1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

THE LE THI CO GIAO TAI NANG DUYEN DANG

4 1,7K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 54 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI VÀ CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 516 /HD-LT Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2010 HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HỘI THI GIÁO TÀI NĂNG DUYÊN DÁNG NĂM HỌC 2010- 2011 Thực hiện Kế hoạch số 512/KH-LT ngày 12/ 10/ 2010 của Sở GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Hà Nội về Kế hoạch phối hợp công tác giữa Ban Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo và Ban Thường vụ Công đoàn Ngành Giáo dục Hà Nội năm học 2010 -2011, để thiết thực đẩy mạnh các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ nữ giáo viên bậc học Mầm non, Tiểu học và THCS, Ban Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo và Ban Thường vụ Công đoàn Ngành Giáo dục Hà Nội thống nhất hướng dẫn các Phòng GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục các quận, huyện, thị xã, các trường mầm non, tiểu học, THCS trực thuộc tổ chức Hội thi “Cô giáo tài năng duyên dáng” lần thứ 4, năm học 2010-2011: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Mục đích: Hội thi nhằm tôn vinh tài năng, phẩm chất, nét đẹp, nâng cao vị trí xã hội của các nữ nhà giáo bậc học Mầm non, Tiểu học, THCS Hà Nội. Góp phần khơi dậy tiềm năng, tình yêu nghề nghiệp của đội ngũ nữ nhà giáo Thủ đô và nâng cao trách nhiệm của nhà giáo trong việc thực hiện phong trào “Xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực”, các cuộc vận động “Xây dựng nhà trường văn hoá, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch” và “Mỗi thầy giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Yêu cầu: Hội thi cần nêu cao tính đặc thù nghề nghiệp sâu sắc, được tổ chức sâu rộng trong toàn ngành, đảm bảo tính khách quan, công bằng thiết thực và hiệu quả, tránh qua loa, đại khái. II. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI: Là nữ giáo viên dạy giỏi cấp quận, huyện, thị xã trở lên trong các trường mầm non, tiểu học, THCS toàn thành phố. Đối với các trường ngoài công lập phải là giáo viên hữu. III. THỜI GIAN TỔ CHỨC: - Cấp quận, huyện, thị xã, cụm trường trực thuộc: Tổ chức trong tháng 1 và 2 năm 2011, hoàn thành trước ngày 20/2/2011. - Cấp thành phố: tổ chức đầu tháng 3 năm 2011. IV. NỘI DUNG THI: 1. Chương trình và quy định thời gian: Gồm 5 nội dung: - Trình diễn áo dài - Trình bày hiểu biết (20 phút): Bằng hình thức thi viết - Xử lý tình huống sư phạm (3-5 phút) - Thể hiện trang phục tự chọn phù hợp đặc điểm nghề nghiệp, môi trường sư phạm: (Thực hiện kết hợp với phần trả lời xử lý tình huống). - Năng khiếu (không quá 10 phút) 2. Thang điểm chấm: Tổng số 100 điểm - Trình diễn áo dài: 15 điểm - Trình bày hiểu biết: (Thi viết) 15 điểm - Xử lý tình huống sư phạm: 25 điểm - Năng khiếu: 20 điểm - Thể hiện trang phục tự chọn: 15 điểm - Khả năng diễn đạt, thuyết trình: 10 điểm + Thi viết trình bày hiểu biết: Gồm 2 phần - Phần trắc nghiệm: Về một số các phong trào, cuộc vận động trong giai đoạn hiện nay nhiều ảnh hưởng, đạt hiệu quả cao đối với ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội (Tên phong trào, cuộc vận động, cấp đơn vị phát động, nội dung, tiêu chí của phong trào và cuộc vận động) - Phần luận: Trình bày liên hệ của bản thân và tại đơn vị về một phong trào thi đua hoặc cuộc vận động. + Bốc thăm trả lời tình huống sư phạm: Thuộc tình huống ứng xử giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho học sinh (tình huống, cách xử lý, giải quyết của bản thân và nhà trường trong quá trình dạy học, giao tiếp với phụ huynh, bài học kinh nghiệm). + Năng khiếu: Thể loại tham gia tại hội thi thể hiện tài năng như: Ngâm thơ, tấu, hát, múa, sử dụng nhạc cụ, kể chuyện, thể dục dụng cụ, dance sport… V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Kinh phí tổ chức: Ở cấp nào do cấp đó chi, các CĐGD quận, huyện, thị xã, công đoàn sở phối hợp với chính quyền để lo kinh phí tổ chức. 2. Thành lập các ban để tổ chức hội thi ở các cấp, gồm: - Ban Chỉ đạo - Ban Tổ chức - Ban Giám khảo. 3. Đối với cấp quận, huyện, thị xã: Các CĐGD quận, huyện, thị xã, công đoàn trường trực thuộc phối hợp với chính quyền xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi, phối hợp cả về mặt chuyên môn, kinh phí và ra quyết định thành lập các Ban của Hội thi. CĐGD quận, huyện, thị xã và đơn vị trực thuộc triển khai tổ chức hội thi đúng tiến độ, đạt yêu cầu. Chú ý chỉ đạo điểm để các trường rút kinh nghiệm làm tốt. Đăng ký với Công đoàn Giáo dục Thành phố lịch tổ chức Hội thi để Ngành Giáo dục Thành phố cử đại biểu về dự chỉ đạo. Tổ chức Hội thi ở cấp quận huyện theo hình thức 2 vòng: + Vòng Sơ khảo: Tổ chức theo địa bàn cụm trường hoặc theo từng cấp học. + Vòng Chung khảo: 01 Hội đồng, xếp giải để tôn vinh khen thưởng, trong đó chọn ra 01 giải Nhất tham gia Hội thi cấp thành phố. Giải thưởng Hội thi các cấp từ cấp trường đến quận, huyện, thị xã: Tuỳ điều kiện của mỗi cấp tự quy định và công bố trước khi tổ chức hội thi. Tổ chức tốt cho các giáo tham gia dự thi cấp Thành phố. Mỗi quận, huyện, thị xã và cụm trường trực thuộc cử 01 giáo đã dự thi và đạt kết quả cao tham gia dự thi cấp Thành phố. Gửi báo cáo kết quả tổ chức Hội thi của đơn vị ( Theo mẫu) về Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội, số 87- Thợ Nhuộm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chậm nhất là ngày 20/2/2011. 4. Đối với cấp Thành phố: Tổ chức Hội thi cấp Thành phố theo hình thức 2 vòng: + Vòng Sơ khảo: Thành phố chia 30 thí sinh của 30 đơn vị gồm 29 quận, huyện, thị xã và 01 cụm trường trực thuộc thành 02 khu vực như sau: Khu vực 1: Các huyện: Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai, Ứng Hoà, Mỹ Đức, các quận: Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, cụm trực thuộc. Đơn vị làm điểm: Huyện Chương Mỹ Đơn vị đăng cai Hội thi cấp Thành phố: Quận Hai Bà Trưng Khu vực 2: Các huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Từ Liêm, Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, thị xã Sơn Tây, các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Long Biên, Cầu Giấy. Đơn vị làm điểm: Quận Long Biên Đơn vị đăng cai Hội thi cấp Thành phố: Thị xã Sơn Tây. Kết quả vòng Sơ khảo của mỗi khu vực: Chọn ra 04 thí sinh điểm dự thi cao nhất tham gia vòng Chung khảo. Ngoài ra 04 giải dành cho từng nội dung dự thi của thí sinh: 01 giải Người trình diễn áo dài đẹp nhất 01 giải Người trang phục tự chọn đẹp nhất 01 giải Người thể hiện năng khiếu ấn tượng nhất 01 giải Người trả lời, giải quyết tình huống sư phạm hay nhất + Vòng Chung khảo: 08 thi sinh được chọn từ kết quả vòng Sơ khảo tiếp tục dự thi vòng Chung khảo, với các nội dung: Xử lý tình huống sư phạm (3-5 phút) Năng khiếu (không quá 10 phút). Ban Giám khảo trách nhiệm căn cứ hướng dẫn chuẩn bị hệ thống câu hỏi, đáp án, phương án trả lời chi tiết và chấm, đánh giá kết quả dự thi của thí sinh ở các vòng thi. Kết thúc các phần thi Vòng chung khảo, tổng kết đánh giá và công bố kết quả Hội thi cấp Thành phố. cấu giải thưởng gồm: • 01 giải Nhất • 02 giải Nhì • 05 giải Ba • 22 giải Khuyến khích • 8 giải dành riêng cho từng nội dung dự thi (tại vòng Sơ khảo) • Giải thưởng của Ngành GD&ĐT Thành phố khen thưởng quận, huyện. thị xã chỉ đạo và tổ chức tốt hội thi ở các cấp. Đề nghị các Phòng Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục quận, huyện, thị xã và các đơn vị trực thuộc khẩn trương triển khai và tổ chức tốt Hội thi theo đúng yêu cầu và kế hoạch của Ngành. TM. BAN THƯỜNG VỤ CĐGD HÀ NỘI CHỦ TỊCH Nguyễn Viết Cẩn GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI Nguyễn Hữu Độ Nơi nhận: - Sở GD&ĐT, CĐGD Hà Nội (Để chỉ đạo) - Phòng GD&ĐT, CĐGD quận, huyện, thị xã - Các trường MN, TH, THCS trực thuộc - Lưu VP (Để thực hiện) . về dự chỉ đạo. Tổ chức Hội thi ở cấp quận huyện theo hình thức 2 vòng: + Vòng Sơ khảo: Tổ chức theo địa bàn cụm trường hoặc theo từng cấp học. + Vòng Chung. đánh giá kết quả dự thi của thí sinh ở các vòng thi. Kết thúc các phần thi Vòng chung khảo, tổng kết đánh giá và công bố kết quả Hội thi cấp Thành phố.

Ngày đăng: 27/10/2013, 23:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w