1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐẠO HỌC Ở THANH CHƯƠNG XƯA và NAY

14 797 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 214 KB

Nội dung

NGHĨ VỀ ĐẠO HỌC TRÊN MỘT MIỀN QUÊ ! Biết - hiểu về mảnh đất, con người, truyền thống giáo dục Thanh Chương - nhất là Thanh Chương “xưa” phải là các tiền bối,(1) “bậc thứ” đến các thầy giáo lão thành, các bậc cha anh tài hoa, uyên bác (2). Tôi thuộc bậc con cháu, là học trò trong hiểu biết về quê hương. Nghĩ về đạo học trên một miền quê chỉ xin các bậc “tiên chỉ”, cùng bạn đọc rộng lượng cho thế hệ học trò được một lần thổ lộ những suy ngẫm về Truyền thống đạo học xưa nay trên mảnh đất Thanh Chương. * Học quê mình - không biết tự bao giờ - đã thành một khát vọng, một niềm tin - niềm tin xác tín. Yêu sự học, say mê học đã thành một nét cốt cách thấm sâu vào cõi tâm thức của người dân. Lớn lên với những nếm trải ngọt bùi, qua gia phả các dòng họ, qua chuyện kể, sách báo… đã lắng đọng trong thế hệ chúng tôi chiêm nghiệm: Học quê mình là lựa chọn số một. Yêu sự học, khổ học, quyết chí học…đã hình thành, bồi đắp từ thủơ Xưa khai rừng mở đất đến Nay… Thiết tưởng, đó là đạo học Không có truyền thống nào - nhất là truyền thống đã thấm sâu như đạo học quê mình - là không có căn nguyên. Đã có không ít cách nhìn về giải đất Thanh Chương với hình sông thế núi, một dòng Lam chia hai bờ tả, hữu ngạn; phía Tây dựa lưng vào Trường Sơn hùng vĩ, Đông nhìn về Nghi Lộc, Yên Thành…Nhưng để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc là một cái nhìn đạo học. Dải đất Thanh Chương là một cuốn sách mở, tả ngạn, hữu ngạn là hai trang đối xứng, dòng sông Lam chảy từ thượng xuyên suốt hạ huyện là gáy sách, là dải lụa mềm đánh dấu trang sách đang đọc; giữa dãy Đại Can, là ngọn Tháp Bút lấy nguồn mực từ dòng Lam đời đời tuôn chảy! Tháp Bút – bút của đất trời - ngàn đời vẫn sừng sững, mực dòng Lam không bao giờ ngưng chảy…Đạo học quê mình chảy mãi với thời gian ! Đó là địa linh – là tâm linh! Về di chỉ, cội nguồn của mảnh đất Thanh Chương, các bác Bùi Ngọc Tam, Phạm Đình Nguyên (trong Đất Người Thanh Chương), Bùi Văn Chất, Nguyễn Phương Thoan ( trong Với quê hương)… đã thể hiện khá tường tận (dẫu vẫn chưa đến hồi kết). Chúng tôi muốn tìm “căn nguyên” từ nguồn “nhân kiệt”. Gia phả của nhiều dòng họ trên dải đất quê mình ghi nhận: các bậc thuỷ tổ về sinh cơ lập nghiệp, gây dựng một chi lưu Thanh Chương ngày nay đều ra đi từ Yên Thành, Diễn Châu, từ Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương…Nghĩa là từ những cái nôi văn hoá… Hơn thế, những bậc thuỷ tổ đến quê mình thuở xưa ấy đều là trí thức Hán học. Không biết “nguồn ren” trí thức khắp mọi miền đã hội tụ về với Thanh Chương tự xa xưa, hay chính truyền thống đạo học của quê mình đã tạo nên “sức hút” đối với các bậc danh nho thuở ấy ! Chỉ biết thuỷ tổ của các dòng họ trên đất quê mình hầu hết là tri thức nho học.(3). Xưa cũng như nay, ai ra đi sinh cơ lập nghiệp mà không mang theo một khát vọng đổi đời. Đất Thanh Chương tự ngàn xưa đã là một thử thách nghiệt ngã. Là mảnh đất “xuyên đồi trọc dép mòn vẹt lối/ Đá mọc thành cây / Gốc trơ rễ xói” (Nguyễn Lâm Cẩn); dẫu cho đã bao đời : “thau chua rửa mặn”, đến nay ruộng đất quê mình vẫn “chưa nắng đã khô, chưa mưa đã úng”… Phải thế chăng, thiên nhiên đã dồn các thế hệ ông cha tới “chân tường”, “chỉ có tiến, không còn đường lui”. Chỉ còn một con đường: khổ học, quyết học. Cứ thế, cứ thế, thế hệ nối tiếp thế hệ, tạo nên dòng chảy, bồi đắp nên 1 một truyền thống, một đạo học như một lẽ đất trời. Xưa đã như thế, Nay càng không thể khác.“Có nhiều cách để xoá đói giảm nghèo, để làm giàu, nhưng Thanh Chương, bền vững, vinh quang nhất là bằng sự học.”(4) * Trong câu chuyện thường ngày bên bát nước chè xanh, trong hội làng, hội quán, trong câu chúc, lời thăm …, gần như câu đầu cửa miệng, sự lưu tâm của dân tình quê mình vẫn xoay quanh sự học. “ Các cháu học ra sao ?”; “Họ ta năm nay được bao nhiêu đại học?”… “Danh gia vọng tộc” của dòng họ, gia đình, thôn xã …, đều được tôn vinh từ sự học. Trong tâm thức người Việt, sự tôn vinh cao quý nhất của nhân dân là lập đền thờ khắc vào bảng vàng bia đá. Trên đất Thanh Chương, hiện đền thờ lớn nhất, trang trọng nhất nhân dân ta giành cho người Anh hùng cứu quốc Phan Đà. Nhưng chính trong đền thờ vị Anh hùng cứu quốc đó, đã có đến 5 tấm Văn bia ghi công các bậc trí thức. Văn miếu của Quốc gia là Văn miếu Quốc tử giám, là bia đá ghi danh các Tiến sĩ…Thanh Chương thật đỗi tự hào có “Văn miếu”, bia đá hàng xã, hàng tổng. Còn đây bia đá hàng xã Thanh An; còn đây văn miếu – bia đá đình Võ Liệt. Đình Võ Liệt – nơi sinh hoạt của hàng tổng – còn lưu giữ 6 tấm bia: tấm thứ nhất: Đại khoa; tấm thứ 2: Lê triều Hương cống; tấm thứ 3: Cử nhân triều Nguyễn; ba tấm còn lại: nho sinh thời Lê Tú tài thời Nguyễn. Thật đáng tự hào nền giáo dục Thanh Chương khi đã có còn lưu giữ nguyên vẹn 3 tấm “Cát Ngạn tổng văn chỉ bi” Thanh Liên. Ba tấm bia được điêu khắc tinh vi, đến nay vẫn còn tươi nét chữ.(5) Đó là sự tôn vinh thật đáng tự hào, thật đáng trân trọng. Thiết nghĩ, chụp ảnh, dịch, giới thiệu, sao chép mô hình các Văn bia trên - nhất là Văn bia hàng tổng để trình bày tại Bảo tàng, Nhà Văn hoá huyện…là những việc cần, nên làm. Còn nữa, song song với Nghĩa trang Liệt sĩ, các dòng họ, các xã, cấp huyện, các trường học cần xây dựng những “Bảng vàng, bia đá” ghi danh, ghi công trạng những trí thức, những nhà khoa học hàng đầu của dòng họ, của làng xã, của huyện nhà chắc sẽ gây ấn tượng hơn nhiều. * Một dải đất nghèo, thời Hán học đã đóng góp 25(6) vị Đại khoa trong số hơn 150 vị Đại khoa trong toàn tỉnh, là một con số thật đáng tự hào. Từ nền giáo dục Hán học, chuyển sang giáo dục “Tây học” là một bước ngoặt lớn của dân tộc, của thế hệ trí thức trên dải đất Thanh Chương. Tìm hiểu về sự trưởng thành, vị trí, công lao của lớp trí thức “Tây học” trên toàn quốc, của huyện nhà, thế hệ chúng tôi càng tự hào, vững tin sức mạnh của tri thức, của tình yêu quê hương Đất nước của đội ngũ trí thức quê mình. Phải chăng ánh sáng của tri thức, tình yêu quê hương đất nước đã cộng hưởng thành sức mạnh để đưa những trí thức dẫu đào tạo trong trường “Tây”, học chữ “Tây”,…vẫn trở thành các chiến sĩ cách mạng, trở thành các nhà khoa học đặt những viên gạch đầu tiên cho nền giáo dục cách mạng trên đất Thanh Chương. Quê hương, ngành giáo dục Thanh Chương, thế hệ trí thức trẻ hôm nay có quyền tự hào về những tên tuổi: Giáo sư bác sĩ Hoàng Đình Cầu(7), Giáo sư Đặng Thai Mai(8) Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thúc Tư; nhà trí thức, nhà cách mạng Nguyễn Côn, Tôn Quang Phiệt, nhà giáo Phạm Đức Thớc, nhà giáo Nguyễn Viết Cam, kĩ sư Hoàng Đình Bình, bác sĩ Bùi Thiện Sự, Trần Văn Nguyên, kĩ sư phạm Ngọc Mai, Võ Quý Huy, Võ Quý Huân…. Đây là những ngôi sao sáng trên bầu trời sao ngành giáo dục huyện nhà. * 2 Phấn chấn tự hào làm sao khi được sống lại với phong trào giáo dục Thanh Chương những ngày sau cách mạng tháng Tám. Người người đi học, bất phân tuổi tác, mỗi người dân đều là giáo viên, đều là học sinh. Cách mạng là ngày hội của quần chúng. Có thể nói phong trào bình dân học vụ những năm sau cách mạng thành công, trong kháng chiến chống Pháp, nhầt là sau ngày hoà bình lập lại miền Bắc là những ngày hội cách mạng sôi nổi, rộng khắp. Sau lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, ban Bình dân học vụ huyện được thành lập. Đồng chí Nguyễn Duân trưởng ban, phó ban là đồng chí Nguyễn Đức Tiềm. “Tiền tuyến diệt xâm lăng, hậu phương trừ giặc dốt”, khẩu hiệu được viết lên tường nhà, lên lá dè, lên nong nia khắp đường làng, ngõ xóm. Ngày ấy, đâu đâu cũng là lớp học, nhà nhà “lớp học” - bởi lớp học có khi chỉ một “thầy” với vài ba trò. Người đã biết đọc, biết viết đều trở thành giáo viên. Học sinh cuối cấp 1 trở thành “thầy” dạy đánh vần cho người mù chữ. Học sáng, học chiều, phổ biến nhất là học trưa, học tối. Thật chứ không phải đùa đâu, ngày ấy, một trong những “tiêu chuẩn” quan trọng của tình yêu là “đọc thông viết thạo”. “Lấy chồng biết chữ là tiên . Lấy chồng mù chữ là duyên nợ nần” Bình dân học vụ, ngày ấy đã đáp ứng khát vọng bức thiết của mỗi người dân. Vậy chăng, phong trào nhanh chóng trở thành cao trào, thành nét đẹp văn hoá, thành thơ, thành dân ca … Nghĩa là nó đi sâu vào đời sống tâm hồn của quảng đại quần chúng: - “ Anh ơi buông áo em ra Để em đi chợ, kẻo mà chợ trưa. - Chợ trưa thì mặc chợ trưa Em chưa biết chữ, anh chưa cho vào. Ngày ấy, huyện nhà, ngành giáo dục huyện tự hào biết bao khi được Hồ Chủ tịch gửi Thư khen, hàng trăm người được Bác tặng huy hiệu Chiến sĩ diệt dốt. Chỉ sau 4 năm (1945 – 1949), nhiều làng, xã đã xoá nạn mù chữ, tiêu biểu là xã Cát Văn. Xin được ghi danh những thầy giáo, những cán bộ, những tấm gương tiêu biểu của cao trào Bình dân học vụ: Nguyễn Duân, Nguyễn Đức Tiềm, cụ Trần Trọng Doãn … * Được viết bài về giáo dục huyện nhà, tôi thầy Bằng được Trưởng phòng Nguyễn Hoài Nam đưa đến thăm một số trường Tiểu học trong huyện (chắc anh muốn “khơi men” cho ngọn bút). Không phải anh “khoe” mà mắt anh sáng lên đầy tự hào khi chỉ cho chúng tôi những con số: 43 trường Tiểu học với trên 17 ngàn học sinh. Mỗi xã đều có một đến hai trường Tiểu học khang trang, bề thế, toạ lạc trên khuôn viên rộng rãi, thoáng mát (mới biết các xã đều ưu tiên số một về quỹ đất cho giáo dục). -Thầy Bằng ơi ! Thế trước cách mạng, huyện ta có mấy trường Tiểu học ? Ai ngờ câu hỏi “tìm hiểu lịch sử” của tôi đã gây xúc động cho thầy! - Từ câu hỏi của anh, ta mới thấy hết sự trưởng thành của nền giáo dục huyện nhà. Không phải trả lời, mà thầy Bằng đang tâm sự. Trước cách mạng, toàn huyện vẻn vẹn chỉ có một trường Tiểu học Pháp-Việt đặt Rộ ( học đến Primail) 3 trường Sơ đẳng tiểu học: hạ huyện có trường Bích Thị ( Bích Hào), thượng huyện có trường Đạo Ngạn (Cát Ngạn), trung huyện là trường Đại Định(Đại Đồng). Nói là bốn trường nhưng số học sinh cũng chỉ khoảng trên dưới 250 em. Đó là “cơ ngơi” Tiểu học huyện nhà thời kì trước cách mạng. Nhưng đạo học của nhân dân ta lúc này nằm trong dân. Trường hạn chế, nhưng các lớp học của ông đồ, ông Tú, ông Cử thì thực dân Pháp không thể kềm chế, hầu như làng nào cũng có. 3 Cấp Tiểu học của huyện nhà thực sự “vươn vai Phù đổng” từ sau khi hoà bình được lập lại trên miền Bắc. Lần đầu tiên, 41 xã trong huyện đều đủ sức mở trường cấp 1 chính quy(9) Cách mạng vừa thành công, dân tộc ta bước ngay vào cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ…Ấy vậy mà quê mình vẫn “đủ sức” để đáp ứng nhu cầu “khát học” của nhân dân, của trẻ độ tuổi đến trường. Nói “đủ sức” là đủ “thầy” để dạy, đủ chương trình để học. Chứ phòng học thì chưa. Nhưng, Thanh Chương có cách riêng của mình. Đình, chùa, nhà thờ họ, nhà dân đều trở thành lớp học. Không phải trò phải đi xa, lặn lội hôm sớm… mà các thầy, các cô “cuốc bộ”, đội nắng dầm mưa đến từng lớp học. Ngày ấy, thầy cô là cha, là mẹ, là “thần tượng” thiêng liêng của lớp lớp học trò như thế hệ chúng tôi. Thầy cô đảm nhiệm tất cả: quản lí, tổ chức, dạy người, dạy chữ, dạy từng nét đi, dáng đứng. Một điều thật ấm cúng, thiêng liêng, tên các lớp học, ngày ấy, trong dân gian, trong sinh hoạt đời thường, không gọi theo A,B,C…mà tên lớp học được gọi theo tên thầy cô giáo: lớp Ba thầy Đồng, lớp Bốn thầy Nghĩa, lớp Một cô Tâm…những tên gọi sao mà ấm cúng, trìu mến đến vậy. Ngày ấy, các thầy cô giáo xa - làm gì có kí túc xá - mà đều trong dân, do dân tự nguyện, xung phong “nuôi” thầy. Đây là “những năm tháng không thể nào quên” trong tâm thức của thế hệ thầy cô giáo nay đã tuổi “xưa nay hiếm”. Nhân dân huyện nhà, thế hệ học sinh thứ hai sau cách mạng (Thế hệ thứ nhất: học trong kháng chiến chống Pháp- “thế hệ trường Đặng”) mãi mãi ghi nhớ công lao, tấm gương của các thầy, các cô. Hình ảnh thầy Huynh- hiệu trưởng quê Thanh Văn , nhưng thầy đã gắn bó với bao thế hệ học sinh Thanh Luân hơn chục năm ròng, để đên hôm do yêu cầu công tác, thầy phải chuyển đi, thầy khóc, cả hội đồng khóc, trò khóc, nhân dân khóc…Hình ảnh thầy Lương, thầy Đồng, Thầy Khánh Thanh Luân, thầy Nguyễn Xuân Hoà (Thanh Hưng), thầy Nguyễn Duy Châu Xuân Tường, thầy Bá Hoè (Thanh Mĩ), thầy Nguyễn Văn Thâm (Thanh Tiên), thầy Lê Văn Đôi (Thanh Tùng), thầy Giản Tư Vận, thầy Giản Tư Ngạc (Cát Văn), thầy Nguyễn Thế Đậu…và biết bao nhiêu thầy cô giáo, những tấm gương mà bụi mù thời gian không thể phai mờ. * Nói đến giáo dục Thanh Chương “xưa”, không thể không nói đến trường “Đặng” – tên gọi thân thương, trìu mến của nhân dân, của các thế hệ học sinh giành cho ngôi trường Cấp 2 đầu tiên của huyện: “Trường Huyện”, trường Đặng Thúc Hứa. Ngay sau khi giành chính quyền, Chủ tịch huyện Nguyễn Côn đã nhớ “việc cần làm ngay”: phân công một uỷ viên giáo dục: thầy giáo Nguyễn Thúc Tư phụ trách thành lập trường cấp 2 đầu tiên của huyện. Buổi đầu trường lấy trường Tiểu học Pháp-Việt làm cơ sở. Khai sinh, trường chỉ vẹn 2 lớp: đệ nhất niên, đệ nhị niên, mỗi lớp cũng chỉ trên dưới 20 học sinh. Năm thứ 2, thứ 3, trường mới có đủ 4 lớp đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ. Ít lớp, không nhiều trò nhưng trường “Đặng” mãi mãi là mốc son không thể phai mờ. “Mốc son” của lòng tâm huyết, đam mê nghề nghiệp của các thầy giáo. Không có hoá chất thí nghiệm ư ? Thầy tự đi tìm. Không có dụng cụ thí nghiệm ư ? Thầy tự tay làm. Mốc son của những bàn tay thầy cô tài hoa, của tri thức uyên bác; Mốc son của một thế hệ học sinh thông minh, năng động (“thế hệ học sinh mở đầu” của nền giáo dục cách mạng). Các thế hệ học sinh trường Đặng ngày ấy, nhiều người trở thành những nhà khoa học lớn như Giáo sư Viễn sĩ Nguyễn Duy Quý, Giáo sư Trần Đình Huợu, GS-TS Trịnh Bá Hữu, GC-TS Nguyễn Như Hiền, GS-Viễn sĩ Nguyễn Văn Cường, nhà văn Đặng Văn Kí, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Xuân Nguyên, Nhà giáo hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Sĩ Sách Nguyễn Lâm Hoàng ; Nhà giáo, trưởng phòng Giáo dục Thanh Chương Trần Đình Hớn, Lê Hữu Thước, … 4 Nhân dân, ngành giáo dục Thanh Chương mãi mãi ghi nhớ công lao, tôn vinh phẩm chất cao đẹp, nhiệt tâm với trò, với nghề của thầy Nguyễn Thúc Tư- người hiệu trưởng đầu tiên của “trường Đặng”, của ngành giáo dục huyện nhà. Giá mà trên mảnh đất “Trường Đặng” xưa có thể dựng được một tấm bia đá, lưu danh thế hệ thầy cô: Thầy Hiệu trưởng thứ hai Phạm Đức Thớc, thầy Cam, thầy Trợ An, thầy Hạnh, thầy Mại, thầy Tư Bình, cô Liên, thầy giáo-bác sĩ quân y Đặng Vân Án…Thẩm nghĩ, đây là việc nên, cần làm. Đáp ứng nhu cầu của con em trong huyện, kế tiếp “trường Đặng” (vùng hạ huyện), các trường vùng thượng huyện lần lượt ra đời: Trường Cấp 2 Tam Đồng mở tại Điếm Nhuận Ốc làng Trung Hoà (nay là Phong Thịnh) do thầy Đoàn Văn Quang làm Hiệu trưởng, kiêm dạy các môn tự nhiên; thầy Nguyễn Phương Châu dạy Pháp văn các môn xã hội; cùng đội ngũ các thầy Nguyễn Thúc Bá, Nguyễn Xuân Khôi (quê Nam Đàn) Hoàng Đình Chung…( Các anh Trần Văn Phỉ, Trần Văn Bỉnh, Bùi Văn Chất… đều trưởng thành từ mái trường này.) Trường Cấp 2 tư thục Thanh Bình (ở Thanh Bình, cạnh đò Gành cũ) do thầy Nguyễn Tài Đại làm Hiệu trưởng, mở từ 1951 - 1952 cho học sinh vùng tổng Cát Ngạn; trường đủ các khối lớp 5, 6, 7. Sáu mươi năm trôi qua, nhưng hầu như bụi mù thời gian không hề làm mờ đi kí ức những ngày xưa ấy “trường Đặng”, trường Tam Đồng. Thầy Bằng, thầy Phỉ, thầy Hớn…vẫn nhớ như in những buổi học ban đêm, vẫn nhớ nhiệm vụ của người trực nhật lớp ngày ấy là “Bảng đen, đèn sáng”. Quên là sao được những chiếc “đèn bu”(10) thắp bằng dầu lạc, dầu trẩu. Đó là một thời “không thể nào quên” của giáo dục huyện nhà. Hoà bình lập lại, cùng với sự phát triển của đời sống quê hương, sự nghiệp giáo dục huyện nhà, hệ Cấp 2, đã nhanh chóng phát triển với tốc độ “một ngày bằng hai mươi năm”. Năm học 1955 – 1956, trường quốc lập Cấp 2 Thanh Nam ra đời. Tiếp là trường tư thục Đại Định (Thanh Văn), tư thục Thanh Bích (Thanh Giang), Cấp 2 Nguyễn Sĩ Sách (Thanh Lương)…(Hai, ba năm sau, những trường tư thục trên đều được chuyển thành trường Cấp 2 quốc lập). Đầu những năm 60 của thế kỉ trước, các cụm xã đều có trường Cấp 2 quốc lập: Cấp 2 Thanh Đức, Thanh An. Hạnh Lâm, Thanh Thịnh, Thanh Ngọc, Thanh Yên, Thanh Khai, Thanh Lương, Thanh Minh, Thanh Tân…. Đến 1965, hầu hết các xã đều có trường Cấp 2, đáp ứng nhu cầu học của con em. Đây là một “cột mốc” đáng ghi nhớ, đáng tự hào trong sự phát triển của nền giáo dục huyện nhà. Đầu những năm 1960, loại hình trường Cấp 2 Phổ thông nông nghiệp ra đời. Loại hình chủ yếu cho đối tượng là cán bộ các xã, hợp tác xã…Trường học cơ bản theo chương trình phổ thông, có thêm các môn Kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Đây là loại hình trường sáng tạo, góp phần quan trọng nâng cao trình độ cho cán bộ cơ sở lúc bấy giờ. Loại trường này, đến 1965 đêu được sát nhập với trường Cấp 2 phổ thông các xã. Năm học 1961 – 1962 một mốc son mới, tạo nên một tầm thế, một diện mạo mới cho sự nghiệp giáo dục của huyên nhà: trường Cấp 3 Thanh Chương được thành lập. Còn sống mãi trong kí ức lịch sử giáo dục huyện nhà hình ảnh thầy Lê Văn Đệ- Hiệu trưởng(11) khai giảng năm học đầu tiên trên mảnh đất gần đền Bà Chúa xã Thanh Đồng. * “Đội mũ rơm đi học đường dài” ( Tố Hữu) Đầu năm 1965, đế quốc Mĩ trực tiếp đổ quân vào xâm lược miền Nam, cho không quân bắn phá miền Bắc với lời tuyên chiến “Đưa Bắc Việt về thời đại đồ đá cũ”. Miền Bắc, đặc biệt là các tỉnh khu Bốn, trở thành túi bom của không quân Mĩ. Trưa ngày 19 - 5 3 – 1965, tất cả các cơ sở quân sự, văn hoá, xã hội… của huyện đã trở thành mục tiêu bắn phá tàn khốc của hàng trăm lượt máy bay Mĩ. Trường Cấp 3 Thanh Chương là một trong những mục tiêu bị dội bom dã man của chúng. Thật tự hào, trong chiến công đầu bắn cháy 2 máy bay Mĩ của quân dân Thanh Chương có tiếng súng chiến đấu của 12 chiến sĩ Đội tự vệ trường do thầy giáo Nguyễn Lâm Mậu làm đội trưởng. Nhờ hệ thống hầm hào kiên cố, qua trận bom, chỉ có thầy Nguyễn Lâm Mậu một học sinh nữ bị thương nhẹ. “An toàn là chiến thắng”. “Không để một ngày ngưng học là chiến thắng kẻ thù”. Đó là khẩu hiệu, là ý chí chiến đấu của ngành giáo dục trước thử thách mới. Các lớp học - một lần nữa - chuyển sang học đêm. Hàng loạt loại đèn lại được sáng tạo để học đêm. Nhưng, giặc Mĩ đánh cả vào ban đêm. Tất cả các trường, các cấp học đều sơ tán. Một hình thức lớp học mới ra đời trong chiến tranh. Các lớp học cách xa nhau, khuất trong các lùm cây. Bảng, bàn ghế được đào sâu xuống, bốn phía đắp thành luỹ, để học sinh ngồi học, đầu thấp hơn mặt luỹ. Thông từ lớp học ra bốn phương tám hướng là hệ thông giao thông hào nối với hầm Triều Tiên(12), đủ cho số học sinh ẩn nấp.Mỗi lớp học là một “pháo đài” thắng Mĩ; thầy cô giáo, học sinh là chiến sĩ. Thêm một lần, tấm lòng yêu nước, truyền thống hiếu học, quyết học được thử thách. Ngành giáo dục mãi ghi ơn công lao, sự hi sinh của không biết bao gia đình Thanh Tiên, Thanh Tường, Thanh Long, Thanh Hà, Thanh Dương, Đồng Văn, Thanh Lĩnh, Thanh Hương …đã hiến nương vườn, cây cối cho các trường làm lớp học, đào giao thông hào. Sơ tán, phân tán, để giảm bớt hi sinh, để giảm bớt đi lại cho học sinh. Nhưng gánh nặng gian nan, hiểm nguy, các thầy cô âm thầm gánh chụi. Năm học 1965-1966, Cấp 3 Thanh Chương chia làm 2 trường: Cấp 3 Thanh Chương 1 Cấp 3 Thanh Chương 2 (Bây giờ là trường THPT Đặng Thai Mai). Nhận thấy học sinh đi học vẫn qua đò, qua sông nguy hiểm, ngay năm đó, chỉ có 6 lớp nhưng trường Cấp 3 Thanh Chương 2 đã chia thành 2 địa điểm: 4 lớp học Thanh Hà, 2 lớp chuyển qua bên này sông, Thanh Dương. Trừ 2 thầy chủ nhiệm, còn các thầy bộ môn khác vẫn ngày ngày đội nắng mưa, đội bom đến lớp. Lần thư 3 sơ tán về Thanh Lĩnh, Cấp 3 Thanh Chương 1 lại bị đội bom lần thứ 2 ( Lần này là bom của máy bay B52 thả theo toạ độ). Nhờ hệ thống hầm hào vững chắc, dẫu một số lớp học bị cháy, thầy, trò vẫn an toàn. Thầy trò tự tu sửa trường lớp, để tuần sau lại vào học bình thường. Nhưng nỗi đau vẫn còn đó, khi một sáng lớp BTVH bị một F105 ném 3 quả bom xuống khu vực trường Thanh Dương, 6 học sinh tử vong. Còn đây những câu thơ của của thầy Phan Sinh Viên đọc trong Lễ truy điệu những học sinh bị bom Mĩ giết hại: Lau vũng máu trên bàn, Bàn sạch máu mà lòng rớm máu. Còn đây nỗi đau của ngày 20 tháng 6 năm 1967, thầy giáo Nguyễn Xuân Thao trên đường đến trường thì bị bom Mĩ sát hại trên bến đò Hà. Nỗi đau chồng chất nỗi đau… Nhưng ý chí quyết chiến quyết thắng trên mặt trận giáo dục của thầy trò Thanh Chương không một phút lung lay. Tốp học sinh Đồng Văn chúng tôi hồi ấy, lớp 8 học Thanh Dương để đỡ đi xa, lớp 9 được chuyển về Thanh Tường của Cấp 3 Thanh Chương 1. Nhưng lớp 9 trên này học Trung văn, mà chúng tôi, năm lớp 8 lại học Nga văn. Thế là, một tuần hai lần, thầy giáo dạy Nga văn lại lặn lội từ Thanh Tiên sang chỉ dạy 7 học sinh mới chuyển trường. Có lẽ chưa bao giờ câu “Tất cả vì học sinh thân yêu” được thể hiện cụ thể, sâu sắc, cảm động (như) những năm tháng trong bão lửa chiến tranh. Chỉ tính riêng trường Cấp 3 Thanh Chương 1, mười năm trong chiến tranh, di chuyển đến sáu lần; trường Cấp 3 Thanh Chương 2, bốn lần sơ tán…đủ nói lên tính 6 quyết liệt, ý chí quyết chiến quyết thắng của nhân dân Thanh Chương, của các thế hệ thầy cô giáo, các thế hệ học trò quê mình ngày ấy như thế nào. Nhìn tiến độ phát triển của hệ thống các trường Cấp 3, chúng ta càng thấy rõ hơn về tầm thế, sự phát triển nhanh chóng của giáo dục huyện nhà. Năm 1972-1973, trường Cấp 3 Thanh Chương 1 lập thêm phân hiệu 2 Phong Thịnh ( 1975, trở thành trường Cấp 3 Thanh Chương 3). Năm học 1981-1982, Phân hiệu 2 của trường Cấp 3 Thanh Chương 2 cũng tách thành trừơng Cấp 3 Thanh Chương 4 (nay là trường THPT Nguyễn Sĩ Sách)… Đến nay, toàn huyện có đến 7 trường THPT, một Trung tâm giáo dục thường xuyên. Các Phòng truyền thống của các trường THPT trong huyện còn lưu giữ biết bao kỉ vật về những đóng góp lớn lao của các thế hệ học sinh trong chiến tranh chống Mĩ. Đó là những tấm Thẻ hiến máu của học sinh Cấp 3 Thanh Chương 1 cho các Thương binh đang điều trị tại Quân y viện 4; Là bàn thờ, Bảng vàng ghi tên, ảnh, di vật của hàng trăm học sinh đã từ giã những mái trường lên đường chiến đấu. Các Anh đã ngã xuống cho những trang đời, trang sách hôm nay được mở…Xin được sống lại với phong trào Ba đảm đang của các cô giáo trong ngành giáo dục ngầy ấy, mà nổi bật là phong trào của các cô giáo trường Câp1 Thanh Hương. Chiến tranh đã đi qua, hồi ức về những ngày rực lửa ấy, chúng ta càng tự hào hơn về bản lĩnh của Giáo dục Thanh Chương, của thế hệ cha anh trong “một thời đáng sống, một thời đáng nhớ”. Đạo học của Thanh Chương một thời mà "Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp hơn tất cả" (CLV) * “Đắng cay lắm, mới ngọt bùi đó chăng !” (Tố Hữu) Khi mới đọc những dòng sau, anh bạn đã can ngăn tôi “Anh nhắc lại làm chi những ngày đắng cay ấy”. Không hiểu sao, thế hệ chúng tôi vẫn không thể quên. Đó là những “Năm tám mươi, gạo cũng tám mươi./ Người xứ Nghệ, mắt vàng như nghệ”. Đó là những ngày thầy cô “mặc áo chuyên gia”, “đi xe cố vấn”(13)…Đó những năm tháng chua xót, đắng cay…của những người “tháo dày”, “cáo dỗ”(14). Ngày ấy, đồng lương không nuôi sống bản thân, giá trị là cuốn “Sổ mua gạo”(15). Nhưng, “năm tám mươi” từ “gạo” trong sổ đã “biến hoá” thành sắn tươi, sắn khô, bo bo hạt… Đó là những ngày nhiều nhà giáo - Chủ tịch Công đoàn các trường đã thức thâu đêm … xếp hàng, xếp sổ để được mua mì bột (dẫu không bằng gạo, nhưng còn hơn xa sắn khô, sắn tươi) cho anh em trong trường. Vâng ! Có sự sinh nở nào là không đau đớn ! Nhắc thời bi thương để thêm một lần khẳng định bản lĩnh của các thế hệ nhà giáo trên mảnh đất huyện nhà ngày ấy. “ Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”. Câu nói nổi tiếng của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh như một luồng ánh sáng cho Đất nước, cho mỗi người. “Qua cái khó, tỏ cái khôn”. Thanh Chương mình ngày ấy, bao nhiêu trường, có bấy nhiêu cách để giúp nhau qua “tao đoạn” này. Cấp 3 Thanh Chương 1 làm ruộng, làm thuỷ lợi cho Thanh Ngọc, Thanh Đồng; Thanh Chương 3 nung vôi, nấu gạch. Hầu như các trường Cấp 2, Cấp 1 đều xin, hoặc “mượn” ruộng các hợp tác xã cho giáo viên canh tác. Qua gian khó càng tỏ thêm tấm lòng của dân quê mình với thầy cô, với ngành giáo dục. Bếp tập thể của các trường đều được các hợp tác xã cho người đến nấu giúp, (x) không ít hợp tác xã đã tình nguyện đổi sắn khô, mì hạt để “bếp các thầy” có được lưng cơm. Phòng Giáo dục cũng tổ chức cho anh em trồng sắn cứu đói tại Thanh Hương, rồi Ngọc Sơn, Thanh Ngọc. Khi cung cấp “tài liệu” cho tôi, thầy giáo lão thành, Hiệu trưởng trường Cấp 3 Thanh Chương 1 những năm tám mươi Nguyễn Tài Ngô 7 nhắc đi nhắc lại: “Anh nhớ ghi “tấm lòng” của anh Tạ, anh Trình - những Chủ nhiệm HTX đã hết lòng giúp đỡ đời sống của các thầy cô trong những ngày đói kém ấy”. còn biết bao chủ nhiệm, bao người dân Thanh Chương có “tấm lòng” như anh Tạ, anh Trình mà tôi không thể kể hết. Gian khổ, khốc liệt trong chiến tranh, sự nhiệp giáo dục quê mình không ngừng phát triển, cả bề rộng số lượng chiều sâu chất lượng. Ngay trong cơn “đại hồng thuỷ” thiếu đói, thêm một lần bản lĩnh của dân, của những người làm giáo dục quê mình được thử thách, khẳng định. Có xin nghỉ trước theo chế độ, chứ không có bỏ nghề, bỏ lớp. Tuyệt đại nhà giáo quê mình vẫn bám trường, bám lớp. Số lượng học sinh có lúc lên, lúc xuống, nhưng chất lượng vẫn giữ vững, ổn định. Đó âu cũng là bản lĩnh của giáo dục quê mình nếu đặt trong bức tranh toàn cảnh của giáo dục toàn quốc ngày ấy. Đó là đạo học của Thanh Chươngđạo học trong thử thách gian truân. * “ Vươn vai Phù Đổng” trong thời đổi mới Hãy bắt đầu từ sự đổi mới của giáo dục Mầm non. Mỗi người, được nảy mầm phát triển trí tuệ, nhân cách từ nhà trẻ, mẫu giáo. Đây là những viên gạch đầu tiên để hình thành tài năng, phẩm cách; là mắt xích đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân; là ngành học mang tính tự nguyện cao nhất, ít bị “bắt buộc” nhất. Nhưng ngành Mầm non quê mình (có lẽ, cũng là tình trạng chung của các địa phương) ngày ấy, thật gian truân: tất cả đều phải dựa vào dân; trong lúc dân “chưa hiểu mấy” về “vị trí” của Mầm non. Có thể nói, “cứu tinh” của ngành Mầm non quê ta là “không tám” (theo cách nói của Trưởng phòng Hoài Nam) của Huyện uỷ(16) sau đó là Đề án 677(17)của Ủy ban huyện. Tiếp theo là Chỉ thị 15 của huyện uỷ Kế hoạch 1166(18) của uỷ ban… thực sự là những luồng ánh sáng, làm đổi mới tư duy, nhận thức của nhân dân, của các bậc phụ huynh, của xã hội. Để cho dân hiểu, hàng loạt hình thức tuyên truyền “rất mầm non”, “gắn với mầm non” sinh động, sáng tạo, muôn hình, muôn vẻ nở ra. Những hội thi “Bé khoẻ, bé ngoan”, “Gia đình người công dân tí hon”, “Trẻ mầm non kể chuyện Bác Hồ kính yêu”, “Bé khéo tay”, “Cô duyên dáng, tài năng” v v…tạo nên sức hấp dẫn cho đông đảo các trường, các cháu, phụ huynh; trở thành chương trình “văn nghệ” hấp dẫn, “ăn khách” của Đài truyền hình huyện…Vậy là chúng ta đã “kéo” được các cơ quan, nhân dân, phụ huynh,…“về” với ngành. Một nét riêng, một thành tích “chưa từng có” của Mầm non Thanh Chương là tạo nên ngày “Vì giáo dục Mầm non – 1 tháng 6” cùng “cơ chế” để mọi cơ quan, mọi tổ chức xã hội, mọi người…khi có tấm lòng đều “có điều kiện” để ủng hộ Mầm non quê nhà một cách trực tiếp, thuận lợi. (Trường chưa đạt chuẩn thì tặng phòng học, bàn ghế; trường đã đạt chuẩn thì tặng máy tính, máy chiếu… để nâng bậc cao hơn…) “Cơ chế” trên đã tạo nên niềm tin, “chất keo” gắn kết đằm thằm giữa đôi bên. Kết quả Ngày vì Mầm non trong 3 năm là những “con số biết nói” về hiệu quả của mỗi năm sự tăng tiến theo thời gian: -Năm 2008: Số đơn vị, cơ quan tặng quà: 63 với số quà tặng trị giá: 1 tỉ 120 triệu. -Năm 2009: ……………………………: 65 ………………………: 1 tỉ 253 triệu. - Năm 2010: …………………………….: 72 ……………………….:1 tỉ 717 triệu. Ngành Mầm non, quê hương trân trọng tri ân Ngân hàng Công thương chi nhánh Cửa Lò tặng Mầm non Thanh Dương công trình gần 800 triệu đồng; Ngân hàng Đầu tư phát triển Nghệ An tặng Mầm non Thanh Đồng công trình trị giá 300 triệu đồng,… Còn biết bao tấm lòng của các cơ quan, trường học, các cá nhân mà do hạn hẹp của trang sách, chúng tôi không thể nêu tên… 8 Từ sự “vươn vai Phù Đổng” của Mầm non quê nhà trong 10 năm qua, đã “sáng lên” nhận thức: truyền thống, có khi cần “đánh thức” bằng những chủ trương kịp thời của ấp Uỷ ; đồng thời, nghị quyết của ấp Uỷ chỉ thực sự có “sức sống” khi nó “khơi nguồn”, bồi đắp cho truyền thống. -Xin anh cho biết những điển hình đáng tôn vinh của ngành Mầm non ? - Đó là cả đội ngũ cô giáo ngành Mầm non- Trường phòng Hoài Nam đượm một thoáng ngậm ngùi khẳng định – Là những người “đứng mũi chịu sào” với bao vất vả, gian truân, nhưng các cô giáo Mầm non là những người chụi nhiều thiệt thòi nhất; Thật đáng quý, họ vẫn đứng vững, vẫn nhiệt tình, say sưa với nghề, với trẻ - như anh đã biết. Họ là đội ngũ đáng được, cần được xã hội tôn vinh. - Điển hình Tiên tiến của ngành giáo dục quê ta – không thể không nhớ Tiểu học Thanh Văn, “Trường anh Hoà”, một trong 3 Trường Chuẩn Quốc gia đầu tiên của Huyện. Đây là “điểm sáng” học sinh Giỏi Quốc gia, của phong trào tự làm đồ dùng dạy học đúc rút sáng kiến kinh nghiệm, mà anh Hoà, Hiệu trưởng là tấm gương điển hình. Anh là một trong những Nhà Giáo ưu tú đầu tiên của huyện. Đổi mới không chỉ “cứu sống” Đất nước, mà còn mở ra trang phát triển mới, rạng rỡ của giáo dục quê hương. Trong đó, ngành Tiểu học nở rộ “trăm hoa ngàn sắc”. Đi đầu là Tiểu học thị trấn. Đây là “Phan Bội Châu” của cấp Tiểu học Thanh Chương. Là cái nôi đào tạo giáo viên Giỏi Tỉnh. (Cô Trần Thị Kim Dung, Trần Thị Hà (Nay là Thường vụ Huyện uỷ) đã từng 3 lần đạt Giáo viên dạy Giỏi Tỉnh, Cô Nguyễn Thị Bích Loan, cô Văn Thuỷ Ngân đã từng 2 lần đạt giáo viên dạy Giỏi Tỉnh)…; Là nôi của học sinh Giỏi Tỉnh, học sinh Giỏi Quốc gia, có năm Trường góp 6 học sinh giỏi Quốc gia, 30 học sinh Giỏi Tỉnh cho ngành, cho quê hương; trong đó, công đầu đáng ghi nhận là thầy giáo Hiệu trưởng Nguyễn Văn Thịnh. Bông hoa Tiểu học Thanh Lĩnh với thành tích nổi bật là công tác xã hội hoá giáo dục, huy động sức dân để làm nên trường cao tầng; Là địa phương, trường đi đầu trong công tác phổ cập Cấp 1; trường “tốp ten” của chất lượng dạy học, hàng chục năm đạt Tiên tiến Xuất sắc cấp Tỉnh. Khi nhắc đến bậc trung học cơ sở, Trưởng phòng Hoài Nam cựu Chủ tịch Công đoàn Khảng đều ghi nhận “tầm cở”, vị trí, công lao của Trường Tôn Quang Phiệt. Sau “năm chín”(20), càng thấy rõ “tầm cở”, bản lĩnh độ sâu của đạo học quê mình. Nhiều huyện lung lay, Thanh Chương “vẫn biết cách” để duy trì trung tâm “thắp sáng” những tài năng. THCS Tôn Quang Phiệt đã góp cho giáo dục Thanh Chương nhiều bài học đáng quý về xây dựng đội ngũ bồi dưỡng học sinh giỏi Tỉnh, giỏi Quốc gia, xứng đáng là trường Chuẩn Quốc gia đầu tiên của bậc THCS huyện nhà. Trưởng phòng Hoài Nam vẫn tấm tắc: Đáng “nể phục” là THCS Thanh Lâm gắn với nữ Hiệu trưởng, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Thị Dần. Dám nghĩ, dám làm, năng động sáng tạo, kinh tế còn bao gian nan, lại trên mảnh đất xa trung tâm,…mà cô xây dựng được một đội ngũ tâm huyết, giỏi về chuyên môn, luôn giữ “tôp ten” chất lượng dạy học hàng chục năm nay. Đó là “cổ tích” của giáo dục huyện nhà. Khẳng định truyền thống của “đất học” là THCS Cát Văn, THCS Thanh Mĩ. Xa trung tâm, nhưng hai trường thượng huyện này đã nhiều năm “ngang ngửa” với THCS Tôn Quang Phiệt; giành vị trí tốp đầu trong “Bảng vàng” học sinh giỏi Tỉnh, học sinh giỏi Quốc gia. Mỗi trường có một thế mạnh, một “công lao”, một nét riêng không thể thay thế. Trưởng phòng Lê Hoài Nam khẳng định như thế khi nói đến trường THCS Thanh Lĩnh - Đây là “Trường Bắc Lí”(19), “Trường Đặng” của giáo dục Thanh Chương thập kỉ bảy mươi, tám mươi. Một ngôi trường ngay từ khi thành lập đã khẳng định chất lượng hàng đầu, toàn diện; trường đứng 9 đầu về tỉ lệ học sinh đậu vào Cấp 3. Trưởng thành từ hội đồng giáo viên THCS Thanh Lĩnh là Bí thư huyện uỷ Nguyễn Quang Hạnh, Bí thư huyện uỷ Lê Quang Đạt; phó Bí thư huyện uỷ Đặng Anh Dũng. Trung học cơ sở Thanh Lĩnh là “nôi đào tạo” cán bộ quản lí cho ngành: các Hiệu trưởng bậc THCS Trần Văn Đại, Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Văn Bá, Nguyễn Cảnh Mão, Nguyễn Thị Xuân, Nguyễn Hoài Châu, Thái Doãn Thuần… đều trưởng thành từ mái trường này…; Gắn bó có công lớn với trường, với thế hệ trẻ là thầy Hiệu trưởng mẫu mực Võ Thanh Bình. * Sẽ không thể thấy rõ được “thế mạnh”, nét “bản sắc” của đạo học, trang sử giáo dục Thanh Chương nếu không nói đến sự trưởng thành, “tầm thế” của cấp học Cấp 3 – THTH huyện nhà . 1961, Cấp 3 Thanh Chương 1 ra đời chỉ 6 lớp với vẻn vẹn 292 học sinh, 19 thầy cô giáo, CB CNVC - Rất ít, nhưng là hội tụ của tập thể sư phạm tài hoa, uyên thâm của nhiều miền quê. Còn lưu lại trong tâm trí bao thế hệ học sinh Thanh Chương hình ảnh thầy Đinh Quốc Sĩ, người Hà Nội dạy Sinh Vật tài hoa như một nghệ sĩ; Không thể phai mờ hình ảnh thầy Phan Kế Trần (Thái Bình), Lê Trọng Đạt (Hà nội) khi lên lớp là nhà giáo uyên thâm, ra sân là cầu thủ tài năng, lên sân khấu là nghệ sĩ vi ô lông, ghi ta điêu luyện…Và những năm sau kế tiếp với những Nhà giáo tài năng: Trần Văn Chương, Lê Kinh Khiên, Phạm Quý Hùng, Nguyễn Cảnh Trạch, Lâm Văn Hoàng, Bùi Bính, Vương Đình Huấn, Dương Văn Giáo, Hà Huy Hân, Lê Đình Liễng, Nguyễn Liêu, Nguyễn Hữu Quyền, Nguyễn Thế Quang, Trần Văn Phỉ… Như thế chăng, sự trưởng thành, tầm thế của “ hệ Cấp 3” là hình ảnh thu nhỏ của đạo học huyện nhà 50 năm nay? Là ngẫu nhiên ? Âu cũng là quy luật của truyền thống. Để khi vào “thời đổi mới” (1990) đến nay, Phòng giáo dục Thanh Chương THPT Thanh Chương 1 luôn song hành: hai đơn vị Tiên Tiến Xuất sắc của Tỉnh. Ngành giáo dục Thanh Chương THPT thanh Chương 1 luôn luôn là địa chỉ của “chất lượng” tốp đầu “hàng Tỉnh”. Phòng các trường Cấp 3 đã đào tạo “cho nhau” nhiều cán bộ quản lí tài hoa, năng động. Từ một trường Cấp 3 năm 1961, đến nay (2010), Thanh Chương đã có tới 7 trường PTHPT công lập, mỗi trừơng đều có từ 30 lớp trở lên; chưa kể Trung tâm giáo dục thường xuyên… Mời bạn về với Cấp 3 - THPT Thanh Chương 1. Ngôi trường 10 năm trong chiến tranh, 8 lần chuyển trường, 2 lần bị bom dội đúng trường, nhưng sự học vẫn duy trì, phát triển. Trên miến đất nghèo với bao thiếu thốn, THPT Thanh Chương 1 đã tự vượt trên hoàn cảnh trở thành Trường Chuẩn Quốc gia thứ hai (hệ THPT) của tỉnh; là “địa chỉ” của niềm tin, chất lượng; là trường đang trên đường “chạy việt dã” về “Đơn vị Anh hùng trong thời kì đổi mới”. Chỉ có thể giải thích được sự vươn lên kì diệu của THPT Thanh Chương 1 khi đặt trường trong truyền thống, trong đạo học…quê mình. Xin được một lần về với các trường THPT Thanh Chương 3! “Trường Võ Hồng”: một ngôi trường dẫu chất lượng “đầu vào” xếp tốp cuối, nhưng “đầu ra”, học sinh Giỏi Tỉnh, hàng chục năm nay luôn “ngang ngửa” với nhiều trường trong Tỉnh. Dẫu có lúc thăng trầm, nhưng THPT Thanh Chương 3 vẫn khẳng định vị trí, tầm thế của mình. Trường đã được công nhận Trường Chuẩn Quốc gia năm 2009. THPT Đặng Thai Mai, Nguyễn Sĩ Sách, Đặng Thúc Hứa, Cát Ngạn, Nguyễn Cảnh Chân, mỗi trường với một tầm thế. “Thương hiệu” của mỗi trường đang từng bước được khẳng định. THPT Đặng Thai Mai vươn lên trên hoàn cảnh của vùng hạ huyện kinh tế thấp kém; THPT Nguyễn Sĩ Sách với tên tuổi những học sinh nghèo mà giành thủ khoa 30/30 thi Đại học. (Nguyễn Thị Hiệp -Thanh Lương: thủ khoa Đại học quân y, thủ khoa Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội; Nguyễn Văn Chung, thủ khoa Đại học Bách khoa Hà nội = năm ?). Là 10 [...]... Nguyễn Tài, Nguyễn Như Thanh Văn, họ Đặng, họ Trần Hưng Lương Điền (Thanh Xuân), họ Phan sĩ, họ Tôn Võ Lịêt, họ Nguyễn Sĩ Thanh Lương, họ Đinh Thanh Tiên, họ Trần Đình Đồng Văn, họ Nguyễn Duy Thanh Lương, họ Võ Thanh Lĩnh, … đều là những bậc danh nho (4)Ý kiến luận cuộc hội thảo: “Phương pháp dạy học luyện thi Đại học trên mảnh đất nghèo Thanh Chương do trường THPT Thanh Chương1 tổ chức năm... nguồn” của các thế hệ học sinh cũ được phát huy bằng nhiều hình thức sinh động, thiết thực, đã gây được những “chấn động”, tạo nên âm hưởng tốt đẹp, sâu lắng trong học sinh, trong nhân dân toàn huyện Hơn lúc nào hết, đạo học Thanh Chương đang trở thành vẻ đẹp đạo đức trong thế hệ trẻ thành đạt * Suy ngẫm về cội nguồn của truyền thống đạo học, về những kì tích của giáo dục Thanh Chương trong 80 năm... ta có quyền đặt niềm tin vào thế hệ trẻ hôm nay, thế hệ của Nguyễn Gia Hà, Nguyễn Thị Thu Hiền, Giản Tư Chương (học sinh Giỏi quốc gia); Nguyễn Thị Hiệp, Nguyễn Văn Chung (Thủ khoa kì thi Đại học) , đặc biệt là những tên tuổi Phạm Hồng Tiệp (Thanh Tiên), Trương Bá Tú (Thanh Liên)- học sinh Giỏi quốc tế; Nguyễn Cảnh Toàn( Thanh Tiên): giải Ba Tin học Quốc gia, đang dự thi Tin học quốc tế tại Ca na đa…... lại đã thuộc lớp người xưa nay hiếm” Giá có được một cuộc hội ngộ lãnh đạo Phòng, lãnh đạo các trường Cấp 3 “ngầy ấy” đến nay thì ý nghĩa biết bao nhiêu… “ Trên miền quê Thanh Chương, có nhiều cách để “xoá đói giảm nghèo”, để làm giàu, nhưng bền vững, vẻ vang nhất là bằng sự học Kết luận được chiêm nghiệm từ thực tiễn phong phú ngày càng được sáng tỏ trên rất nhiều gia đình mọi làng, mọi xã Gia... trai, 3 gái) thì 9 con đều tốt nghiệp Đại học, một Cao Đẳng, tất cả đều trưởng thành Bài viết đã dài, nhưng tôi không thể không nêu “đáp số” của đạo học quê mình, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của học sinh - con em Thanh Chương hướng về 11 nhà trường, về quê hương Trò Tiến sĩ Võ Hồng (Phong Thịnh) đầu tư cho ngôi trường từ đó mình trưởng thành (THPT Thanh Chương1 ) ngôi nhà 3 tầng “Nhà thí nghiệm... 2001 (5)Ba tấm Bia Thanh Liên được đặt theo hình chữ U Tấm giữa khắc 2 mặt, mặt trước ghi danh 4 vị Đại khoa, 19 vị đậu Trung khoa; Mặt sau: Khắc ruộng, vườn, đất các xứ thuộc Đức Nhuận, Tiên Hội, La Mạc, Cao Điền, Thanh Liêu thuộc sở hữu của Văn Hội dùng vào việc tế tự; cộng gồm 12 mẫu 2 sào(Trung bộ) Cũng theo Văn bia trên, thì vị mở đầu cho các trí thức đại khoa Thanh Chương là Thượng Thư... vi tính), thời “bùng nổ” của khoa học- công nghệ - sự học Thanh Chương đứng trước những thời cơ, những thách thức mới “Tiếng còi” báo động nguy cơ tụt hậu cần được róng lên - không chỉ cho các cấp lãnh đạo, cho ngành, mà cho tất cả mỗi người dân, nhất là cho thế hệ trẻ Ba “thời đại bút”, các thế hệ cha, anh quê mình bằng sức mạnh đạo hoc, bằng khổ học, quyết học đã dám biết cách vượt lên, lập nên những... mọi xã Gia đình bác Nguyễn Văn Trâm làng Ích Long, Thanh Văn chỉ là một trong rất nhiều, rất nhiều gia đình như thế Là gia đình nông dân cần mẫn, bác Trâm đã dồn tất cả “nguồn lực” vật chất tinh thần để cho các con học hành Gắn bó với sự học của các con, là gắn bó với nhà trường, bác Trâm đã suốt 19 năm liền Hội trưởng Hội phụ huynh trường Cấp 3 – THPT Thanh Chương 1 Còn vinh quang, hạnh phúc nào... những cội nguồn” Phải chăng đó là sức mạnh, “sức hút” của đạo học quê mình Nhớ về truyên thống đạo học là đã nhớ về của cơ quan “thiết kế thi công” Phòng Giáo dục Thầy giáo lão thành Nguyễn Tài Ngô đã tâm sự: “ Nói tới thành tích, vẻ đẹp của giáo dục quê hương, không thể không gắn với công lao, cái Tài, cái Tâm của các Trưởng phòng Nhớ Trưởng phòng Hồ Phi Thức say sưa, tài hoa toàn diện: giỏi chuyên... dựng trường Tiểu học Thanh Lâm, Nhà Truyền thống trường THPT Đặng Thai Mai, nhà Câu lạc bộ tuổi trẻ cho huyện nhà; Là Nguyễn Cảnh Sơn (Phong Thịnh) xây dựng Trạm xá Đa khoa khu vực thượng huyện hai tầng khang trang, cao đẹp cho quê hương … * Ngọn Tháp Bút - đạo học quê mình 80 năm đã từng trải qua bốn “Thập niên bút” : “thời Bút lông” – Hán học với 25 vị Đại khoa…; “thời Bút sắt” thế hệ học sinh “trường . Học ở quê mình là lựa chọn số một. Yêu sự học, khổ học, quyết chí học đã hình thành, bồi đắp từ thủơ Xưa khai rừng mở đất đến Nay Thiết tưởng, đó là đạo. đến nay, Phòng giáo dục Thanh Chương và THPT Thanh Chương 1 luôn song hành: hai đơn vị Tiên Tiến Xuất sắc của Tỉnh. Ngành giáo dục Thanh Chương và THPT thanh

Ngày đăng: 27/10/2013, 18:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w