòa nhà, công trình đô thị), hoặc từ nơi hội tụ các mạng lưới (đại lộ, nút giao cắt, quảng trường), những yếu tố luôn có thể nhìn thấy, dễ dàng xác định thường xuyên được thể hiện, thì ngược lại, ở Hà Nội những điểm nút đó lại được hình thành nên từ những nét ngang không thể cảm nhận, từ những cái hồ duyên dáng mang đầy các yếu tố lịch sử với các đặc tính bên trong cần được bảo vệ. Nó ít bộc lộ, phô trương mà rất tinh tế, kín đáo, gần như không thể nhìn thấy. Là tấm gương phản chiếu tinh tế, Hồ Gươm luôn là nơi con người có thể thâm nhập được một cách hữu cơ. Chúng cũng linh hoạt, trơn tru sẵn sàng đón nhận những hoạt động sinh hoạt mới, rất thích hợp với những đổi thay từng ngày của cuộc sống. Những người biết lắng nghe sẽ thấy Hồ Gươm cũng như các hồ nước khác ở Hà Nội vẫn không ngừng thốt lên cùng một thông điệp sâu thẳm: “Chúng tôi là bộ khung của thành phố này, chúng tôi là cơ thể của thành phố trên âm bản, chúng tôi là những cánh cửa đến với những biểu tượng, chúng tôi là những tấm gương phản chiếu tinh thần Hà Nội mà mọi người đều cảm nhận được nhưng không phải bao giờ cũng xác định miêu tả được”. . chồng của nhiều tầng, nhiều nét văn hoá như Hồ Gươm. Có tầng văn hóa phong kiến còn chút tàn dư và ngày càng nhỏ bé trong vô vàn các kiểu dáng kiến trúc. HỒ GƯƠM - DẤU ẤN VĂN HÓA VÀ KIẾN TRÚC Lịch sử: Chiếm ưu thế về địa điểm, gắn liền với một truyền

Ngày đăng: 28/10/2013, 00:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Mô tả hình ảnh của Hồ Gươm, phân tích vai trò kín đáo nhưng không kém phần quan trọng của nó trong việc tạo lập kiến trúc và bản sắc đô thị của mộ t thành  phốđặc thù như Hà Nội là việc hoàn toàn không dễ dàng - HỒ GƯƠM - DẤU ẤN VĂN HÓA VÀ KIẾN TRÚC
t ả hình ảnh của Hồ Gươm, phân tích vai trò kín đáo nhưng không kém phần quan trọng của nó trong việc tạo lập kiến trúc và bản sắc đô thị của mộ t thành phốđặc thù như Hà Nội là việc hoàn toàn không dễ dàng (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w