1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích mục đích tôn chỉ của LHQ

12 2,4K 25
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 86 KB

Nội dung

Câu 1: Phân tích mục đích tôn chỉ của LHQ. Hãy bình luận, LHQ có đạt được mục đích đó trên thực tế không? LHQ đc thành lập trên cơ sở của HC LHQ ngày 24/10/1945. LHQ trở thành 1 tổ chức trung tâm trong các hoạt động hợp tác của các quốc gia trên toàn thế giới. Từ 51 thành viên ban đầu, đến nay LHQ đã có 192 thành viên. Mục đích, tôn chỉ của LHQ đc ghi nhận trong Đ1 HC LHQ: • Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế • Phát triển những quan hệ hữu nghị giữa các nc trên thế cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, dân tộc tự quyết. • Thực hiện sự hợp tác quốc tế việc giải quyết các vấn đề qtế như kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo,… • Trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc nhằm đạt đc các mục đích nói trên Vào thời điểm thành lập khoảng hơn 1 nửa thế kỷ trước, trong tình trạng lộn xộn sau chiến tranh thế giới, LHQ phản ánh nguyện vọng lớn nhất của nhân loại: vì một thế giới công bằng và hòa bình, LHQ hiện nay vẫn là hiện thân cho ước mơ đó. LHQ là tổ chức hợp pháp duy nhất và có phạm vi hoạt động rộng lớn nhờ số lượng các quốc gia thành viên chiếm hầu hết toàn bộ thế giới. Ngoài ra, LHQ còn có thẩm quyền lớn trong lĩnh vực phát triển, an ninh, nhân quyền và cả mô trường  cho phép LHQ tham gia và các hoạt động có tính chất trọng yếu đối với xã hội quốc tế. Kể từ khi LHQ ra đời, sự công nhận ngày càng rộng rãi các tiêu chuẩn mới đã tác động sâu sắc đến cuộc sống của hàng triệu người. Chiến tranh có thời từng đc coi là công cụ bình thường trong nghệ thuật lãnh đạo đất nước, thì bây giờ đã bị cấm hoàn toàn, trừ 1 trường hợp cá biệt. Việc bảo vệ các quyền cơ bản của con người, từng được coi là công việc riêng của các quốc có chủ quyền, thì nay là mối quan tâm toàn cầu vượt qua các chính quyền và biên giới. LHQ đã đóng 1 vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển các quy định toàn cầu mà nếu k có chúng thì xã hội hiện đại khó mà vận hành được. Ví dụ, tổ chức y tế TG đã đặt ra hệ tiêu chuẩn chất lượng cho nghành công nghiệp trên thế giới. Tổ chức khí tượng học quốc tế thu thập dữ liệu về thời tiết của từng quốc gia sau đó phân bố lại các thông tin, giúp cải thiện dự báo thời tiết toàn cầu. Tổ chức sở hữu trí tuệ TG bảo vệ thương hiệu và bằng phát minh, sáng chế của các sản phẩm trí tuệ ở bên ngoài nước xuất xứ… LHQ giúp phát triển các nguyên tắc và thực tiến của chữ nghĩa đa phương: một nền kinh tế TG mở cửa thay thế cho chủ nghĩa trọng thương, sự suy giảm dần tầm quan trọng của những liên minh quân sự cạnh tranh nhau đi đôi với việc HĐBA thường xuyên đạt đc sự nhất trí cao hơn. Những đóng góp của LLGGHB LHQ, từ nhóm quan sát viên nhỏ đến nhiều LL lớn nhằm mục đích cách li xung đột, viện trợ nhân đạo, hỗ trợ cảnh sát… đều đc ghi nhận Tuy nhiên, hoạt động của LHQ vẫn còn có nhiều hạn chế, bộc lộ trong quá trình hoạt động của các cơ quan, và do ở 1 chừng mực đáng kể các quốc gia thành viên “ đều theo đuôi lợi ích quốc gia theo cách của mình” dẫn tới nhiều bất đồng đặc biệt trong các hoạt động gìn giữ hòa bình cũng như các lĩnh vực khác nữa.  Rõ ràng LHQ không phải là 1 hệ thống đứng trên mọi quốc gia nhưng cũng không chỉ đơn giản là phép cộng các thành viên của nó. Khuôn khổ LHQ luôn ảnh hưởng đến quan niệm của quốc gia về lợi ích, sắp xếp thứ tư ưu tiên và những khả năng mà quốc gia đó đã nhận thấy có thể tối đa hóa lợi ích của mình. Câu 2: Trình bày những nguyên tắc hoạt động của LHQ, so sánh với những nguyên tắc cơ bản của LQT: Các nguyên tắc hoat động của LHQ đc quy định trong điều 2 của HC LHQ và được cụ thể hóa trong các văn bản của LHQ, đặc biệt là tuyên bố năm 1970 LHQ và các thành viên LHQ hoạt động phù hợp các nguyên tắc sau đây: 1. LHQ đc xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các nước thành viên.  nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia của LQT ( nguyên tắc nền tảng của LQT) 2. Tất cả các nước thành viên của LHQ đều phải thiện chí thực hiện những nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo HC LHQ để đc đảm bảo hưởng toàn bộ các quyền và ưu đã do tư cách thành viên mà có  nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết QT của LQT (pacta sun servanda) 3. Tất cả các nước thành viên của LHQ giải quyết các tranh chấp quốc tê của họ bằng biện pháp hòa bình, sao cho không tổn hại đến hòa bình, an ninh quốc tế và công lý  Ntắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế của LQT (trừ TH: LHQ hoặc quốc gia được LHQ cho phép) 4. Tất cả các nước thành viên của LHQ Không đe doạn dùng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong QHQT nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất cứ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của LHQ  nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng vũ lực hay dùng vũ lực của LQT. 5. Tất cả các nước thành viên của LHQ giúp đỡ đầy đủ cho LHQ trong mọi hoạt động mà nó áp dụng theo đúng HC này và tránh giúp đỡ bất cứ quốc gia nào bị LHQ áp dụng các hành động phòng ngừa hoặc cưỡng chế  nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác của LQT 6. LHQ đảm bảo để các quốc gia không phải là thành viên LHQ cũng hành động theo nguyên tắc này nếu như điều đó cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh thế giới  thông thường, các quốc gia không phải là thành viên của 1 TCQT (các nước thứ 3) thì không bị ràng buộc về mặt pháp lý với những quy tắc mà tổ chức đó đặt ra. Tuy nhiên, với vai trò của mình cũng như cơ cấu tổ chức và hoạt động đều cho thấy LHQ là 1 tổ chức toàn cầu đặt biệt hơn các TCQT khác. Theo quyết định của TAQT, LHQ là trường hợp ngoại lệ có năng lực chủ thể khách quan trong trật tự pháp lý quốc tế ( ràng buộc cả với nước thứ 3) 7. Nguyên tắc LHQ không được phép can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia thành viên nào.  Ntắc không can thiệp vào công việc nội bộ quốc gia khác và ntắc tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia của LQT Như vậy 7 nguyên tắc cơ bản của LQT tương ứng vs các nguyên tắc hoạt động của LHQ. HC LHQ cũng là văn bản pháp lý đầu tiên, quan trọng nhất ghi nhận những nguyên tắc cơ bản của LQT. Có những nguyên tắc hoạt động của LHQ là sự pháp điển hóa và cụ thể hóa cũng như hoàn chỉnh hơn các quy phạm của pháp luật quốc tế (1,2,4) , có những nguyên tắc hoạt động của LHQ đã trở thành nguyên tắc của LQT ( 3,5,6,7) Câu 3: Cơ cấu tổ chức, chức năng và quyền hạn của ĐHĐ LHQ, phân biệt chức năng ĐHĐ với chức năng của HĐBA trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế.: A) Cơ cấu tổ chức: - Đại hội đồng bao gồm tất cả các nước thành viên của LHQ (điều 9/ chương IV HCLHQ)  ĐHĐ là cơ quan quan trọng nhất của LHQ, có sự tham gia của tất cả các quốc gia thành viên LHQ. Tính đến nay ĐHĐ LHQ có 192 thành viên. Mỗi thành viên có nhiều nhất là 5 đại biểu ở ĐHĐ - ĐHĐ có 6 ủy ban chính : o UB 1 : UB giải trừ quân bị và an ninh quốc tế o UB 2: UB kinh tế - tài chính o UB 3: UB văn hóa, xã hội và nhân đạo o UB 4: UB chính trị đặc biệt và phi thực dân hóa o UB 5: UB hành chính, ngân sách o UB 6: UB pháp luật quốc tế - Hoạt động của ĐHĐ thực hiện thông qua các khóa họp thường kỳ hàng năm và họp những khóa bất thường B) Chức năng và quyền hạn - ĐHĐ kiểm soát phần lớn hoạt động của LHQ, có thẩm quyền rất rộng trong nhiều lĩnh vực như hợp tác chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,… - Chức năng và quyền hạn của ĐHĐ được quy định từ điều 10 – 17 chương IV HCLHQ. - Nhìn chung ĐHĐ có 2 chức năng cơ bản: o Thảo luận các vấn đề ( không giới hạn vấn đề ) o Đưa ra kiến nghị ( bị giới hạn theo điều 12) Cụ thể các chức năng và quyền hạn đó là : Điều 10: Đại hội đồng có thể thảo luận tất cả các vấn đề hoặc các công việc thuộc phạm vi Hiến chương này, hoặc thuộc quyền hạn và chức năng của bất kỳ một cơ quan nào được ghi trong Hiến chương này và có thể, trừ những quy định ở điều 12, ra những kiến nghị về những vấn đề hoặc những vụ việc ấy cho các thành viên Liên hợp quốc hay Hội đồng bảo an hoặc cho cả các thành viên Liên hợp quốc và Hội đồng bảo an. Điều 11: 1. Đại hội đồng có thể xem xét những nguyên tắc chung về sự hợp tác để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, kể cả những nguyên tắc giải trừ quân bị, hạn chế vũ trang và dựa trên những nguyên tắc ấy đưa ra những kiến nghị cho các thành viên Liên hợp quốc, hay cho Hội đồng bảo an, hoặc cho cả các thành viên Liên hợp quốc và Hội đồng bảo an; 2. Đại hội đồng có thể thảo luận mọi vấn đề liên quan đến việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế do bất kỳ thành viên nào của Liên hợp quốc, hoặc do Hội đồng bảo an, hay một quốc gia không phải là thành viên của Liên hợp quốc đưa ra trước Đại hội đồng, theo điều 35 khoản 2 và trừ những quy định ở điều 12, Đại hội đồng có thể kiến nghị về mọi vấn đề thuộc loại ấy với một quốc gia hay những quốc gia hữu quan, hoặc với Hội đồng bảo an, hay với cả những quốc gia hữu quan và Hội đồng bảo an. Nếu mọi vấn đề thuộc loại này cần phải có một hành động thì Đại hội đồng chuyển lại cho Hội đồng bảo an trước hoặc sau khi thảo luận; 3. Đại hội đồng có thể lưu ý Hội đồng bảo an về những tình thế có khả năng làm nguy hại đến hoà bình và an ninh quốc tế; 4. Những quyền hạn của Đại hội đồng ghi trong điều này không hạn chế quy định chung của điều 10. Điều 12: 1. Khi Hội đồng bảo an thực hiện những chức năng được Hiến chương này quy định đối với một vụ tranh chấp hay một tình thế nào đó, Đại hội đồng không được đưa ra một kiến nghị nào về tranh chấp hay tình thế ấy, trừ phi được Hội đồng bảo an yêu cầu; 2. Tại mỗi khoá họp của Đại hội đồng, Tổng thư ký, với sự đồng ý của Hội đồng bảo an, báo cho Đại hội đồng biết những sự việc liên quan đến duy trì hoà bình và an ninh quốc tế mà Hội đồng bảo an xem xét, khi nào Hội đồng thôi không xem xét những việc đó nữa, Tổng thư ký cũng báo cho Đại hội đồng biết, hoặc cho các thành viên Liên hợp quốc biết nếu Đại hội đồng không họp. Điều 13: 1. Đại hội đồng tổ chức nghiên cứu và thông qua những kiến nghị nhằm: a. Phát triển sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chính trị và thúc đẩy các biện pháp pháp điển hoá và sự phát triển của luật quốc tế theo hướng tiến bộ; b. Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế và thực hiện các quyền của con người và các tự do cơ bản đối với mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ và tôn giáo; 2. Những nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn khác của Đại hội đồng có liên quan đến những vấn đề ghi ở khoản 1.b trên đây được quy định trong các Chương IX và X. Điều 14: Phù hợp với những quy định ở điều 12, Đại hội đồng có thể kiến nghị những biện pháp thích hợp để giải quyết hoà bình mọi tình thế nảy sinh bất kỳ từ nguồn gốc nào, mà theo sự nhận xét của Đại hội đồng, có thể làm hại đến lợi ích chung, gây tổn hại cho các quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, kể cả những tình thế nảy sinh do sự vi phạm những quy định về các mục đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc ghi trong Hiến chương này. Điều 15: 1. Đại hội đồng tiếp nhận và nghiên cứu những báo cáo hàng năm và những báo cáo đặc biệt của Hội đồng bảo an. Các báo cáo đó tường trình những biện pháp mà Hội đồng bảo an đã quyết định hoặc đã thi hành để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế; 2. Đại hội đồng tiếp nhận và xem xét những báo cáo của các cơ quan khác của Liên hợp quốc. Điều 16: Về chế độ quản thác quốc tế, Đại hội đồng thực hiện những chức năng quy định cho Đại hội đồng được ghi ở những chương XII và XIII, kể cả việc chuẩn y những điều ước về quản thác, có liên quan đến những khu vực không được ấn định là khu vực chiến lược. Điều 17: 1. Đại hội đồng xét và phê chuẩn ngân sách của Liên hợp quốc; 2. Các thành viên của Liên hợp quốc thanh toán những chi phí của Liên hợp quốc the sự phân bố của Đại hội đồng; 3. Đại hội đồng xét và phê chuẩn mọi điều ước về tài chính về ngân sách, ký các điều ước quốc tế với những tổ chức chuyên môn nói ở điều 57 và kiểm tra ngân sách hành chính của các tổ chức này để đưa ra các kiến nghị cho những tổ chức đó. Ngoài ra ĐHĐ còn có chức năng bầu ra 10 TV k thường trực của HĐBA, 54 TV của HĐ KT và XH ECOSOC, bỏ phiếu riêng nhưng cùng một lúc với HĐBA để bầu ra các TV của ICJ, bổ nhiệm TTK LHQ theo đề nghị của HĐBA, thông qua ngân sách của LHQphân bổ mức đóng góp của các nước TV vào các khoản chi tiêu của LHQ. C) Phân biệt chức năng của ĐHĐ với chức năng của HĐBA trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế 1.HĐBA: * Theo điều 24 HC LHQ, để đảm bảo cho LHQ hành động nhanh chóng và có hiệu quả các thành viên LHQ trao cho HĐBA trách nhiệm chính trong sự nghiệp duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. * Các quyền hạn cụ thể trao cho HĐBA nhằm thực hiện các nhiệm vụ đó được quy định tại các chương VI , VII , VIII, XII, gồm có quyền hòa giải và quyền cưỡng chế Chương VI: Hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế Chương VII: Hành động trong trường hợp hòa bình bị đe dọa, phá vỡ hay có hành vi xâm lược. Chương VIII: các thỏa thuận khu vực: HĐBA sử dụngm nếu thấy cần thiết, những hiệp định hoặc các tổ chức khu vực để thi hành những hành động cưỡng chế dưới sự điều khiển của mình ( Các thành viên LHQ đồng ý phục tùng và làm tròn những quyết nghị của HĐBA theo HC này – Điều 25 HCLHQ) • Chương VI: của HC quy định trách nhiệm giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế của HĐBA ( Điều 33 – 38) Chương VI nhấn mạnh trước hết đến vai trò của các bên tham gia tranh chấp trong việc giải quyết tranh chấp giữa họ với nhau, HĐBA không có quyền cưỡng chế với các nước này. HĐBA chỉ có thể góp phần giải quyết tranh chấp với vai trò trung gian hòa giải theo yêu cầu của các bên tham gia tranh chấp. Cơ quan này có quyền đưa ra các khuyến nghị nhằm giải quyết khủng hoảng trong phạm vi chương này, chỉ có 1 quyền quyết định thực sự của HĐBA đc quy định tại Điều 34 đó là quyền đc tiến hành điều tra bất kỳ tranh chấp hay 1 tình huống nào có thể dẫn tới xung đột quốc tế. Quyền quan trọng nhất của HĐBA là các quyền đc quy định tại chương VII bao gồm cả quyền nêu khuyến nghị và quyền ra quyết định. Theo điều 25 của HC, khi đã đc thông qa, các quyết dịnh của HĐBA, đều có tính ràng buộc và tất cả các thành viên của LHQ có trách nhiệm phải tôn trọng và thi hành. - Điều 39 của HC quy định khả năng đầu tiên áp dụng các quyền cưỡng chế của HĐBA. Theo điều khoản này, HĐBA có quyền xác định có tồn tại 1 sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược. Việc xác định giúp cho HĐBA có thể đưa ra ác khuyến nghị đối với các quốc gia có liên quan hoặc quyết định những biện pháp nào nên áp dụng. - HĐBA có quyền áp dụng các biện pháp tạm thời căn cứ vào Điều 40 của HC, có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế phi quân sự theo Điều 41, ( có thể cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không, … kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao) và có quyền sử dụng các biện pháp cưỡng chế bằng quân sự theo quy định tại Điều 42 ( những cuộc biểu dương lực lượng, phong tỏa và những cuộc hành quân khác do các lực lượng hải, lục, không quân của thành viên LHQ thực hiện) 2. ĐHĐ : Khi xem xét những vấn đề liên quan đến gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế, ĐHĐ không có quyền đưa ra quyết định cũng như các biện pháp cưỡng chế mà chỉ nêu khuyến nghị, nhưng ngay cả việc nêu khuyến nghị này cũng phải phù hợp quy định tại Điều 12. Như vậy, chức năng của LHQ trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế là chức năng theo dõi, giám sát hoạt động HĐBA cũng như tư vấn và bổ trợ cho tổ chức này khi cần thiết. Cụ thể, ĐHĐ có thể xem xét những ntắc chung về sự hợp tác để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, kể cả những nguyên tắc giải trừ quân bị, hạn chế vũ trang; có thể thảo luận mọi vấn đề liên quan đến việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, và trừ những quy định ở điều 12, ĐHĐ có thể lưu ý HĐBA về những tình thế có thể làm nguy hại đến hòa bình hoặc an ninh quốc tế, và phù hợp để giải quyết hòa bình mọi tình thế nảy sinh bất kỳ từ nguồn gốc nào có thể làm phương hại đến lợi ích chung, gây tổn hại cho quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, kể cả những tình thế nảy sinh do vi phạm những quy định về các mục đích và nguyên tắc của LHQ ghi trong HC này. Câu 4: Phân tích các quy định về thủ tục thông qua quyết định của ĐHĐ LHQ. Những quyết định nào của ĐHĐ có tính ràng buộc pháp lý? • Theo điều 19 HC LHQ: o Mỗi thành viên của ĐHĐ có 1 lá phiếu  việc biểu quyết thông qua các NQ của ĐHĐ đc thực hiện trên ntắc bình đẳng o Những nghị quyết của ĐHĐ về các vấn đề quan trọng phải được thông qua với đa số 2/3 của các thành viên tham gia và bỏ phiếu. Những vấn đề quan trọng là : những kiến nghị có liên quan đến việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, việc bầu các ủy viên không thường trực HĐBA, các ủy viên hội đồng quản thác theo khoản 1c Điều 86, kết nạp các thành viên mới vào LHQ, đình chỉ các quyền và ưu đã của các thành viên; những vấn đề thuộc về hoạt động của hệ thống quản thác và những vấn đề ngân sách; những vấn đề mới đc thông qua là vấn đề quan trọng o Những nghị quyết về các vấn đề khác, gồm cả việc xác định những loại vấn đề mới cần phải quyết định theo 2/3 ( tức là nghị quyết xác định vấn đề đang xem xét có phải vấn đề quan trọng hay không ) sẽ được tiến hành theo đa số thành viên có mặt và tham gia bỏ phiếu  thông qua bằng đá số thường 50 % • Tính ràng buộc pháp lý của các nghị quyết của ĐHĐ Nghị quyết của ĐHĐ không có tính ràng buộc về mặt pháp lý quốc tế trừ những NQ về vấn đề Ngân sách, Bầu cử, Tổ chức công việc cũng như thủ tục hoạt động của ĐHĐ. Ngoài ra, việc hình thành các cơ quan hỗ trợ hoạt đông tại các quốc gia với điều kiện đc các quốc gia này cho phép đã trở thành 1 th ực tiễn và NQ của ĐHĐ về việc thành lập nên các cơ quan bổ trợ có thể mang tính ràng buộc. • Nhận xét về tính ràng buộc pháp lý của các NQ của ĐHĐ: o Ngoại trừ trong 1 vài vấn đề đặc biệt, Điều 10 của HC chỉ trao cho ĐHĐ thẩm quyền đưa ra các khuyến nghị- rõ ràng nó không có thẩm quyền lập pháp. o Các nghị quyết có thể đc thông qua với đa số phiếu đơn giản hay 2/3 số phiếu tùy thuộc vào vấn đề thủ tục hay vấn đề thực mà không cần đến sự nhất trí cao. Thiểu số phản đối NQ có thể làm giảm đi tính tin cậy và ý nghĩa xây dựng LP của 1 NQ, đặc biệt nếu thiểu số này bao gồm cả các quốc gia bị ảnh hưởng nhất bởi NQ o Có thể phát sinh 1 vấn đề khác với NQ đc thông qua bằng phương pháp đồng thuận, mà không cần bỏ phiếu, các quốc gia không được mong đợi đưa ra bất kỳ sự phản đối nào, trừ khi phản đối đó có ý nghĩa trọng yếu đối với lợi ích của họ ( tức là cách thông quan này tạo ra áp lực buộc các quốc gia không đc phản đối nếu đa số đã ủng hộ NQ). Câu 5. Cơ cấu tổ chức, chức năng và quyền hạn của Hội Đồng Bảo An LHQ (Chương V Hiến chương LHQ, Điều 23, 24, 25, 26; tham khảo khái quát các chương VI, VII, VIII). Cơ cấu Điều 23: 1. Hội đồng bảo an gồm 15 thành viên của Liên hợp quốc: ban đầu Cộng hoà Trung hoa(Đài Loan), Cộng hoà Pháp, Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô-viết, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, và Hợp chủng quốc Hoa kì là những Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an ( hiện nay là Trung Quốc, Hoa kì, Nga, Anh, Pháp). Mười thành viên khác của Liên hợp quốc được Đại hội đồng bầu ra với tư cách là những Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an. Trong việc bầu cử này, trước hết Đại hội đồng lưu ý đến sự đóng góp của các thành viên Liên hợp quốc vào việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế mức độ thực hiện các mục đích khác của Liên hợp quốc, cũng như lưu ý đến sự phân bố công bằng theo khu vực địa lý (Châu Phi 3, châu á 2; Tây âu và các nước khác 2; Mĩ latinh + Caribe 2; Đông Âu 1) Thông tin bên lề: -7/2008, Việt Nam tiếp nhận chiếc ghế Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ - 10/2009, Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lần thứ hai. (Việt Nam được đảm nhiệm 2 lần do các nước đảm nhiệm Chủ tịch theo thứ tự A,B,C và luân phiên 5 nước UV không thường trực làm năm đầu sẽ cũng làm với 5 nước ko thường trực làm năm thứ 2) 2. Những Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an được bầu ra với nhiệm kỳ 2 năm. Nhưng ở lần đầu tiên, các Ủy viên không thường trực, sau khi tổng số Ủy viên của Hội đồng bảo an được nâng lên từ 11 đến 15, [...]... và thừa nhận rằng, khi làm những nghĩa vụ do trách nhiệm ấy đặt ra, thì Hội đồng bảo an hành động với tư cách thay mặt cho các thành viên của Liên hợp quốc; 2 Trong khi thực hiện những nghĩa vụ đó, Hội đồng bảo an hành động theo đúng những mục đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc Những quyền hạn nhất định được trao cho Hội đồng bảo an để Hội đồng bảo an có thể làm tròn những nghĩa vụ ấy, được quy định... này, các thành viên Liên hợp quốc đồng ý chấp thuận và phục tùng và thi hành những quyết nghị của Hội đồng bảo an Điều 26: Để thúc đẩy việc thiết lập và duy trì hoà bình bằng cách chỉ dùng một số tối thiểu nhân lực và tài nguyên kinh tế thế giới vào việc vũ trang, Hội đồng bảo an có trách nhiệm với sự giúp đỡ của Ủy ban tham mưu quân sự như ghi ở điều 47, khởi thảo những kế hoạch xây dựng hệ thống sử... Những Ủy viên vừa mãn nhiệm không đước bầu lại ngay; 3 Mỗi Ủy viên của Hội đồng bảo an có một đại diện tại Hội đồng.( Đại sứ Lê Lương Minh) • HDBA có các ủy ban và cơ quan phụ trợ đáng chú ý sau (cô hỏi thì nói) - Các UB thường trực , gồm UB chuyên gia về các vấn đề thủ tục HDBA và UB kết nạp thành viên mới của LHQ - Ban tham mưu QS, UB Nhân viên quân sự -UB chống khủng... Ban tham mưu QS, UB Nhân viên quân sự -UB chống khủng bố (2001) - Các UB cấm vận như UB cấm vận về IRAQ , Libie , Rwanda - các hoạt động và lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ -UB đền bù LHQ - Các tòa án chống các tội ác vi phạm luật nhân đạo quốc tế như toàn án về Rwanda 1994, Tòa án về Nam Tư cũ (1993) Chức năng và quyền hạn Điều 24: 1 Để đảm bảo cho Liên... lực lượng vũ trang để trình lên các thành viên Liên hợp quốc * Khái quát chức năng và quyền hạn của HDBA: - Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế trên cơ sở các nguyên tắc và tôn chỉ mục đích của LHQ - Chức năng điều tra các tình huống hay tranh chấp bất kì có thể dẫn tới xung đột quốc tế - xác đinh sự tồn tại của mối đe dọa hòa bình hay hành vi xâm lược và... và điều kiện giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế -Xây dựng các kế hoạch nhằm thiết lập 1 hệ thống điều chỉnh các vấn đề binh khí, vũ trang -Kêu gọi các thành viên LHQ áp dụng các biện pháp trừng phạt không sử dụng vũ lực nhằm ngăn ngừa hoặc chấm dứt 1 hành vi xâm lược - Quyền áp dụng các hành động và biên pháp quân sự nhằm chống lại . Câu 1: Phân tích mục đích tôn chỉ của LHQ. Hãy bình luận, LHQ có đạt được mục đích đó trên thực tế không? LHQ đc thành lập trên cơ sở của HC LHQ ngày. TV của ICJ, bổ nhiệm TTK LHQ theo đề nghị của HĐBA, thông qua ngân sách của LHQ và phân bổ mức đóng góp của các nước TV vào các khoản chi tiêu của LHQ.

Ngày đăng: 27/10/2013, 23:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w