1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình kinh tế vi mô vĩ mô

304 45 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 304
Dung lượng 6,01 MB

Nội dung

ở phần kinh tế vi mô, sinh viên sẽ nắm bắt được các kiến thức cơ bản về hoạt động của một nền kinh tế thị trường cùng những khuyết tật của nó, về vai trò của chính phủ trong việc điều ti

Trang 1

Giáo trình

Kinh Tế Vi mô - Vĩ mô

Nguyễn Thế Hoà và Vũ Ngọc Thanh

Hà Nội, 2005

Trang 2

Kinh tế Vi mô - Vĩ mô

Nguyễn Thế Hoà và Vũ Ngọc Thanh

Xuất bản lần thứ nhất

Trang 3

1.1 Kinh tế học là gì? 9

1.1.1 Hàng hoá và dịch vụ nào được sản xuất? và số lượng là bao nhiêu? 9

1.1.2 Hàng hoá và dịch vụ được sản xuất như thế nào? 10

1.1.3 Khi nào hàng hoá và dịch vụ được sản xuất? 10

1.1.4 Hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở đâu? 10

1.1.5 Ai tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra? 11

1.2 Tư duy kinh tế 11

1.2.1 Mỗi lựa chọn là một sự đánh đổi 11

1.2.2 Lựa chọn tại biên 12

1.2.3 Trao đổi tự nguyện 13

1.2.4 Thất bại thị trường và hoạt động của chính phủ 14

1.2.5 Chi tiêu bằng thu nhập 15

1.2.6 Mức sống và năng suất lao động 15

1.2.7 Sự tăng giá 15

1.2.8 Thất nghiệp 16

1.3 Các nhà kinh tế làm gì? 16

1.3.1 Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô 16

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu kinh tế học 17

1.3.3 Những chướng ngại và cạm bẫy trong kinh tế học 19

1.5.2 Dòng tuần hoàn trong nền kinh tế thị trường 33

Chương 2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 36

2.1 Mục tiêu và ràng buộc của hãng 36

2.2 Ràng buộc công nghệ trong ngắn hạn 37

2.3 Đường đẳng lượng 41

Trang 4

2.4 Tỉ suất thay thế kỹ thuật biên 43

2.5 Đường đẳng phí 43

2.6 Hiệu quả theo qui mô 45

Phụ chương 2 Cực đại hoá lợi nhuận 47

P 2.1 Cực đại hoá lợi nhuận 47

Chương 3 CHI PHÍ SẢN SUẤT 50

3.2 Chi phí trong ngắn hạn 50

3.3 Chi phí trong dài hạn 54

3.4 Tính kinh tế theo qui mô và phi kinh tế theo qui mô 56

Phụ chương 3 Cực tiểu hoá chi phí 58

P 3.1 Cực tiểu hoá chi phí 58

P 3.2 Tính chất của hàm chi phí 59

P 3.3 Ví dụ 59

Chương 4 HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG 62

4.1 Cầu cá nhân và cầu thị trường 62

4.2 Lựa chọn tiêu dùng cá nhân 63

4.2.1 Giới hạn ngân sách 63

4.2.2 Sở thích và lợi ích người tiêu dùng 65

4.2.3 Cực đại hoá lợi ích 68

4.3 Sở thích và đường bàng quan 72

4.3.1 Đường bàng quan 72

4.3.2 Tỉ lệ thay thế biên 74

4.3.3 Mức độ thay thế 75

4.4 Dự đoán hành vi tiêu dùng 78

4.4.1 Thay đổi về giá 79

4.4.2 Thay đổi về thu nhập 81

4.2.3 Hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập 82

Chương 5 CO GIÃN CỦA CẦU 91

5.1 Phản ứng của lượng cầu đối với sự thay đổi của giá 91

5.2 Độ dốc phụ thuộc vào đơn vị đo lường 92

5.3 Co giãn: Một đại lượng không thứ nguyên 92

5.4 Cầu co giãn và không co giãn 93

5.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến co giãn của cầu 95

5.5.1 Các hàng hoá thay thế 95

5.5.2 Phần thu nhập chi tiêu cho hàng hoá 95

Trang 5

5.7 Co giãn chéo của cầu theo giá 96

5.8 Co giãn của cầu theo thu nhập 97

Chương 6 CO GIÃN CỦA CUNG 101

6.1 Co giãn Cung 101

6.2 Khả năng thay thế của các yếu tố đầu vào 102

6.3 Co giãn của cung và khoảng thời gian cho các quyết định về cung 102

Chương 7 CẦU, CUNG VÀ CÂN BẰNG CỦA THỊ TRƯỜNG 107

7.1 Cầu 107

7.2 Cung 112

7.3 Cân bằng trên thị trường 115

7.4 Sự thay đổi của giá và lượng 117

7.5 Thặng dư tiêu dùng 119

7.7 Hiệu quả của thị trường cạnh tranh 123

Chương 8 CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG 128

8.1 Cạnh tranh hoàn hảo 128

8.1.1 Các đặc trưng cơ bản 128

8.1.2 Lợi nhuận và doanh thu 129

8.1.3 Các quyết định của hãng trong cạnh tranh hoàn hảo 131

8.1.4 Sản lượng, giá cả và lợi nhuận trong ngắn hạn 137

8.1.5 Sản lượng, giá cả và lợi nhuận trong dài hạn 140

8.1.6 Cạnh tranh và hiệu quả 144

8.2 Độc quyền bán 148

8.2.1 Sự xuất hiện độc quyền bán 148

8.2.2 Độc quyền một giá 150

8.2.4 So sánh độc quyền và cạnh tranh 161

8.4 Cạnh tranh độc quyền 166

8.4.1 Đặc trưng của cạnh tranh độc quyền 166

8.4.2 Giá và sản lượng trong cạnh tranh độc quyền 167

8.5 Độc quyền nhóm 170

8.5.1 Đặc trưng của độc quyền nhóm 170

8.5.2 Các mô hình truyền thống 170

Phụ chương 8 LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI 177

Chương 10 Thuế và trợ cấp 198

10.1 Sự can thiệp của chính phủ 198

10.2 Phân phối lại thu nhập và thuế thu nhập 199

10.2.1 Thuế thu nhập 199

10.2.2 Thanh toán chuyển khoản 199

10.2.3 Cung cấp hàng hoá và dịch vụ bằng hiện vật 200

10.3 Thuế tiêu thụ đặc biệt 201

10.4 Cực tiểu hoá phần mất không từ thuế 202

10.5 Chi phí thu thuế và chi phí hành chính 203

10.6 Trợ cấp 204

10.7 Kinh tế trí thức và trợ cấp giáo dục 204

Chương 11 THÔNG TIN KHÔNG HOÀN HẢO 209

11.1 Các thị trường với thông tin không đối xứng 209

11.1.1 Chất lượng không chắc chắn và thị trường "Hàng hoá không hoàn hảo" 209

11.1.2 Phát tín hiệu thị trường 211

11.2 Hành vi con người 213

11.2.1 Vấn đề tri thức và khái niệm hiệu quả 213

11.2.2 Ba kiểu động cơ cá nhân 214

Chương 12 CÁC NGOẠI ỨNG VÀ MÔI TRƯỜNG 218

12.1 Các ngoại ứng 218

12.1.1 Khái niệm ngoại ứng 218

12.1.2 Các chi phí ngoại ứng và tính không hiệu quả 218

12.1.3 Các lợi ích ngoại ứng và tính không hiệu quả 220

Trang 6

12.2 Khắc phục chi phí ngoại ứng 221

12.2.1 Mức xả thải hiệu quả 221

12.2.2 Một số công cụ kiểm soát ô nhiễm môi trường 222

12.3 Quyền về tài sản và định lý Coase 223

12.3.1 Quyền về tài sản 223

12.3.2 Định lý Coase 223

Chương 13 HẠCH TOÀN THU NHẬP QUỐC DÂN 226

13.1 Tổng sản phẩm quốc nội 226

13.1.1 Đo lường GDP 233

13.1.2 Mức giá và lạm phát 238

13.1.3 ý nghĩa của GDP thực tế 240

13.2 Việc làm và thất nghiệp 243

13.2.1 Thất nghiệp và đầy đủ việc làm 244

13.2.2 Việc làm và tiền công 245

13.2.3 Các dạng thất nghiệp 246

13.3 Chi tiêu 246

13.3.1 Các kế hoạch chi tiêu 247

13.3.2 Hàm tiêu dùng và tiết kiệm 247

13.3.3 Khuynh hướng tiêu dùng và tiết kiệm biên 249

13.4 GDP thực tế với mức giá cố định 251

13.4.1 Tổng chi tiêu theo kế hoạch và GDP thực tế 251

13.4.2 Chi tiêu thực tế, chi tiêu theo kế hoạch và GDP thực tế 252

13.5 Nhân tử chi tiêu 254

13.5.1 Khái niệm về nhân tử chi tiêu 254

13.5.2 ảnh hưởng của nhân tử chi tiêu 255

13.5.3 Tại sao Nhân tử chi tiêu lại lớn hơn 1? 256

13.5.4 Mối quan hệ giữa Nhân tử chi tiêu với khuynh hướng tiêu dùng biên và khuynh hướng tiết kiệm biên 256

13.5.5 Tác động của thuế thu nhập và nhập khẩu 257

13.6 Nhân tử chi tiêu, GDP thực tế và mức giá 257

13.6.2 GDP cân bằng và mức giá 260

Chương 14 TỔNG CẦU-TỔNG CUNG VÀ CÂN BĂNG KINH TẾ VĨ MÔ 266

14.1 Tổng cầu 266

14.2 Tổng cung 270

14.3 Cân bằng kinh tế vĩ mô 275

Chương 15 CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ 282

15.1 Chính sách tài chính 282

15.2 Chính sách tiền tệ 292

15.3 Quản lý tài chính 298

15.4 Các trung gian tài chính 300

Lời giới thiệu

Trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế và xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta, việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học chuyên ngành Kinh tế học là một một đòi hỏi hết sức cấp thiết Trường Đại học Thuỷ lợi mong muốn đưa ra một giáo trình Kinh tế Vi mô - Kinh tế Vĩ mô có chất lượng và phù hợp với các giáo trình Kinh tế học tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới

Được sự tài trợ của dự án DANIA “Hỗ trợ tăng cường năng lực trường Đại học Thuỷ lợi”, chúng tôi đã biên soạn cuốn giáo trình này với sự giúp đỡ của chuyên gia tư vấn quốc tế PGS TS Thorkil Casse Trường Đại học Tổng hợp Roskilde, Đan Mạch

Trang 7

mô và Vĩ mô, những khái niệm, công cụ, các nguyên lý và phương pháp tư duy kinh

tế ở phần kinh tế vi mô, sinh viên sẽ nắm bắt được các kiến thức cơ bản về hoạt động của một nền kinh tế thị trường cùng những khuyết tật của nó, về vai trò của chính phủ trong việc điều tiết nền kinh tế; về mối quan hệ cung – cầu và cân bằng thị trường, về hành vi của hãng và người tiêu dùng, về cấu trúc các loại thị trường, về hành vi con người, về tính hiệu quả của cạnh tranh hoàn hảo cũng như những thiệt hại mà xã hội gánh chịu do thất bại thị trường gây ra như độc quyền bán, độc quyền mua, độc quyền nhóm, sự không xác định rõ ràng quyền về tài sản, thông tin không hoàn hảo, hàng hoá công cộng, và các ngoại ứng đối với môi trường Ngoài ra chúng tôi cũng giới thiệu bốn phụ chương về cực đại hoá lợi nhuận, cực tiểu hoá chi phí, hàm cầu và lý thuyết trò chơi cho bạn đọc tham khảo đồng thời cũng là một hướng phát triển cho giáo trình sau đại học của chuyên ngành này ở phần kinh tế vĩ mô, sinh viên sẽ làm quen với các kiến thức về tổng thu nhập của một nền kinh tế, tiêu dùng và tiết kiệm, việc làm và thất nghiệp, tổng cầu-tổng cung và cân bằng kinh tế vĩ mô, các chính sách kinh tế vĩ

mô trong một nền kinh tế nhỏ và mở như các chính sách tài chính và tiền tệ của chính phủ nhằm điều tiết nền kinh tế

Trong quá trình dạy và học ngoài việc sử dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại trên phòng chuyên dụng như máy tính và máy chiếu, giáo viên cần khuyến khích sinh viên chủ động tích cực tham gia vào hoạt động dạy và học, sau các giờ lý thuyết

là giờ thảo luận trên lớp hoặc theo nhóm, khuyến khích sinh viên tự đặt ra câu hỏi, trả lời các câu hỏi của giáo viên và các sinh viên trong lớp Sinh viên cần làm đủ các bài tập sau mỗi chương, làm tiểu luận hoặc bài tập lớn theo yêu cầu của môn học trong một khoảng thời gian nhất định

Toàn bộ nội dung của giáo trình được chia làm 15 chương, trong đó 12 chương dành cho nội dung kinh tế Vi mô - tương ứng 3 đơn vị học trình và 3 chương còn lại giành cho phần kinh tế Vĩ mô - tương ứng 1 đơn vị học trình

Việc biên soạn giáo trình này này được phân công như sau:

- Giảng viên chính, TS Nguyễn Thế Hoà viết các chương 1, 2, 3, 4, 8, 9,

10,11 12 và 4 phụ chương 2, 3, 4, 8 cùng câu hỏi thảo luận và bài tập kèm theo; đồng thời chịu trách nhiệm cuối cùng cho cuốn giáo trình

- Giảng viên, Ths.Vũ Ngọc Thanh viết các chương 5, 6, 7, 13, 14, 15 và

câu hỏi ôn tập và bài tập kèm theo các chương này

Giáo trình này đã được các chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế của Danida đóng góp và đảm bảo chất lượng; được Hội đồng khoa học Khoa Kinh tế trường Đại học thuỷ lợi gồm PGS.Ts Nguyễn Xuân Phú, PGS.Ts Nguyễn Đức Bảo,

Ts Nguyễn Bá Uân, Ts Nguyễn Trung Dũng, Ts Ngô Thanh Vân, Ts Bùi Văn Hức,

Trang 8

góp ý và nhất trí thông qua; Hội đồng cũng cho rằng một phần nội dung của giáo trình này có thể dùng để giảng dạy cho chương trình đào tạo cao học của khoa

Chúng tôi chân thành cảm ơn ban quản lý dự án Dania trường Đại học Thuỷ lợi, ông cố vấn trưởng dự án Roger Chenevey, Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Kinh tế thuỷ lợi cùng các phòng ban có liên quan đã hết sức giúp đỡ để cuốn sách này sớm được đến tay sinh viên Đặc biệt chúng tôi vô cùng cảm ơn PGS.Ts Thorkil Casse đã

tư vấn nội dung cho giáo trình này

Trong quá trình biên soạn giáo trình, do những hạn chế chủ quan không tránh khỏi những khiếm khuyết chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đọc để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn

Các tác giả

Trang 9

có cuộc sống vật chất đầy đủ thì cũng không ít người lại sống trong nghèo khó Không

ai cảm thấy hoàn toàn thoả mãn với tình trạng sức khoẻ của mình Không ai cảm thấy hoàn toàn an toàn ngay cả khi không có chiến tranh và không ai có đủ thời gian dành cho thể thao, du lịch, nghỉ mát, xem phim, xem hát, đọc sách và những ý định giải trí khác

Người giàu cũng như người nghèo đều phải đối mặt với sự khan hiếm Một đứa trẻ muốn uống một chai nước giá 500 đồng và ăn một gói bánh giá 1000 đồng nhưng trong túi nó chỉ có 1 000 đồng, như vậy nó sẽ gặp sự khan hiếm Một sinh viên muốn

đi dạ hội nhưng cùng lúc đó lại phải chuẩn bị đồ án môn học, anh ta cũng gặp phải sự khan hiếm Một nhà triệu phú muốn đánh gôn cuối tuần nhưng đồng thời phải dự cuộc họp chuẩn bị về chiến lược kinh doanh, ông ta không thể tiến hành cả hai việc cùng một lúc Ông ta cũng gặp phải sự khan hiếm

Đối mặt với sự khan hiếm chúng ta phải lựa chọn trong các khả năng có thể xảy

ra Vì vậy là có thể định nghĩa:

Kinh tế học là khoa học của sự lựa chọn - nó giải thích các lựa chọn mà ta tiến hành và các lựa chọn này càn được thay đổi như thế nào khi chúng ta phải đối phó với

sự khan hiếm

Tất cả các lựa chọn kinh tế có thể được tổng quát hoá trong 5 câu hỏi lớn về hàng hoá và dịch vụ mà chúng ta sản xuất ra Năm câu hỏi đó là: Cái gì? Như thế nào? Khi nào? ở đâu? Ai tiêu dùng?

1.1.1 Hàng hoá và dịch vụ nào được sản xuất? và số lượng là bao nhiêu?

Hàng hoá và dịch vụ là tất cả những thứ gì mà chúng ta xem là có giá trị và sẵn sàng trả giá Chúng ta sản xuất rất nhiều loại hàng hoá từ hàng hóa cần thiết như nhà cửa cho tới đồ dùng dành cho giải trí như quần áo và trang thiết bị thể thao Mỗi năm chúng ta xây thêm hàng vạn ngôi nhà mới Những ngôi nhà này ngày càng rộng hơn

và trang thiết bị ngày càng hiện đại và tiện nghi hơn so với hai chục năm trước Chúng

ta làm ra rất nhiều quần áo, giaỳ và đồ dùng thể thao những thứ làm cho các cuộc thi đấu và thời gian giải trí của chúng ta thêm dễ chịu hơn hấp dẫn hơn

Một vấn đề đặt ra là liệu chúng ta nên xây nhiều nhà hơn hay tạo ra nhiều phương tiện đồ dùng thể thao hơn? Các lựa chọn đó có thay đổi theo thời gian hay

Trang 10

không? Và chúng bị tác động như thế nào trước những thay đổi liên tục của công nghệ ngày càng tạo ra nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn?

1.1.2 Hàng hoá và dịch vụ được sản xuất như thế nào?

Trong một vườn nho người công nhân hái nho bằng tay; nhưng ở một trang trại trồng nho lớn, với một cái máy khổng lồ và vài công nhân người ta có thể làm được cùng một khối lượng công việc do hàng trăm người hái bằng tay Nhìn xung quanh chúng ta sẽ thấy rất nhiều ví dụ về hiện tượng này Cùng một công việc được tiến hành bằng nhiều cách thức khác nhau Trong một số siêu thị người ta thanh toán tiền theo giá ghi trên hàng hoá, nhưng ở các siêu thị khác ngưòi ta lại dùng máy quét la de quét theo mã vạch đính trên đó Một hãng sản xuất ô tô thuê công nhân hàn ở một số bộ phận của khung ô tô và sử dụng rôbốt làm việc trong một số công đoạn khác

Liệu người ta làm việc với công nghệ mới có thu nhập cao hơn so với cũng công việc đó bằng công nghệ truyền thống? Nếu cao hơn thì tại sao? Việc đưa công nghệ mới vào làm cho chúng ta tốt lên hay xấu đi?

1.1.3 Khi nào hàng hoá và dịch vụ được sản xuất?

Trên một công trường xây dựng, có lúc cường độ hoạt sản xuất gia tăng rất mạnh và mọi người phải làm việc thêm ngoài giờ để dảm bảo tiến độ thi công Nhưng trong một nhà máy sản xuất ô tô có khi phải ngừng sản xuất vài tuần và công nhân bị nghỉ việc tạm thời Đôi khi sản xuất của toàn bộ nền kinh tế bị co lại mà người ta gọi

là trì trệ kinh tế hay khủng hoảng kinh tế Có lúc sản xuất của toàn bộ nền kinh tế lại

mở rộng rất nhanh Chúng ta gọi đó là một chu kỳ kinh doanh Khi sản xuất giảm thì dẫn đến mất việc làm và thất nghiệp tăng Trong cuộc Đại khủng hoảng kinh tế 1930 sản suất giảm đến mức mà một phân tư lực lượng lao động không có việc làm

Trong những năm 90 của thế kỷ XX, khi Liên Xô và các nước Đông Âu cố gắng thay đổi cách thức tổ chức nền kinh tế của họ thì sản xuất ở các nước này bị suy giảm Vậy cái gì làm cho sản xuất tăng hoặc giảm? Khi nào nền sản xuất ở một khu vực chẳng hạn như ở các nước trong Liên minh Châu Âu tăng và khi nào giảm? Liệu hoạt động của chính phủ có ngăn chặn được sự suy giảm sản xuất? Liệu từng chính phủ của Liên minh Châu Âu có khả năng kiểm soát được khủng hoảng, hay hoạt động của cả khối này cần phải hiệu quả hơn?

1.1.4 Hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở đâu?

Công ty Kellogg ở Michigan sản xuất đồ ăn nhanh ở 20 nước và bán chúng trên

160 nước Hoạt động kinh doanh của Công ty Kellogg ở Nhật mạnh đến nỗi nó phải lập một trang Web riêng bằng tiếng Nhật để quảng cáo sản phẩm của mình Công ty Hon đa của Nhật lại sản xuât Ô tô và động cơ trên hầu khắp thế giới Khẩu hiệu của họ

là "Toàn cầu hoá thông qua địa phương hoá" Nhưng công ty này sản xuất ô tô ở một nước sau đó mang sang nước khác để bán Trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, mọi người ở cách xa nhau hàng ngàn dặm hợp tác với nhau để sản xuất nhiều loại hàng hoá

và dịch vụ Ví dụ, các kỹ sự phần mềm của Mỹ làm việc thông qua Internet với các nhà lập trình ở ấn Độ Nhưng cũng có nhiều hoạt động sản xuất tập trung chỉ mang

Trang 11

Nhiều đồ dùng gia đình của Anh được sản xuất ở Xứ oên Có một trung tâm sản xuất ô tô rất mạnh ở Tây bắc nước Anh và Xứ oên Nhiều dịch vụ tài chính tập trung ở thành phố lớn của Châu Âu Tại sao lại như vậy? Một lượng lớn cam của Châu Âu được trồng ở Tây Ban Nha Cái gì quyết định nơi sản xuất hàng hoá và dịch vụ? Sự thay đổi vị trí nơi sản xuất làm thay đổi việc làm và thu nhập của chúng ta như thế nào (Parkin, et al, 2000)?

1.1.5 Ai tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra?

Ai tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra phụ thuộc vào thu nhập mà mọi người kiếm được Bác sĩ kiếm được nhiều tiền hơn y tá Như vậy người bác sĩ có được nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn người y tá

Bạn có thể biết rất nhiều sự khác nhau trong thu nhập Kỹ sư, cử nhân có thể kiếm được nhiều tiền hơn những người không có bằng đại học Nhưng trong những người có bằng cấp, tính trung bình thì nam giới lại có thu nhập cao hơn nữ Tính trung bình thì người dân tộc kinh lại có thu nhập cao hơn người dân tộc thiểu số Người châu

Âu có thu nhập trung bình cao hơn người châu á và châu Phi Nhưng cũng có một số trường hợp ngoại lệ, người Nhật và người ở một số nước mới phát triển ở châu á (NICs) lại có thu nhập như người châu Âu Nhưng dù sao thì vẫn còn khoảng cách lớn

về thu nhập giữa người ở nước giàu và người ở nước nghèo Thu nhập bình quân ở các nước nghèo nhất thế giới chỉ vài trăm USD một năm, thấp hơn thu nhập của những người bán thất nghiệp ở các nước giàu

Vậy cái gì xác định nên thu nhập mà chúng ta có được? Tại sao bác sĩ có thu nhập cao hơn y tá? Tại sao phụ nữ và người thiểu số lại có thu nhập thấp hơn nam và người kinh? Năm câu hỏi lớn về kinh tế này cho ta suy ngẫm về điều kinh tế học sẽ nói về cái gì? Chúng nói cho ta biết về phạm vi của kinh tế học Nhưng chúng không cho biết kinh tế học là gì? Chúng không cho biết các nhà kinh tế trả lời và tìm cách trả lời các câu hỏi này như thế nào? Để tìm hiểu các nhà kinh tế tiếp cận các câu hỏi về kinh tế như thế nào chúng ta hãy xem xét các ý tưởng lớn của kinh tế học xác định nên

tư duy kinh tế

1.2 Tư duy kinh tế

Tư duy kinh tế có thể tóm tắt thông qua 8 ý tưởng lớn sau:

1.2.1 Mỗi lựa chọn là một sự đánh đổi

Khi chúng ta có một lựa chọn chúng ta phải từ bỏ một cái gì để có được một cái

gì đó Như vậy mỗi lựa chọn là một sự đánh đổi Giá trị lớn nhất mà chúng ta từ bỏ để

có được sự lựa chọn đó gọi là chi phí cơ hội của hoạt động được lựa chọn Bất kỳ khi nào chúng ta tiến hành lựa chọn thì chúng ta đều phải đánh đổi một cái gì để lấy một thứ khác Điều này thể hiện ý tưởng trọng tâm của kinh tế học: mỗi sự lựa chọn đều liên quan tới một chi phí

Chúng ta sử dụng thuật ngữ chi phí cơ hội để nhấn mạnh rằng khi có một quyết định lựa chọn thì chúng ta phải đối mặt với sự khan hiếm, chúng ta phải từ bỏ một cơ hội để làm điều gì đó Chi phí cơ hội của mỗi một hoạt động là khả năng lựa chọn có gía trị lớn nhất bị bỏ qua Hoạt động mà ta không lựa chọn - khả năng có gía trị lớn

Trang 12

nhất bị mất đi này - chính là chi phí của hoạt động mà ta đã chọn Một sinh viên có thể

từ bỏ trường đại học hoặc tiếp tục ở lại học tập Nếu rời trường anh ta có thể kiếm một việc làm và có đủ tiền mua đĩa hát, xem phim và có nhiều thời gian giải trí với bạn bè Nếu tiếp tục học anh không thể có những thứ đó Anh ta sẽ có thể có những thứ đó sau này Đó chính là một sự đánh đổi của việc tiếp tục học tập Như vậy chi phí cơ hội của việc ở lại học là những thứ anh ta có thể làm tối đa nếu bỏ học Tuy nhiên khi lựa chọn, không phải tất cả các khả năng khác đều bị bỏ qua Ví dụ, bạn có giờ học trên lớp, nếu không lên lớp bạn có thể dự tính chọn một trong hai khả năng là ngủ tiếp 1 giờ hoặc chơi thể thao 1 giờ Bạn không thể đồng thời vừa ngủ vừa chơi thể thao cùng một lúc Như vậy chi phí cơ hội của việc đi học không phải là cả việc ngủ 1 giờ và chơi thể thao 1 giờ Nếu đó là hai khả năng duy nhất bạn dự tính thì bạn phải quyết định làm một việc gì nếu không đi học Như vậy chi phí cơ hội của việc đi học hoặc là

1 giờ ngủ hoặc 1 giờ chơi thể thao

1.2.2 Lựa chọn tại biên

Chúng ta luôn lựa chọn theo từng đơn vị hay từng bước nhỏ một, việc lựa chọn như vậy gọi là lựa chọn tại biên Các lựa chọn bị ảnh hưởng bởi các động cơ thúc đẩy Mỗi việc chúng ta làm đều liên quan đến việc quyết định tiến hành một hoạt động thêm một ít hay bớt đi một ít Bạn có thể phân bổ một giờ sau cho việc nghiên cứu và viết thư Nhưng sự lựa chọn không thể là tất cả hay không có gì cho mỗi hoạt động đó,

mà bạn phải quyết định bao nhiêu phút cho mỗi hoạt động Để ra quyết định bạn phải

so sánh lợi ích của mỗi phút tăng thêm cho việc nghiên cứu với chi phí của nó Một người mẹ có con nhỏ phải quyết định phân bổ bao nhiêu thời gian cho việc chăm sóc con và bao nhiêu thời gian đi làm để kiếm tiền Cũng như việc nghiên cứu ở trên, quyết định của người mẹ liên quan đến việc so sánh giữa thu nhập do tăng thêm một giờ đi làm và chi phí khi bớt đi một giờ chăm sóc con Lợi ích có được do việc tăng một hoạt động gọi là lợi ích biên của hoạt động đó Ví dụ, giả sử người mẹ đang phải

đi làm 5 ngày một tuần và suy tính muốn đi làm 6 ngày một tuần Lợi ích biên của người mẹ là thu nhập tăng thêm của ngày thứ 6 mà không phải là thu nhập của cả 6 ngày Lý do ở đây là người mẹ đã có thu nhập của 5 ngày và không tính lợi ích đó là kết quả gây ra bởi việc ra quyết định bây giờ

Chi phí của một hoạt động tăng thêm gọi là chi phí biên Chi phí biên do tăng

số ngày làm việc tới 6 ngày của người mẹ ở trên là chi phí của ngày tăng thêm không dùng để chăm sóc con Nó không bao gồm chi phí của 5 ngày đã làm việc Để ra quyết định có đi làm thêm hay không, người mẹ so sánh lợi ích biên của ngày làm việc tăng thêm với chi phí biên của ngày đó Nếu lợi ích biên lớn hơn chi phí biên thì người mẹ

sẽ quyết định đi làm thêm Ngược lại chi phí biên lớn hơn lợi ích biên, người mẹ sẽ không đi làm thêm

Bằng việc đánh giá lợi ích biên và chi phí biên, và chỉ chọn những hoạt động có lợi ích lớn hơn chi phí chúng ta sẽ sử dụng các nguồn lực khan hiếm theo cách làm cho chúng ta phong phú hơn như có thể Lựa chọn của chúng ta chính là sự đáp ứng lại các động cơ thúc đẩy Động cơ sẽ xui khiến chúng ta hành động Lý do xui khiến này có

Trang 13

bà về lợi ích biên của thu nhập tăng thêm và chi phí biên của việc sử dụng ít thời gian hơn chăm sóc con

Tương tự như vậy, khi chi phí chăm sóc con một ngày tăng thêm và mọi yếu tố khác khác không đổi, thì chi phí cơ hội cho việc đi làm của người mẹ cũng tăng Như vậy, chi phí cơ hội của việc sử dụng một ngày chăm sóc con của người mẹ giảm xuống Người mẹ bây giờ có động cơ ít hơn để đi làm thêm Qua đó ta thấy ý tưởng trọng tâm của kinh tế học ở đây là bằng việc xem xét những thay đổi về chi phí biên và lợi ích biên chúng ta có thể phán đoán cách thức mà các lựa chọn sẽ thay đổi để đáp lại những thay đổi về động cơ thúc đẩy

1.2.3 Trao đổi tự nguyện

Việc trao đổi tự nguyện làm cho cả người mua và người bán đều cảm thấy tốt hơn, và thị trường chính là một cách thức để tổ chức trao đổi Khi mua đồ ăn, bạn bỏ tiền ra để đổi lấy một một mớ rau Nhưng mớ ra lại có giá trị bằng giá chúng ta phải trả Bạn thấy thoả mãn khi thực hiện việc trao đổi một ít tiền để lấy mớ rau Người bán hàng nhận tiền và cũng làm cho anh ta vui vẻ Cả hai người người mua và người bán đều có lợi từ việc mua hàng của bạn

Tương tự, khi bạn đi làm bạn nhận được tiền lương và dùng nó để bù lại những chi phí bạn phải bỏ ra trong cuộc sống Nhưng giá trị công việc của bạn mà doanh nghiệp thuê bạn ít nhất cũng phải bằng tiền lương họ thanh toán cho bạn Như vậy cả bạn và doanh nghiệp đều có lợi từ việc trao đổi tự nguyện Bạn thấy tốt hơn khi mua

mớ rau, và bạn cũng thấy tốt hơn khi bán sức lao động của mình Dù là người mua hay

là người bán bạn đều có lợi từ việc trao đổi tự nguyện với những người khác

Điều đó cũng đúng với mọi người Mỗi người đều có lợi từ việc trao đổi tự nguyện Trong một nền kinh tế có tổ chức, các hoạt động trao đổi được tiến hành trên thị trường và để lấy tiền Chúng ta bán sức lao động của mình để đổi lấy thu nhập trên thị trường lao động Và chúng ta mua hàng hoá và dịch vụ mà chúng ta lựa chọn để tiêu dùng trên rất nhiều thị trường khác nhau, như thị trường rau quả, cà phê, xem phim, cắt tóc Phía bên kia của các hoạt động chuyển giao đó, các doanh nghiệp mua sức lao động của chúng ta và bán cho chúng ta hàng trăm nghìn các loại hàng hoá

và dịch vụ khác nhau

Các thị trường là hiệu quả theo nghĩa chúng chuyển các nguồn lực đến nơi mà các nguồn lực được đánh giá cao nhất Ví dụ, sương muối phá hoại cây cam và làm cho giá nước cam tăng lên rất cao Sự tăng giá này, nếu như tất cả các giá khác không thay đổi, làm tăng chi phí cơ hội uống nước cam Những ai đánh giá nước cam cao nhất là những người còn uống nó Những ai đánh giá nó thấp hơn bây giờ sẽ có động

cơ thay thế đồ uống khác

Trang 14

Các thị trường không phải là cách duy nhất để tổ chức một nền kinh tế Có một cách tổ chức khác gọi là hệ thống mệnh lệnh Trong một hệ thống mệnh lệnh, một số người được trao quyền đưa ra các mệnh lệnh và những người khác phải tuân theo những lệnh đó Một hệ thống mệnh lệnh được sử dụng trong quân đội và nhiều doanh nghiệp Một hệ thống như vậy đã được sử dụng ở Liên Xô cũ để tổ chức toàn bộ nền kinh tế Phương pháp phân bổ trong những hệ thống mệnh lệnh hoàn toàn khác so với phương pháp phân bổ trong các hệ thống thị trường

1.2.4 Thất bại thị trường và hoạt động của chính phủ

Thị trường hoạt động không phải luôn luôn hiệu quả và đôi khi hoạt động của chính phủ là cần thiết để vượt qua những vấn đề thị trường và làm cho việc sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn Thất bại thị trường là một trạng thái trong đó các nguồn lực không được sử dụng một cách có hiệu quả Nếu chú ý trên các phương tiện thông tin đại chúng ta có ấn tượng thị trường hầu như không bao gìơ vận hành tốt Nó làm cho lãi tín dụng quá cao Nó làm cho lương của người lao động tạm thời quá thấp Nó làm cho giá cà phê tăng vọt quá mức mỗi khi Braxin bị ảnh hưởng thời tiết nghiêm trọng Nó làm giá dầu tăng vọt mỗi khi có bất ổn chính trị đe doạ ở Trung Đông Nhưng những ví dụ trên lại không phải là các thất bại thị trường Đó là những ví dụ về hoạt động của thị trường vận hành giúp cho chúng ta phân bổ các nguồn lực khan hiếm

và đảm bảo cho chúng được sử dụng theo những cách mà chúng được đánh giá cao nhất

Do giá một hàng hoá cao làm người bán thu được nhiều lợi hơn và người bán

có động cơ cố gắng để kiểm soát thị trường Khi chỉ có một người sản xuất kiểm soát toàn bộ thị trường, anh ta có thể khống chế sản xuất và tăng giá Hành động này mang đến thất bại thị trường Số lượng hàng hoá sẵn có sẽ quá ít Một số người cho rằng Intel đã khống chế số lượng chíp máy tính khi nó đưa ra một phiên bản mới nhằm đặt giá cao Cuối cùng giá lại giảm, nhưng đầu tiên Intel đã bán phiên bản mới với giá rất cao và thu được được lợi nhuận rất lớn

Thất bại thị trường cũng có thể xuất hiện khi các nhà sản xuất không tính đến chi phí họ áp đặt lên người khác phải gánh chịu Ví dụ, ngành điện năng tạo ra ô nhiễm như mưa axit phá hoại cây trồng, rừng và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Nếu như các chi phí này được tính đến thì có thể chúng ta sẽ sản xuất điện ít hơn

Thất bại thị trường cũng có thể xuất hiện khi một số hàng hoá, chẳng hạn như

hệ thống kiểm soát không lưu, phải được tất cả mọi người tiêu dùng như nhau Không

ai trong chúng ta có động cơ tự nguyện trả phần chi phí của mình cho một dịch vụ như vậy Thay vào đó, ai trong chúng ta cũng cố gắng để không phải trả tiền Nhưng nếu ai cũng cố gắng để không trả tiền thì không ai có được chuyến bay!

Để khắc phục thất bại thị trường, chính phủ phải điều tiết các thị trường bằng luật chống độc quyền và luật bảo vệ môi trường Và chính phủ không khuyến khích sản xuất và tiêu dùng một số hàng hoá và dịch vụ (ví dụ thuốc lá và rượu) bằng cách đánh thuế chúng Mặt khác chính phủ khuyến khích sản xuất và tiêu dùng một số hàng hoá và dịch vụ (ví dụ như chăm sóc sức khỏe và giáo dục) bằng cách trợ cấp chúng

Trang 15

1.2.5 Chi tiêu bằng thu nhập

Do nền kinh tế là một tổng thể nên tiêu dùng bằng thu nhập bằng giá trị của sản xuất Khi bạn mua một cốc cà phê 4 nghìn đồng Điều gì xảy ra với số tiền này? Người phục có được một ít lương trong đó, người cho thuê nhà có một ít tiền thuê nhà trong

đó người chủ quán có được một ít lợi nhuận trong đó Người cung ứng cà phê và sữa cũng có một chút trong 4 nghìn đồng đó Nhà cung ứng lấy chút tiền dưới dạng trả lương và tiền thuê mua đầu vào, phần còn lại là lợi nhuận Cứ truy ngược như vậy cho đến tận người trồng cà phê ta thấy rằng chi tiêu 4 nghìn đồng của bạn tạo ra chính xác

4 nghìn đồng thu nhập của tất cả mọi người tham gia Điều này cũng đúng cho việc tiêu dùng của bất cứ ai Tức là, trong một nền kinh tế tổng chi tiêu hàng hoá và dịch vụ bằng tổng thu nhập

Có một cách để đánh giá các thứ bạn mua là sử dụng giá bạn phải thanh toán cho chúng Như vậy giá trị của tất cả hàng hoá và dịch vụ được mua bằng với tổng chi tiêu Có một cách nữa để đánh giá các thứ bạn mua là sử dụng chi phí sản xuất Chi phí này được trả cho tất cả những ai sản xuất ra hàng hoá đó - tổng thu nhập được tạo

ra bởi tiêu dùng của bạn Nhưng chúng ta đã thấy tổng chi tiêu bằng tổng thu nhập nên chúng cũng bằng giá trị của sản xuất

1.2.6 Mức sống và năng suất lao động

Mức sống được cải thiện khi năng suất lao động, kết quả sản suất trên mỗi đầu người, tăng lên Bằng tự động hoá một dây chuyền sản xuất ô tô, một người lao động

có thể sản xuất ra một lượng đầu ra lớn hơn Nhưng nếu một người lao động có thể sản xuất ra nhiều ô tô hơn, thì sẽ có nhiều người được sở hữu ô tô hơn Điều này cũng đúng với tất cả hàng hoá và dịch vụ khác Bằng việc tăng sản lượng trên đâù người chúng ta có được mức sống cao hơn và mua nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn Giá trị của sản xuất có thể tăng do một trong ba lý do: tăng giá, sản xuất trên đầu người tăng, hoặc dân số tăng

Nhưng chỉ có tăng năng suất lao động mới cải thiện được mức sống Một sự tăng giá mang lại thu nhập cao hơn, nhưng chỉ dưới dạng tiền Thu nhập gia tăng chỉ

đủ để thanh toán cho giá cả cao hơn của hàng hoá mà không đủ để mua được nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn Sự gia tăng dân số làm cho tổng khối lượng sản xuất tăng lên nhưng không làm tăng sản xuất trên đầu người

1.2.7 Sự tăng giá

Chúng ta thấy hiện tượng tăng giá khi lượng tiền tăng nhanh hơn so với sản xuất Giá tăng trong một quá trình đựơc gọi là lạm phát khi số lượng tiền trong lưu thông tăng nhanh hơn sản xuất Điều này dẫn đến tình trạng quá nhiều tiền nhưng quá

ít hàng hóa Khi mọi người mang nhiều tiền hơn ra thị trường, người bán lẻ thấy vậy

và có thể tăng giá hàng của mình Nhưng chính những người bán hàng này đi mua hàng của nhà cung cấp họ thấy giá họ vẫn mua cũng tăng lên Như vậy, khi đưa ra quá nhiều tiền thì đồng tiền bắt đầu mất giá trị

Trang 16

Có một số nước đã từng xảy ra lạm phát rất cao, như ở Ba Lan sau năm 1990 giá cả tăng lên gấp 7 lần Hầu hết các nước ở châu Âu lạm phát tương đối ôn hoà khoảng 3-5% một năm Một số người cho rằng bằng cách tăng lượng tiền lên chúng ta

có thể tạo ra việc làm ý tưởng này ở đây là nếu nhiều tiền được đưa vào nền kinh tế, khi nó được tiêu dùng doanh thu kinh doanh sẽ nhiều hơn và như vậy có nhiều lao động được thuê hơn để sản xuất ra nhiều hàng hoá hơn Ban đầu, sự gia tăng lượng tiền có thể làm gia tăng sản xuất và tạo ra việc làm Nhưng cuối cùng, chỉ có giá tăng còn sản xuất và việc làm không đổi

1.2.8 Thất nghiệp

Thất nghiệp có thể là do kết quả từ thất bại thị trường, nhưng có một số thất nghiệp làm sản xuất phong phú Thất nghiệp luôn luôn hiện hữu Có khi tỉ lệ thất nghiệp thấp, nhưng có khi lại cao Thất nghiệp dao động theo chu kỳ kinh doanh Một

số thất nghiệp là bình thường và hiệu quả Chúng ta thường lựa chọn để tìm một công việc thích hợp hơn là ép buộc phải chọn một công việc suốt đời Tương tự như vậy, các doanh nghiệp luôn tìm cách lấp đầy các khoảng trống trong thời gian kinh doanh của mình.Thất nghiệp là kết quả của những tìm kiếm công việc kỹ lưỡng như vậy và người lao động luôn cải thiện năng suất lao động bởi vì nó giúp phân công mọi người vào những công việc có năng suất cao nhất của mình Một số thất nghiệp là hậu quả từ những dao động trong chi tiêu và có thể là rất lãng phí (Parkin, 2000)

Tám ý tưởng trên nằm ở trung tâm của kinh tế học và bạn có thể gặp lại chúng

ở bất cứ đâu trong nghiên cứu kinh tế học

1.3 Các nhà kinh tế làm gì?

Các nhà kinh tế làm việc trên một lớp rất nhiều các vấn đề nảy sinh từ 5 câu hỏi lớn ở đầu chương 1 Họ sử dụng các ý tưởng lớn vừa trình bày để tìm câu trả lời Họ tiến hành công việc của mình như thế nào? Có những vấn đề đặc biệt gì và có những khó khăn cạm bẫy nào họ sẽ gặp phải

1.3.1 Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô

Chúng ta có thể xét nền kinh tế theo cả hai góc độ vi mô hoặc vĩ mô Hai cách nhìn này xác định hai nhánh cơ bản của kinh tế học: kinh tế học vĩ mô và kinh tế học

vi mô

Kinh tế học vi mô nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các vấn đề kinh tế cụ thể của các tế bào trong một nền kinh tế Nó nghiên cứu các quyết định của mọi người và các doanh nghiệp có tính chất riêng lẻ và những mối tương tác của những quyết định đó trong các thị trường Nó nghiên cứu các vấn đề về tiêu dùng cá nhân, cung, cầu, sản xuất, giá cả thị trường, lợi nhuận, cạnh tranh của từng tác nhân kinh tế tham gia thị trường Nó tìm cách giải thích giá cả và số lượng hàng hoá và dịch vụ của các tác nhân

đó

Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các tổng lượng kinh tế, chẳng hạn như mức và tỉ

lệ tăng trưởng của sản phẩm quốc dân, lãi suất, thất nghiệp và lạm phát, để tìm cách cải thiện toàn bộ nền kinh tế Nó nghiên cứu nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế toàn

Trang 17

chính phủ vào giá cả và lượng hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cá nhân Nó tìm cách giải thích giá cả trung bình và toàn bộ việc làm, thu nhập và sản xuất Nó cũng nghiên cứu hiệu quả của chi tiêu và thâm hụt ngân sách của chính phủ Nó cũng nghiên cứu hiệu quả của tiền tệ và tỉ lệ lãi suất

Nhưng trong những năm gần đây ranh giới phân biệt giữa kinh tế vĩ mô và kinh

tế vi mô càng ngày càng bị thu hẹp lại Bởi vì kinh tế vĩ mô cũng tham gia vào phân tích thị trường - chẳng hạn như tổng thị trường hàng hoá và dịch vụ, tổng thị trường lao động và tổng thị trường chứng khoán Để nghiên cứu hoạt động của các tổng thị trường đó trước tiên phải nắm bắt được hành vi của các hãng và người tiêu dùng, người lao động và các nhà đầu tư Như vậy, kinh tế học vĩ mô ngày càng quan tâm tới nền tảng vi mô của các hiện tượng kinh tế tổng thể (Parkin, 2000)

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu kinh tế học

Kinh tế học là một ngành khoa học xã hội (như chính trị học, tâm lý học và xã hội học) Một nhiệm vụ cơ bản của các nhà kinh tế là khám phá ra thế giới kinh tế vận hành như thế nào Để theo đuổi mục đích này cũng giống như các nhà khoa học khác

họ tìm cách phân biệt hai dạng mệnh đề:

1 Vấn đề đó là gì

2 Cần phải như thế nào

Các mệnh đề về vấn đề đó là gì được gọi là các mệnh đề thực chứng Chúng nói cho biết cái gì hiện đang được cho là như vậy về cách thức mà thế giới vận hành Một mệnh đề thực chứng có thể đúng hoặc sai Và một mệnh đề thực chứng có thể được kiểm định bằng cách kiêm tra lại xem nó có chống lại cở sở lập luận hay không

Các mệnh đề cần phải như thế nào được gọi là các mệnh đề chuẩn tắc Các mệnh đề này phụ thuộc và các đánh giá mà không kiểm định được Bạn có thể đồng ý hoặc không đồng ý với các mệnh đề chuẩn tắc Ví dụ, khi xem xét cuộc tranh luận về

sự ấm lên của trái đất Một số nhà khoa học cho rằng hàng thế kỷ đốt than và dầu đang làm tăng lượng ôxit các bon của tầng khí quyển trái đất và dẫn đến nhiệt độ tăng cao hơn và cuối cùng sẽ huỷ hoại cuộc sống trên hành tinh này Mệnh đề "Hành tinh của chúng ta đang ấm lên vì lượng ôxit các bon đã tăng lên trong khí quyển" là một mệnh

đề thực chứng Về nguyên tắc và đủ số liệu ta có thể kiểm định lại được mệnh đề này Nhưng mệnh đề "chúng ta cần cắt giảm việc sử dụng các nhiên liệu có chứa các bon như than và dầu" lại là một mệnh đề chuẩn tắc Ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý với mệnh đề này nhưng ta không thể kiểm định được nó Nó dựa vào các đánh giá chủ quan

"Phổ cập chăm sóc y tế làm giảm thời gian làm việc bị mất đi do ốm đau" là một mệnh đề thực chứng "Mọi người có quyền như nhau về chăm sóc sức khoẻ" lại là mệnh đề chuẩn tắc Nhiệm vụ của khoa học kinh tế là khám phá và phân loại các mệnh

đề thực chứng mà chúng nhất quán với những gì chúng ta quan sát được trên thế giới này và tạo khả năng cho chúng ta hiểu được thế giới kinh tế vận hành như thế nào

Nhiệm vụ đó thật lớn lao và chúng ta có thể chia nó thành ba bước để tiến hành:

1 Quan sát và đo lường

Trang 18

2 Xây dựng mô hình

3 Kiểm định các mô hình

1 Quan sát và đo lường

Đầu tiên các nhà kinh tế theo số lượng và các vị trí của những nguồn lực tự nhiên và con người, lương và giờ làm việc, giá cả và số lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra, thuế và chi tiêu của chính phủ, và lượng hàng hoá và dịch vụ được mua và bán với các nước khác Danh mục này đưa ra đặc điểm của một loạt các hàng hoá mà các nhà kinh tế có thể quan sát và đo lường

2 Xây dựng mô hình

Xây dưng mô hình là bước thứ hai hướng vào việc tìm hiểu thế giới kinh tế vận hành như thế nào Một mô hình kinh tế là sự mô tả một số phương diện của thế giới kinh tế và chỉ bao gồm những nét đặc trưng cần thiết cho mục đích nghiên cứu thiết thực Một mô hình đơn giản hơn hiện thực mà nó mô tả Một mô hình chứa đựng những gì và lược bỏ những gì còn phụ thuộc vào các giả thiết đưa ra về những chi tiết nào là cơ bản và những chi nào là không cơ bản

Chúng ta có thể thấy việc lờ đi các chi tiết như thế nào là hữu ích - thậm chí chúng là cơ bản - đối với sự nhận thức của chúng ta khi suy nghĩ về một mô hình mà chúng ta gặp hàng ngày, đó là bản đồ dự báo thời tiết trên Ti vi Bản đồ dự báo thời tiết là một mô hình giúp ta dự đoán được nhiệt độ, tốc độ và hướng gió, và lượng mưa trong một khoảng thời gian trong tương lai Bản đồ dự báo thời tiết chỉ cho thấy các đường gọi là đường đẳng áp - đường gồm các điểm có khí áp bằng nhau Nó không chỉ

ra đường quốc lộ Lý do ở đây là lý thuyết về khí tượng nói cho chúng ta biết rằng các mẫu về áp lực không khí xác định thời tiết, chứ không phải vị trí của các đường quốc

lộ

Một mô hình kinh tế cũng tương tự như một bản đồ thời tiết Nó cho ta biết một

số các biến được xác định như thế nào bởi các biến khác Ví dụ, một mô hình kinh tế

về lạm phát có thể chỉ ra những biến nào xác định lạm phát và một sự thay đổi như thế nào trong mỗi biến sẽ gây lạm phát

3 Kiểm định các mô hình

Bước thứ ba là kiểm định mô hình Những dự đoán của mô hình có thể phù hợp hoặc mâu thuẫn với hiện thực nó mô tả Bằng việc so sánh những dự đoán của mô hình với hiện thực, chúng ta có thể kiểm định mô hình và phát triển thành một lý thuyết kinh tế Một lý thuyết kinh tế là một sự tổng quát hoá tóm lược những gì chúng ta suy nghĩ chúng ta hiểu về những lựa chọn kinh tế mà mọi người tiến hành và sự vận hành của các ngành công nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế Nó là cầu nối giữa một mô hình kinh tế và nền kinh tế hiện thực

Một lý thuyết kinh tế được sáng tạo ra bởi một quá trình xây dựng và kiểm định các mô hình Ví dụ, các nhà khí tượng học có một lý thuyết nếu các đường đẳng áp hình thành nên một mẫu hình cụ thể nào đó vào một thời gian cụ thể trong năm (một

mô hình), thì khi đó trời sẽ có tuyết (hiện thực) Họ đã phát triển lý thuyết này bằng cách lặp lại các quan sát và việc đo thời tiết kỹ lưỡng theo các mẫu áp suất đặc biệt

Trang 19

Hình 1.1 chỉ ra cấu trúc lô gíc của việc tìm kiếm kiến thức mới về kinh tế Các nhà kinh tế xây dựng một mô hình để tạo ra những dự đoán về cách thức mà thế giới vận hành Các lý thuyết được phát triển bởi việc sáng tạo và kiểm định mô hình Khi các dự báo của mô hình mâu thuẫn với hiện thực thì mô hình bị loại bỏ hoặc thay đổi Hình 1.1: Các lý thuyết kinh tế được phát triển như thế nào

(Parkin, 2000)

Kinh tế học là một ngành non trẻ Nó được sinh ra vào năm 1776 với tác phẩm của Adam Smith "Của cải của các quốc gia" Qua hơn 200 năm kinh tế học đã khám phá ra rất nhiều lý thuyết hữu ích Nhưng trong nhiều lĩnh vực, các nhà kinh tế vẫn còn đang tìm các câu trả lời Sự tích luỹ dần kiến thức kinh tế mang lại cho hầu hết các nhà kinh tế lòng tin rằng phương pháp của họ cuối cùng sẽ đưa ra những câu trả lời hữu ích đối với những câu hỏi lớn về kinh tế Nhưng sự tiến bộ trong kinh tế học rất chậm Chúng ta sẽ lướt qua một số những chướng ngại đối với sự phát triển trong kinh tế học

1.3.3 Những chướng ngại và cạm bẫy trong kinh tế học

Các thí nghiệm kinh tế thường rất khó tiến hành Hành vi kinh tế do rất nhiều nguyên nhân tác động đồng thời Vì những lý do đó mà rất khó làm sáng tỏ nguyên nhân và kết quả trong kinh tế học

Mô hình

Các giả thiết

Khi bất đồng với các dự

báo và sự kiện, phát triển

mô hình hoặc lý thuyết

Dự báo và kiểm định các sự kiện

Hiện thực Các sự kiện về hoạt động kinh tế được giải thích

Trang 20

Các nhà khoa học cố gắng làm sáng tỏ nguyên nhân và kết quả bằng cách thay đổi một yếu tố theo thời gian còn giữ nguyên các yếu tố thích hợp khác không đổi Bằng cách này, các nhà khoa học tách biệt nhân tố đang quan tâm và có thể điều tra tác động của nó theo con đường có thể rõ ràng nhất Công cụ lôgíc này dùng để xác định nguyên nhân và kết quả được gọi là ceteris paribus, đây là một thuật ngữ Latinh

có nghĩa là mọi thứ khác vẫn giữ nguyên

Các mô hình kinh tế có thể ảnh hưởng đến một nhân tố trong một khoảng thời gian được tách biệt trong một thế giới tưởng tượng của mô hình Khi chúng ta sử dụng một mô hình, chúng ta có thể tưởng tượng cái gì sẽ xảy ra nếu chỉ có một yếu tố được thay đổi Nhưng ceteris paribus lại có thể là một vấn đề trong kinh tế học khi chúng ta thử kiểm định một mô hình

Các nhà khoa học trong phòng thí nghiệm, như hoá học và vật lý, tiến hành các thí nghiệm bằng cách giữ nguyên tất cả các yếu tố thích hợp trừ một yếu tố đang nghiên cứu Phương pháp này gọi là tiến hành "kiểm soát" Các ngành khoa học không thí nghiệm như kinh tế học (và thiên văn học) thường quan sát các đầu ra của hoạt động đồng thời của nhiều yếu tố Dẫn đến rất khó thiết lập việc kiểm soát Rất khó khăn để phân loại các ảnh hưởng của mỗi yếu tố và so sánh những ảnh hưởng với những gì mô hình dự đoán

Để giải quyết vấn đề này các nhà kinh tế có ba cách tiếp cận bổ sung cho nhau,

đó là:

1/ Phân tích so sánh tĩch Trong đó, họ xét từng cặp các sự kiện trong đó các yếu tố khác không thay đổi (hoặc tương tự) Ví dụ, có thể nghiên cứu những ảnh hưởng của lợi ích thất nghiệp tới tỉ lệ thất nghiệp bằng cách so sánh các nước châu Âu khác nhau với giả định rằng nhân dân trong hai nền kinh tế gần như tương tự nhau

1 Thứ hai, các nhà kinh tế sử dụng các công cụ thống kê gọi là kinh tế

lượng

2 Thứ ba, nếu có thể họ tiến hành thí nghiệm Cách tiếp cận tương đối

mới này đặt các đối tượng (thường là sinh viên) trong một tình huống

ra quyết định và thay đổi các động cơ của họ theo một cách thức nào

đó để khám phá xem họ phản ứng như thế nào đối với từng yếu tố riêng biệt

Các nhà kinh tế cố gắng tránh nguỵ biện - các sai lầm của lập luận dẫn đến kết luận sai Nhưng có hai loại sai lầm chung, và chúng ta cần luôn cảnh giác để tránh là:

1 Sai lầm suy diễn về cấu trúc

2 Sai lầm suy diễn về thời gian

1 Sai lầm suy diễn về cấu trúc

Sai lầm suy diễn về cấu trúc là một mệnh đề (sai) cho rằng cái gì đã đúng từng phần thì sẽ đúng cho toàn bộ hoặc cái gì đã đúng toàn bộ thì sẽ đúng từng phần Chúng

ta hãy xét một mệnh đề đúng "luôn làm chủ tốc độ", và hàm ý của nó là càng lái xe chậm thì càng an toàn tính mạng Nếu trên một đường cao tốc tất cả mọi người cùng đi với tốc độ chậm hơn thì ai cũng có chuyến đi an toàn hơn Nhưng giả sử rằng chỉ có

Trang 21

Trong tình huống này có thể sẽ xảy ra nhiều tai nạn hơn vì có nhiều xe hơn phải đổi tuyến để vượt xe đi chậm Như vậy, trong ví dụ này cái đã đúng toàn bộ nhưng lại không đúng từng phần

Sai lầm suy diễn về cấu trúc xảy ra chủ yếu trong kinh tế học vĩ mô, và điều này bắt nguồn từ việc các bộ phận tương tác lẫn nhau để tạo ra đầu ra cho toàn bộ mà

nó lại khác với nội dung của các bộ phận Ví dụ, một hãng sa thải một số công nhân để giảm chi phí và tăng lợi nhuận của mình Nhưng nếu tất cả các hãng có hành động tương tự như vậy, thì thu nhập sẽ giảm và dẫn đến việc chi tiêu giảm Hãng trên sẽ bán được ít hàng hoá hơn và lợi nhuận của nó không thể tăng

2 Sai lầm suy diễn về thời gian

Sai lầm suy diễn về thời gian là sai lầm cho rằng sự kiện xảy ra trước là nguyên nhân gây ra sự kiện xảy ra sau bởi vì sự kiện trước xảy ra rồi thì sự kiện sau mới xảy

ra Gỉa sử chúng ta là một khách du lịch ở rất xa thế giới này.Chúng ta quan sát thấy

có rất nhiều người đi mua hàng vào đầu tháng mười hai và thấy sau đó họ mở các gói quà đó vào ngày Nôen Bạn sẽ phân vân, liệu có phải việc mua hàng trên là nguyên nhân gây ra Nôen Nếu nghiền ngẫm kỹ bạn thấy rằng Nôen là nguyên nhân gây ra việc mua hàng trên Một sự kiện xảy ra sau là nguyên nhân gây ra sự kiện xảy ra trước

Việc làm sáng tỏ nguyên nhân và kết quả trong kinh tế học là rất khó khăn Và chỉ xét theo nhịp điệu thời gian của các sự kiện thì không giúp gì được Ví dụ, thị trường chứng khoán tăng vọt, và vài tháng sau đó nền kinh tế tăng trưởng - việc làm

và thu nhập tăng lên Liệu có phải sự tăng mạnh của thị trường chứng khoán là nguyên nhân gây ra tăng trưởng kinh tế? Có thể như vậy, nhưng có lẽ các doanh nghiệp đã khởi đầu kế hoạch mở rộng sản xuất do một công nghệ mới làm chí phí trở nên thấp hơn Khi nhận thức được các kế hoạch sản xuất mở rộng, thị trường chứng khoán phản ứng lại và lường trước sự tăng trưởng kinh tế Để bóc tách được nguyên nhân và kết quả các nhà kinh tế sử dụng các mô hình kinh tế và dữ liệu, và trong chừng mục có thể

họ tiến hành thí nghiệm

Kinh tế học là một ngành khoa học còn luôn có những thách thức Liệu khó khăn để có được các câu trả lời trong kinh tế học có nghĩa là mọi việc cứ trôi đi và các nhà kinh tế bất đồng với hầu hết các câu hỏi? Không, sự bất đồng và các cuộc tranh luận là một phần của con đường phát triển khoa học để tìm ra những câu trả lời mới cho các vấn đề hiện tại Bất đồng là một dấu hiệu tốt trong khoa học

1.3.4 Sự nhất trí và bất đồng

Các nhà kinh tế nổi tiếng về sự bất đồng Nhưng thực ra, trong khi các nhà kinh

tế rất thích tranh luận về lý thuyết thì lại có sự nhất trí đáng kể trong nhiều vấn đề Sau đây là một mẫu điều tra mức độ tập trung về một loạt các vấn đề Bảy mươi phần trăm các nhà kinh tế đồng ý rằng:

Giá trần thuê nhà làm giảm khả năng cung ứng nhà ở

Hạn chế nhập khẩu có chi phí lớn hơn lợi ích

Kiểm soát lương và giá không giúp khống chế lạm phát

Các hợp đồng về lương không phải là nguyên nhân chủ yếu của thất nghiệp Sáu mươi phần trăm các nhà kinh tế đồng ý rằng:

Trang 22

Sức mạnh độc quyền của các công ty dầu lửa lớn không phải là nguyên nhân của sự tăng giá dầu lửa trong cuộc khủng hoảng Côoet

Giảm bớt quyền lực của các cơ quan bảo vệ môi trường không thể làm cho nên kinh tế hiệu quả hơn

Nếu ngân sách được làm cân bằng thì nên cân bằng nó theo chu kỳ kinh doanh, không phải theo hàng năm

Nhưng các nhà kinh tế lại bị chia rẽ về các vấn đề sau:

Luật chống độc quyền cần ép mạnh hơn nữa để giảm bớt độc quyền

Thuế chất thải tốt hơn là khống chế ô nhiễm

Chính phủ cần cố gắng tạo ra sự phân phối thu nhập công bằng hơn

Mệnh đề nào là thực chứng và mệnh đề nào là chuẩn tắc? Lưu ý rằng các nhà kinh

tế luôn sẵn sàng đưa ra các ý kiến của mình về các vấn đề chuẩn tắc cũng như các quan điểm mang tính nghề nghiệp về các câu hỏi thực chứng Hãy coi chừng với các

đề xuất chuẩn tắc được nguỵ trang như là các đề xuất thực chứng

1.4 Sự khan hiếm, chi phí cơ hội và lựa chọn hiệu quả

1.4.1 Sự khan hiếm

1.4.1.1 Các nguồn lực có hạn

Các nguồn lực có hạn là những gì được sử dụng để sản xuất ra hàng hoá và dịch

vụ Chúng được gọi là các yếu tố sản xuất hay đầu vào của sản xuất Có 4 dạng nguồn lực có hạn:

1 Đất đai

2 Lao động

3 Vốn

4 Khả năng quản lý kinh doanh

Đất đai là quà biếu của tự nhiên Khái niệm này bao gồm cả không khí, nước, mặt đất và khoáng sản trong lòng đất Lao động là thời gian và cố gắng của mỗi người

để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ Nó bao gồm cả các hoạt động chân tay và trí óc của rất nhiều người để tạo ra hàng hoá và dịch vụ Vốn là tất cả những nguồn lực đã được tạo ra để sản xuất hàng hoá và dịch vụ khác Nó bao gồm vốn vật chất, vốn nhân lực, và vốn môi trường Vốn vật chất gồm cả hệ thống cơ sở vật chất như nhà cửa, đường giao thông, đập, đê điều, rạp hát, nhà xưởng, sân bay, Vốn nhân lực là kỹ năng và hiểu biết của con người có được qua giáo dục và đào tạo Vốn môi trường là những nhân tố đất đai đang bị phá huỷ trong quá trình sản xuất, đa dạng sinh học giữa các loài sinh vật và khả năng môi trường hấp thụ chất thải từ hoạt động sản xuất

Khả năng quản lý kinh doanh là một nguồn lực, nó tổ chức lại đất đai, lao động

và vốn trong một quá trình sản xuất kinh doanh Nhà quản lý kinh doanh là những người nghĩ ra các ý tưởng để sản xuất cái gì, như thế nào, khi nào và ở đâu Họ là người phát triển các doanh nghiệp và dám mạo hiểm trước thất bại kinh doanh Chúng

ta tách riêng khả năng quản lý kinh doanh ra khỏi vốn nhân lực bởi vì nó là một loại

Trang 23

1.4.1.2 Mong muốn vô hạn

Mong muốn của chúng ta chỉ bị hạn chế bởi óc tưởng tượng và sự khát khao của mình Nó là vô hạn bởi vì ngay sau khi chúng ta vừa thoả mãn mong muốn của mình thì chúng lại tưởng tượng hoặc khát khao một thứ gì đó mới Một số mong muốn của chúng ta là hoàn toàn cơ bản Hầu hết chúng ta đều muốn có đồ ăn thức uống, quần áo tử tế, nhà cửa, giáo dục, sức khoẻ, nghề nghiệp tốt và thu nhập ổn định Khi các mong muốn ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của chúng ta hoặc cuộc sống cơ bản của chúng ta thì ta gọi chúng là những thứ cần thiết Nhưng cũng rất nhiều mong muốn của chúng ta là xoa hoa ngay cả khi chúng ta nghĩ đó là nhu cầu Có lẽ bạn muốn có một chiếc điện thoại di động đời mới nhất, một chiếc vô tuyến truyền hình số hoặc công nghệ internet Nhưng chúng ta lại không tưởng tượng nổi một số thứ mà mình sẽ muốn trong tương lai Cách đây mấy năm chúng ta đã được thỏa mãn với một chiếc máy vi tính 486, nhưng bây giờ nó lại làm ta điên mất Cách đây một trăm năm không

ai nghĩ rằng du hành vũ trụ là một khả năng hiện thực Nhưng bây giờ bây giờ bạn có thể hy vọng được lên mặt trăng để nghỉ phép

Mong muốn của chúng ta luôn luôn vượt quá nguồn lực có hạn của mình Nó là

vô hạn Chính các nguồn lực có hạn và mong muốn vô hạn tạo ra sự khan hiếm Sự khan hiếm này buộc chúng ta phải tiến hành lựa chọn (Parkin, 2000)

1.4.2 Chi chí cơ hội

1.4.2.1 Giới hạn năng lực sản xuất

Giới hạn năng lực sản xuất là đường gianh giới giữa các tổ hợp hàng hoá và dịch vụ có thể được sản xuất và các tổ hợp hàng hoá và dịch vụ không được sản xuất

Để nghiên cứu giới hạn năng lực sản xuất của một nền kinh tế, chúng ta chỉ xét hai hàng hoá cùng một lúc còn lượng các hành hoá khác không đổi

Hình 1.2 mô tả đường giơí hạn năng lực sản xuất của sách và trò chơi điện tử

Ví dụ, giới hạn năng lực sản xuất đối với sách và trò chơi điện tử chỉ ra những giới hạn của việc sản xuất ra hai loại hàng hoá này với các nguồn lực cho trước để sản xuất ra chúng Các điểm nằm trên và phía trong đường giới hạn năng lực sản xuất cho biết các khả năng sản xuất khác nhau của hai loại hàng hoá trên Chúng ta không thể sản xuất những tổ hợp của các điểm nằm phía ngoài đường giới hạn năng lực sản xuất; đó là những điểm mô tả những gì ta mong muốn nhưng không thể đạt được Giả sử trong một năm 4000 trò chơi điện tử và 2000 cuốn sách được sản xuất - điểm e trong hình 1.2 Hình này còn chỉ ra các khả năng sản xuất khác Ví dụ, nếu chúng ta muốn dân chúng được giáo dục tốt hơn thì chúng ta có thể ngừng sản xuất trò chơi điện tử và chuyển tất cả các nguồn lực dùng để sản xuất trò chơi điện tử sang ngành xuất bản sách (Parkin, et al, 2000)

1.4.2.3 Hiệu quả sản xuất

Hiệu quả sản xuất chỉ đạt được khi không thể sản xuất nhiều hơn một loại hàng hoá mà không giảm sản xuất các loại hàng hoá khác Tính hiệu quả chỉ xuất hiện tại các điểm nằm trên đường giới hạn năng lực sản xuất Các điểm nằm bên trong đường giới hạn năng lực sản xuất là các điểm không hiệu quả Tại các điểm này các nguồn lực hoặc là bị lãng phí hoặc được phân bổ sai

Trang 24

Trò chơi điện tử (nghìn đơn vị/năm)

Đường giới hạn năng lực sản xuất (PPF)

a

Các nguồn lực bị lãng phí là những nguồn lực vẫn dùng được lại bị bỏ qua Ví

dụ, một hệ thống máy in chỉ chạy 8 giờ một ngày, nhưng thực ra nó có thể chạy 24 giờ một ngày Các nguồn lực được phân bổ sai là những nguồn lực được bố trí vào những nhiệm vụ không phù hợp Ví dụ phân công một công nhân in vào việc thiết kế trò chơi điện tử, và phân công một người thiết kế trò chơi điện tử công nhân in vào việc in sách

Hình 1.2: Đường giới hạn năng lực sản xuất (PPF) của sách và trò chơI điện tử

Chúng ta sẽ có nhiều sách và trò chơi điện tử hơn nếu chúng ta phân công lại cùng

những người lao động đó vào đúng công việc phù hợp nhất với tay nghề của họ Nếu chúng ta đang sản xuất không hiệu quả, chẳng hạn như điểm z, thì các nguồn lực của chúng ta có thể được sử dụng hiệu quả hơn bằng cách sản xuất vừa nhiều sách và vừa nhiều trò chơi điện tử hơn Nhưng tại điểm e trên đường giới hạn năng lực sản xuất chúng ta chỉ sản xuất được một loại hàng hoá nhiều hơn nếu giảm sản xuất hàng hoá khác; buộc ta phải có một sự đánh đổi

1.4.2.3 Chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội của một hoạt động là khả năng lựa chọn tốt nhất bị bỏ qua Trong số tất cả những gì chúng ta không lựa chọn làm – các khả năng lựa chọn bị bỏ qua – khả năng tốt nhất bị bỏ qua là chi phí cơ hội của hoạt động mà bạn chọn

Khái niệm chi phí cơ hội có thể được mô tả chính xác bằng việc sử dụng đường giới hạn năng lực sản xuất Dọc theo PPF trong hình 1.2, chỉ có hai hàng hoá Nếu ta muốn một hàng hoá nhiều hơn thì chỉ có một khả năng lựa chọn bị bỏ qua, đó là hàng hoá kia Cho trước các nguồn lực và công nghệ hiện tại, chúng ta chỉ có thể sản xuất nhiều sách hơn và ít hơn trò chơi điện tử

Vì vậy chi phí cơ hội để sản xuất thêm một cuốn sách đúng bằng số lượng trò chơi điện tử bị bỏ qua

Tương tự, chi phí cơ hội để sản xuất thêm một trò chơi điện tử đúng bằng số lượng cuốn sách bị bỏ qua

Trang 25

Ví dụ , tại điểm c trong hình 1.2, ta sản xuất nhiều sách hơn và ít trò chơi điện

tử hơn so với tại điểm d Nếu ta chọn d thay c, một đơn vị trò chơi điện tử tăng thêm (tính bằng nghìn) chi phí bằng 0,5 đơn vị sách (tính bằng nghìn) dọc theo đường giới hạn khả năng sản xuất Chi phí biên của một trò chơi điện tử tăng thêm chính là chi phí

cơ hội của một trò chơi điện tử tăng thêm Như vậy chi phí cơ hội của một trò chơi điện tử bằng 0,5 cuốn sách Ta tiếp tục chọn điểm e thay cho điểm d, lượng trò chơi điển tử tăng lên 1 còn lượng sách giảm đi 1 Như vậy, một đơn vị trò chơi điện tử tăng thêm chi phí bằng 1 đơn vị sách Chi phí cơ hội của một trò chơi điện tử bằng 1 cuốn sách

Chi phí cơ hội của một trò chơi điện tử tăng khi số lượng trò chơi điện tử tăng

Và chi phí cơ hội của một cuốn sách tăng khi số lượng sách tăng

1.4.3 Lựa chọn hiệu quả

Bây giờ ta nhận ra rằng mọi sản xuất hàng hoá và dịch vụ đều liên quan đến lựa chọn và chi phí cơ hội Vậy đâu là một tổ hợp tốt nhất để chọn? Cái gì là lựa chọn hiệu quả nhất? Chúng ta nhận định thế nào khi chi tiêu nhiều hơn cho chăm sóc sức khoẻ và giảm chi tiêu cho việc xây dựng đường giao thông? Liệu chúng ta có nên mở rộng sản xuất truyền hình số hay truyền hình cáp? Đó là những câu hỏi rất quan trọng

Để minh hoạ câu trả lời ta sử dụng một ví dụ rất đơn giản , ví dụ về sách và trò chơi điện tử ở trên Chúng ta quyết định nên sản xuất bao nhiêu sách và bao nhiêu trò chơi điện tử? Ta đã biết dọc theo đường PPF sản xuất là hiệu quả, nhưng tổ hợp nào trên PPF sẽ được chọn?

Để quyết định chúng ta phải đi tính toán và so sánh hai đại lượng:

1 Chi phí biên

2 Lợi ích biên

Hình 1.3 Chi phí cơ hội và chi phí biên

(a) Chi phí cơ hội của trò chơi điện tử: Sự gia tăng chi phí cơ hội của trò chơi điện tử

b)Chi phí biên: Sự gia tăng chi phí biên của trò chơi điện tử

Đường giới hạn năng lực sản xuất

Trang 26

(Parkin,2000)

1.4.3.1 Chi phí biên

Chi phí biên là chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm một đơn vị hàng hoá và dịch vụ Ta đã biết cách tính chi phí cơ hội dọc theo đường giới hạn khả năng sản xuất Chi phí biên của một trò chơi điện tử tăng thêm chính là chi phí cơ hội của một trò chơi điện tử tăng thêm Dọc theo đường giới hạn khả năng sản xuất, chi phí cơ hội của một trò chơi điện tử tăng thêm là lượng sách mà chúng ta bỏ qua mỗi khi tăng thêm một đơn vị trò chơi điện tử Hình 1.3 minh hoạ chi phí cơ hội và chi phí biên của trò chơi điện tử

Nếu tất cả nguồn lực sẵn có để sản xuất sách thì mỗi năm sản xuất 4 đơn vị sách (tính bằng nghìn) và không sản xuất trò chơi, điểm a Nếu bây giờ ta sản xuất 1 đơn vị trò chơi điện tử (tính bằng nghìn), thì ta phải chuyển từ a sang b và lượng sách giảm đi 0,2 đơn vị Chi phí cơ hội của của đơn vị trò chơi điện tử đầu tiên là 0,2 đơn vị sách

Nếu bây giờ ta quyết định sản xuất tiếp đơn vị trò chơi điện tử thứ hai thì ta phải chuyển từ b sang c và lượng sách giảm đi mỗi năm 0,3 đơn vị Đơn vị trò chơi điện tử thứ hai có chi phí là 0,3 đơn vị sách Chúng ta có thể tính tiếp chi phí cơ hội của việc sản xuất trò chơi điệnt tử tăng từ 3 lên 4, cuối cùng từ 4 lên 5

Hình 1.3.a minh hoạ các chi phí cơ hội là một dãy bậc thang Các bậc thang này

- các chi phí cơ hội này - ngày càng lớn lên mỗi khi chúng ta sản xuất thêm một đơn vị trò chơi điện tử mỗi năm

Các chi phí cơ hội này chính là chi phí biên MC của việc sản xuất trò chơi điện

tử được biểu diễn thông qua lượng sách bị bỏ qua, hình 1.3.b Chi phí biên của mỗi trò

Trang 27

Để hiểu được lợi ích biên giảm dần chúng ta hãy xét việc tiêu dùng trò chơi điện tử ở trò chơi đầu tiên khi còn mới lạ ai cũng muốn có nó Bạn sẵn sàng trả một gía cao cho nó để khoe với bạn mình Khi trò chơi điện tử trở nên phổ biến, ai cũng có thể mua chúng và giá trị mới lạ của nó bị kém đi Nếu bạn có nhiều trò chơi điện tử hơn là thời gian dành để sử dụng nó, thì bạn sẵn sàng trả nó thấp hơn nhiều so với thứ khác

Thường thường khi nghĩ bạn sẵn sàng trả bao nhiêu còn tuỳ theo giá cả Nhưng bạn vừa học được chi phí là chi phí cơ hội – giá trị của khả năng bị bỏ qua Bạn cũng

có thể suy nghĩ giá cả hay sự sẵn sàng trả giá theo cách đó Cái giá mà bạn sẵn sàng trả không được đo bằng tiền, nhưng trong trường hợp hàng hoá và dịch vụ bạn có thể qui

ra tiền để thanh toán

Lợi ích biên của một trò chơi điện tử được đo bằng số lượng sách mà mọi người sẵn sàng từ bỏ để có nó Lượng lợi ích này giảm khi số lượng trò chơi điện tử sẵn có tăng lên Hình vẽ 1.3 minh hoạ lợi ích biên của trò chơi điện tử Mọi người sẵn sàng trả 2 đơn vị sách cho môt đơn vị trò chơi điện tử đầu tiên, nhưng chỉ trả 1 đơn vị sách cho trò chơi thứ hai Khi số lượng trò chơi điện tử tăng thì lượng mà mọi người sẵn sàng trả giảm, họ chỉ trả 0,2 đơn vị sách cho đơn vị trò chơi điện tử thứ 5

Chi phí biên và lợi ích biên của một trò chơi điện tử đều được đo bằng số lượng sách, nhưng chúng lại không giống nhau

Chi phí biên của trò chơi điện tử là chi phí cơ hội của một trò chơi điện tử tăng

thêm - hay lượng sách mà ta phải từ bỏ để có được đơn vị trò chơi đó

Lợi ích biên của trò chơi điện tử là giá trị mà ta gán cho một trò chơi điện tử

tăng thêm - là lượng sách ta sẵn sàng từ bỏ để có được đơn vị trò chơi đó

Số trò chơi điện tử càng ít đi thì mọi người càng sẵn sàng trả nhiều sách hơn cho một trò chơi tăng thêm Nhưng khi số trò chơi càng nhiều mọi người sẵn sàng trả càng ít sách cho một trò chơi tăng thêm

Tức là, lợi ích biên của một hàng hoá hay dịch vụ giảm khi lượng hàng hoá đó tăng lên (Parkin, et al, 2000)

Hình 1.4 mô tả sự giảm dần lợi ích biên của trò chơi điện tử

Trang 28

Hình 1.4: Lợi ích biên của trò chơi điện tử

1.4.3.3 Lựa chọn hiệu quả

Lựa chọn hiệu quả là khi chúng ta chọn một phương án sản xuất hàng hoá và dịch vụ được chúng ta đánh giá cao nhất so với các phương án sản xuất khác - tức là khi chúng ta đang sử dụng các nguồn lực hiệu quả Chúng ta sử dụng các nguồn lực của mình hiệu quả khi chúng ta không thể sản xuất nhiều hơn một thứ gì mà không phải từ bỏ một thứ khác thậm chí nó được đánh giá cao hơn Dễ thấy rằng nơi lựa chọn hiệu quả là lựa chọn tại biên Chọn tại biên có nghĩa so sánh chi phí biên và lợi ích biên với mỗi đơn vị ta sản xuất

Tại một mức sản xuất nhất định, nếu lợi ích biên lớn hơn chi phí biên của một hàng hoá và dịch vụ thì ta sản xuất tăng hàng hoá hoặc dịch vụ đó Nếu lợi ích biên nhỏ hơn chi phí biên thì ta sản xuất giảm hàng hoá hoặc dịch vụ đó Nếu lợi ích biên bằng chi phí biên ta sản xuất ở mức hiện tại

Có thể minh hoạ lựa chọn hiệu quả qua ví dụ về trò chơi điện tử ở trên Liệu chúng ta có sản xuất đơn vị trò chơi điện tử đầu tiên? khi lợi ích biên của nó bằng 2 đơn vị sách và chi phí biên bằng 0,2 đơn vị sách Rõ ràng mọi người đánh giá đơn vị trò chơi điện tử đầu tiên cao hơn chi phí để sản xuất đơn vị đó Điều này có nghĩa ta dồn nhiều nguồn lực của chúng ta hơn để chuyển sang sản xuất trò chơi và không sản xuất sách

Giả sử chúng đã sản xuất 4 đơn vị trò chơi điện tử Chi phí biên của trò chơi thứ

tư là 1 đơn vị sách còn lợi ích biên là 0,3 đơn vị sách Vì chi phí biên lớn hơn lợi ích biên, tức là mọi người đánh giá đơn vị điện tử thứ tư thấp hơn chi phí sản xuất ra nó Nên ta phải chuyển các nguồn lực không sản xuất trò chơi điện tử sang sản xuất sách

0 0.5

1 1.5

2 2.5

Trang 29

Trong một nền kinh tế, nếu các thị trường mang tính cạnh tranh, thì cung và cầu

sẽ xác định giá cả hàng hoá và dịch vụ Đến lượt nó, giá cả sẽ mách bảo các doanh nghiệp nên sản xuất cái gì; nếu mọi người muốn một loại hàng hoá đặc biệt nào đó nhiều hơn lượng cung của nền kinh tế thì giá hàng hoá đó sẽ tăng lên Điều này thu hút sự chú ý của các công ty khác hoặc các công ty mới, cảm thấy có cơ hội kiếm được nhiều lợi nhuận và bắt đầu sản xuất hàng hoá này nhiều hơn Ngược lại, nếu mọi người

có cầu ít hơn về một loại hàng hoá nào thì giá của nó sẽ giảm đi và các nhà sản xuất có

ít khả năng cạnh tranh hoặc là sẽ ngừng kinh doanh hoặc tiến hành sản xuất loại hàng hoá khác Một nền kinh tế như vậy được gọi là nền kinh tế thị trường

Các cá nhân và các nước có thể hưởng lợi bằng việc chuyên môn hoá việc sản xuất các hàng hoá đó và dịch vụ mà họ có một lợi thế so sánh Nhưng để thu về nguồn lợi từ hoạt động thương mại của hàng triệu người chuyên môn hóa trong hàng triệu các hoạt động khác nhau, thương mại phải được tổ chức Người mua và người bán cần thông tin và họ phải đối mặt với các chi phí cơ hội trong thời gian tiến hành hoạt động thương mại Thương mại có thể được tổ chức thông qua một chính quyền tập trung như đã từng xảy ra ở Liên Xô và Trung Quốc Nhưng hầu hết các nước bây giờ đều tuân theo nền kinh tế thị trường để tổ chức thương mại Tại sao vậy?

Trang 30

1.5.1 Chi phí giao dịch

Chi phí thương mại và đàm phán được gọi là chi phí giao dịch Chúng bao gồm các chi phí cho việc tìm người mua và người bán mà bạn muốn buôn bán, cho việc tìm kiếm thông tin về số lượng và chất lượng của hàng hoá và dịch vụ để buôn bán, cho việc tổ chức sản xuất và phân phối, và cho đàm phán về giá cả Tổ chức thương mại thông qua các thể chế xã hội là con đường cơ bản để giảm chi phí giao dịch Các thể chế quan trọng nhất trong số đó là:

Các thị trường

Các quyền sở hữu

Các hệ thống thanh toán

(i) 1.5.1.1 Thị trường và giá cả

Chúng ta chia các tác nhân kinh tế thành hai nhóm hành vi : người mua và người bán Người mua bao gồm người tiêu dùng mua hàng hoá và dịch vụ và các doanh nghiệp mua lao động, vốn và nguyên liệu để sản xuất hàng hoá và dịch vụ Người bán gồm các doanh nghiệp bán hàng hoá và dịch vụ, người lao động bán sức lao động, và những người sở hữu tài nguyên bán tài nguyên khoáng sản hoặc cho thuê đất Như vậy hầu hết mọi người và các doanh nghiệp đều vừa có thể là người mua hoặc người bán tuỳ theo hành vi của họ

Những người mua và bán tác động qua lại thông qua hình thức trao đổi để hình thành thị trường Vậy, thị trường là một hình thức tập hợp những người mua và bán để

có được thông tin và tác động qua lại lẫn nhau để dẫn đến khả năng trao đổi

Thị trường có nhiều người mua và nhiều người bán và không một cá nhân người mua hoặc người bán nào có ảnh hưởng đến giá cả gọi là thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Thị trường với mức độ áp đặt đáng kể lên giá cả của người mua hoặc người người bán gọi là thị trường không cạnh tranh hoàn hảo Tuỳ theo cấu trúc và đặc điểm của mỗi thị trường loại này mà ta gọi nó là thị trường độc quyền, cạnh tranh độc quyền hay độc quyền nhóm

Phạm vi thị trường là khái niệm chỉ gianh giới địa lý hoặc gianh giới của sản phẩm Thị trường có thể là những vị trí vật chất như thị trường cá, thị trường thịt Nhưng thị trường cũng có thể là những hệ thống mạng trong đó người ta buôn bán thông qua điện thoại, fax hay mạng máy tính Ví dụ, ở các sở chứng khoán hiện đại các thị trường về cổ phần công ty đều được tin học hoá Họ tụ tập những người sản xuất và người tiêu dùng hàng hoá cùng đến đây để mua và bán

Thị trường rất có ích vì chúng làm giảm chi phí giao dịch của hoạt động mua và bán Thị trường hội tụ một khối lượng lớn thông tin về các kế hoạch của người mua và người bán trong một số, đó là giá Thị trường điều phối các quyết định của người mua

và người bán

Gíá thị trường

Thị trường tạo ta khả năng trao đổi giữa người mua và người bán Mỗi hàng hoá được bán theo một giá riêng Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo giá hàng hóa

Trang 31

Trong thị trường không cạnh tranh hoàn hảo các hãng khác nhau có thể định giá khác nhau cho cùng một loại sản phẩm Trong trường hợp như vậy khi đề cập tới giá thị trường của hàng hoá đó ta hiểu là giá trung bình của sản phẩm đó trên thị trường

Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo giá cả hàng hóa gần như phản ánh giá trị thật sự của nó, và bởi vậy nó có thể là chỉ dẫn tối ưu cho nền kinh tế nên sản xuất cái

gì cần thiết nhất Tuy nhiên, gía thị trường của hầu hết các loại hàng hoá đều dao động theo thời gian, sự dao động có thể khá nhanh như chứng khoán và các hàng hóa nông phẩm Giá dao động để đáp lại tổng các quyết định của người mua và người bán Giá tăng khi có sự khan hiếm hàng hoá hay dịch vụ và giá giảm khi có sự dư thừa Giá thị trường phát tín hiệu tới người mua và người bán Mọi người mua và người bán đều biết chi phí cơ hội của riêng mình để sản xuất hoặc tiêu dùng một loại hàng hoá hay dịch vụ Bằng việc so sánh chi phí cơ hội của riêng họ với giá thị trường, mỗi người có thể quyết định nên mua hoặc bán

Gíá thực và giá danh nghĩa

Trong thực tế do yếu tố lạm phát nên khi muốn so sánh giá một hàng hoá nào

đó ở thời điểm hiện tại với giá của nó trong quá khứ hoặc tương lai người ta phải phân biệt giá danh nghĩa và giá thực của nó

Giá danh nghĩa của một hàng hoá là giá tuyệt đối của nó ở thời điểm đang xét

Để có giá thực của hàng hoá người ta phải xây dựng chỉ số giá bán lẻ (CPI) và lấy đó làm giá tổng hợp Mức thay đổi của CPI tính theo phần trăm là thước đo tỉ lệ lạm phát của một nên kinh tế Giá thực của một hàng hoá vào thời điểm t1 qui về một thời điểm

t0 bằng giá danh nghĩa của nó ở thời điểm t1 chia cho CPI (t1) của năm t1 rồi nhân với CPI(t0) của năm t0

Ví dụ giá danh nghĩa của 1 lít sữa năm 1986 là 4000 VNĐ, năm 2004 là 9000 VNĐ Chỉ số CPI của năm 1986 là 38,8; của năm 2004 là 144 (giả sử ta lấy năm 1993

là năm cơ sở có CPI bằng 100) Như vậy giá thực của 1 lít sữa năm 2004 so với năm

1986 là:

144

9000.38,8 = 2600 (VNĐ) Qua đó ta có thể thấy mặc dù giá danh nghĩa của sữa từ năm 1986 đến năm

2004 đã tăng (125%) nhưng gía thực của nó lại giảm, 2600 VNĐ so với 4000 VNĐ, lý

do là chỉ số bán lẻ cũng tăng và tăng mạnh hơn tới 271% (Pindyck, 1995)

(ii) 1.5.1.2 Các quyền về tài sản

Quyền về tài sản là sự sắp đặt mang tính xã hội để chi phối quyền sở hữu, sử dụng và phân phối tài sản - gồm các nguồn lực, hàng hoá và dịch vụ Quyền về tài sản được luật pháp bảo vệ Bất động sản bao gồm đất đai, nhà cửa, và hàng hoá lâu bền như nhà máy và thiết bị Tài sản tài chính bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và tiền trong ngân hàng Tài sản trí tuệ là sản phẩm trìu tượng của nỗ lực sáng tạo Kiểu tài sản này gồm sách, âm nhạc, các chương trình máy tính và các phát minh đủ loại, và nó được bảo vệ bởi các luật về bản quyền và bằng sáng chế

Trang 32

Nếu quyền về tài sản không được thi hành, thì động cơ để chuyên môn hoá và sản xuất hàng hoá trong đó mỗi người có một lợi thế so sánh sẽ bị yếu đi Một số thành quả có được từ việc chuyên môn hoá và thương mại sẽ mất đi Nếu mọi người dễ dàng lấy cắp tài sản của người khác, thì sẽ lãng phí thời gian và nguồn lực - những thứ có thể được dùng cho sản xuất - để bảo vệ tài sản Sản xuất sẽ không hiệu quả Tồi tệ hơn, chi phí chuyển giao cho hoạt động thương mại có thể lớn đến mức người mua và người bán quyết định không buôn bán gì cả

Thiết lập quyền tài sản là một trong những thách thức lớn nhất mà Nga và các nước ở trung Âu phải đương đầu khi họ tìm cách phát triển các nền kinh tế thị trường Ngay cả các nước trong Liên minh châu Âu, nơi quyền về tài sản đã được thiết lập khá tốt trong luật pháp, việc duy trì quyền về tài sản trí tuệ vẫn còn là một thách đố Các công nghệ hiện đại làm cho việc sao chép bất hợp pháp các sản phẩm nghe nhìn, các chương trình máy tính và sách tương đối dễ dàng

(iii) 1.5.1.3 Các hệ thống thanh toán

Một hệ thống thanh toán là một phương thức thanh toán thương mại được chấp thuận Có hai hệ thống thanh toán chính:

1 Thanh toán bằng hiện vật

2 Thanh toán bằng tiền

Thanh toán bằng hiện vật là một hình thức buôn bán hàng hoá hoặc dịch vụ trực tiếp để lấy hàng hoá hoặc dịch vụ khác Phương thức buôn bán này giới hạn rất khắt khe lượng hàng hoá thương mại Nếu một người muốn bán thịt và mua hoa quả họ phải tìm được một người khác muốn bán hoa quả và mua thịt Do phải mất rất nhiều thời gian để tìm cho điều phù hợp này nên trong một hệ thống thánh toán bằng hiện vật chi phí giao dịch để tiến hành thương mại là rất cao

Nhưng hình thức thanh toán bằng hiện vật vẫn còn được tiến hành ở nhiều nơi

Ví dụ, trước thời kỳ thay đổi ở Đông Âu gần đây thợ cắt tóc ở Ba Lan nhận các trang thiết bị cát tóc từ nước Anh bằng cách trao đổi, họ cung cấp máy làm tóc giả sang Luân đôn để đổi lấy kéo cắt tóc Thậm chí ngày nay, các nhà gia công thịt của úc vẫn đôỉ thịt đóng hộp để lấy tôm, cá hồi và sò của Nga; Các nhà trồng bông úc đổi bông lấy động cơ phát điện của Nga

Thanh toán bằng tiền Tiền là một hàng hoá, hay vật làm tin, có vai trò như là phương tiện thanh toán trong thương mại Tiền làm giảm chi phí giao dịch và làm cho hàng triệu giao dịch có thể khả thi mà nếu không sẽ không thể tiến hành Hãy tưởng tượng đến một loạt các giao dịch thanh toán bằng hiện vật mà bạn tiến hành hàng ngày

để có được chè, cà phê, cola, đồ ăn và mọi hàng hóa và dịch vụ khác cho tiêu dùng Trong một hệ thống thanh toán bằng tiền, bạn đổi thời gian của mình và nỗ lực kiếm tiền và sử dụng tiền để mua hàng hoá và dịch vụ mà bạn tiêu dùng Tiền bỏ đi hầu hết mọi chi phí giao dịch mà bạn có thể phải đối mặt hàng ngày trong một thế giới thanh toán bằng hiện vật

Thường chúng ta nghĩ tiền là bằng giấy hoặc kim loại Nhưng tiền có thể là bất

cứ hàng hoá nào mà lâu bền, có thể chia được và được chấp nhận rộng rãi Ví dụ, các

Trang 33

bán hàng điện tử sẽ xem tiền không phải gì khác hơn là sự điều chỉnh các tài khoản ngân hàng

1.5.2 Dòng tuần hoàn trong nền kinh tế thị trường

Hình 1.6 minh hoạ tiền và quyền về tài sản được kết hợp với các thị trường để điều phối các quyết định trong một nền kinh tế thị trường như thế nào Hai kiểu thị trường được chỉ ra trong hình: thi trường hàng hoá và thị trường các nguồn lực

Thị trường hàng hoá là thị trường trong đó hàng hoá và dịch vụ được mua và bán

Thị trường các nguồn lực là thị trường trong đó các nguồn lực cho sản xuất - các yếu tố sản xuất - được mua và bán

Hộ gia đình quyết định bán bao nhiêu các nguồn lực của họ - lao động, đất đai

và vốn - trong các thị trường nguồn lực Họ nhận thu nhập dưới dạng lương, tô, lợi tức

và lợi nhuận Hộ gia đình cũng quyết định sử dụng bao nhiêu thu nhập để mua hàng hoá và dịch vụ do các hãng sản xuất

Các hãng quyết định số lượng các nguồn lực để thuê hay mua, và sử dụng chúng như thế nào để sản xuất hàng hoá và dịch vụ, sản xuất hàng hoá và dịch vụ gì,

số lượng bao nhiêu Họ bán các đầu ra của mình trong thị trường hàng hoá

Các dòng tuần hoàn trên là kết quả từ những quyết định của hộ gia đình và các hãng như chỉ ra trong hình 1.6

Chính phủ thực thi các luật để bảo vệ quyền về tài sản ở cả hai thị trường hàng hoá và nguồn lực cũng như đưa ra những hoạt động điều tiết cho nền kinh tế

Hình 1.6: Các dòng tuần hoàn trong nền kinh tế thị trường

Trang 34

(Parkin, 2000)

Câu hỏi ôn tập

1 Thế nào là sự khan hiếm?

2 Kinh tế học là gì?

3 5 câu hỏi lớn về hàng hoá và dịch vụ mà chúng ta sản xuất ra là gì? Các nhà kinh tế tư duy như thế nào để tiếp cận các câu hỏi đó?

4 Hãy nêu các định nghĩa về kinh tế học vi mô và vĩ mô

5 Thế nào nào là một mệnh đề thực chứng? Thế nào nào là một mệnh đề chuẩn tắc? Sự khác nhau của chúng là gì?

6 Hãy nêu các cạm bãy cần tránh khi nghiên cứu kinh tế học?

7 Chi phí cơ hội để sản xuất thêm một đơn vị hàng hoá là gì?

8 Đường giới hạn năng lực sản xuất mô tả sự khan hiếm, hiệu quả sản xuất và chi phí cơ hội như thế nào?

Hãng

Hộ gia đình

Trang 35

9 Thế nào là một lựa chọn hiệu quả? Làm thế nào để lựa chọn hiệu quả?

10 Làm thế nào để biết được giá thực của một hàng hoá?

11 Hãy vẽ và nêu sự vận hành của các dòng tuần hoàn trong nền kinh tế? Vai trò của chính phủ thể hiện trong sơ đồ như thế nào?

Bài tập

1 Anh dự định đi học một khoá học hè Nếu anh đi học anh không thể làm việc theo hợp đồng với thu nhập 6 triệu VND và không thể sống và nghỉ ngơi ở nhà Học phí của khoá học là 2 triệu VND, tiền sách vở là 200000 VND và tiền chi tiêu cho sinh hoạt là 1,4 triệu VND Hỏi chi phí cơ hội của việc đi học hè là bao nhiêu?

2 Bãi đỗ xe của một siêu thị là không mất tiền, nhưng thường xuyên đông khách

và mất khoảng 30 phút để tìm được chỗ để xe Hôm nay, khi anh vừa tìm được một chỗ để xe thì An, một người bạn của anh cũng muốn để xe chỗ đó? Liệu việc để xe ở bãi đỗ này có thực sự không phảI chịu chi phí nào? Nếu chịu chi phí thì hôm nay bạn mất chi phí bao nhiêu cho việc để xe ở bãi đỗ này? Khi bạn

để xe của mình vào bãi đỗ xe bạn có bắt An phảI chịu một chi phí nào không? Tại sao?

3 An thích chơi tenis nhưng càng chơi nhiều tenis điểm kinh tế học của An càng thấp Hình sau mô tả sự đánh đổi mà An phải đối mặt:

Hãy tính chi phí cơ hội của hai giờ chơi tenis nếu An chơi từ:

a) 4 đến 6 giờ

b) 6 đến 8 giờ

Chỉ ra mối quan hệ giữa thời gian chơi tenis và chi phí cơ hội của một giờ chơi tenis

Trang 36

Chương 2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

2.1 Mục tiêu và ràng buộc của hãng

Một hãng là một tổ chức sử dụng các nguồn lực để sản xuất ra hàng hoá và dịch

vụ Tất cả các nhà sản xuất bất kể to hay bé và sản xuất gì đều được gọi là các hãng Các nhà sản xuất ô tô, các nông trang, các ngân hàng, và các công ty bảo hiểm tất cả đều là các hãng Trước tiên hãng phải thuê hoặc mua các nhân tố sản xuất sau đó tổ chức các nhân tố sản xuất đó để sản xuất và bán các sản phẩm và dịch vụ làm ra

Mục tiêu cực đại hoá lợi nhuận

Bước đầu tiên trong việc lập mô hình hành vi của hãng là mô tả mục tiêu của hãng - tức hãng cố gắng đạt tới điều gì Giả sử hãng mà ta nghiên cứu chỉ có một mục tiêu là cực đại hoá lợi nhuận Cực đại hoá lợi nhuận là phấn đấu để giành lấy lợi nhuận lớn nhất có thể được Một hãng tìm kiếm lợi nhuận lớn nhất có thể được là một hãng

cố gắng để sử dụng các nguồn lực khan hiếm của mình một cách hiệu quả Một hãng cực đại hoá lợi nhuận có cơ may lớn nhất để tồn tại trong một môi trường cạnh tranh

là hãng nhỏ và không thể ảnh hưởng tới giá mà nó bán sản phẩm hoặc mua đầu vào Với một hãng như vậy thì các ràng buộc thị trường là tập các giá thị trường cho trước

Các ràng buộc công nghệ

Trong quá trình sản xuất, dựa trên một công nghệ nhất định các hãng sử dụng các đầu vào hay các yếu tố sản xuất như lao động nguyên vật liệu và tiền vốn để biến chúng thành các đầu ra hay sản phẩm Các ràng buộc công nghệ của một hãng là những giới hạn về lượng đầu ra có thể được sản xuất từ lượng các đầu vào cho trước

Để cực đại hoá lợi nhuận, hãng lựa chọn một phương pháp sản xuất có hiệu quả về mặt công nghệ Có nghĩa nó không sử dụng nhiều hơn đầu vào cần thiết để sản xuất đầu ra đã lựa chọn Hay nó không làm lãng phí các nguồn lực Nhưng một hãng cũng phải lựa chọn cách tổ hợp các đầu vào của nó như thế nào - kỹ thuật sản xuất Nó phải chọn kỹ thuật sản xuất hiệu quả về mặt kinh tế - cách tổ hợp các đầu vào để sản xuất một lượng đầu ra cho trước với chi với chi phí thấp nhất có thể được

Quan hệ giữa các đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất được biểu diễn thông qua hàm sản xuất Hàm sản xuất cho biết mức sản lượng Q mà hãng sản xuất được ứng

Trang 37

với một tổ hợp các đầu vào nhất định Để đơn giản hoá người ta hay dùng hàm sản xuất có dạng

Q = F(K, L), với K và L là hai đầu vào vốn và lao động Tổ hợp tất cả các đầu vào và đầu ra khả thi

về mặt công nghệ gọi là các khả năng sản xuất của hãng Khi công nghệ được nâng cao hàm sản xuất sẽ thay đổi và ứng với mỗi tổ hợp đầu vào như cũ hãng có thể sản xuất được nhiều sản phẩm hơn

Các hàm sản xuất mô tả những phương án khả thi về kỹ thuật trong điều kiện hãng hoạt động có hiệu quả, tức là tạo ra sản lượng tối đa có thể với mỗi tập các đầu vào

Các ngành công nghiệp luôn khám phá ra những công nghệ sản xuất có chi phí thấp Tuy nhiên, hầu hết những công nghệ sản xuất có chi phí thấp không thể thực thi nếu không đầu tư nhà máy và trang thiết bị mới Vì vậy cần có thời gian để truyền bá một công nghệ mới vào một ngành công nghiệp Các hãng còn sử dụng công nghệ cũ chỉ tồn tại cho tới khi họ còn trang trải được cho chi phí biến đổi trung bình Công nghệ mới cho phép hãng sản xuất với mức chi phí thấp hơn và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn công nghệ cũ Với chi phí thấp hơn hãng sẵn sàng cung một lượng cho trước với giá thấp hơn hoặc sẵn sàng cung một lượng lớn hơn với giá cho trước Công nghệ sản xuất chỉ bị giới hạn bởi sự hiểu biết của chúng ta - vốn nhân lực và khả năng quản lý kinh doanh - và các nguồn lực khác

Hãng có thể chọn kỹ thuật sử dụng tương đối nhiều lao động hơn so với vốn hoặc ngược lại Các khả năng đó đối với hãng còn phụ thuộc vào khoảng thời gian của chu kỳ lập kế hoạch mà hãng ra quyết định Một hãng muốn thay đổi sản lượng trong vài ngày có ít các lựa chọn hơn đối với hãng có những kế hoạch thay đổi sản lưọng trong vài tháng

Để nghiên cứu cách thức công nghệ của một hãng giới hạn các hoạt động của

nó như thế nào ta cần phân biệt hai hai phạm vi lập kế hoạch: ngắn hạn và dài hạn

Ngắn hạn và dài hạn

Ngắn hạn là khoảng thời gian trong đó có ít nhất một lượng đầu vào cố định và các lượng đầu vào khác có thể được thay đổi Chẳng hạn, vốn của hãng cần một thời gian để thay đổi - xây dựng nhà máy mới trang bị máy móc cần phải lên kế hoạch, mua và vận chuyển cần một thời gian nhất định có khi tới hàng năm

Dài hạn là khoảng thời gian trong đó tất cả các lượng đầu vào có thể được thay đổi

Không có thời hạn cụ thể nào để phân biệt ngắn hạn hay dài hạn Trong một số trường hợp, như dịch vụ phô tô cóp py, ngắn hạn là một hoặc hai tháng Trong các trường hợp khác như công ty xây dựng điện ngắn hạn có khi tới hàng mấy năm (Parkin 2000, p.238)

2.2 Ràng buộc công nghệ trong ngắn hạn

Để tăng sản lượng trong ngắn hạn, hãng phải tăng một lượng đầu vào biến đổi Khi ra quyết định sử dụng lượng đầu vào biến đổi hãng phải tính toán tác động lên đầu

ra với mỗi sự thay đổi nhỏ - thay đổi biên - của lượng đầu vào biến đổi được sử dụng,

Trang 38

còn các đầu vào khác không thay đổi Để có một tính toán như vậy, hãng phải sử dụng ràng buộc công nghệ trong ngắn hạn của mình

Một ràng buộc công nghệ trong ngắn hạn của một hãng có thể được mô tả bằng các sử dụng ba khái niệm có liên quan sau:

Hình 2.1 mô tả tổng sản phẩm của một hãng may với biến đầu vào thay đổi là lao động và hãng sử dụng một máy để sản xuất quần áo

Bảng 2.1 Chi phí nhân công và sản lượng của hãng

(số công nhân một ngày)

Sản lượng (Số bộ quần áo một

Đường tổng sản phẩm tương tự như đường giới hạn khả năng sản xuất ở chương trước Nó tách các mức sản lượng có thể thu được khỏi các mức sản lượng không thể thu được

Các điểm nằm phía trên đường này là không thể thu được Các điểm nằm phía dưới đường này là có thể thu được, nhưng chúng là các điểm không hiệu quả - chúng

sử dụng nhiều lao động hơn mức cần thiết để sản xuất ra một mức sản lượng nhất định Chỉ có các điểm nằm trên đường tổng sản phẩm là hiệu quả về mặt công nghệ Hình 2.1: Tổng sản phẩm

Trang 39

do sự tăng thêm một đơn vị lao động

Hình 2.2: Sản phẩm biên MP

Bảng 2.1 cho thấy cách tính sản phẩm biên của lao động với một máy Ví dụ, lượng lao động tăng từ 2 lên 3 công nhân, tổng sản phẩm tăng từ 10 lên 13 bộ quần áo Sự thay đổi về tổng sản phẩm - 3 bộ quần áo - chính là số sản phẩm biên do tăng từ 2 lên 3 công nhân

Trang 40

Hình 2.2 minh hoạ sản phẩm biên của lao động với một máy Sản phẩm biên của lao động cũng thể được đo bằng dộ dốc của đường tổng sản phẩm

Chúng ta tính sản phẩm biên của lao động theo từng đơn vị tăng lên của lao động Nhưng lao động có thể chia thành những đơn vị nhỏ hơn nữa, thành giờ, thậm chí là phút Khi thay đổi lượng lao động theo những đơn vị nhỏ nhất có thể hình dung được, ta có thể vẽ đường sản phẩm biên như hình 2.2

Lưu ý, sản phẩm biên của lao động (tung độ), chẳng hạn là 3, tương ứng với mỗi đơn vị tăng thêm về lao động, từ 2 lên 3, nên hoành độ là điểm giữa 2 và 3

Các đường tổng sản phẩm, sản phẩm biên và sản phẩm trung bình đối với các hãng khác nhau, các hàng hoá khác nhau là khác nhau Nhưng hình dạng của các đường sản phẩm là tương tự, bởi vì hầu hết mỗi quá trình sản xuất đều thống nhất ở hai đặc trưng:

1 Ban đầu hiệu suất biên tăng dần

2 Cuối cùng hiệu suất biên giảm dần

Hiệu suất biên tăng dần

Hiệu suất biên tăng dần xuất hiện khi sản phẩm biên của người công nhân tăng thêm lớn hơn sản phẩm biên của người công nhân trước đó Nếu một xưởng may chỉ thuê một công nhân, người công nhân phải biết và đảm nhận tất cả mọi hoạt động sản xuất khác nhau để xuất xưởng được sản phẩm, như cắt, may, đóng gói, mua và kiểm tra màu sợi Nếu hãng thuê thêm người thứ hai, hai công nhân này có thể chuyên môn hoá các phần khác nhau của quá trình sản xuất Kết quả, hai công nhân sản xuất được nhiều hơn gấp đôi sản phẩm Tức là sản phẩm biên của người thứ hai lớn hơn sản phẩm biên của người thứ nhất Cứ như vậy hiệu suất biên tăng dần

Hiệu suất biên giảm dần

Sự tăng lên của hiệu suất biên không phải diễn ra mãi, mà tất cả các quá trình sản xuất cuối cùng đều đạt tới điểm hiệu suất biên giảm Hiệu suất biên giảm dần xuất hiện khi sản phẩm biên của người công nhân tăng thêm nhỏ hơn sản phẩm biên của người công nhân trước đó Nếu hãng thuê thêm người công nhân thứ ba, sản lượng tăng lên nhưng không nhiều như khi thêm người thứ hai Trong trường hợp này, sau khi thuê hai công nhân tất cả lợi ích có được từ việc chuyên môn hoá và phân công lao động đã được vét cạn Khi thuê người thứ ba hãng sản xuất nhiều quần áo hơn, nhưng trang thiết bị đang hoạt động đã gần đạt tới giới hạn công suất của nó Nếu cứ thuê thêm công nhân, sản lượng sẽ tiếp tục tăng nhưng càng ngày lượng tăng thêm càng

giảm Hiệu suất biên giảm Hiện tượng này diễn ra phổ biến và được gọi là qui luật

hiệu suất giảm dần Qui luật này phát biểu như sau:

Khi hãng sử dụng một đầu vào biến đổi ngày càng nhiều với lượng các đầu vào cố định khác cho trước thì sản phẩm biên của đầu vào biến đổi đó cuối cùng sẽ giảm

Do sản phẩm biên cuối cùng sẽ giảm nên sản phẩm trung bình cũng giảm

Sản phẩm trung bình

Ngày đăng: 07/01/2021, 09:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w