GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ LỚP LÁ GDMN Đề tài: Quảbầutiên Trường: MN Hoa Hồng-Hòa Bình GV: Phạm Nguyễn Ngọc Phương I. YÊU CẦU: - Trẻ hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện, nắm bắt được trình tự và diễn biến câu chuyện. Người hiền lành thì được hưởng phúc, người tham lam thì bị trừng trị. - Phát triển khả năng tưởng tượng, suy đoán, có ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng. - Giáo dục trẻ biết tham gia hoạt động cùng tập thể, bàn bạc và thảo luận trong nhóm chơi. II. CHUẨN BỊ: - Máy vi tính có câu chuyện: “Quả bầu tiên”. - Máy chiếu - Tranh quảbầu cắt rời, mỗi thẻ tranh rời có gắn chữ cái tương ứng trong từ “quả bầu”. - Tranh minh họa nội dung truyện. III. TIẾN HÀNH: Hoạt động của GV Dự kiến hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Trò chuyện - Lớp hát: “Bầu và bí” - Bài hát nói đến trái gì vậy? - Trái bầu, trái bí do ai trồng ra? - Ngoài ra, các cô bác nông dân còn làm ra sản phẩm nào nữa? - Thế cô bác nông dân làm nghề gì? - Các con học giỏi, ngoan nên các bác gửi tặng các con 1 món quà, nhìn xem đây là cái gì? - Để chỉ quảbầu cô có từ “quả bầu”, cô đọc từ - cho trẻ đọc từ ( 2 lần ) - Trong giỏ của cô có rất nhiều miếng bìa gắn các chữ cái giống hệt các chữ cái trong từ “quả bầu”. Các con hãy thi ghép chữ theo mẫu của cô trên này nhé! - Cô mời 2 đội lên chơi, lần lượt từng trẻ của mỗi đội sẽ lên lấy 1 miếng bìa có gắn chữ cái, xếp theo thứ tự các chữ cái trong từ trên bảng. - Hỏi trẻ: Sau khi ghép từ xong con thấy có hình ảnh gì? - Trong quảbầu có gì? - Cô mở đôi quảbầu thứ 1 có vàng bạc. - Mở quảbầu thứ 2 có rắn rết. - Vì sao như vậy? Các con lắng nghe cô kể câu chuyện sau sẽ rõ. - Hát - Bầu, bí - Cô bác nông dân - Trẻ kể . - Nghề nông - Đọc - Lắng nghe - Chơi - Trả lời * Hoạt động 2: Kể chuyện trẻ nghe - Cô kể thật diễn cảm câu chuyện trên màn hình máy tính cho trẻ nghe. - Khi kể chú ý nhấn mạnh vào tình tiết: chú bé tốt bụng, lão địa chủ độc ác. * Hoạt động 3: Giúp trẻ hiểu tác phẩm - Trong câu chuyện có những nhân vật nào? - Chú bé là người như thế nào? - Khi thấy chim én bị rơi xuống đất, chú bé đã làm gì? - Mùa thu đến, chim én hết đau, thấy đàn én bay đi tránh rét, chú bé đã nói gì với chim én? Ai bắt chước giọng của chú bé được? - Đông đã qua, xuân lại về, én có trở về thăm chú bé không? - Én đã đem gì về cho chú bé? - Chú bé đã làm gì với hạt bầu? - Điều kì lạ gì đã xảy ra? - Vì sao quảbầu có nhiều vàng bạc? - À đúng rồi, vì chú là người tốt bụng, đã cứu chim én, được én trả ơn, cuối cùng chú bé được sung sướng, hạnh phúc. - Tên địa chủ đã làm gì để chim én cho hắn hạt bầu tiên? - Quảbầu của hắn bên trong có gì? - Vì sao tên địa chủ có quảbầu toàn là rắn rết? - À, vì tham lam độc ác, nên cuối cùng tên địa chủ bị rắn rết cắn chết. - Vậy tên địa chủ là người như thế nào? - Qua câu chuyện này con học tập ai? Vì sao? - Cho trẻ đặt tên truyện, hỏi trẻ vì sao? - Cô thống nhất tên truyện “quả bầu tiên”, cô đọc từ , cho trẻ đọc từ. Đếm số tiếng, tìm chữ cái học rồi – phát âm. * Hoạt động 4: Trò chơi - Cô giới thiệu trò chơi: “Thi kể chuyện sáng tạo” - Cách chơi: 3 đội lên nhận tranh, về thảo luận nội dung tranh, kể khác chi tiết có trong tranh, trẻ đại diện lên kể lại cho lớp nghe. - Trẻ tiến hành chơi. * Kết thúc: Nhận xét tiết học - Chú ý - Trả lời - Trẻ nói - Hạt bầu - Trẻ nói - Rắn rết - Trẻ nói theo suy nghĩ - Chú bé, Tên địa chủ độc ác, Hạt bầu, Chim én . - Lắng nghe - Chơi . tính có câu chuyện: Quả bầu tiên . - Máy chiếu - Tranh quả bầu cắt rời, mỗi thẻ tranh rời có gắn chữ cái tương ứng trong từ quả bầu . - Tranh minh họa. ghép từ xong con thấy có hình ảnh gì? - Trong quả bầu có gì? - Cô mở đôi quả bầu thứ 1 có vàng bạc. - Mở quả bầu thứ 2 có rắn rết. - Vì sao như vậy? Các