ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Sinh học 12 Thời gian : 45 phút I. PHẦN CHUNG (Dành cho học sinh học chương trình nâng cao và chương trình chuẩn) Câu 1(1đ). Opêrôn là gì ? Câu 2(1đ). Nêu khái niệm về ưu thế lai ? Câu 3(1đ). Viết sơ đồ phát sinh hội chứng Đao? Câu 4(1đ). Dạng đột biến nào làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng? Cho 1 ví dụ. Câu 5(1đ). Đột biến thay thế một cặp nucleôtid này thành một cặp nucleôtid khác trong vùng mã hóa thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chuổi polipeptid tương ứng? Câu 6(1đ). Biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân ly độc lập và tổ hợp tự do. Xác định tỉ lệ kiểu hình trội F 1 về cả ba cặp tính trạng của phép lai AaBBDd x AaBbDd. Câu 7(1đ). Một quần thể có cấu trúc di truyền như sau : 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04aa . Tính tần số alen của quần thể. Câu 8(1đ). Cho giao phối 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt. Thu được F 1 100% ruồi thân xám, cánh dài. Cho ruồi cái F 1 lai với ruồi đực thân đen, cánh cụt thu được F 2 có tỉ lệ : 41% ruồi thân xám,cánh dài. 41% ruồi thân đen, cánh cụt. 9 % ruồi thân xám, cánh cụt. 9 % ruồi thân đen, cánh dài. Ruồi cái F 1 cho những loại giao tử nào? Tần số hoán vị gen ? II. PHẦN RIÊNG: ( Học sinh chỉ làm 1 trong 2 phần: Phần A hoặc phần B) Phần A :Câu hỏi dành cho học sinh học chương trình chuẩn: Câu 9 (1đ). Thể đột biến là gì? Câu 10 (1đ). Nêu các bước tiến hành trong kỷ thuật chuyển gen . phần B :Câu hỏi dành cho học sinh học chương trình nâng cao: Câu 11 (1đ). Nêu đặc điểm của mã di truyền. Câu 12 (1đ). Khi nghiên cứu di truyền người bằng phương pháp tế bào có thể phát hiện được nguyên nhân của những bệnh di truyền nào? -------------------- HẾT ------------------- ĐÁP ÁN SINH HỌC 12 - HỌC KÌ I Câu Nội dung Điểm 1 Opêrôn là cụm gen cấu trúc có liên quan về chức năng, có chung một cơ chế điều hòa. 1 điểm 2 Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống khả năng chống chịu cao hơn các dạng bố mẹ 1 điểm 3 GP n+1 Viết sơ đồ: + 2n (0,5đ) Cặp NST 21 n-1 không phân li + gt(n+1) x gt(n) HT 2n +1( 3NST 21) (0,5đ) 1 điểm 4 - Lặp đoạn (0,5đ) - Ví dụ (Học sinh cho 1 hoặc trong 2 ví dụ sau) (0,5đ) Ở ruồi giấm lặp đoạn NST giới tính X làm mắt lồi thành mắt dẹt hoặc lặp đoạn ở lúa đại mạch làm tăng họat tính amylaza . 1 điểm 5 - Xét riêng từng cặp tính trạng riêng lẻ (0,5đ ) Aa x Aa = 3/4 A- : 1/4 aa. BB x Bb = 1B- . Dd x Dd = 3/4 D- : 1/4 dd - Xét chung tỉ lệ kiểu hình trội cả ba cặp tính trạng (0,5đ) 3/4 A- x 1 B- x 3/4 D- = 9/16 1 điểm 6 * Thành phần axit amin: (0,5 đ) - Thay đổi 1 axit amin nếu bộ ba cũ và bộ ba mới mã hóa 2 axit amin khác nhau. - Không làm thay đổi axit amin nếu bộ ba cũ và bộ ba mới cùng mã hóa 1 axit amin. * Số lượng axit amin trong chuổi pôlipeptit tương ứng : không thay đổi (0,5 đ) 1điểm 7 P(A) = 0,64 + 0,32 / 2 = 0,8 (0,5 đ) q(a) = 0,04 + 0,32/2 = 0,2 (0,5 đ) 1điểm 8 + F 1 : 100% xám dài → xám trội so với , Dài trội so với cụt + Gọi A → xám, a → đen B→ dài , b → cụt (0,25đ) + AB = ab = 41% > 25% → Giao tử liên kết hòan toàn + Ab = aB = 9% < 25% → Giao tử hoán vị (0,5đ) → Tần số hoán vị = 18% (0,25đ) 1điểm Câu hỏi dành cho học sinh học chương trình chuẩn: 9 Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. 1điểm 10 Các bước tiến hành: - Tạo ADN tái tổ hợp - Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận - Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp 1điểm Câu hỏi dành cho học sinh học chương trình nâng cao: 11 - Mã bộ ba - Tính đặc hiệu - Tính thoái hóa - Tính phổ biến 1điểm 12 - Có 3 NST số 21 ở người (Thể 3 nhiễm): Hội chứng Đao - Có 3 NST giới tính XXX (hội chứng 3 X) - 3 NST giới tính XXY: Hội chứng Claiphentơ - 1 NST giới tính X (Thể 1 nhiễm): Hội chứng Tơcnơ 1điểm . 2 axit amin khác nhau. - Không làm thay đ i axit amin nếu bộ ba cũ và bộ ba m i cùng mã hóa 1 axit amin. * Số lượng axit amin trong chu i pôlipeptit tương. Cho giao ph i 2 dòng ru i giấm thuần chủng thân xám, cánh d i và thân đen, cánh cụt. Thu được F 1 100% ru i thân xám, cánh d i. Cho ru i c i F 1 lai v i ruồi