Tư nhân hóa

6 286 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tư nhân hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

T nhân hóa: Ch i "dao hai l i" ư ơ ưỡ Theocuốn sách Toàn cầu hóa và những mặt trái : nhân hóa là quá trình tất yếu, mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và thị trường. Thế nhưng chính nhãn quan hẹp hòi của IMF hay WB đã khiến nhân hóa ở nhiều nước trở thành con dao hai lưỡi có tính sát thương cao, không mang lại mấy kết quả tốt đẹp như hứa hẹn. nhân hoá Ở rất nhiều nước, cả phát triển và đang phát triển, chính phủ thường bỏ quá nhiều công sức làm những việc mà họ không nên làm. Điều này làm cho họ xao lãng những công việc mà họ nên làm. Vấn đề không phải là quy mô chính phủ quá lớn mà ở chỗ chính phủ không làm việc phải làm. Nói chung, chính phủ không có kỹ năng để điều hành nhà máy thép và thường làm cho mọi thứ rối loạn. (Dù những nhà máy thép hiệu suất cao nhất trên thế giới lại là những nhà máy do chính phủ thành lập và điều hành như ở Hàn Quốc, Đài Loan nhưng chúng là những ngoại lệ). Nhìn chung, các doanh nghiệp nhân cạnh tranh có thể làm những việc đó hiệu quả hơn. Đây là những luận điểm ủng hộ nhân hóa để chuyển những doanh nghiệp quốc doanh thành doanh nghiệp nhân. Tuy nhiên, có những điều kiện tiên quyết cần phải được thỏa mãn trước khi nhân hóa đem lại đóng góp thực sự cho tăng trưởng kinh tế. Và cách nhân hóa cũng tạo ra sự khác biệt lớn. Thật không may, IMF và Ngân hàng Thế giới lại tiếp cận vấn đề này từ một hệ tưởng hẹp hòi: nhân hóa phải được tiến hành nhanh. Việc tính điểm được áp dụng với các nước đang tiến hành chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang thị trường. Ai nhân hóa nhanh hơn thì được điểm cao. Kết quả là, nhân hóa không mang lại những lợi ích đã hứa hẹn. Những vấn đề nảy sinh từ thất bại này đã tạo ra ác cảm đối với ý tưởng nhân hóa. IMF và những giả định sai lầm Năm 1998, tôi đã đến thăm những bản làng nghèo đói ở Marốc để xem xét tác động của những dự án do Ngân hàng Thế giới và các tổ chức phi chính phủ (NGO) thực hiện đến cuộc sống của những người dân nơi đây. Tôi đã thấy, chẳng hạn, các dự án thủy lợi dựa trên cơ sở cộng đồng làm tăng năng suất nông nghiệp mạnh mẽ thế nào. Nhưng có một dự án đã thất bại. Một tổ chức phi chính phủ đã tận tình hướng dẫn nông dân địa phương nuôi gà trong một trại gà mà ở đó phụ nữ nông thôn có thể làm việc song song với hoạt động canh tác truyền thống. Họ nhận những con gà con 7 ngày tuổi từ một xí nghiệp gà của chính phủ. Nhưng khi tôi đến thăm làng, trại gà mới này đã đóng cửa. Tôi đã thảo luận với dân làng và các quan chức chính phủ cái gì đã dẫn đến sự việc này. Câu trả lời thật đơn giản: IMF đã nói với chính phủ rằng họ không nên cung cấp gà cho nông dân và vì thế chính phủ đã ngừng bán gà. Đơn giản giả định rằng khu vực nhân sẽ ngay lập tức làm việc đó. Thực tế thì đã có một nhà cung cấp nhân đến bán gà mới nở cho nông dân. Mặc dù tỷ lệ gà con chết trong hai tuần tuổi đầu tiên rất cao, nhà cung cấp nhân này không muốn đưa ra bất kỳ bảo hành nào. Nông dân không thể chịu được những rủi ro của việc mua gà con bởi chúng có thể sẽ chết với số lượng lớn. Do đó, ngành sản xuất non trẻ được kỳ vọng để thay đổi cuộc sống của nông dân nghèo đã bị đóng cửa. Giả định nằm sau thất bại này là điều mà tôi đã thấy thường xuyên. IMF đã giả định một cách hết sức đơn giản rằng thị trường sẽ mau chóng nổi lên đáp ứng mọi nhu cầu, trong khi trên thực tế, nhiều hoạt động của chính phủ sinh ra bởi vì thị trường thất bại trong việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu. Ví dụ thì rất nhiều. Bên ngoài nước Mỹ, điều này dường như quá rõ ràng. Khi nhiều nước châu Âu xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tàn tật của họ, không hề tồn tại những thị trường bảo hiểm niên kim (bảo hiểm hàng năm), không có hãng nhân nào bán bảo hiểm cho những rủi ro đóng vai trò quan trọng trong đời sống mỗi cá nhân. Ngay cả khi nước Mỹ đã tạo dựng hệ thống bảo hiểm xã hội, rất lâu sau đó, giữa đáy sâu của cuộc Đại suy thoái, thị trường bảo hiểm niên kim đã không hoạt động hiệu quả. Ngay cả hiện nay thì chẳng ai có thể mua bảo hiểm chống lại những tác động của lạm phát. Lại nữa, ở Mỹ, một trong những lý do của việc thành lập Hiệp hội Thế chấp Liên bang (Fannie Mae) là thị trường nhân không cung cấp các khoản cho vay thế chấp với điều khoản hợp lý cho những gia đình nghèo và trung lưu. Ở những nước đang phát triển, những vấn đề như vậy còn tồi tệ hơn nhiều. Xóa bỏ các doanh nghiệp nhà nước có thể để lại một khoảng trống lớn. Ngay cả khi cuối cùng khu vực nhân cũng nhảy vào khoảng trống này, có thể có những mất mát lớn trong khoảng thời gian chuyển tiếp. Ở Bờ Biển Ngà, như vẫn thường xảy ra, công ty điện thoại bị nhân hóa trước khi có đủ các chế tài về cạnh tranh. Một hãng của Pháp mua lại doanh nghiệp của chính phủ đã thuyết phục chính phủ cho độc quyền không chỉ trong các dịch vụ điện thoại hiện có mà trong cả những dịch vụ điện thoại di động mới. Hãng này đã nâng giá lên cao đến mức, chẳng hạn, các sinh viên đại học không thể đủ tiền truy cập Internet, điều cần thiết để ngăn chặn sự gia tăng “khoảng cách số” vốn đã rất lớn giữa người nghèo và người giàu giờ lại còn lớn hơn. IMF cho rằng, điều quan trọng nhất là phải tiến hành nhân hóa nhanh chóng. Những vấn đề khác như cạnh tranh và chế tài có thể để giải quyết sau. Nhưng hiểm họa ở đây là, một khi quyền lợi cục bộ đã hình thành, những thế lực đó sẽ có động lực và tiền bạc để duy trì vị trí độc quyền, dẫm nát các quy định cạnh tranh lành mạnh và làm méo mó các tiến trình chính trị. Có một lý do mang tính bản chất giải thích tại sao IMF ít quan tâm đến cạnh tranh và chế tài mà đáng ra nó phải thế. nhân hóa một độc quyền không bị kiểm soát có thể tạo thêm doanh thu cho chính phủ và IMF thì lại quan tâm đến các vấn đề kinh tế vĩ mô, như mức độ thâm hụt ngân sách, hơn là các vấn đề cơ cấu, như tính hiệu quả và tính cạnh tranh của một ngành công nghiệp. Dù cho các hãng độc quyền được nhân hóa đạt được hiệu suất sản xuất cao hơn so với doanh nghiệp quốc doanh, chúng cũng thường hiệu quả hơn trong việc lợi dụng vị thế độc quyền. Kết quả là người tiêu dùng phải chịu thiệt. Tác động của nhân hóa lên việc làm nhân hóa không những gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn thiệt hại cho người lao động. Tác động của nhân hóa lên việc làm có lẽ là tranh cãi lớn giữa những người ủng hộ và phản đối. Những người ủng hộ cho rằng, bằng cách nhân hóa có thể loại bỏ những công nhân năng suất thấp, trong khi những người phản đối khẳng định rằng sự cắt giảm lao động diễn ra mà không quan tâm đến những hậu quả xã hội. Thực tế, cả hai lập luận này đều có những điểm đúng. nhân hóa thường biến các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ trở nên có lãi bằng cách cắt giảm chi phí tiền lương. Các nhà kinh tế thì thường quan tâm đến hiệu quả tổng hợp. Có những hậu quả xã hội gắn liền với thất nghiệp mà những hãng nhân không bao giờ tính đến. Với bảo hiểm việc làm tối thiểu, các ông chủ có thể sa thải công nhân mà không hoặc mất rất ít chi phí, bao gồm, trong trường hợp lạc quan nhất, là trợ cấp mất việc. nhân hóa đã bị chỉ trích mạnh mẽ bởi vì không giống như đầu mới – đầu lập hãng mới chứ không phải mua lại các doanh nghiệp sẵn có, nhân hóa thường là gây ra cắt giảm việc làm hơn là tăng thêm việc làm. Ở các nước công nghiệp, người ta chấp nhận những đau đớn của việc sa thải công nhân hàng loạt và giảm nhẹ chúng phần nào bằng hệ thống bảo hiểm thất nghiệp. Ở những nước kém phát triển, chính phủ thường không phải trả tiền cho công nhân thất nghiệp bởi vì rất hiếm có những chương trình bảo hiểm thất nghiệp. Nhưng có thể có những thiệt hại xã hội dưới những hình thức tồi tệ nhất như bạo lực đô thị, gia tăng tội phạm, rối loạn chính trị và xã hội. Ngay cả khi không có những vấn đề đó, thiệt hại do thất nghiệp vẫn rất lớn. Đó là những lo lắng rộng khắp trong công nhân, những người luôn cố gắng giữ lấy việc làm. Đó là cảm giác chán ghét, là gánh nặng tài chính cho các thành viên gia đình, những người cũng đang cố gắng để không bị sa thải. Đó là việc trẻ em bỏ học để về giúp gia đình. Những thiệt hại xã hội như thế có ảnh hưởng kéo dài hơn nhiều so với sự mất việc trước mắt. Chúng thường biểu hiện rõ nét khi một doanh nghiệp được bán cho nước ngoài. Các doanh nghiệp trong nước chí ít cũng gắn bó với bối cảnh xã hội trong nước và chỉ miễn cưỡng sa thải công nhân nếu họ biết công nhân khó có thể tìm được việc nào khác. Các ông chủ nước ngoài, mặt khác, cảm thấy có trách nhiệm lớn hơn đối với các cổ đông, tìm cách tối đa hóa giá trị cổ phiếu trên thị trường bằng cách giảm chi phí. Họ cảm thấy không có nghĩa vụ với những cái mà họ gọi là “lực lượng lao động dư thừa”. Việc tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước là rất quan trọng và nhân hóa thường là một cách hiệu quả để làm điều này. Nhưng biến những lao động có năng suất thấp trong doanh nghiệp nhà nước trở thành thất nghiệp không làm tăng thu nhập quốc gia và dĩ nhiên không làm tăng phúc lợi của công nhân. Bài học thật đơn giản : nhân hóa phải là một phần của một chương trình toàn diện mà đòi hỏi phải tạo thêm việc làm mới đôngf thời với quá trình cắt giảm việc làm không tránh khỏi khi nhân hóa. Những chính sách kinh tế vĩ mô giúp tạo việc làm, bao gồm cả chính sách lãi suất thấp, sẽ phải được áp dụng. Xây dựng thời gian biểu và lịch trình phù hợp là quan trọng nhất. Đây không phải chỉ là vấn đề về thực dụng, về “thực hiện”: đây là vấn đề về nguyên tắc. Tham nhũng – vấn đề nổi cộm trong quá trình nhân hóa Có lẽ vấn đề nổi cộm nhất thường xảy ra trong quá trình nhân hóa là tham nhũng. Những lời hùng biện của chủ nghĩa thị trường tự do khẳng định rằng nhân hóa sẽ làm giảm cái mà các nhà kinh tế gọi là “tìm kiếm địa tô” (rent seeking) của các quan chức chính phủ, xà xẻo lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước hay ban phát hợp đồng và việc làm cho bạn bè. Nhưng trái ngược với những điều kỳ vọng, nhân hóa làm cho mọi thứ tồi tệ đến mức ở nhiều nước, ngày nay, nhân hóa được gọi lái đi một cách mỉa mai là “tham nhũng hóa”. Nếu một chính phủ đã tham nhũng thì có rất ít bằng chứng cho thấy nhân hóa có thể giải quyết vấn đề. Suy cho cùng, chính cái chính phủ tham nhũng đã quản lý yếu kém doanh nghiệp nhà nước lại cũng sẽ quản lý yếu kém quá trình nhân hóa. Ở nhiều nước, các quan chức chính phủ nhận ra rằng họ không cần xà xẻo từng đồng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp nữa. Thay vào đó, bằng cách bán một doanh nghiệp nhà nước thấp hơn giá thị trường, họ có thể kiếm được khối tài sản lớn cho bản thân còn hơn để lại cho người sẽ kế vị họ sau này. Thực tế, ngay bây giờ, họ đã lấy hết các khoản những quan chức kế vị họ trong tương lai có thể xà xẻo. Không có gì ngạc nhiên, quá trình nhân hóa gian lận này được sắp đặt để tối đa hóa số tiền mà các bộ trưởng trong chính phủ có thể kiếm chác cho riêng họ, chứ hoàn toàn không phải số tiền sẽ thu về cho ngân khố quốc gia, nói gì đến chuyện đem lại hiệu quả tổng thể cho nền kinh tế. Như chúng ta sẽ thấy, Nga là trường hợp khủng khiếp về tác hại “tư nhân hóa bằng mọi giá”. Những người ủng hộ nhân hóa tự thuyết phục một cách ngây thơ rằng, những thiệt hại này có thể được bỏ qua bởi vì sách giáo khoa kinh tế dường như chỉ ra rằng, một khi quyền sở hữu nhân được xác lập rõ ràng, những người chủ mới sẽ đảm bảo sao cho tài sản được quản lý hiệu quả. Thế thì tình hình sẽ được cải thiện về dài hạn dù cho phải tồi tệ trong ngắn hạn. Họ không nhận thấy rằng, nếu không có một cấu trúc luật pháp và thể chế thị trường phù hợp, những ông chủ mới chỉ có động lực để bòn rút tài sản hơn là sử dụng chúng như cơ sở để mở rộng sản xuất. Kết quả là, ở Nga và nhiều nước khác, nhân hóa không trở thành một sức mạnh hiệu quả cho tăng trưởng như lẽ ra là thế. Trong thực tế, đôi khi nhân hóa còn gắn liền với suy giảm tăng trưởng và làm xói mòn lòng tin vào các thể chế dân chủ và thị trường. (Trích sách Toàn cầu hóa và những mặt trái, Tác giả: Joseph E. Stiglitz, Dịch giả: Nguyễn Ngọc Toàn, NXB Trẻ & Tủ sách Doanh trí PACE phát hành) . động của tư nhân hóa lên việc làm Tư nhân hóa không những gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn thiệt hại cho người lao động. Tác động của tư nhân hóa lên. cách tư nhân hóa cũng tạo ra sự khác biệt lớn. Thật không may, IMF và Ngân hàng Thế giới lại tiếp cận vấn đề này từ một hệ tư tưởng hẹp hòi: tư nhân hóa

Ngày đăng: 27/10/2013, 22:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan