BÀI THU HOẠCH VẬT LÍ KIẾN TRÚC
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KIẾN TRÚC VẬT LÍ KIẾN TRÚC 1
BÀI THU HOẠCH
VẬT LÍ
GV: TS.KTS GIANG NGỌC HUẤN
TÊN SV: VỎ DƯƠNG ĐỨC THỊNH
LỚP: KT18CT MSSV: 18510101333
Trang 2NHÀ TRẺ FARMING KINDERGARTEN
-KTS Võ Trọng Nghĩa -Địa điểm: Đồng Nai
-Đồng Nai thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, không có mùa đông lạnh, nên sử dụng các giải pháp chống nóng cho công trình là chủ yếu
-Tổng thể công trình là môt khối hình xuyến liên tuc, hạn chế tia sáng trực tiếp vào tường, bóng râm ở dãy phòng này đổ lên dãy phòng đối diện giúp giảm cường độ nắng
-Phần mái công trình là một khu vườn xanh,vừa là nơi sinh hoạt ngoài trời vừa tạo vẻ mĩ quan, làm mát không khí đồng thời giảm tác động của bức xạ mặt trời đến mái
- Các lam bê tông phía ngoài đổ bóng lên tường công trình làm mát và làm giảm cường độ ánh nắng gay gắt cho các lớp học
Trang 3-Các dãy phòng học được đặt dọc theo mái hình xuyến hạn chế tiếp nhận các tia sáng trực tiếp từ mặt trời
-Hai sảnh ở tầng trệt công trình giúp lưu thông đón gió phía sân trong công trình
- Cửa sổ 2 bên phòng được mở tối đa để lấy gió tự nhiên
- Mái nhà xanh được tạo hình từ ba đường cong, tạo ra ba sân trong vui chơi cho trẻ giúp lấy sáng và thông gió cho công trình, những cây xanh và bóng râm của chúng trên tường cũng góp phần làm mát không khí, làm mát vỏ bao che của công trình
Trang 4Nhờ sự chênh lệch giữa các khối, toàn bộ công trình đều được thông gió tự nhiên, đảm bảo sự mát mẻ và tiết kiệm năng lượng
Trang 5The Water House
-Kiến trúc sư trưởng: Nguyễn Tiến Chung, Trần Trung
-Địa điểm: Xã Tam Anh Nam, Huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam
Khí hậu: thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới, ít chịu ảnh hưởng của mùa lạnh phía Bắc
Ý tưởng thiết kế của KTS là tạo mối liên kết bền chặt giữa không gian trong nhà với môi trường xung quanh và rộng hơn là khí hậu địa phương Cụ thể, những khoảng mở được tận dụng tối đa, hệ thống thông gió và lấy sáng cũng được áp dụng vô cùng khéo léo.
-Công trình thuộc loại nhà phố nên khá ngột ngạt, gồm khu sinh hoạt và khu nghĩ ngơi, khu nghĩ ngơi được đặt ở hướng đông sâu tromg công trình để tránh bức xạ của nắng Tây KTS đã xây dựng hành lan bên góp phần đưa ánh sáng tự nhiên vào sâu trong công trình, và thông gió cho công trình
Trang 6-Do khí hậu nóng của miền Trung và mặt tiền nhà theo hướng Tây, vì vậy KTS tạo độ mở tối đa cho hông nhà phía Nam, bố trí mái hiên rộng 1,5m nối liền với
hệ lam rộng 2m để chắn mưa, giảm nhiệt vào nhà
-Trong phòng khách, một khe hở ở sáng dọc theo tường nhằm lấy ánh sáng cho không gian sinh hoạt khách và bếp
-Trong công trình trồng nhiều cây và dây leo trên lam để ngăn chặn bức xạ nhiệt
Trang 7- Do gió miền Trung hanh khô, KTS tạo một hồ nước nhỏ ở hông nhà phía Nam Kết hợp với con sông gần nhà, hồ nước này sẽ tạo ra làn hơi nước, hơi ẩm để làm mát những cơn gió tự nhiên vào nhà.
- Giếng trời ở trung tâm ngôi nhà cũng góp phần thông gió và lấy sáng cho không gian trong nhà
Trang 8-Công trình chủ yếu sử dụng các vật liệu tự nhiên như gỗ và đá sẽ có tác dụng làm giảm hấp thụ nhiệt và tăng vẻ đẹp tự nhiên của vật liệu địa phương.
-Cửa trượt bằng gỗ được sử dụng để cho phòng khách rộng rãi và thông thoáng hơn Khi có nắng chiếu vào phòng, kết hợp với rèm cửa tấm che nắng
Trang 9Ayla Golfclub
(Câu lạc bộ gôn Ayla) Địa điểm: Thành phố Aqaba, Jordan Đội ngũ thiết kế: Oppenheim Architecture
-Hình khối độc đáo công trình trông như những cồn cát giữa sa mạc
-Hệ thống mái là mootjn lớp bề tông dày, liên tục phủ lên toàn bộ công trình
-Toàn bộ cửa đi và cửa thông thoáng đều được
đặt lùi vào phía trong công trình, nhằm tận dụng phần mái cong như một tấm che nắng (cố
định),tránh những tia sáng trực tiếp vào công
trình
-Lưới thép đục lỗ:lấy sáng tự nhiên, hạn chế
những tia sáng trực tiếp rọi vào bên trong công
trình,giúp lọc gió thổi vào công trình
-Các lối vào công trình đềun được thông với nhau giúp thông gió tốt hơn,lấy ánh sáng vào sâu trong công trình
Trang 10Điểm trường Bó Mon
-Địa chỉ: xã Tú Nang, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
-Hạn chế mở cửa sổ ở hướng bắc và đông bắc để tránh gió lạnh
-Sàn nhà xây cách mặt đất để chống lũ
Trang 11I.THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN TRONG CÔNG TRÌNH
Thông gió tự nhiên giúp đảm bảo cung cấp không khí trong lành cho công trình
mà không cần dung đến các thiết bị cơ khí
+ Thông gió tự nhiên từ áp lực nhiệt
Nhiệt độ không khí càng cao thì càng nhẹ
và sẽ bay lên cao, không khí lạnh ở bên ngoài sẽ tràn vào thế chỗ.
Sử dụng gạch hoa gió ( tăng diện tích hút gió)và thiết kế giếng trời( thoát không khí nóng) để tối ưu việc thông gió tự nhiên theo phương pháp này
Trang 12+Thông gió tự nhiên từ áp lực gió
Cửa đón gió nhỏ hơn cửa đẩy gió tốc độ gió vào sẽ lớn hơn, bởi vì với cùng m ột lượng không khí đi qua ô cửa nhỏ và lớn trong cùng một khoảng thời gian thì gió phải đi qua ô cửa nhỏ nhanh hơn
Từ hai giải trên, muốn thông gió tự nhiên trong công trình ta có thể thiết kế giếng trời hay khoảng sân trong công trình, sử dụng lam, gạch hoa gió giúp thông gió thay vì một bức từng dày đặc, kích thước cửa sổ cũng góp phần thông gió trong công trình
Trang 13II.CÁC HÌNH THỨC CHE NẮNG
1 Tấm che nắng nằm ngang
Vai trò: che chắn cho các tia bức xạ mặt trời có góc cao độ h khác nhau ở tất cả các hướng
Vị trí: thường được đặt ở vị trí cửa đi và cửa sổ
Hiệu quả: giảm tia sáng rọi vào công trình, giảm bức xạ mặt trời tác động đến công trình,( tấm che nắng nằm ngang di động giúp dẫn hoặc cản gió vào công trình vì có thể xoay đón gió)
Vật liệu: nhôm, gỗ, khung thép+ tấm bạc,…
Phân loại:
+ tấm che nắng nằm ngang cố định
Trang 14+ tấm che nắng nằm ngang di động
Trang 152.Tấm che nắng thẳng đứng
Vai trò: sử dụng che chắn các tia bức xạ mặt trời chiếu đến bề mặt tường cửa của công trình có góc 200<a<450
Vị trí : thường được đặt tại cửa đi, cửa sổ và tường
Hiệu quả: giảm tia sáng chiếu vào công trình,giảm bức xạ mặt trời tác động đến công trình., giúp cản hoặc dẫn gió vào công trình
Vật liệu: nhôm, gỗ, bê tông,…
Phân loại:
+ Tấm đứng cố định
Trang 16+ Tấm đứng di động
Trang 17III.CÁCH NHIỆT CHO MÁI
Hạn chế các tia sáng chiếu trực tiếp vào mái công trình
Vị trí:trên mái
Các giải pháp:
1 Mái 2 lớp (lam trên mái)
Phần lam, vườn dây leo + khoảng không ở giữa+ mái công trình
Hiệu quả: Phần lam trên mái và vườn dây leo trên phần lam trên mái giúp hạn chế tác động bức xạ mặt trời làm nóng phần mái
Vạt liệu: gỗ thép…
Trang 182 Vườn trên mái
Hiệu quả: tránh bức xạ mặt trời, làm mát không khí, tạo mĩ quan cho công trình
Trang 19
3.Sử dụng pin năng lượng mặt trời
Hiệu quả : giảm bức xạ mặt trời, tạo nguồn năng lượng, giảm sử dụng năng
lượng của lưới điện quốc gia
Trang 204.Phun nước trên mái, hồ trên mái
Hiệu quả:phun nước trên mái làm mát phần mái coomg trình, mặt nước sẽ trở thành một lớp cách nhiệt tránh tác động bức xạ mặt trời lên mái, làm mát công trình, tạo mĩ quan cho công trình
Trang 215 Hình dạng của mái
Lựa chọn thiết kế hình dạng mái công, mái xiên theo hướng đông tây hạn chế các tia sáng trực tiếp lên phần mái công trình
Trang 22IV.CÁCH NHIỆT CHO TƯỜNG
Vai trò: hạn chế các tia sáng chiếu lên bề mặt tường
Vị trí; được đặt phía ngoài vỏ bao che( tường)
Các giải pháp
1.Sử dụng lam che
Hiệu quả: hạn chế các tia sáng chiếu trực tiếp chiếu vào tường, giảm tác động của bức xạ mặt trời, tặng thẫm mĩ cho bề mặt kiến trúc
Trang 232.Mảng tường xanh
Hiệu quả tạo không khí sạch, làm mát công trình, giảm bức xạ mặt trời, tạo mảng xanh cho công trình
Trang 243.Sử dụng pin năng lượng mặt trời
Hiệu quả:; giảm bức xạ mặt trời, tạo nguồn năng lượng cho công trình
Trang 254.Sử dụng mặt nước
Hiệu quả: mặt nước sẽ làm giảm sức nóng cho mặt tường, tránh tác động của bức xạ mặt trời đường
5.Hình dạng công trình
Các khối hình xiên, khối công sẽ hạn
chế các tia sáng trực tiếp tác động lên
tường
Trang 26V.VẬT LIỆU VÀ MÀU SẮC
Vật liệu lớp vỏ bao che của công trình cũng góp phần giảm không khí nóng vào
công trình Công trình sử dụng vật liệu gỗ và đá… sẽ ít hấp thụ nhiệt hơn công trình có vỏ bọc bằng nhôm, bê tông, kính…
Màu sắc lớp vỏ bao che công trình cũng ảnh hướng đến việc hấp thụ nhiệt của công trình, màu sáng sẽ hấp thụ nhiệt ít hơn màu tối
HẾT