1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bai tap tu luan amin

4 1,1K 28
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 72,5 KB

Nội dung

BÀI TẬP HÓA HỌC 12 PHẦN AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN. Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất hữu cơ A bằng 10,36 lít O 2 (đktc) vừa đủ. Sản phẩm cháy gồm CO 2 , H 2 O và N 2 . Dẫn tất cả sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch NaOH dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 19,45 gam và có 0,56 lít một khí trơ (đktc) thoát ra. a.Tính m. b.Xác định CTPT của A. Biết rằng nếu dùng 100 ml dung dịch NaOH 8M để hấp thụ sản phẩm cháy thì sau đó phải cần dùng 50 ml dung dịch HCl 2M để trung hòa lượng bazơ còn dư và tỉ khối hơi của A so với oxi nhỏ hơn 3,5. c.Xác định CTCT có thể có của A, biết rằng có thể điều chế A từ toluen bằng hai phản ứng liên tiếp. Viết các phản ứng xảy ra. Đọc tên A. Đáp án: m = 5,35g; C 7 H 9 N; A: o-Toluiđin; p- Toluiđin; Benzylamin Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 1,18 gam amin đơn chức B bằng một lượng không khí vừa đủ. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí sau phản ứng vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư, đuợc 6 gam kết tủa và có 9,632 lít khí (đktc) duy nhất thoát khỏi bình. a) Tìm công thức phân tử của B; b) Viết các công thức cấu tạo có thể có của B và gọi tên. Giả thiết trong không khí có 20% O 2 và 80% N 2 về thể tích. Đáp án: C 3 H 9 N. Bài 3: Cho 500 gam benzen phản ứng với hỗn hợp HNO 3 đặc và H 2 SO 4 . Nitrobenzen sinh ra được khử thành anilin. a) Tính khối lượng nitrobenzen và anilin thu được, biết hiệu suất mỗi giai đoạn đều đạt 78%. b) Lượng nitrobenzen chưa tham gia phản ứng khử được đem khử tiếp thành anilin. Tính hiệu suất phản ứng khử lần thứ hai, biết đã thu thêm được 71,61 gam anilin. c) Cho biết phương pháp hóa học xác nhận rằng trong sản phẩm anilin còn lẫn nitrobenzen. Đáp án: 615 gam; 362,7 gam; hiệu suất 70%; Nitrobenzen không tan trong dung dịch HCl. Bài 4: Cho 27,60 gam hỗn hợp gồm anilin, phenol, axit axetic và rượu etylic. Hòa tan hỗn hợp trong n-hexan rồi chia thành ba phần bằng nhau. Trong điều kiện này, coi như anilin không tác dụng với axit axetic. Phần thứ nhất tác dụng với Na dư cho 1,68 lít khí (đo ở đktc). Phần thứ hai tác dụng với nước brom dư cho 9,91 gam kết tủa. Phần thứ ba phản ứng hết với 18,5 ml dung dịch NaOH 11% (khối lượng riêng 1,1 g/ml). Tính thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đáp án: 8,36%; 22,47%; 22,17%; 47,00% Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 1,605 gam hợp chất A đuợc 4,62 gam CO 2 , 1,215 gam H 2 O và 168 cm 3 N 2 (đo ở đktc). a) Tính thành phần % các nguyên tố. b) 3,21 gam hợp chất A phản ứng hết với 30 ml dung dịch HCl 1M. Viết các công thức cấu tạo có thể có của A, biết A là đồng đẳng của anilin. Đáp án: 78,5% C; 8,4% H; 13,1% N; C7H9N (3 CTCT) Bài 6: Một hợp chất hữu cơ A là hợp chất amin. Đốt cháy hoàn toàn m gam A bằng một lượng không khí vừa đủ tạo thành CO 2 , H 2 O và N 2 . Cho toàn bộ sản phẩm cháy đi qua bình đựng Ca(OH) 2 dư thấy có 20 gam kết tủa xuất hiện., khối lượng dd giảm so với ban đầu là 4,9 gam. Khí N 2 ra khỏi bình có thể tích 34,72 lít (đktc). 1. Tìm m, xác định CT đơn giản nhất của A. 2. Xác định CTPT, biết tỷ khối hơi của A so với nitơ < 2. Xác định CTCT và tên gọi của A. 3. Từ CH 4 ban đầu với các hợp chất vô cơ, xúc tác và điều kiện thích hợp hãy điều chế A. Đáp án: 1. m = 4,5 (g); CT đơn giản của A: C 2 H 7 N. 2. CH 3 – NH – CH 3 (đimetyl amin) Bài 7: Có 2 amin bậc 1: A (đồng đẳng của anilin) và B (đồng đẳng của metylamin). Đốt cháy hoàn toàn 3,21 gam amin A sinh ra khí CO 2 , hơi nước và khí 336 cm 3 N 2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn amin B thấy V CO2 : V H2O = 2 : 3. Xác định CTCT của A và B, biết A có tiếp đầu ngữ para, B có tiếp đầu ngữ n. So sánh tính bazơ của A và B. Sưu tầm và chọn lọc: Lương Phát Tài 12 Hóa 1 NH 2 CH 3 BÀI TẬP HÓA HỌC 12 PHẦN AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN. Đáp án: CTCT của A: CTCT của B: CH 3 – CH 2 – CH 2 – CH 2 n – propylamin para metyl anilin  n – propylamin có tính bazơ mạnh hơn para metyl anilin: Vì gốc – C 3 H 7 đẩy electron về phía – NH 2 làm tăng mật độ e của – N – tạo điều kiện dễ dàng để thu H + nghĩa là tính bazơ mạnh. Para metyl anilin có tính bazơ yếu hơn, dù có CH 3 + đẩy e nhưng do hiệu ứng liên hợp p - σ - π của – N – với nhân thơm làm giảm mạnh mật độ e của – N – làm khó thu H + nghĩa là tính bazơ yếu hơn. Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn một amin thơm bậc nhất A thu được 1,568 lít khí CO 2 , 1,232 lít hơi nước và 0,336 lít khí trơ. Để trung hòa hết 0,05 mol A cần 200 mol dd HCl 0,75 M. Biết các thể tích khí đo ở đktc. Xác định CTPT của A. Đáp án: CTPT của A: C 7 H 11 N 3 . Bài 9: A là một chất hữu cơ có chứa nitơ. Đốt cháy hoàn toàn m gam A cần dùng 17,64 lít không khí (đktc). Sản phẩm cháy gồm khí cacbonic, hơi nước và khí nitơ. Cho tất cả các chất sau phản ứng cháy hấp thụ vào bình đựng dung dịch Ba(OH) 2 có dư. Khối lượng bình đựng tăng thêm 6,39 gam còn khối lượng dung dịch thì giảm 11,34 gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH) 2 lúc đầu. Có 14,448 lít một khí trơ (đktc) thoát ra. a. Tính m. b. Xác định CTPT của A. Biết rằng CTPT của A cũng là công thức đơn giản của nó. Không khí gồm 20% O 2 , 80% N 2 theo thể tích. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. c. Xác định các CTCT có thể có của A và đọc tên các chất này. d. A là một amin bậc 3. Xác định CTCT đúng của A. Viết phương trình phản ứng giữa A với: - H2O - HCl - Dung dịch FeCl 3 e. Viết các phương trình phản ứng điều chế A từ metan bằng hai cách (các chất vô cơ, xúc tác có sẵn) Đáp án: m = 1,77g; C 3 H 9 N; 4 CTCT Bài 10: A là một chất hữu cơ. Khử A bằng hiđro nguyên tử mới sinh thì thu được chất hữu cơ B. B là hợp chất chứa một nhóm chức, có tính bazơ, có tỉ khối so với hiđro bằng 28,5. 1. Xác định CTPT của A. 2. Xác định các CTCT có thể có của A. 3. Xác định CTCT đúng của A. nếu gốc hidro gắn vào nhóm chức bậc nhất. Viết các phản ứng xảy ra. Đáp án: C 3 H 7 NO 2 ; 1-Nitropropan Bài 11: Hỗn hợp A gồm hai amin thuộc dãy đồng đẳng anilin có khối lượng phân tử hơn kém nhau 14 đvC. Cho biết 13,21 gam hỗn hợp A tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 1,3 M. a. Xác định CTCT có thể có của các amin trong hỗn hợp A. b. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. c. Viết các phương trình phản ứng điều chế amin có khối lượng phân tử nhỏ trong hỗn hợp A từ khí thiên nhiên. Các chất vô cơ, xúc tác coi như có sẵn. Đáp án: 35,20% anilin; 64,80% C 7 H 7 NH 2 Bài 12: Hỗn hợp khí A gồm đimetylamin và hai hidrocacbon là đồng đẳng liên tiếp. Trộn 100 ml A với 500 ml O 2 dư rồi đốt cháy hết hỗn hợp A. Thể tích hỗn hợp khí sau khi đốt cháy là 650 ml. Cho hỗn hợp này qua H 2 SO 4 đặc thì còn lại 370 ml và cho qua tiếp KOH đặc thì còn 120 ml khí. Biết đimetylamin cháy thành CO 2 , H 2 O và N 2 . Các khí đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. a) Hãy xác định CTPT các hidrocacbon. b) Tính % thể tích mỗi chất trong hỗn hợp A. Đáp án: a) C 2 H 4 và C 3 H 6 . b) % (CH 3 ) 2 NH = 20%, % C 2 H 4 = 30%, % C 3 H 6 = 50%. Sưu tầm và chọn lọc: Lương Phát Tài 12 Hóa 1 BÀI TẬP HÓA HỌC 12 PHẦN AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN. Bài 13: Đốt cháy hoàn toàn 2,67 gam hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O, N người ta thu được 3,96 gam CO 2 và 1,98 gam H 2 O. Khi phân tích 1,335 gam A bằng phương pháp Kjeldahl thì khí NH 3 sinh ra được trung hòa bởi 55 ml dd H 2 SO 4 0,5 M; axit còn dư thì được trung hòa bởi 50 ml dd NaOH 0,8 M. 1. Xác định CT nguyên của hợp chất hữu cơ A. 2. Tìm CTPT của A biết rằng khi làm bay hơi 2,24 gam hỗn hợp A và etyl amin trộn theo tỉ lệ 1 : 3 thì thu được 0,52 lít hơi ở 81,9 o C và 2,24 atm. 3. Chất A tác dụng với H 2 SO 4 và KOH đều tạo ra muối và A là hợp chất thiên nhiên. Vậy A có CTCT như thế nào? Tên gọi A là gì? Xác định khối lượng A vừa đủ khi tác dụng với 125 ml dd 0,6 M của H 2 SO 4 hoặc của KOH. Bài 14: Cho a gam hỗn hợp hai amino axit no mạch hở chứa một chức axit và một chức amino tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M, được dung dịch A. Để tác dụng hết các chất trong dung dịch A cần dùng 140 ml dung dịch KOH 3M. Mặt khác đốt cháy a gam hỗn hợp hai amino axit cho trên và cho sản phẩm cháy qua dung dịch NaOH dư thì khối lượng bình này tăng thêm 32,8 gam. a. Xác định CTPT của hai amino axit, biết tỉ lệ khối lượng phân tử của chúng là 1,37. b. Tính % về số mol của mỗi amino axit trong hỗn hợp ban đầu. Đáp án: 75% H 2 N - CH 2 - COOH; 25% H 2 N - C 3 H 6 - COOH Bài 15: A là một amino axit. 1. Cho 0,01 mol A tác dụng vừa đủ với 80 ml dd HCl 0,125 M, sau đó đem cô cạn dd thì thu được 1,835 gam muối khan. Tính phân tử lượng của A. 2. Trung hòa 2,94 gam A bằng một lượng vừa đủ dd NaOH, đem cô cạn dd thu được 3,82 gam muối. Xác định CTCT của A, biết A là một α - amino axit. Bài 16: 1. Amino axit A chứa một nhóm chức amin bậc nhất trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn một lượng A thu được CO 2 và N 2 theo tỷ lệ thể tích là 4 : 1. Xác định A, gọi tên. 2. Amino axit B có công thức N(CH 2 ) n (COOH) m . Lấy một lượng chất A và 3,82 gam B. Hai chất A và B có số mol bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn lượng chất A và B trên, thể tích khí O 2 cần dùng để đốt cháy hết B nhiều hơn đốt cháy hết A là 1,344 lít (đktc). Tìm CTPT, CTCT và gọi tên. 3. Một hỗn hợp M gồm A và B. M phản ứng vừa hết với 120 ml dd HCl 1 M. Dung dịch thu được phản ứng vừa hết với 70 ml dd NaOH 4 M. Tính phần trăm khối lượng của A và B trong M. Bài 17: Hỗn hợp X gồm hai amino axit no, bậc nhất A và B. A chứa hai nhóm axit, một nhóm amino. B chứa một nhóm axit, một nhóm amino. B A M M = 1,96. Đốt cháy 1 mol A hoặc 1 mol B thì số mol CO 2 thu được nhỏ hơn 6. 1. Tìm CTPT của A và B. 2. Cho 52,2 gam hỗn hợp X vào 350 ml dd HCl 2 M được dd Y. a) Chứng minh rằng trong Y còn dư HCl. b) Tính khối lượng mỗi amino axit trong 52,2 gam hỗn hợp X. Biết rằng các chất trong dd Y tác dụng vừa đủ với 400 ml dd NaOH 3,5 M. 3. Đốt cháy hoàn toàn 5,22 gam hỗn hợp X bằng tia lửa điện với O 2 dư (nitơ trong amino axit cháy tạo thành NO 2 ) rồi lấy toàn bộ sản phẩm cho vào 200 gam dd NaOH 8%, được dd Z. Tính C% của NaOh dư dùng trong Z. Bài 18: Một hỗn hợp Y gồm hai amino axit Y 1 và Y 2 trong phân tử của mỗi chất chỉ có một mạch cacbon (mạch hở), tổng số mol Y 1 và Y 2 là 0,1 mol và không có amino axit nào có từ ba nhóm –COOH trở lên. Cho hỗn hợp Y tác dụng với 100 ml dd H 2 SO 4 0,55 M. Sau phản ứng, để tác dụng hết với H 2 SO 4 còn dư phải dùng 10 ml dd NaOH 1 M. Lấy hỗn hợp Y tác dụng vừa đủ với 200 ml dd Ba(OH) 2 0,3 M, sau khi cô cạn dd sau phản ứng được 17,04 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi cho sản phẩm qua nước vôi trong dư thu được 26 gam kết tủa. Biết chất Y 1 có số nguyên tử C nhỏ hơn Y 2 nhưng chiếm tỷ lệ mol nhiều hơn Y 2 . Xác định CTCT có thể có của Y 1 và Y 2 . Tính thành phần % theo khối lượng của Y 1 và Y 2 trong hỗn hợp Y. Sưu tầm và chọn lọc: Lương Phát Tài 12 Hóa 1 BÀI TẬP HÓA HỌC 12 PHẦN AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN. Bài 19: Một chất hữu cơ thiên nhiên (A) chứa C, H, N,O có tỷ khối hơi đối với nitơ là 3,18. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol chất A thu được 0,6 mol CO 2 và 0,1 mol N 2 . 1. Xác định CTPT, CTCT và gọi tên A biết A tác dụng được với axit và bazơ. 2. Xác định CTCT của các đồng phân A 1 ; A 2 ; A 3 của A biết rằng: A 1 : tác dụng với hỗn hợp Fe + HCl tạo ra một amin bậc một, mạch thẳng. A 2 : tác dụng với dd NaOH đun nóng thu được rượu metylic. A 3 : tác dụng với dd NaOH đun nóng thu được một chất khí có mùi khai và nhẹ hơn không khí. Bài 22: Hợp chất hữu cơ A chỉ chứa hai loại nhóm chức: amino và cacboxyl. Cho 100 ml dd của A nồng độ 0,3 M phản ứng vừa đủ với 48 ml dd NaOH 1,25 M. Sau đó đem cô cạn dd thì thu được 5,31 gam muối khan. 1. Hãy xác định CTPT của A. 2. Viết CTTC của A, biết A có mạch C không nhánh và nhóm amino ở vị trí . α Bài 23: Cho 0,01 mol hợp chất A tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó đem cô cạn thì được 1,835 gam muối. Nếu trung hòa 2,94 gam A bằng một lượng vừa đủ NaOH, rồi đem cô cạn thì được 3,82 gam muối. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, biết rằng đó là một α-amino axit có mạch cacbon không phân nhánh. Đáp án: Axit glutamic. Bài 24: Hỗn hợp A gồm hai amino axit chứa một nhóm amino, một nhóm chức axit, no, mạch hở. Cho m gam A tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch HCl 2M (có dư), thu được dung dịch B. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch B cần dùng vừa đủ 250 ml dung dịch NaOH 2,8M. Đốt cháy hoàn toàn m gam A, rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch NaOH có dư, khối lượng bình đựng dung dịch NaOH tăng thêm 52,3 gam. a.Tính m. b.Xác định CTCT mỗi chất trong hỗn hợp A, biết rằng khối lượng phân tử hai chất trong hỗn hợp A hơn kém nhau 14 đvC. Sản phẩm của hỗn hợp A gồm CO 2 , H 2 O và N 2 . Đáp án: m = 25,3 gam; 29,64% H 2 N – CH 2 – COOH; 70,36% H 2 N – C 2 H 4 – COOH. Bài 25: A là chất hữu cơ không phản ứng với Na. Thủy phân A trong dung dịch NaOH chỉ tạo ra một muối của α- amino axit (amino axit có mạch cacbon không phân nhánh chứa một nhóm amino và hai nhóm cacboxyl) và một rượu đơn chức. Thủy phân hoàn toàn một lượng chất A trong 100 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn, thu được 1,84 gam một rượu B và 6,22 gam chất rắn khan C. Đun nóng lượng rượu B trên với dung dịch H 2 SO 4 đậm đặc ở 170˚C thu được 0,672 lít olefin (đktc) với hiệu suất phản ứng là 75%. Cho toàn bộ chất rắn C tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn, thu được chất rắn khan D. Quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng. a) Tìm CTPT và viết CTCT của A. b) Tính khối lượng chất rắn D. Đáp án: A: C 9 H 17 O 4 N (đietyl glutamat); 9,52 gam D (D: muối clorua của axit glutamic và NaCl) Bài 26: Peptit A có KLPT là 307 và chứa 13,7% niơt. Khi thủy phân một phần thu được hai peptit B, C. Biết 0,48 gam B phản ứng (khi đun nóng) với HCl 0,536 M. 0,708 gam chất C phản ứng (khi đun nóng) hoàn toàn với 15,7 ml dung dịch KOH 2,1% (d= 1,02 g/ml). Xác định CTCT của A và gọi tên các α - amino axit tạo thành A. Nguồn tài liệu: 300 BT Hóa học hữu cơ (Lê Đăng Khoa) – Giáo khoa hóa hữu cơ (Võ Hồng Thái) Sưu tầm và chọn lọc: Lương Phát Tài 12 Hóa 1 . NH – CH 3 (đimetyl amin) Bài 7: Có 2 amin bậc 1: A (đồng đẳng của anilin) và B (đồng đẳng của metylamin). Đốt cháy hoàn toàn 3,21 gam amin A sinh ra khí. HỌC 12 PHẦN AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN. Đáp án: CTCT của A: CTCT của B: CH 3 – CH 2 – CH 2 – CH 2 n – propylamin para metyl anilin  n – propylamin có tính

Ngày đăng: 27/10/2013, 04:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w