1. Trang chủ
  2. » Nghệ sĩ và thiết kế

Tải Bài dự thi Tìm hiểu hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Tìm hiểu hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

11 26 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 18,15 KB

Nội dung

Chính phủ, “đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn ...” (khoản 2 Quy dịnh rõ h[r]

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU

HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Họ và tên người dự thi: Ngày, tháng, năm sinh: Chức danh:

Đơn vị công tác:

Câu 1 Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có mấy bản Hiến pháp? Các bản Hiến pháp đó được quốchội thông qua vào ngày, tháng, năm nào ?

Trả lời:

Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam) đến nay, nước ta có 05 bản Hiến pháp.

- Hiến pháp năm 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc

hội thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946.

- Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua vào ngày

- Hiến pháp năm 1980 được Quốc hội khoá VI, tại kỳ họp thứ 7 ngày 18-12- 1980, đã nhất trí thông

qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980

- Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam thông qua ngày

15/4/1992, được Quốc hội.nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiếnpháp năm 1992 vào ngày Hiến pháp pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là bản Hiếnpháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thôngqua vào ngày vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013.

Câu 2 Bản Hiến pháp mới được quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông quangày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? So với Hiến pháp năm1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có bao nhiêu điều được giữ nguyên? Có hao nhiêu điều đượcsửa đổi, bổ sung? Điều sửa đổi, bổ sung nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao ?

Trang 2

Một là, đã khắc phục được sự nhầm lẫn giữa quyền con người với quyền công dân Hiến pháp năm

2013 không còn đồng nhất quyền con người với quyền công dân như ở Điều 50 của Hiến pháp năm 1992, màđã phân biệt và sử dụng hai thuật ngữ “mọi người” và “công dân” cho việc chế định các quyền con người vàquyền công dân (Chương II).

Hai là, mở rộng nội hàm chủ thể quyền Trong các bản hiến pháp trước đây, đặc biệt là Hiến pháp năm

1992, nội hàm của quyên con người chỉ dừng lại ở khái niệm chủ thể là “công dân”, chứ không phải là “mọingười” Trong Hiến pháp năm 2013, các chủ thể quyền được mở rộng, không chỉ là “công dân”, mà còn làmọi người”, “tổ chức” hay nhóm xã hội và cộng đồng, đặc biệt là những nhóm dễ bị tổn thương (trẻ em,thanh niên, người cao tuổi).

Ba là, mở rộng nội dung quyền Hiến pháp năm 2013 đã nâng tầm chế định quyền con người, quyền

công dân thành một chương So với hiến pháp của nhiều quốc gia, Hiến pháp năm 2013 của nước ta thuộcvào những hiên pháp ghi nhận một số lượng cao về quyền con người Hiến pháp đã dành 36 điều ở Chương11 trên tổng số 120 điều của Hiến pháp cho việc chế định trực tiếp các quyền con người, quyền và nghĩa vụcơ bản của công dân Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 còn dành một số điều chế định sự bảo hộ hay bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp về tài sản hợp pháp, sử dụng đất, lao động và việc làm (Điều 51, 54, 57) Việc sắpxếp quyền con người.phù hợp với việc sắp xếp các nhóm quyền của luật nhân quyền quốc tế là quyền dân sự,chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.

Hiến pháp năm 2013 quy định rõ hơn hoặc tách thành điều riêng hầu hết các quyền đã được ghi nhậntrong Hiến pháp năm 1992, bao gồm: bình đẳng trước pháp luật (Điều l6); không bị tra tấn, bạo lực, truy bức,nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm(khoản 1, Điều 20); bảo vệ đời tư (Điều 21); tiếp cận thông tin (Điều 25); tham gia quản lý nhà nước và xãhội (Điều 28); bình đẳng giới (Điều 26); quyền biếu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (Điều 29);được xét xử công bằng, công khai (Điều 31); bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34); quyền việc làm (Điều 35);

Đặc biệt, Điều 20 và 21 của Hiến pháp năm 2013 quy định rõ, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mậtgia đình, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư kháccủa mọi người đều được bảo vệ, do đó, đã mở rộng chủ thể và nội dung quyền được bảo vệ về đời tư so vớiĐiều 73 của Hiến pháp năm 1992 - chỉ quy định về quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín Nếu Điều 63của Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhânphẩm phụ nữ, thì Hiến pháp năm 2013 quy định “nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới” (Điều 26), tức là đãthay đổi quan niệm và cách tiếp cận về bình đẳng giới, từ chỉ bình đẳng với giới nữ sang bình đẳng với cảgiới nam và giới nữ Chủ thể và nội dung quyền bình đẳng về giới, do vậy, được mở rộng và làm sâu sắc hơn.Không chỉ củng cố các quyền đã được hiến định trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 cònchế định một số quyền mới, như quyền sống (Điều 19); các quyền về nghiên cứu khoa học và công nghệ,sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó (Điều 40); quyền hưởng thụ và tiếpcận.các giá trị văn hóa, tham gia đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41); quyền xác định dântộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42); quyền được sống trong môi trường

Trang 3

trong lành (Điều 43); quyền không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác (khoản 2, Điều 17).

Bốn là, quy định về hạn chế quyền Khoản 2, Điều 14 của Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền con

người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốcphòng an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đông” Việc quy định vềhạn chế quyền là cần thiết để bảo đảm quyền con người, quyền công dân được thực hiện một cách minh bạch,phòng ngừa sự cắt xén hay hạn chế các quyền này một cách tùy tiện từ phía các cơ quan nhà nước.

Năm là, quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người, mỗi công dân So với các bản hiến pháp trước

đây, trong Hiến pháp năm 2013, việc quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người, mỗi công dân có nộidung đầy đủ, rõ ràng hơn Điều 15 của Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “2 Mọi người có nghiã vụ tôn trọngquyền của người khác”; “4 Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi íchquốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

Câu 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam doNhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân ” Bạn hãy nêu và phân tích ngắngọn các quy định của Hiến pháp năm 2013 về những cách thức để Nhân dân thực hiện quyền lực nhànước.

Trả lời:

Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tấtcả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân ” các quy định của Hiến pháp năm 2013 về những cách thức đểNhân dân thực hiện quyền lực nhà nước như sau:

- Khoản 2 Điều 4 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhândân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyếtđịnh của mình”, đây là điểm bố sung mới quan trọng, vì vai trò làm chủ của Nhân dân đối với nước, Nhândân giao phó trách nhiệm cho Đảng để lãnh đạo Nhà nước và xã hội, vì vậy, Đảng phải chịu sự giám sát vàchịu trách nhiệm trước nhân dân trong việc lãnh đạo của mình.

- Tại Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủtrực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác củaNhà nước”, quy định đa dạng hơn về thực hiện quyền lực của Nhân dân so với Hiến pháp năm 1992, đặc biệtthế hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp đã làm rõ hơn, sâu sắc hơn vai trò làm chủ của Nhân dân.- Lần đầu tiên trong Hiến pháp năm 2003 ghi nhận quyền con người, quyền cơ bản của công dân tạichương li Hiến pháp năm 2013 đã có những nhận thức mới về đề cao nhân tố con người, coi con người làchủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển Điều 14 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “ởnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinhtế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” “Quyền conngười, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật, trong trường hợp cần thiết vì lý do quốcphòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”.

- Điều 53 Hiến pháp năm 2013 thể hiện: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở

Trang 4

vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản côngthuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” đã khẳng định quyền sở hữucủa Nhân dân và Nhân dân ủy quyền cho Nhà nước đại diện Nhân dân đế sờ hữu và thống nhất quản lý, chịutrách nhiệm trước Nhân dân về việc quán lý tài sản do Nhân dân ủy quyền.

- Điều 65 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổquốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnhthổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xãhội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế” thể hiện trách nhiệm của lựclượng vũ trang là tuyệt đối trung thành với Nhân dân và trước hết là phải bảo vệ Nhân dân là một chủ thể làmchủ đất nước, sau đó là bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghiã.

- Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơquan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đã nhấn mạnh vai trò củaNhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước, tất cả quyên lực Nhà nước đều thuộc về Nhân dân.Nhân dân ủy thác thực hiện.quyền lực.cao nhất cho Quốc hội để thực hiện quyền lập hiến như đề xuất sửa đổiHiến pháp.

Câu 4 Những quy định nào của Hiến pháp năm 2013 thể hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc?

Trả lời:

Những quy định của Hiến pháp năm 2013 thể hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc đó là:

Tại Điều 5, Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “1 Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc giathống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam 2 Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôntrọng và giúp nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc 3 Ngôn ngữ quốc gia làtiếng Việt Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tậpquán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình 4 Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạođiều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”.

Tại Điều 42, Chương II Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: “Công dân cóquyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp”; hay Điều 61,Chương III: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường: “Nhà nước ưu tiên pháttriển giáo đặc ởrmiền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặcbiệt khó khăn ”.

Khoản 1 Điều 58 : Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhândân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểusố, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Khoản 1 Điều 60 của Hiến pháp:

Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Khoản 2 Điều 75 : Hội đồng dân.tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực

Trang 5

hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miềnnúi và vùng đồng bào dân tộc thiêu số.

Câu 5 Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sungnăm 2001) về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Điểm mới nào bạn tâm đắcnhất? Vì sao?

Trả lời:

Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đối, bổ sung năm 2001) vềquyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Kế thừa Hiến pháp năm 1946 và tinh hoa tư tưởngnhân loại, trong Hiến pháp năm 2013, tại khoản 1, Điều 14 quy định : “ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được côngnhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.

- Việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân gắn bó mật thiết với việc bảo đảm chế độ chínhtrị.Trong Hiến pháp năm 2013, chế định về quyền con người, quyền công dân được đưa lên Chương II, ngay

sau chương chế định về chế độ chính trị (so với vị trí thứ 5 trong Hiến pháp năm 1992) Đây không chỉ đơnthuần là kỹ thuật lập hiến, mà còn phản ánh sự thay đổi trong nhận thức lý luận về nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa Bằng cách đó, đã đi đến khẳng định: Nhà nước được lập ra là để bảo vệ' và thúc đẩy các quyềncon người, quyền công dân; việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân gắn bó mật thiết với việc bảođảm chế độ chính trị.

- Thể chế kinh tế, xã hội và văn hóa để bảo đảm quyền con người, quyền công dân Về thể chế kinh tế,

xã hội và văn hóa, Chương III của Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định trách nhiệm của Nhà nước và xãhội trong lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh xã hội, y tế, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, phát triểncon người (từ Điều 57 đến Điều 60); đồng thời, bổ sung quy định về trách nhiệm của Nhà nước trong việcbảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao.động, người sử dụng lao động và tạo điêu kiện xây dựng quanhệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định (Điều 57).

Về phát triển giáo dục và khoa học, công nghệ, cùng với việc chế định quyền trong lĩnh vực này, Hiếnpháp năm 2013 tiếp tục.khẳng định phát triển giáo dục, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đồngthời xác định những mục tiêu và định hướng chính trong việc phát triển giáo dục và khoa học, công nghệ(Điều 61, 62).

Về môi trường, cùng với việc chế định quyền trong lĩnh vực này, Hiến pháp năm 2013 Â nêu rõ Nhànước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiênnhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, chú động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu(Điều 63).

- Thể chế tư pháp để bảo đảm quyền con người, quyền công dân Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định về

cấm truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân (Điều 71) Đến Hiến pháp năm 2013,Ở Điều 20, lần đầu tiên trong lịch sử hiến pháp nước ta, đã chế định về cấm tra tấn nói riêng và cấm bất kỳhình thức bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe,

Trang 6

xúc phạm danh dự, nhân phẩm của mọi người Quy định này cụ thể, rõ ràng và rộng hơn so với quy định cũ,cả về hành vi bị cấm, cả về chủ thế được bảo vệ.

Hiến pháp năm 1992 , tại Điều 72, quy định quyền tố tụng công dân chỉ gồm: suy đoán vô tội; bồithường thiệt hại vật chất và phục hồi danh dự cho người bị oan sai trong tố tụng; xử lý nghiêm minh ngườilàm trái pháp luật trong thi hành tố tụng gây thiệt hại cho người khác Hiến pháp năm 2013 bổ sung: xét xửkịp thời, công bằng, công khai; không bị kết án hai lần vì một tội phạm; quyền tự bào chữa nhờ luật sư hoặcngười khác bào chữa (Điều 3l) Quy định mới này đã mở rộng chủ thể và phạm vi quyền đòi.bồi thường thiệthại; đồng thời buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải công bằng và khách quan trong việc tìm chứng cứ, coitrọng cả chứng cứ buộc tội, cả chứng cứ gỡ tội

Nếu Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định công dân “có quyền được thông tin” (Điều 69), thì Hiến phápnăm 2013, Ở Điều 25, thay chữ “được” bằng cụm từ “tiếp cận” Nhờ quyền tiếp cận thông tin, mọi công dâncó thể tiếp cận thông tin, cả về các quyền thực định cũng như về hoạt động tư pháp, để thụ hưởng đầy đủ vàbảo vệ các quyền của mình theo Hiến pháp và pháp luật.

Xác định đầy đủ nghĩa vụ của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân Trongkhi Điều 50 của Hiến pháp năm 1992 mới chỉ ghi nhận nghĩa vụ tôn trọng thì Hiến pháp năm 2013 ghi nhậncả bốn nghĩa vụ của Nhà nước vê công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm (thực hiện) quyền con người(Điều 3 và Điều 14), tương tự như sự xác định ở Lời mở đầu của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người(năm 1948).

Hiến pháp năm 2013 tái khẳng định quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân và bổ sung: “Nhànước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếpnhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân” (Điều 28) Việc bổ sung này đã ràng buộc nghĩa vụ của cáccơ quan nhà nước trong bảo đảm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của người dân; qua đó, bảo đảmđể quyền này của người dân được thực hiện trong thực tế.

Chế định những công cụ hữu hiệu và quy định việc thiết lập cơ chế bảo vệ Hiến pháp, trong đó có cácquyền con người đã được hiến định Hiến pháp năm 2013 chế định những công cụ hữu hiệu cho việc bảo

đảm quyền con người, quyền công dân, đó là Hội đồng Bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước, và sửa đổi,Lìa sung chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp Khoản 2, Điều 119 khẳng định: “Cơ chế bảo vệ Hiếnpháp do luật định” Đây là quy định có tính nguyên tắc nhằm thiết lập cơ chế bảo vệ Hiến pháp, trong đó cócác quyền con người đã được hiến định một cách hiệu quả và ở mức cao nhất.

Điểm mới nào bạn tâm đắc nhất:

Thứ nhất, thể chế hóa các quyền hiến định, đồng thời rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hànhđể tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam và trên cơ sở Hiến pháp năm 2013 Hiến pháp là đạoluật cơ bản, giữ vai trò quyết định khung khổ và cấu trúc của toàn bộ hệ thống pháp luật quốc gia Một mặt,

mỗi quyền hiến định có thể được thể chế hóa thành một luật hoặc bộ luật (như quyền lao động), nhưng cũngcó thể liên quan đến nhiều văn bản pháp luật khác nhau Mặt khác, với việc ban hành Hiến pháp mới, nhiềuquy định trong các văn bản pháp luật hiện hành có thể không còn phù hợp Vì thế, phải thể chế hóa các quyền

Trang 7

hiến định, đồng thời rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật để tạo sự thống nhất trong hệ thông pháp luật ViệtNam theo và trên cơ sở Hiến pháp năm 2013.

Thứ hai bảo đảm sự bình đẳng giữa các quyền Hầu hết các hiến pháp hiện hành trên thế giới chỉ quy

định những quyền cơ bản (mặc dù quan niệm về các quyền cơ bản là rất khác nhau giữa các quốc gia) Vìthế, có một số quyền con người, tuy không được chế định trong hiến pháp, nhưng có thể được quy định trongcác văn bản pháp luật khác của quốc gia Do đó, nếu không thể chế hóa các quyền hiến định.thì có thể gây rahiểu nhầm rằng, những quyền hiến định quan trọng hơn và cần được ưu tiên bảo đảm thực hiện hơn so vớicác quyền không được hiến định.

Thứ ba, cụ thể hóa các quyền hiến định để thực hiện được trên thực tế Nhìn chung, có nhiều quyền

hiến định rất khó thực hiện được trên thực tế Ví dụ, quyền tiếp cận thông tin quy định ở Điều 25 của Hiếnpháp năm 2013, trong khi Điều 21 của Hiến pháp này mới chủ yếu quy định phạm vi thông tin (về đời sốngriêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình) và nội dung thông tin (thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thứctrao đổi thông tin riêng tư khác) trong quyền được bảo vệ thông tin Theo Luật Nhân quyền quốc tế và hiếnpháp của nhiều nước trên thế giới, quyền tiếp cận thông tin thường bao gồm ba quyền phái sinh là: quyềnđược thông tin, quyền được tìm kiếm thông tin, quyền được phổ biến thông tin Do đó, cần xây dựng luật đểbảo đảm đầy đủ quyền tiếp cận thông tin, trên cơ sở đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013.

Thứ tư thể chế hóa những quyền không được hiến định Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam và tất cả

các hiến pháp trên thế giới không thể liệt kê được đầy đủ hệ thống các quyền, vì các quyền cũng vận động,biến đổi cùng với sự phát triển của dời sống xã hội, và cũng không cần thiết phải làm như vậy Do đó, phảithể chế hóa các quyền chưa được và không cần thiết phải hiến định thành các văn bản pháp luật, như cấm chếđộ nô lệ, nô dịch hoặc cưỡng bức lao động; quyền của người không quốc tịch; quyền đình công; quyền biểutình; quyền lao động của người vị thành niên; quyên nghỉ ngơi;

Câu 6 Những điểm mới, quan trọng về vị trí, chức năng của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhândân trong Hiến pháp năm 2013 Phân tích điểm mới về mối quan hệ giữa các cơ quan đó trong thựchiện quyền lực Nhà nước?

Trả lời:

Những điểm mới, quan trọng về vị trí, chức năng của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân trongHiến pháp năm 2013

- Quốc hội (Chương V)

Về Quốc Hội Sửa đổi, bổ sung Điều 83 của Hiến pháp 1992, khẳng định Quốc hội là cơ quan đại biểucao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vân đề quan trọng của đất nước và giám sát tốicao đối với hoạt động của Nhà nước điều 69 Bổ sung thẩm quyền của quốc hội trong việc phê chuẩn việc bổnhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (khoản 7 Điều 70) để phù hợp với yêucầu đổi mới mô hình Tòa án nhân dân, làm rõ hơn vai trò của Quốc hội trong mối quan hệ với cơ quan thựchiện quyền tư pháp, đồng thời nâng cao vị thế của Thẩm phán theo tinh thần cải cách tư pháp Bổ sung thẩm

Trang 8

quyền của Quốc hội trong việc giám sát, quy định tổ chức và hoạt động, quyết định nhân sự đối với Hội đồngbầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập (Điều 70) Tiếp tục quy địnhviệc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn (khoản 8 Điều 70).

- Chính phủ (Chương VII)

Hiến pháp năm 2013 kế thừa đồng thời bổ sung để thể hiện một cách toàn diện tính chất, vị trí, chứcnăng của Chính phủ Điều 109 Hiến pháp năm 2013: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhấtcủa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốchội” Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Hiến pháp chính thức khẳng định Chính phủ làcơ quan thực hiện quyền hành pháp Đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp xác định cụ thể, rõ ràng, đầy đủchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vai trò của Chính phủ trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, xâydựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Hiến pháp đã thay đổi cách thức quy định về hình thức ban hành văn bản quy ljhạm pháp luật củaChính phủ Hiến pháp năm 1992 quy định cụ thể các hình chức ban hành văn bản pháp luật của Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ Các quy định này đã được sửa đổi bởiLuật Ban hành văn bản quy phạm năm 2008 Để phù hợp với thực tiễn xây dựng pháp luật ở nước ta và hiếnpháp nhiều nước trên thế giới, Điều 100 Hiến pháp năm 2008 sửa lại là: “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn củamình, kiêm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật.

Hiến pháp phân định cụ thể thẩm quyền của Chính phủ trong việc tổ chức đàm phán, ký điều ước quốctế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấmdứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy địnhtại khoản 14 Điều 70 của Hiến pháp.

Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp

Cụ thể đối với Chính phủ, lần đầu tiên Hiển pháp chính thức khẳng định tính chất, vị trí của Chính phủlà cơ quan thực hiện quyền hành pháp; nhấn mạnh và đề cao hơn tính chất, vị trí Chính phủ là cơ quan hànhchính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đồng thời, khẳng định vai trò hoạch định chính sách của Chính phủ, “đề xuất, xây dựng chính sáchtrình Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệmvụ, quyền hạn ” (khoản 2 Quy dịnh rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc tổ chức thinhành Hiến pháp và pháp luật (khoản 1); thi hành các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm

tính mạng, lài sản của Nhân dân (khoản 3 Điều 96)

Bên cạnh quyền trình dự án luật, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung quyền ban hành văn bản pháp quycủa Chính phủ như một nhiệm vụ, quyền hạn độc lập để thực hiện chức năng hành pháp tại Điều 100: “Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật

theo quy định của luật”

Trang 9

Với những sửa đổi, bổ sung trên đây, quyền hành phát của chính phủ đã có bước đổi mới, hoàn thiện,phù hợp với bản chất, chức năng của quyền hành pháp hiện đại.

Về mối quan hệ giữa Chính phủ với Quốc hội, Chủ tịch nước Hiến pháp đã bỏ quy định về thẩm quyềncủa Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhằm tạo điều kiện cho Chính phủ chủ động,linh hoạt trong việc đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh Đồng 'thời, Hiến pháp cũng phân định rõ hơn phạm vichính sách và các vẩn đề quan trọng do Quốc hội và Chính phủ quyết định trong một số lĩnh vực (như Quốchội quyết định mục tiêu chỉ tiêu chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển KTXH của đất nước, quyết địnhchính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, còn Chính phủ có thẩm quyền ban hành các chính sách cụthể, biện pháp để quản lý, điều hành các lĩnh vực, phân định rõ và phù hợp hơn nhiệm vụ, quyền hạn của.Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc đàm phán, ký kết gia nhập điều ướcquốc tế.

Về cơ cấu, thành phần Chính phủ: Hiến pháp sửa đổi quy định rõ chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ,các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (bỏ cụm từ “các thành viênkhác” của Hiến pháp 1992); bổ sung quy định “cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyđịnh” để trên cơ sở đó quy định trong luật về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ.

Đề cao chế định Thủ tướng Chính phủ

Trong bản Hiến pháp mới, chế định Thủ tướng Chính phủ tiếp tục được đề cao Tập trung thẩm quyềnThủ tướng Chính phủ trong việc lãnh đạo, điều hành Chính phủ và hệ thống hành chính Nhà nước từ Trungương đến địa phương.

Thủ tướng Chính phủ được Hiến pháp khẳng định rõ vị trí, vai trò là người đứng đầu Chính phủ (mớibổ sung) Đồng thời., quy định rõ hơn trách nhiệm giải trình của Thủ tướng: Chịu trách nhiệm trước Quốchội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướngchính phủ trước Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Quy định rõ hơn nhiệm vụ và quyền hạn cửa Thủ tướng đối với Chính phủ, nhất là đối với hệ thốnghành chính Nhà nước: Thủ tướng Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổchức thi hành pháp luật “Lãnh đạo và chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hànhchính nhà nước từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thong suốt của nền hành chínhquốc gia” (khoản 1, khoản 2 Điều 98).

Với các sửa đổi, bổ sung này, vị thế và vai trò của Thủ tướng đã nâng cao hơn Thủ tướng Chính phủthực sự trở thành nhân tố định hướng các mục tiêu chung và thúc đẩy, định hướng xây dựng chính sách vàtoàn bộ hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính Nhà nước từ Trung ương tới địa phương trong việcthực hiện các chức năng, thẩm quyền theo quy định của pháp luật.”

- Tòa án nhân dân (Chương VIII)

Hiến pháp 2013 bổ sung quy định Tòa án nhân dân thực hiện quyền Tư pháp (Điều 102) Sửa đổi quyđịnh về hệ thống tổ chức Tòa án (khoản 2 Điều 102) cho phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp theo hướngkhông xác định cấp Tòa án cụ thê trong Hiến pháp mà để luật định, làm cơ sở hiến định cho việc tiếp tục đổi

Trang 10

mới hoạt động tư pháp, phù hợp với yêu cầu của Nhà nước pháp

Câu 7 Cấp chính quyền địa phương quy định trong Hiến pháp năm 2013 gồm nhũng cơ quannào? Bạn hãy nêu nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với Nhân dân.

Trả lời:

Cấp chính quyền địa phương quy định trong Hiến pháp năm 2013 gồm Hội đồng nhân dân và ủy bannhân dân.

- Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với

+ Hội đồng nhân dân (Đ 113): Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đạidiện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu tráchnhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

+ Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiếnpháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

+ Ủy ban nhân dân (Đ 114): Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương đo Hội đồng nhân dâncùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịutrách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị

quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao

Câu 8 Hiến pháp năm 2013 quy định như thế nào về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đạibiểu Hội đồng nhân dân đối với cử tri và Nhân dân?

Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội đối với cử tri và Nhân được Hiến pháp năm 2013 quy định tạikhoản 1 Điều 115 như sau:

“Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở địa phương;phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân trả lời những yêu cầu kiến nghị củacử tri xem xét đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Nhân dân Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệmvụ vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân,động viên nhân dân tham gia quản lý nhà nước”.

Ngày đăng: 04/01/2021, 18:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w