1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Đôi điều về cà phê, nước uống

3 250 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 171,91 KB

Nội dung

Đôi điều về phê, nước uống Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức (Câu Chuyện Thầy Lang) 1-Câu hỏi được nêu ra là “vì sao uống nước trà đậm thì mất ngủ”? Chúng ta biết rằng trà cũng như phê có chất caffeine. Caffeine là một hóa chất hữu cơ thuộc nhóm purines. Tác dụng chính của caffeine là kích thích hệ thần kinh trung ương, tăng sinh hoạt trí tuệ, làm ta tỉnh táo nhất là khi con người mỏi mệt hoặc chán nản. Với giấc ngủ thì ảnh hưởng tùy người: có người gặp khó khăn, có người không khi uống phê. Caffeine làm thư giãn cơ thịt trong thành động mạch, tăng sức bóp của tim, tăng máu từ tim đưa ra, tăng huyết áp. Caffeine tăng dịch vị bao tử nên nhiều người ưa uống phê sau khi ăn để dễ tiêu hóa thực phNm. Caffeine làm tăng sự dẻo dai của lực sĩ thể thao, vì thế Ủy Ban Thế Vận kiểm soát coi họ có dùng quá nhiều chất kích thích này. Caffeine làm tăng sự bài tiết nước tiểu. Sau khi uống, caffeine thấm nhập rất mau vào khắp các bộ phận của cơ thể. Thời gian bán hủy là 3 giờ nên caffeine không tích tụ trong cơ thể. Đa số caffeine được thải khỏi cơ thể qua nước tiểu. Mỗi người có đáp ứng khác nhau với caffeine. Do đó có người uống ba bốn ly trà hoặc phê một lúc mà không cảm thấy thay đổi gì. Trong khi đó, người không quen với caffeine, chỉ uống một ly trà hoặc phê là đã thấy nóng nảy, hồi hộp, tim đập nhanh. Một người đã quen dùng caffeine rối mà ngưng tức thì, họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, buồn ngủ. Nếu họ ngưng từ từ thì không bị các khó khăn này. Liều lượng trung bình của caffeine là 200mg, tùy theo từng người. Khi dùng tới số lượng trên 1000 mg thì trong người thấy mất ngủ, bất an, tim đập nhanh, thở hổn hển, buồn tiểu, ù tai, xót ruột. Tử vong có thể xảy ra khi dùng tới trên 10 gram (80-100 ly) caffeine. Đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng “tỉnh ngủ” của caffeine. Các nghiên cứu này đều tập trung vào hóa chất adenosine do não bộ sản xuất khi ta không ngủ hoặc khi làm việc. Cơ thể càng làm việc nhiều thì Adenosine sản xuất càng cao. Hóa chất này sẽ bám các thụ thể ức chế của tế bào thần kinh, làm thần kinh giảm hoạt động và ta cảm thấy buồn ngủ. Đây cũng là phản ứng tốt, vì nếu cứ kéo dài sự làm việc thì cơ thể sẽ mau suy nhược. Giấc ngủ là cơ hội để cơ thể nghỉ ngơi, bồi dưỡng sinh lực, sẵn sàng cho các hoạt động kế tiếp. Caffeine có cấu trúc tương tự như adenosine. Chúng chiếm chỗ của adenosine nơi các thụ thể thần kinh và kích thích hệ thần kinh. Hệ thần kinh hoạt động nhiều hơn và một trong những hậu quả là ta thấy tỉnh táo, nhanh nhẹn hơn. Vì thế các tài xế lái xe đường trường, những người làm việc trí óc nhiều…đều uống phê để trở nên sáng suốt. Caffeine cũng khiến cho cơ thể tăng sản xuất adrenaline vì tưởng như có chuyện khNn trương xNy ra. Con ngươi mở rộng, mạch máu giãn nở để đưa nhiều máu ra ngoại vi, tim đập nhanh, hơi thở tăng để sẵn sàng đối phó. Caffeine còn ảnh hưởng lên hóa chất Dopamine, một chất gây cảm giác sảng khoái tương tự như heroine, amphetamine. Caffeine kích thích não, sản xuất nhiều dopamine hơn. Nói chung, caffeine khiến cho cơ thể ở trong tình trạng tỉnh táo. Vậy thì tại sao nhiều người uống trà hoặc phê mà vẫn ngủ như thường, Điểm này chưa có giải thích rõ ràng, chính xác. Tuy nhiên, như đã trình bầy ở trên, mỗi người có mẫn cảm khác nhau với caffeine. Nhiều người uống phê, nước trà như uống nước lã, mà họ vẫn ngủ say như chết. Trong các trường hợp này, có thể là họ quen nhờn với tác dụng của caffeine. Ngược lại, có người chỉ thử một ly trà nhỏ đã trằn trọc suốt đêm, không ngủ được. Caffeine kích thích tim mạch, cho nên khi tiêu thụ, nhịp tim nhanh hơn, huyết áp hơi tăng, hơi thở hơi nhanh. Các thay đổi này chỉ thoảng qua, sau khi caffeine bị loại ra khỏi cơ thể trong vài ba giờ. Cũng như theophylline, caffeine là chất lợi tiểu nhẹ nhưng không ảnh hưởng nhiều lắm tới mức độ nước trong cơ thể. Vì thế, nhiều người cứ uống phê vô là mót tiểu tiện. Nhân đây, cũng xin nói thêm là mặc dù chất caffeine trong phê, nước trà đã được nghiên cứu khá nhiều, nhưng nhiều người vẫn có một vài ngộ nhận về hóa chất này. Có nghiên cứu nói là phê có thể gây ra ung thư, bệnh tim mạch, khuyết tật trẻ em… Nhưng điều này chưa được các khoa học gia thống nhất đồng ý. Theo Cơ quan Thực Dược PhNm Hoa Kỳ cũng như Cơ quan Y tế Thế giới, nếu dùng vừa phải, caffeine không có ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Vừa phải là khoảng 300 mg caffeine mỗi ngày, tương đương với ba ly phê. 2-Ít nhất Tám ly nước mỗi ngày Liên quan tới việc uống nước, một lời khuyên thường được nêu ra là: “Phải uống ít nhất 8 ly nước, mỗi ly 8 oz, mỗi ngày. Rượu bia, phê không được gộp vào số lượng này”. Quy luật này từ đâu mà ra. Liệu có phải uống 8x8” mỗi ngày như lời khuyên. Nếu không thì uống bao nhiêu là đúng. Thực ra, chưa có trả lời chính xác về nguồn gốc của quy luật bất thành văn 8x8” này. Năm 2002, nhà sinh học Heinz Valtin của Đại học Y khoa Darmouth, Lebanon, New Hampshire, đã cố gắng tìm kiếm xuất xứ của 8x8” và chỉ thấy câu văn sau đây do nhà dinh dưỡng có uy tín của Hoa Kỳ, bác sĩ Fredrick J. Stare viết vào năm 1974: “Bao nhiêu nước mỗi ngày? Điều này được quy định bới nhiều nguyên tắc sinh lý khác nhau, nhưng với một người trưởng thành bình thường, khoảng từ 6 tới 8 ly trong 24 giờ và số lượng này có thể từ phê, trà, nước có hơi, rượu bia vv. Các loại trái cây và rau cũng là nguồn cung cấp nước rất tốt”. Theo tiến sĩ Valtin, nội dung câu viết của bác sĩ Stare có ba điều cần lưu ý: -Chưa có bằng chứng khoa hoc nào hỗ trợ cho ý kiến của bác sĩ Stare -Bác sĩ Stare viết uống từ 6 tới 8 ly mỗi ngày chứ không phải là 8 ly. -Trà, phê và rượu được coi như bao gồm trong số lượng 6-8 ly mỗi ngày. -Số lượng nước tiêu thụ được quy định theo các hoàn cảnh sinh lý của cơ thể mỗi người. Theo các nhà dinh dưỡng, tuy không có dẫn chứng khoa học hỗ trợ, nhưng quy luật 8x8” này được coi như một hướng dẫn cho việc tiêu thụ nước và các chất lỏng khác. Và cũng nhờ sự quá phổ biến của quy luật này mà mọi người lưu tâm tới việc uống nước: đi chơi, đi làm cũng kè kè một chai chất lỏng tinh khiết. Thực ra, nhu cầu nước của cơ thể tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng cơ thể, khỏe mạnh hay yếu đuối, sinh hoạt ra sao và sống ở địa phương nào. Điều rõ ràng là nước rất cần cho cơ thể để loại bỏ chất có hại ra ngoài, để chuyên chở chất dinh dưỡng nuôi mô bào, để mang độ Nm cho các bộ phận cơ thể. Nước chiếm 70% trọng lượng toàn thân. Số chất lỏng này không phải nằm cố định trong người mà hao hụt đi mỗi ngày qua nước tiểu 1.5 lít cộng thêm khoàng 1 lit qua phNn, mồ hôi, hơi thở. Do đó cơ thể cần được bổ sung số lượng chất lỏng thất thoát để duy trì sự sống. Trong điều kiện sức khỏe bình thường, với môi trường khí hậu ôn hòa, vận động làm việc vừa phải, Viện Y khoa Hoa kỳ khuyên đàn ông nên tiêu thụ 3 lít chất lỏng mỗi ngày còn phụ nữ cần khoảng 2.5 lít. Chất lỏng nói chung bao gồm cả nước, nước trái cây, các loại giải khát có caffeine, nước ngọt, bia rượu và chất lỏng trong thực phNm. Thực phNm cung cấp tới 20% chất lỏng vì nhiều loại có rất nhiều nước như dưa hấu, chua… Điều cần để ý là không nên coi rượu bia, nước uống phê là nguồn cung cấp chất lỏng chính yếu. Như vậy, mỗi ngày chúng ta tiêu thụ một lượng chất lỏng để khỏi cảm thấy khát nước đồng thời loại ra khoảng 1.5 lit nước tiểu trong là ta đã đáp đúng nhu cầu chất lỏng của cơ thể. Những trường hợp sau đây cần tiêu thụ thêm chất lỏng: -Vận động cơ thể, sống trong môi trường khô, nóng đều làm toát nhiều mồ hôi hơn thường lệ. Vận động nhiều giờ liên tục cần dùng thêm muối sodium vì mồ hôi toát ra làm tiêu hao muối khoáng này của cơ thể. -Bệnh hoạn với nóng sốt, ói mửa, nhiễm độc đường tiểu tiện, sỏi thận, tiểu đường -Có thai hoặc cho con bú sữa mẹ. Viện Y Khoa Hoa Kỳ khuyên bà mẹ có thai nên uống 2.3 lít và khi cho con bú cần 3.1 lít chất lỏng mỗi ngày. Ngoài vai trò căn bản của chất lỏng như đã nói, cũng có rất nhiều nghiên cứu kể ra những ích lợi khác của nước như giảm cân, giảm ung thư. Tuy nhiên, các kết quả này chưa được đa số các nhà nghiên cứu đồng ý. Nhiều loại nước trên thị trường quảng cáo có thêm sinh tố khoáng chất. Dân chúng thấy hấp dẫn, cũng mua dùng, nhưng trong lòng vẫn thắc mắc là liệu có ích lợi gì không. Theo các nhà dinh dưỡng, việc pha thêm sinh tố vào nước cũng chẳng giúp ích gì. Thực phNm có đủ loại sinh tố khoáng chất. Nếu ta ăn uống đầy đủ thì chẳng cần dùng thêm các chất dinh dưỡng tý hon này. Ấy là chưa kể, các sinh tố hòa tan trong mỡ như A, D, E, K không hòa tan trong nước. Hoặc nếu nước uống đó lại có quá nhiều sinh tố, khoáng chất như kali, thì lại có bất lợi. Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức Texas-Hoa Kỳ . Đôi điều về cà phê, nước uống Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức (Câu Chuyện Thầy Lang) 1-Câu hỏi được nêu ra là “vì sao uống nước trà đậm thì mất. trên, mỗi người có mẫn cảm khác nhau với caffeine. Nhiều người uống cà phê, nước trà như uống nước lã, mà họ vẫn ngủ say như chết. Trong các trường hợp này,

Ngày đăng: 27/10/2013, 08:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w